Nhớ lại 30 năm trước: làm đơn...xin đi ở tù:::Lý Trường Thạch

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Nhớ lại 30 năm trước: làm đơn...xin đi ở tù
Monday, February 28, 2005    Lý Trường Thạch/Cựu chiến binh VNCH

Năm 1952, tôi 28 tuổi, đang là tư chức (1) tại một hãng xuất nhập cảng tại Sài gòn, thì bị động viên vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức (2).

Sau 21 năm tại ngũ, cuối năm 1973, lúc 49 tuổi, cấp bậc Trung tá, tôi nhận được lệnh giải ngũ với lý do là đáo hạn tuổi, tiếng thông thường gọi là về hưu.

Thời đó, qui chế quân đội ấn định nếu mang cấp bậc Trung tá đến 49 tuổi là không còn khả năng phục vụ ở một đơn vị tác chiến nữa, do đó mặc nhiên là bị giải ngũ. Tuy lúc đó tôi đang phục vụ với vai trò một nhân viên văn phòng tại Bộ Tổng Tham Mưu, nhưng vẫn bị chi phối bởi qui chế đó.

Tiếng là về hưu, nhưng với 49 tuổi đời, tôi cảm thấy còn khỏe mạnh. Ðầu năm 1974, tôi trở lại hãng cũ xin làm. Làm trên được một năm thì xảy ra biến cố 30-4-1975.

Lúc ấy, tuy là thường dân 100%, nhưng gốc nhà binh chánh hiệu, nên tôi rất lo âu. Cộng Sản xâm chiếm Miền Nam nhưng chúng nói ngược ngạo là “giải phóng.” Ai cũng nói chúng xem người Miền Nam là ngụy, tất nhiên chúng sẽ tìm mọi cách để trả thù. Và nếu là quân nhân cấp bậc càng lớn thì tội sẽ càng nặng.

Tình hình lúc đó rất căng thẳng. Dân Miền Nam, lại là quân nhân, ai cũng lo rầu, hoang mang, không biết tin ai, xử trí ra sao. Giữa cái buổi giao thời tranh tối tranh sáng của một đất nước hỗn loạn vô chánh phủ. Không khí hoảng loạn tại Sài gòn làm cho tôi hết sức bối rối khi nghĩ đến số phận của riêng mình và của cả gia đình.

Tôi có một người bạn nhà binh rất thân thiết tên là Dương Bảo Tuấn, cùng binh chủng Pháo Binh, cùng đi tu nghiệp một khóa quân sự tại Hoa Kỳ vào năm 1960. Năm 1961, đang phục vụ tại một tiểu đoàn Pháo Binh trực thuộc Sư Ðoàn 1 Bộ Binh đóng tại tỉnh Quảng Trị, thì chúng tôi được chỉ định phụ trách Căn Cứ Hỏa Lực Lao Bảo, nằm sát giới tuyến Việt Lào.

Về sau, vào thời điểm tháng Tư 1975, trong lúc tôi giải ngũ đã trên một năm, thì Tuấn vẫn còn phục vụ tại Sư Ðoàn 1 Bộ Binh, ngay tại Bộ Tư Lệnh, đóng tại Huế. Anh theo làn sóng rút quân, về tới Sài

gòn vào cuối tháng Tư 1975. Anh rủ tôi tìm đường đi Mỹ. Ngày 29-4-1975, chúng tôi đến tòa đại sứ Mỹ tại đường Thống Nhất. Lúc đó khuôn viên tòa đại sứ tràn ngập dân di tản. Hai cổng, cổng chánh và cổng sau, đóng kín mít, bên ngoài quân Mỹ canh gác nghiêm nhặt, không cho bất cứ ai bén mảng lề đường bao quanh. Chúng tôi thất vọng bỏ ra về.

II.

Vài ngày sau, tôi đi làm việc trở lại tại hãng xuất nhập cảng như bình thường. Tôi không còn ý nghĩ tìm cách di tản nữa.

Giữa tháng Năm, trên báo và trên đài phát thanh, Việt Cộng ra thông báo kêu gọi sĩ quan “quân đội Ngụy” phải đi “trình diện đăng ký” (3).

Xưa nay, tôi vốn là một công dân lương thiện, sống dưới bất cứ chế độ nào cũng đều tuân hành luật pháp.

Thời năm 1945, khi Việt Minh nổi dậy gọi đi kháng chiến chống Pháp là tôi đi ngay. Sau một năm kháng chiến, đơn vị của tôi đang đóng tại quận Ðức Hòa (tỉnh Long An,) bị áp lực mạnh của quân Pháp, được lệnh rút lui vào chiến khu để bảo toàn lực lượng. Trên đường triệt thoái trong đêm khuya, tôi mất liên lạc với đơn vị, đành phải tìm được trở về Sài gòn. Sau khi Pháp chiếm được Miền Nam, năm 1952, bị động viên, tôi không dám trốn tránh. Sau ngày 30-4-1975, Cộng sản gọi đi “trình diện đăng ký,” tôi cũng riu ríu tuân lệnh.

Ngày 25-5-75, đến địa điểm trình diện, số 91 đường Trần Hoàng Quân (tên cũ Armand Rousseau,) quận 5, Sài gòn, sau khi khai báo, tôi được cấp một giấy chứng nhận như ở sau :

Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam

Ðộc Lập - Dân Chủ - Hòa Bình - Trung Lập

Giấy Chứng Nhận Trình Diện

Số 18899/AN

Họ tên: Lý Trường Thạch

Ngày tháng năm sinh: 31-12-1924

Sinh quán: Tân An

Chỗ ở hiện tại: 184 đường Võ Tánh, Gia Ðịnh

Trước tùng sự tại Bộ Tổng Tham Mưu

Cấp bực Trung Tá

Chức vụ: Trưởng Ban Kế Hoạch

Số quân: 45.124825

Thẻ căn cước số: 52.44.7575

Ðến trình diện ngày: 25-5- 1975

tại 91 Trần Hoàng Quân

Sau trình diện về cư trú tại địa chỉ trên

Có nộp các thứ sau đây: 1 căn cước quân nhân

Ngày 25 tháng 5 năm 1975

Ủy Ban Quân Quản, thành phố Sài gòn - Gia Ðịnh Ban An Ninh Nội Chính

Ký tên Cao Ðăng Chiếm

III.

Tiếp theo vụ “trình diện đăng ky,Ô” ngày 11-6-1975, báo Sài Gòn Giải Phóng số 31 có đăng một thông cáo về việc “học tập cải tạo.” Xin trích đăng nguyên văn những điểm chính như sau:

THÔNG CÁO

Về việc học tập cải tạo sĩ quan quân đội ngụy, cảnh sát, tình báo, cán bộ ngụy quyền và đảng phái chính trị phản động đã trình diện đăng ký.

Thực hiện chính sách khoan hồng của Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, để giúp cho những người trước đây đã ở trong hàng ngũ đế quốc Mỹ và ngụy quân ngụy quyền có tội với nhân dân sớm được cải tạo trở thành người công dân chân chính, Ủy Ban Quân Quản Sài Gòn - Gia Ðịnh quy định:

1. Tất cả sĩ quan quân đội ngụy, cảnh sát tình báo, cán bộ ngụy quyền và đảng phái chính trị phản động đã trình diện đăng ký đều phải đi học tập cải tạo tại các địa điểm sau đây :

a/ Sĩ quan quân đội ngụy đã trình diện đăng ký

- Cấp Tướng và Ðại tá phải đến...

- Cấp Trung tá phải đến...

- Cấp Thiếu tá phải đến...

b/ Sĩ quan cảnh sát ngụy từ cấp Thiếu tá đến cấp Tướng phải đến...

c/ Sĩ quan và cán bộ tình báo Mỹ ngụy phải đến...

d/ Nhân viên ngụy quyền bao gồm các ngành thuộc hệ lập pháp, tư pháp, hành pháp Mỹ ngụy từ quận phó đến tổng thống, từ phó giám đốc trưởng phó ty đến tổng bộ trưởng, từ nghị sĩ dân biểu đến chủ tịch thượng viện, hạ viện phải đến...

2. Những người đến tập trung học tập cải tạo phải mang theo giấy bút, quần áo, mùng màn, các vật dụng cá nhân, lương thực, thực phẩm (hiện vật hoặc tiền) đủ dùng trong 1 tháng (4) kể từ ngày đến tập trung.

3. Thời hạn phải có mặt từ ngày 13, 14 và 15-6-1975.

4. Giờ tiếp nhận... hàng ngày từ 8 giờ đến 17 giờ (giờ Ðông Dương.)

Ngày 11 tháng 6 năm 1975

Chủ tịch Ủy Ban Quân Quản

Thành phố Sài Gòn - Gia Ðịnh

Thượng Tướng Trần Văn Trà (5)



-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), March 02, 2005

Answers

Response to Nhớ lại 30 năm trước: làm đơn...xin đi ở tù:::Lý Trường Thạch

COLOR: black">Trong bản thông cáo nói trên, điều

khoản số 2 là quan trọng bậc nhất, xin nhắc

lại như sau : “Những người đến tập trung

học tập mang theo giấy bút, quần áo, mùng màn,

lương thực, thực phẩm đủ dùng trong 1

tháng.”

COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma">Ngoài “bản thông

cáo” này, cũng trên báo Sài Gòn Giải

Phóng ngày hôm đó, có đăng thêm một

bản “hướng dẫn” rất là chi li, đầy

đủ chi tiết, nguyên văn như sau :

COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma">Hướng Dẫn Cho Các

Sĩ Quan Ði Học Tập Trung.

COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma">Một số quy định

cụ thể cho sĩ quan cao cấp tướng, tá, công

chức ngụy quyền đến địa điểm học

tập cải tạo :

COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma">1. Mỗi người đến

địa điểm học tập cải tạo phải mang theo

:

COLOR: black">- 1 tháng ăn bằng tiền mỗi ngày :

300đ x 30 ngày = 9,000đ

COLOR: black">- 1 ngày 0.7 kg gạo, mỗi kí lô bằng :

220đ x 21 kí = 4,610đ

COLOR: black">- 13, 610đ

COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma">2. Ngày tập trung đầu

tiên, từng người phải mang theo thực phẩm khô

để ăn ngày hôm đó, ngày thứ 2 nhà

thầu phục vụ cơm nước.

COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma">3. Cá nhân được

mang theo các đồ dùng :

COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma">- Quần áo đủ thay

đổi.

COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma">- Tấm đắp, áo

ấm, khăn, mùng, chiếu, áo đi mưa.

COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma">- Kem, bàn chải đánh

răng, chén đũa ăn cơm.

COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma">- Nếu hút thuốc thì

mang theo thuốc hút.

COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma">- Mang theo giấy để ghi

chép học tập.

COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma">- Mang theo phiếu khám sức

khỏe, thuốc phòng dịch cho cá nhân.

COLOR: black">- Ðược mang theo khối lượng chừng 3

kg gồm lương thực, thực phẩm để ăn

thêm.

style="FONT-SIZE: 20pt; COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma">

style="FONT-SIZE: 20pt; COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma">

style="FONT-SIZE: 20pt; COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma"> Bản

“thông cáo” của Tướng Việt Cộng Trần

Văn Trà và bản “hướng dẫn” của

báo Sài Gòn Giải Phóng đều viết : Chỉ

đi học đem theo tiền ăn trong 1 tháng mà thôi.

Sướng quá! Chỉ đi học có một tháng,

học xong trở về, thông suốt chánh sách của

nhà nước mới, hiểu thế nào là “cộng

sản ưu việt,” và chẳng những hết

“tội” xóa “nợ máu” mà còn trở

thành người “công dân chân chính” (sic).

Như vậy có ai ngu dại gì mà không đi. Nhất

định là phải đi! Mỗi tháng có 30 ngày,

học nội trú, thêm 30 đêm nữa (thông cáo

bảo đem theo mùng mền.) Mình đi lính

“ngụy”, có người trên 20 năm, “tội

tày trời,” lội sông dài chưa chắc hết

tội. Thế mà nay chỉ đi học có 30 ngày và 30

đêm. Trình độ hiểu biết được nâng

lên một bực, đâu còn mơ ước gì hơn

nữa.

COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma">Theo tôi được

biết, cũng có một số ít người - hoặc

đã đi guốc trong bụng bọn Việt Cộng, chắc

mẩm cái trò “học tập cải tạo” là

một đòn trả thù hoặc với một lý do nào

khác, đã trốn tránh “học tập cải

tạo.” Họ bỏ nơi cư trú đã khai báo

tại Sài Gòn hoặc tại các thị xã khác,

về một làng quê tá túc, ẩn một thời gian

để chờ xem tình hình. Tuy nhiên, đại đa

số “ngụy quân ngụy quyền,” với bản

tánh lương thiện của con người, đều tin

tưởng vào “chánh sách khoan hồng” của

Việt Cộng. Tôi cũng thuộc thành phần những

người dễ tin. Cũng có thể nói là tôi

đã quá ngây thơ, không biết một tí gì

về bản chất bất nhân của Việt

Cộng.

COLOR: black">IV.

COLOR: black">Lấy cái mốc ngày 30-4-1975, thì tôi

đã giải ngũ được một năm rưỡi,

nhưng trong thông cáo không thấy nói những

người đã giải ngũ có phải đi học hay

không ?

COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma">Sao mập mờ đánh

lận con đen vậy? Tướng Trà chủ tịch một

ủy ban to lớn như thế mà không dự tính

được trường hợp này hay sao? Tôi thắc

mắc, chạy đôn chạy đáo hỏi thăm.

Ðến 91 đường Trần Hoàng Quân, nơi mà

ngày 25-5-1975, tôi đã đến trình diện, ghi danh,

một tên lính Việt Cộng ở đó trả lời

:“Giải ngủ lâu mau gì cũng phải đi

học.” Buồn năm phút! Ðể chắc ăn, tôi

lại đến Trường Bosco Gò Vấp nơi tập trung

cải tạo hỏi cho ra lẽ. Một tên bộ đội,

không đeo lon nên chẳng biết cấp bực gì,

trả lời ngon lành : “Giải ngũ trên 10 năm

cũng phải đi học.” Buồn thêm năm phút

nữa. Hai nơi đều trả lời như vậy, chắc

là có chỉ thị của cấp trên. Nếu không,

chúng đâu giám tự động giải thích một

cách tùy hứng.

COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma">Như trên đã nói,

tôi đang làm việc tại hãng buôn lớn của

người Việt, với một chức vụ khá quan

trọng. Tôi làm đơn trình ông giám đốc

Huỳnh Ðình Xuân xin nghỉ việc 1 tháng để

đi “học tập cải tạo” theo lệnh của

nhà nước. Ông Xuân nói :

COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma">- Anh đã giải ngũ

từ lâu rồi mà trong thông cáo đâu có

lệnh bảo những người giải ngũ phải đi

học.

COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma">- Ðúng là trong thông

cáo không nói đến những người đã

giải ngũ. Nhưng tôi đã đi tận nơi hỏi

những nhân viên phụ trách. Họ nói bắt buộc

phải đi. Vả lại đi học đâu có lâu.

Chỉ một tháng thôi. Mãn khóa, tôi sẽ trở

về làm việc lại.

COLOR: black">Ông Xuân đành phải chấp thuận,

phê vào đơn xin của tôi và chuyển cho ban hành

chánh làm thủ tục cho tôi nghỉ phép 1 tháng

không lương.

COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma">Một người bạn, Trung

Tá Trần Bá Tường, đã giải ngũ như

tôi, cũng thắc mắc, định không đi học,

nhưng còn phân vân, đến hỏi ý kiến. Tôi

thuật lại là đã hỏi thăm tụi cộng sản

rồi, nó nói phải đi. Vậy là anh đồng ý

cùng đi với tôi, hỏi hôm nào nhập học

ảnh cùng đi cho có bạn. Hai đứa tôi thỏa

thuận chiều ngày 14-6-1975. Anh đến nhà tôi, hai

đứa đi xe lam đến Trường Don Bosco ở Gò

Vấp, Gia Ðịnh.

COLOR: black">V.

COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma">Kết quả thảm

thương là hầu hết dân Miền Nam đều sập

vào cái bẫy do bọn mafia Việt Cộng đã dụng

ý ngụy trang với lý lẽ đường mật là

“chánh sách khoan hồng” để tóm trọn

những người mà trong thâm tâm chúng coi là kẻ

thù không đội trời chung và chúng muốn tận

diệt với phương châm “thà giết lầm còn

hơn bỏ sót.” Tất cả đã trở thành

cá chậu chim lồng, trở thành nạn nhân của

hiểm họa diệt chủng của chủ nghĩa cộng

sản quốc tế do Hồ Chí Minh nhập cảng vào

đất nước Việt Nam.

COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma">Ngày khai giảng “học

tập” thì có nhưng ngày bế giảng thì

không. Trong thời gian chúng tôi ở tù chúng hứa:

Khi nào các anh tiến bộ thì sẽ được tha.

Thế nào là “tiến bộ?” Có hỏi, thì

chúng ú ớ, trả lời bậy bạ. Sự thật

thì “30 ngày học tập” của Việt Cộng

đã kéo dài 5, 10, 15 năm. Thậm chí hơn nữa.

Ðúng là “mút mùa Lệ

Thủy.”

COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma">Lâu nay, có người

đã gán cho Cộng sản Việt Nam cái danh hiệu

“điếm quốc tế” Chẳng những chúng

đã lừa đảo đồng bào ta, mà chúng

còn lừa đảo cả nước Pháp, nước

Mỹ trong hai cuộc hòa đàm lịch sử tại

Genève năm 1954 và tại Paris năm 1973, với chủ

trương cố hữu vừa đánh vừa đàm,

cố tình kéo dài cuộc đàm phán để

“giục hoãn cầu mưu.”

COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma">Tại Việt w:st="on">Nam,

dân ta đã vạch trần bản chất và tâm

địa cộng sản, qua những câu nói dân gian,

như :

COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma">- Xã hội chủ nghĩa

là “Xạo Hết Chỗ Nói.”

COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma">- Cộng sản nói vậy

mà không phải vậy.

COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma">- Ðừng nghe những gì

cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng

sản làm.

COLOR: black">- Sau 30-4-1975, tại Việt w:st="on">Nam,

nếu cột đèn có chân thì nó cũng bỏ

nước ra đi.

style="FONT-SIZE: 20pt; COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma">

COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma">Ghi Chú:

style="FONT-SIZE: 20pt; COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma"> (1).

Thời trước, tư chức có nghĩa là công

nhân, cả thầy lẫn thợ, làm việc tại các

hãng tư nhân. Trái lại công chức có nghĩa

là công nhân làm việc tại các công sở

của chánh phủ.

style="FONT-SIZE: 20pt; COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma"> (2).

Trường Sĩ Quan Trừ Bị sau đổi tên là

Trường Bộ Binh.

style="FONT-SIZE: 20pt; COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma"> (3).

Ðăng ký, từ của Việt Cộng, có nghĩa là

ghi danh.

style="FONT-SIZE: 20pt; COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma"> (4).

Chúng tôi nhấn mạnh : Ðủ dùng trong một

tháng.

style="FONT-SIZE: 20pt; COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma"> (5).

Tướng Trần Văn Trà đã qua đời tại

Việt w:st="on">Nam.

style="FONT-SIZE: 20pt; COLOR: black; mso-bidi-font-family: Tahoma">



-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), March 02, 2005.


Response to Nhớ lại 30 năm trước: làm đơn...xin đi ở tù:::Lý Trường Thạch

http://conghambannuoc.tripod.com

-- bo bo (mystyle@fyi2me.com), March 04, 2005.

Moderation questions? read the FAQ