VỢ CHỒNG THẰNG BỜM ĐI MỸ

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

VỢ CHỒNG THẰNG BỜM ĐI MỸ

T

Bờm Đực

"Đi một tấc đường học một trường khôn", dân gian ta thường nói như vậy. Trong ṿng gần 3 tháng, hai vợ chồng nhà chúng tôi đă đi được không biết bao nhiêu tấc đường nhưng có học được bao nhiêu cái khôn của người đời hay không th́ phải c̣n hỏi lại.

Sau một năm lập gia đ́nh, mua nhà xây dựng tổ ấm, Hoàng Diệp có nhă ư mời ba me sang chơi để nhận thấy tận mắt những ǵ ba me ước ao cho đôi lứa và thành tựu của con cái. Tuổi đời đă có được chiều dày năm tháng (72 niên kỷ ta), phải đi xa là một điều đáng ngại, v́ bịnh tật muốn đến lúc nào th́ đến đâu cần báo trước. Mà ốm đau trong khi đang ngao du sơn thủy ở Mỹ là một điều đáng ngại cho người tiếp đón cũng như cho chính bản thân. Nên chi, lên đường viễn du mà bên ḷng vẫn canh cánh ưu tư. Thôi th́ cũng đành phó mặc cho số phần và một niềm tin tưởng ở ḷng thương của Trời Phật.

Cất cánh từ Roissy-Charles de Gaulle vào khoảng trưa đứng bóng một ngày chủ nhựt rồi đáp xuống cũng một chiều chủ nhựt trên sân bay Dallas (Texas), nhờ ở sai biệt về giờ giấc của hai miền đất trên địa cầu. Một chiều chủ nhựt êm ả, nắng chiều cuối thu vàng úa đang kéo sập màn đêm, nhưng xa lộ thênh thang nhiều tuyến trên đất nước "Cờ Hoa" vẫn dập d́u xe cộ nối đuôi, có những đoạn c̣n bị tắt nghẽn. Đúng là người Mỹ thường hay di chuyển, không thích đứng một chỗ. V́ một công ăn chuyện làm, cũng có thể thay đổi nơi ăn chốn ở. Ấy thế cho nên loại nhà lưu động thường được một phần dân chúng Mỹ ưa thích. Đừng ngạc nhiên khi thấy trên xa lộ có một ngôi nhà chần vần ngoan ngoăn di chuyển đàng sau một máy kéo để thay đổi chỗ tạm cư.

Đang ngồi trên xe trông hiện tượng bên ngoài mà bên trong có nhiều suy nghĩ miên mang th́ hai con đă ngừng xe lại trước một ngôi biệt thự khá lộng lẫy và cho biết là đă tới nhà. Mộng hay thực tế đây? Mặc dù đă được các con cho biết qua h́nh ảnh từ lúc mới mua, nhưng vẫn không h́nh dung được toàn bộ ngôi nhà tổ ấm. Ngôi nhà nằm giữa một vùng rộng lớn dẫy đầy biệt thự, lầu có, trệt có, một vùng nhà cửa toàn mới cất, nhà nào cũng có đất rộng bao quanh và nhà nào cũng đẹp mắt khang trang. Ông bà ḿnh thường bảo rằng "con hơn cha, nhà có phúc" th́ đây có phải là dấu hiệu đầu tiên cho biết rằng ḿnh đă được phúc chăng? V́ trước kia, với khoảng trên dưới hai mươi mấy năm "kéo cày", vợ chồng nhà chúng tôi không có được một ngôi nhà ra hồn. Vậy mà nay, vừa qua một năm kết tóc xe tơ, hai con đă tậu được một ngôi nhà hết ư. Bước vào trong mới thấy được tiện nghi của thời đại mới, trên một nước Mỹ được coi như là tiên tiến. Tuy rằng ngôi nhà tổ ấm chưa được trang bị nội thất đầy đủ nhưng khung cảnh ấm cúng bên trong là điều thực tế, nếu người ta đừng lấy vật chất mà đánh giá nội dung. Trong xă hội tiêu dùng, thiên hạ đă tạo điều kiện cho con người hưởng được lạc thú trần gian đi đă, c̣n chuyện thanh toán để đó, hồi sau phân giải. Không như đời sống của người Việt Nam ḿnh trước kia, cứ phải có phương tiện rồi mới tính điều hưởng thụ. Thời buổi nào và không gian nào, cung cách nấy vậy.

Với danh xưng là "hiệp chúng quốc", nước Mỹ quả là nơi tập trung của nhiều sắc da dân tộc, của lắm điều kích cỡ ngoại khổ. Cái ǵ cũng đa diện, cái ǵ cũng to lớn mênh mông, có cái cũng chẳng giống ai! Đường sá rộng thênh thang, mỗi hướng đi và về ba bốn tuyến, có tuyến dành riêng cho những xe chở từ hai người trở lên. Tại các giao điểm quan trọng, có nhiều ngă chuyển hướng, th́ đường này chồng qua đường nọ thành những cây cầu chằng chịt, cứ như trong những sách tranh vẽ giả tưởng. Song song với xa lộ c̣n có những con đường để rẽ vào những khu thương mại cận kề. Tụ điểm bán buôn cứ đua nhau trải dài v́ đất rộng người thưa nên trông như thành phố cứ miên man, không cần phải lên chiều cao. Chỉ ở khu nội thành, trung tâm sinh hoạt của thành phố, nơi mà nhiều cơ quan kinh doanh tập trung lại, cạnh tranh chường mặt với khách hàng, mới thấy nhiều cao ốc, đứng dưới nh́n lên mà trật ót. Trong một xóm nhà hàng mấy trăm biệt thự, băi cỏ xanh bao quanh, đường di chuyển nội khu rộng thênh thang, bốn xe xếp hàng ngang chạy cũng lọt. Dạo chơi trong xóm, kẻ qua người lại gặp nhau cứ chào hỏi, vẫy tay như những thân t́nh từ lâu lắm. Phải chăng v́ tiếng chào nhau ngắn gọn mà những kẻ cận lân đă trờ thành cận thân một cách quá dễ dàng? Chỉ cần một tiếng "Hi!" là hàng rào ngăn cách đă được xóa nḥa.

Là quốc gia cầm đầu thế giới tư bản nên của cải nhiều vô số, hàng tiêu dùng đếm sao cho siết, trong khi khả năng mua của quần chúng th́ có hạn. Nên chi người ta t́m mọi cách để cho hàng hóa lưu thông, v́ của nằm là của chết, phải lưu thông mới sanh lợi. Trước những ngày lễ lớn trong năm như Tạ Ơn Chúa hay Giáng Sinh và đầu năm dương lịch mà các cửa tiệm đă đua nhau bán hàng giá hạ, chớ không như bên Pháp, phải chờ cho qua ngày lễ xong rồi mới được nhà nước ấn định ngày bán hạ giá. Bán buôn như vậy nên những ngày lễ qua rồi, lại hạ giá đặc biệt hơn. Thành thử ra thiên hạ phải tự hỏi qua giá bán ban đầu, con buôn quy định mức lời ra sao? Đó là chưa kể trong năm, từng đợt, từng đợt các tiệm cứ thỉnh thoảng hạ giá đột xuất một vài mặt hàng nào đó, cho nên quần chúng phải theo dơi những ấn phẩm quảng cáo rồi cuối tuần đi chợ này mua năm ba món, chợ nọ mua vài ba mặt hàng được bán với giá hạ. Một cuộc truy lùng đầy hứng thú, tạo điều kiện cho những nhà bán xăng ăn nên làm ra. Đấy, kinh tế thị trường là như vậy, hàng này nâng đỡ hàng kia, kinh doanh bé nuôi kinh doanh lớn và ngược lại. Thậm chí nhà cửa, xe hơi, bàn ghế, tủ lạnh hay máy thu h́nh to tướng vẫn bán mà không cần người mua phải đóng một số tiền tối thiểu nào (no down), đem về xài vài ba năm sau trả cũng được. Thành thử ra người nào ở Mỹ cũng có bề ngoài sang trọng, nhà cao cửa rộng, xe hơi th́ chồng chiếc, vợ chiếc chạy phom phom. Nhà nào cũng có nhà xe chứa được hai chiếc xe. Nên chi người Việt Nam ở quê nhà cứ coi bà con xuất cảnh như Lưu Nguyễn nhập thiên thai, "phen này chắc hẳn gà ăn bạc", đ̣i con cái phải xây nhà dựng cửa cho ḿnh sao cho ra hồn để c̣n nở mặt nở mày với làng nước! Nhưng có biết đâu đàng sau những tấm ảnh ŕnh rang kia, những tiện nghi bề thế nọ là những số nợ khổng lồ, như chúa chổm, như lông lương! Ai bảo xuất cảnh sang Mỹ là sướng, không, xuất cảnh khổ lắm chứ, làm ngày, làm đêm, một thân đôi ba jobs (chuyện làm), nào tiền ăn xài, nào tiền trả bill (hóa đơn), nào tiền gởi về quê nhà, vẫn bị chê lên chê xuống:"Người như thế ấy mà tặng như thế này à?!" Đừng nghĩ rằng được dán cho hai chữ "Việt Kiều" th́ tiền bạc cứ xài như tiền mă. Tổng thống Mỹ tiêu xài cũng phải tuân hành tiêu chuẩn được quy định trong ngân sách, chớ đâu phải cứ vun tay quá trán mà được. Cho nên, có con cái lưu vong, xuất cảnh th́ hăy thương lấy nó, không giúp đỡ được như cảnh gà mẹ che chở gà con dưới đôi cánh th́ cũng nên tự biết thân ḿnh mà hài ḷng với thân phận.

Sau "mùa xuân đại thắng" của "chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử", những người Việt Nam "yêu nước là yêu xă hội chủ nghĩa" đă tống cổ chẳng nương tay và chẳng chút thương t́nh những con dân Giao Chỉ yêu Tổ Quốc khác kiểu ra khỏi xứ. "Cột đèn mà có chân nó cũng đi" nên người Việt bị chối bỏ kia đă t́m mọi cách để vượt biển, vượt biên. Cho nên "nhờ Bác và Đảng" mà ngày nay con dân Việt Nam đă có mặt hầu như trên bốn bể năm châu. Do đó, thời buổi bây giờ khi gặp một người da vàng, mắt xếch, người ngoại quốc không tiên khởi và vơ đoán dán nhăn là "thằng chệc" (chinois) như xưa kia nữa. Sinh sống nơi đất khách quê người, họ quây quần bên nhau thành cộng đồng, vượt lên trên mọi t́nh cảm yêu thương hay ghét bơ. Qua bối cảnh cộng đồng thôi th́ đủ cả thất t́nh lục dục, vừa phải sống sao cho ḥa hợp với người ḿnh, vừa phải thích nghi với môi trường bản địa. Một con người hai cách sống, nên chi sinh hoạt cứ rối bời, chạy đua không kịp thở! Chạy đua kiếm tiền, chạy đua t́m việc, chạy đua ăn diện, chạy đua ăn nói, chạy đua giao dịch, chạy đua tiếng hát, lời ca, chạy đua nhà, xe,... Một ngày 24 tiếng coi như thiếu, mỘt tuần 7 ngày coi như chẳng thấm vào đâu, một tháng 30 ngày ngắn quá cho nên cơi đời hôm nay sống cũng như không! Thế là đời đời kiếp kiếp người ta đuổi theo một ảo ảnh phù phiếm. Để quên đi kiếp sống tạm cư, lưu đày, thế thôi!

Trên đây là những suy nghĩ tản mạn sau 3 tháng dài vợ chồng nhà chúng tôi lang thang trên đất nước vĩ đại Hoa Kỳ. Chưa chắc ǵ đă đúng v́ chỉ mới đặt chân ở những nơi nhỏ bé - Allen (Dallas), Tulsa (Oklahoma), Mera-Mesa và Clairemont-Mesa (San Diego)- của xứ sở thênh thang đó. Đúng hay không chưa hẳn là quan trọng nhưng đáng kể hơn hết là có đôi điều để thưa chuyện cùng bà con. Chẳng lẽ lang bạt ḱ hồ về mà lại không có ǵ để kể làm quà? Miễn đừng "đi xa về, tha hồ mà nói khoác" là được.

ù



-- (Ha Noi @Quan Thit Cay.Ba Dinh), February 16, 2005


Moderation questions? read the FAQ