Sound On PLS!!!Sound Track - Sad Piano Theme:::Việt Nam: Như Ong Vỡ Tổ, Cả Đảng Nhảy Đè Lên Nhau Mà Đi T́m Chỗ Ngồi:::Phạm Trần

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Việt Nam: Như Ong Vỡ Tổ, Cả Đảng Nhảy Đè Lên Nhau Mà Đi T́m Chỗ Ngồi



Phạm Trần

Hoa Thịnh Đốn.- Mùa “thục gậy bánh xe, nói nhỏ, đi đêm, gắp than bỏ bàn tay người và tranh nhau chức Đại biểu đi dự Đại hội Đảng lần thứ X vào thượng tuần năm 2006” đang sôi nổi như ong vỡ tổ ở Việt Nam. So với các lần trước, chuyện này không có ǵ mới trong sinh hoạt nội bộ của đảng CSVN trong năm chuẩn bị Đại hội đảng, nhưng năm nay chuyện “chạy phiếu” không c̣n được giữ kín che mắt nhân dân mà đă được nói thẳng ra, kể cả những chuyện tranh chấp trong nội bộ về việc nên hay không nên thành lập Ủy ban Giám sát Trung ương để theo dơi hoạt động của Đảng.

Tại Đại hội của ngành Dân vận diễn ra ở Hà Nội hôm 8-3-2005,Phan Diễn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương xác nhận hiện đang có t́nh trạng cán bộ chạy chức, chạy quyền trong thới kỳ chuẩn bị các Đại hội đảng ở địa phương. Diễn “Yêu cầu lấy ư kiến nhân dân về chuẩn bị nhân sự cho đại hội Đảng các cấp. Phê phán t́nh trạng trước khi diễn ra Đại hội Đảng các cấp xẩy ra việc chạy chức, chạy quyền, đấu đá, tranh giành lẫn nhau, mà thực tế đă diễn ra ở một số kỳ đại hội ở nhiều địa phương. Ông cũng nhắc việc Ban Dân vận góp ư cho Ban Tổ chức Trung ương chuẩn bị làm quy tŕnh nhân sự cho đại hội Đảng các cấp.” (VietNamNet, 8-3-05)

Theo VietNamNet, Phan Diễn cũng: ”Nhắc nhở Ban Dân vận thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tiến tới mở rộng áp dụng đối với cơ quan công an, quân đội, doanh nghiệp dân doanh... Một điểm mới là chuẩn bị thực hiện tốt quy chế giám sát cán bộ, đảng viên ở khu dân cư (do MTTQ Việt Nam dự thảo, Chính phủ sắp ban hành). Ông đặc biệt nhấn mạnh vai tṛ ''tai mắt'' của dân giám sát: ''Tham nhũng, những vụ lớn th́ ít nhưng xẩy ra nhiều ở cấp cơ sở, địa bàn khu dân cư, từ chuyện làm hộ khẩu, đất đai, xin cho con đi học..., cái ǵ cũng nhũng nhiễu được!''

Trước đó, trên báo Quân đội Nhân Dân ngày 4/1/2005, Mai Mộng Tưởng cũng đă báo động về nạn “chạy chọt” để được chui vào hay ở ĺ lại cấp Ủy là nghiễm nhiên sẽ có chức có quyền trong nhiệm kỳ 5 năm tới. Tưởng viết : “ Thực tế cho thấy, hiện tượng vi phạm về đạo đức cách mạng, có lối sống thực dụng tầm thường, có thái độ chính trị mơ hồ, năng lực chưa ngang tầm với nhiệm vụ chính trị được giao của không ít cấp ủy viên, nhưng do thói “tham quyền cố vị” nên đang t́m mọi cách để có tên trong danh sách cấp ủy khóa mới. Muốn lọt vào cấp ủy kỳ tới, rơ ràng họ phải lo “chạy phiếu” ngay từ bây giờ, mà động cơ như vậy th́ họ không từ bỏ thủ đoạn nào để giành ghế. Theo đó, họ siết chặt hơn mối quan hệ với những ai “cùng một giuộc” để làm chỗ dựa tinh thần cho nhau, thống nhất nội dung và thủ đọan nói xấu những người tốt nhằm làm nhiễu nhận định của mọi người, t́m mọi cách tranh thủ sự ủng hộ của những người thuộc dạng “ba phải”, lấy ḷng cho bằng được những ai vốn trước đây họ chẳng mấy thân thiện….Dứt khoát không để những người thuộc dạng “chạy phiếu” lọt vào cấp ủy khóa mới, đó là điều cần đặc biệt chú ư!”

“Phải đánh giá đúng cán bộ” là lời yêu cầu của Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư đảng trong lời phát biểu tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt và triển khai Chỉ thị 46-CT/TW của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp để tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng.

Theo Văn Hùng của Báo Bạc Liêu th́ đây không c̣n điều cần bàn căi ǵ nữa. Hùng nói : “ Nếu thực hiện tốt nguyên tắc có tính hàng đầu trên th́ hệ thống chính trị của chúng ta sẽ rất mạnh.” (Website đảng CSVN, 8-3-2005) Nhưng chữ “Nếu” to tướng ở đây cũng đă được đảng “Nếu” nhiều lần rồi mà biết bao nhiệu việc tưởng làm được, chẳng hạn như vấn đế ngăn chặn tham nhũng trong cán bộ, đảng viên mà đă qua 3 đời Tổng Bí thư rồi đến Mạnh là 4 mà đă làm được đâu ! Ngược lại tệ nạn này c̣n bành trướng mau hơn.

Theo Hùng th́ nếu mà làm được việc “đánh giá đúng cán bộ” th́ “Các tổ chức Đảng và chính quyền sẽ có một lực lượng cán bộ hùng hậu, đủ đức đủ tài để đưa đất nước tiến lên. Trên thực tế điều đó đă diễn ra, song lại nảy sinh biết bao điều làm chúng ta không khỏi lo lắng. Chẳng hạn như đánh giá đúng cán bộ nhưng lại không sắp xếp họ vào đúng vị trí, thậm chí có vị lănh đạo c̣n loại họ để dùng cán bộ kém năng lực nhưng dễ sai bảo, phục vụ cho lợi ích cá nhân.”

”Nói chung, công tác cán bộ vẫn đang tồn tại hai khuynh hướng: Một là, không nắm chắc cán bộ v́ nguời làm công tác này không tự đi sâu t́m hiểu mà nặng về nghe báo cáo: Hai là, công tác cán bộ chịu quá nhiều sức ép về t́nh cảm, thậm chí sự chỉ đạo của một cấp cao hơn, lẫn lộn giữa t́nh cảm và công việc. Khuynh hướng thứ hai này đang diễn ra khá phổ biến. Tôi đă từng được chứng kiến những trường hợp đề bạt cán bộ theo lợi ích cực bộ và thiên về t́nh cảm. Bây giờ, trước khi đề bạt bổ nhiệm thường qua các khâu rất dân chủ, nào là tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm, cơ quan, cán bộ, tŕnh Đảng ủy lănh đạo xem xét quyết định. Nhưng rồi vẫn không tạo được sự đồng thuận, tâm phục khẩu phục trong nội bộ. Một phần do lá phiếu tín nhiệm chưa hẳn đă phản ánh đúng năng lực phẩm chất và khả năng đảm trách nhiệm vụ được giao của người được bỏ phiếu, không khách quan và công tâm. Đó là những lá phiếu mang nặng t́nh cảm cá nhân.”

Dường như anh cán bộ ở một tỉnh xa xôi nhà quê này lại nh́n ra vấn đề bao che, bè cánh trong đảng rơ hơn những người ở Trung ương nên anh ta mới năng nổ viết tiếp thẳng ra: “ Dư luận về công tác cán bộ bấy lâu nay vẫn cho rằng bỏ phiếu tín nhiệm chưa phải đă là dân chủ, nếu tổ chức không khéo sẽ tác dụng tiêu cực v́ bệnh h́nh thức. V́ thế, người ta cho rằng quan trọng là cấp trên, chọn ai th́ người đó được. Và có vô vàn cách giải thích v́ sao đối tượng ấy được chọn mặt gửi vàng. Thực tế đă trả lời những cán bộ được cất nhắc kiểu ấy đă trở thành đề tài đàm tiếu của cán bộ trong cơ quan và nguy hiểm là ḷng tin và ư chí phấn đấu của cán bộ giảm sút. Đó là lực cản lớn để dẫn tới nguy cơ tụt hậu, bệnh tư tưởng, mất đoàn kết nội bộ. Đă từng có chuyện do không làm tốt công tác cán bộ tạo nên t́nh trạng bất ổn, nhiều cán bộ có năng lực tâm huyết xin chuyển công tác, sức mạnh đơn vị giảm sút rơ rệt và đương nhiên đơn vị trở nên yếu kém...”

”Đồng hương, cục bộ địa phương, tạo vây cánh, cánh hẩu là cách gọi của không ít người khi nhận xét về công tác nhân sự trong những hoàn cảnh cụ thể.”

V́ những chuyện gần, chuyện xa nói ra để đấy của hệ thống chính trị ù ĺ, sợ chặt một cây đổ cả rừng và v́ anh nào cũng có t́ vết nên mới xẩy ra t́nh trạng “cá đối bằng đầu” như hiện nay. T́nh trạng các anh chóp bu trên đầu có mũ h́nh đồng tiền to quá không bảo được nhau nên mới có chuyện cùng nhau hô hào người khác chống tham nhũng để cả vú lấp miệng em cả cho ḿnh từ năm này qua năm khác. MANH NHA “ĐỨNG LÊN”?

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), March 11, 2005

Answers

Response to Sound On PLS!!!Sound Track - Sad Piano Theme:::Việt Nam: Như Ong Vỡ Tổ, Cả Đảng Nhảy Đè LĂªn Nhau MĂ  Đi Tìm Chỗ Ngồi:::Phạm Trần

Tuy nhiên hiện nay trong đảng cũng đang có những tín hiệu “đứng lên” đ̣i đảng phải “giám sát” những việc của đảng làm chứ không thể cứ để cho cán bộ, đảng viên của đảng “hoành hành, tự tung tự tác” như hiện nay. Phần nhiều các bài báo đă tập trung vào “quốc nạn” tham nhũng của cán bộ đang làm nhân dân bất b́nh, xa lià đảng gây nguy cơ mất quyền lănh đạo của đảng.

Lê Văn Phán viết trên báo Hà Tĩnh:” Tôi xin góp ư với Đảng một vấn đề: đó là công tác kiểm tra Đảng. Tôi thấy văn kiện Đảng qua các thời kỳ đều chỉ rơ công tác kiểm tra có vị trí vai tṛ quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng, không kiểm tra coi như không lănh đạo. Chúng ta đă tiến hành Cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) nhưng nh́n chung, t́nh h́nh, chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng Đảng, công tác kiểm tra thi hành kỷ luật Đảng thời gian qua chưa đáp ứng yêu cầu, chưa ngăn chặn, đẩy lùi tệ lăng phí, quan liêu, tham nhũng. Việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị nhiều nơi, nhiều địa phương chưa đầy đủ, chưa nghiêm túc. T́nh trạng làm láo báo cáo hay, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc không theo quy chế, độc đoán chuyên quyền, gia trưởng vẫn c̣n. Một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về phẩm chất, đạo đức lối sống. T́nh trạng kỷ luật, kỷ cương lỏng lẻo đă làm cho nhân dân và một số đảng viên bất b́nh lo lắng, giảm ḷng tin, làm hạn chế bước tiến của công cuộc đổi mới, đây là nguy cơ đe dọa sự tồn tại của Đảng và Nhà nước ta. Những thành tựu đạt được thật to lớn nhưng chưa toàn diện, chưa đều khắp, chưa tương xứng với vị trí của một Đảng cầm quyền.”

“Là một đảng viên, tôi luôn ư thức được trách nhiệm và nghĩa vụ công dân của ḿnh. Theo tôi, nguyên nhân dẫn đến khuyết điểm nêu trên th́ nhiều, nhưng quan trọng là: Đảng ta coi nhẹ, chưa làm tốt công tác kiểm tra từng đảng viên từ chi bộ trở lên. Tôi thiết tha đề nghị với Đảng phải bàn bạc, thảo luận cụ thể vấn đề này trong đại hội Đảng các cấp sắp tới và chuẩn bị cho Đại hội X toàn quốc của Đảng.”

Như vậy rơ ràng là khẩu hiệu của Đại hội VIII (Lê Khả Phiêu) nói rằng “Trong giai đoạn hiện nay, lănh đạo kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt” đă không thực hiện được. Bà Nguyễn Thị Doan, Giáo sư, Tiến Sỹ, Ủy viên Trung ương đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương nh́n nhận: ”Trong giai đoạn cách mạng mới, các tổ chức đảng, nhất là đảng viên của Đảng chịu sự tác động của nhiều nhân tố phức tạp đan xen nhau, vấn đề giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng đang đứng trước những thách thức mới, nhất là trong khi một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên sa sút về phẩm chất đạo đức, thoái hóa, biến chất, phai nhạt lư tưởng cách mạng đă và đang gây hậu quả nghiêm trọng. Tổ chức cơ sở đảng ở nhiều nơi yếu kém, không phát huy được vai tṛ hạt nhân lănh đạo. Bệnh quan liêu, độc đoán, chủ quan kèn cựa, cá nhân chủ nghĩa c̣n nặng. Những hạn chế, yếu kém đó, một phần là do công tác kiểm tra của Đảng c̣n nhiều bất cập và việc xử lư kỷ luật trong Đảng cũng c̣n có nơi, có lúc chưa nghiêm.” (Tạp chí Cộng sản số 59/2004)

Bà cũng phê b́nh việc đảng nói một đàng làm một nẻo : “ Điều lệ Đảng hiện hành quy định: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu sự giám sát của nhân dân. Nhưng hiện nay chưa có chính sách, chế tài cụ thể, đủ hiệu lực để nhân dân thực hiện quyền đó. V́ thế, nhiều tổ chức đảng và đảng viên rất dễ xa dân, không nghe được các ư kiến và nguyện vọng chính đáng của dân c̣n nhân dân chưa giám sát được Đảng. Không có dân th́ không có Đảng, mọi hoạt động của Đảng đều phải dựa vào dân - dân là gốc, sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ sức mạnh của nhân dân, sự nghiệp cách mạng của Đảng cũng chính là sự nghiệp cách mạng của toàn dân, dưới sự lănh đạo của Đảng. V́ vậy, cần tiếp tục xây dựng cơ chế, các quy định cụ thể như nhân dân được giám sát những nội dung ǵ, phản ánh cho ai..., đồng thời phải có chính sách khen thưởng và biện pháp hữu hiệu bảo vệ những người phản ánh cho Đảng những hành vi vi phạm, suy thoái của cán bộ, đảng viên, tránh để xảy ra hiện tượng trù dập của những người có chức, có quyền đối với những người giám sát.” Vai tṛ được gọi là “giám sát” với đảng và nhà nước CSVN của nhân dân từ bao năm qua đă chỉ là một h́nh thức ḷe bịp để tô son điểm phấn cho chế độ được gọi là “của dân, do dân và v́ dân”.

V́ vậy mà cuối năm ngoái (2004) Tạp chí Cộng sản, Cơ quan Lư luận và Chính trị của Trung ương đảng CSVN đă lên tiếng rằng việc thành lập một cơ chế độc lập để giám sát việc làm của cán bộ đảng các cấp là việc làm cần thiết, nhất là trong t́nh trạng tham nhũng hiện nay của đảng viên, cán bộ đă ăn sâu, lan rộng trong xă hội như nước vỡ bờ. Hơn nữa, Ủy ban Kiểm tra Trung ương của đảng hiện nay lại không có “chức năng giám sát” và thường bị các cấp coi thường nên không cộng tác. V́ vậy mà báo cáo của cơ quan này không ảnh hưởng ǵ đến việc làm của những cán bộ phạm kỷ luật đảng !

Tuy nhiên tờ Tạp chí cộng sản cũng tiết lộ có phe chống đề nghị chính đáng này. Tờ báo viết : “Trong khi hoạt động của Đảng chưa có một cơ quan đảng nào có cơ chế giám sát Đảng ngoài Ủy ban Kiểm tra, nhưng cơ quan này lại chưa có chức năng giám sát. Có những lúc, Đảng ta đă đề cập đến việc thành lập Ủy ban Giám sát Trung ương. Nhưng nhiều người cho rằng, nếu thành lập Ủy ban Giám sát Trung ương th́ bộ máy sẽ cồng kềnh và có thêm một cơ quan song song với Bộ Chính trị và thực tế sẽ là trên Bộ Chính trị, khi đó dễ dẫn đến khó thống nhất và hiệu quả lănh đạo sẽ không cao. Theo chúng tôi, trong điều kiện hiện nay, giao chức năng giám sát và thực hiện nhiệm vụ giám sát cho Ủy ban Kiểm tra các cấp là phù hợp với thực tiễn và lư luận. Nó sẽ góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lănh đạo và sức chiến đấu của Đảng ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn cách mạng mới.”

Báo này viết tiếp : “Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất cầm quyền - người chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xă hội và tiến bộ của đất nước, nhưng hiện nay trong Đảng vẫn c̣n những tổ chức đảng và đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, tổ chức; đạo đức, phẩm chất cách mạng kém, có người dao động mục tiêu lư tưởng; chủ nghĩa cá nhân phát triển, bệnh quan liêu, tham nhũng ngày càng nặng; phần tử cơ hội xuất hiện dưới nhiều h́nh thức, nguy hiểm là kẻ cơ hội chính trị nằm ngay trong nội bộ Đảng và t́m mọi cách để giấu ḿnh chờ dịp thực hiện mưu đồ đen tối; trong khi đó nguyên tắc tổ chức chưa được giữ nghiêm, nguyên tắc tập trung dân chủ bị vi phạm, tự phê b́nh và phê b́nh nói chung đều yếu, có nơi chỉ là h́nh thức, tính chiến đấu của nhiều tổ chức đảng và đảng viên đang bị sa sút; quan hệ nội bộ có nơi, có lúc bị đồng tiền và quyền lực chi phối. “

V́ vậy, tờ Tạp chí mới nói thẳng: “Một đảng lănh đạo cả hệ thống chính trị mà không được giám sát chặt chẽ, rất dễ lộng quyền, lạm quyền và làm giảm ḷng tin của nhân dân, tất nhiên sẽ dẫn đến tiêu cực, tệ quan liêu và nạn tham nhũng. Đó là những nguy cơ bên trong làm suy yếu, thậm chí làm tan ră đảng. Đây là điều cần được cảnh báo để chúng ta thấy rơ và kiên quyết t́m mọi biện pháp khắc phục cho bằng được. V́ vậy, giám sát hoạt động của Đảng và đảng viên là rất bức thiết, nó xuất phát từ đ̣i hỏi khách quan của công tác xây dựng đảng và yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, bảo đảm cho Đảng ta, trước hết là các cơ quan lănh đạo và những người lănh đạo của Đảng luôn kiên định về chính trị, vững vàng về đường lối, không chệch hướng; có phẩm chất cách mạng tốt đẹp, ngăn ngừa mọi sự thoái hóa về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Do đó, trong giai đoạn cách mạng mới, cần phải tăng cường công tác giám sát trong Đảng.”

Lời yêu cầu của tờ Tạp chí trực thuộc Hội đồng Lư luận Trung ương được coi là một chuyển hướng đáng quan tâm trong nội bộ đảng CSVN trước khi có Đại hội đảng X. Nhưng phe nào trong đảng sẽ thắng trong trận chiến tâm lư giành quyền kỳ này th́ phải đợi đến khi có báo cáo của Nông Đức Mạnh (Khoá IX) trước Đại hội X.

Nhưng báo này cũng đă có “đồng minh” nặng cân yểm trợ trong Quân đội được phản ảnh qua bài báo của Quang Lợi, Báo Quân Đội Nhân Dân hồi tháng 1/2005.

Lợi viết : “Khi Đảng ta xác định tham nhũng là một trong bốn nguy cơ lớn đối với đất nước th́ tệ nạn này đă chính thức được coi như quốc nạn. Tham nhũng đang thực sự trở thành một trọng bệnh, và những kẻ tham nhũng đang trở thành những con "siêu vi trùng" ngày đêm gặm nhấm, đục khoét cơ thể quốc gia. Tác hại của tệ nạn này không chỉ dừng lại ở việc làm suy giảm kho của cải c̣n khiêm tốn, những nguồn lực vừa mới được khơi mở của đất nước mà nghiêm trọng hơn nó làm tổn hại uy tín của Đảng, thanh danh của Nhà nước, làm xói ṃn niềm tin của nhân dân vào chế độ XHCN. Tham nhũng không c̣n chỉ là một hiện tượng thuộc phạm trù kinh tế. Nó đang phát triển thành một hiện tượng chính trị- xă hội có một sức tác động đáng sợ đến thói quen ứng xử, có thể thay đổi cả nếp nghĩ, lối sống, làm đảo lộn các giá trị, và ghê gớm hơn, có thể làm lung lay cốt cách của một nền văn hoá….”

“Thời gian qua, hàng loạt vụ tham nhũng lớn mà tội phạm là những kẻ có chức, có quyền, trong đó có những kẻ vốn là cán bộ cao cấp bị đưa ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật với những bản án trừng phạt thích đáng đă chứng tỏ quyết tâm lớn của Đảng đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt nạn tham nhũng. Thực tế này đă hoàn toàn bác bỏ luận điệu xấu độc, nham hiểm của các thế lực thù địch rằng bộ máy quyền lực của Đảng và những kẻ tham nhũng là một, rằng Đảng chỉ t́m cách bao che những cán bộ, đảng viên phạm tội tham nhũng, rằng Đảng buộc phải chống tham nhũng chỉ để mị dân nhưng "chỉ chống từ vai trở xuống"... “…Mặc dù Đảng đă xác định chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt trong Cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng nhưng ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đơn vị, cuộc đấu tranh này vẫn chưa được coi trọng đúng mức, chưa được triển khai đồng bộ, vẫn c̣n t́nh trạng nể nang, né tránh, thậm chí dung túng cho những kẻ tham nhũng, tiêu cực. Có một thực tế là các vụ tham nhũng lớn thời gian qua hầu hết đều xảy ra ở các ngành, các địa phương nhưng lại không phải do người trong ngành hoặc các cơ quan ở địa phương đó phát hiện được, càng không phải thông qua sinh hoạt Đảng mà lộ ra; nhiều vụ chỉ sau khi bị báo chí phanh phui, dư luận xă hội gây sức ép, các cơ quan chức năng mới vào cuộc…”

Quang Lợi kết luận : “Chống tham nhũng đang thử thách bản lĩnh chính trị, khả năng chỉ đạo thực tiễn của Đảng ta. Đây là cuộc sát hạch hết sức nghiêm khắc và vô cùng khốc liệt đối với tính cách mạng, tính cộng sản của một đảng giữ vị trí vai tṛ độc tôn cầm quyền, là người lănh đạo của toàn dân tộc. Đây trước hết là một cuộc đấu tranh cực kỳ gay go trong nội bộ Đảng và nó sẽ tác động mạnh mẽ và có tính quyết định đối với cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực của toàn xă hội. Đây là biểu hiện sống động của ư Đảng- ḷng dân. Trận chiến "chống nội xâm" này mang trong ḿnh nó tầm vóc của một trận đánh lớn của toàn Đảng và toàn dân tộc, âm thầm nhưng vô cùng quyết liệt. Uy tín của Đảng, sức sống của công cuộc đổi mới, sức mạnh của chế độ xă hội chủ nghĩa, tương lai của đất nước phụ thuộc không ít vào kết quả của trận chiến không khoan nhượng này.”

Tham nhũng như rươi như chính báo đảng viết lên như thế mà vẫn có phe trong đảng c̣n t́m cách ngăn chặn, bao che,không muốn diệt cho bằng hết th́ cái đảng cầm quyền này có c̣n xứng đáng là “của dân, do dân và v́ dân” không hay nó chỉ mị dân để tồn tại và làm hại đất nước ?

Ngay cả người đă nói câu ''Tâm trạng của người dân c̣n nhiều điều chê trách, phiền muộn và không bằng ḷng với bộ phận cán bộ nhũng nhiễu, gây phiền hà'' là Phan Diễn, Thường trực Ban Bí thư Trung ương (8/3/05) có nghĩ rằng “lời nói chẳng mất tiền mua” nên cứ nói ra cho sang, c̣n chuyện làm được ǵ để sửa chữa cho dân khỏi khổ lại là việc làm của người khác?

Dẫu sao th́ tất cả những chuyện “hầm bà lằng” đang diễn ra trong thời kỳ tiền đại hội đảng cũng giúp cho các phe phái có phương tiện “bôi bẩn” vào mặt nhau để dành thế thượng phong trong kỳ Đại hội đảng X sắp tới .-/-

Phạm Trần (3/05)

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), March 11, 2005.

Response to Sound On PLS!!!Sound Track - Sad Piano Theme:::Việt Nam: Như Ong Vỡ Tổ, Cả Đảng Nhảy Đè LĂªn Nhau MĂ  Đi Tìm Chỗ Ngồi:::Phạm Trần

Nuoc VNCS ,hay noi ro hon la dang CSVN giong nhu mot con di gia ve chieu e do,co gang to son tret phan.Nhung ten VIET GIAN co nhu NCKy,NHanh...va 19 ten khoa bang Viet gian kia se duoc dan toc ghi danh ten tuoi vao day thung rac.Mieng thit thi nho ma nguoi danh chia thi nhieu,lam sao du de chia,nhung du sao cung da co danh sach dai bieu roi,chi can xem nam 2004 thang nao da chi len tren nhieu nhat la bau thoi.Tinh trang nay keo dai thang nao hay con nao len cung chi vi mieng thit ma thoi,vi vay cau noi cua TNS Mac Cain : chien thang da roi vao tay may thang cu dit (wrong guy ) van con y nghia lau dai.

-- Lin Ho (Lin@hotmail.com), March 12, 2005.

Response to Sound On PLS!!!Sound Track - Sad Piano Theme:::Việt Nam: Như Ong Vỡ Tổ, Cả Đảng Nhảy Đè LĂªn Nhau MĂ  Đi Tìm Chỗ Ngồi:::Phạm Trần

Nói theo danh từ b́nh dân "KÍT ÍT RUỒI NHIỀU"



-- thich du thu (toollovers@comcast.net), March 12, 2005.

Response to Sound On PLS!!!Sound Track - Sad Piano Theme:::Việt Nam: Như Ong Vỡ Tổ, Cả Đảng Nhảy Đè LĂªn Nhau MĂ  Đi Tìm Chỗ Ngồi:::Phạm Trần

http://conghambannuoc.tripod.com

-- bo bo (mystyle@fyi2me.com), March 14, 2005.

Moderation questions? read the FAQ