Nghề “đạp bùn”

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Nghề “đạp bùn” 26/01/2005 4:48:43 PM GMT +7Hàng chục năm nay, nhiều tốp lao động nữ ở tứ xứ kéo đến trú ngụ tại các vùng ven ngoại ô Hà Nội, họ sống nhờ vào nghề đánh dậm. Nói đến nghề đánh dậm th́ không mấy ai là không biết.

Nhưng cái nỗi chắt chiu của nó, như các chị quen gọi là nghề "đạp bùn” hay nghề ''thắt lưng, buộc bụng" th́ lắm người thực chưa thấu. "Gia tài'' họ mang theo chỉ vẻn vẹn chiếc chăn đơn, manh chiếu, đôi ba bộ quần áo cũ kĩ theo mùa. Một cái dậm, mấy cái giỏ với cái mơ được làm bằng đoạn tre cộc có đường rănh thoát nước ở phía dưới. Bộ đồ nghề như thế, vốn liếng dễ lại không bằng bữa ăn sáng của người ta... Nghề đánh dậm, đ̣i hỏi phải chịu khó, năng nhặt chặt giỏ. Trừ những thứ con người không ăn được, c̣n đâu thôi th́ từ con cá, con tôm, cua, ếch, nhái, lươn, trạch, đến con ốc vặn, con tép riu, thậm chí vài mống tôm thuyền, lặc liễng... tất tần tật đều chui vào giỏ và chúng đều theo cả ra chợ đổi lấy tiền - ấy là cái sự chắt chiu. Lúc chuẩn bị đi ''đạp bùn", mỗi chị thường thắt ngang lưng 2- 3 cái giỏ bự. Cái đựng tôm, tép, cá; cái đựng cua, ốc; cái đựng ếch, nhái... Và ''buộc bụng" bởi: Sáng bánh ḿ, trưa ḿ bánh! Vào mùa nóng, đi dậm các chị chỉ cần mặc cái quần lửng, áo cánh mỏng cho thoáng mát. Mùa đông, họ mang thêm quần áo. Mấy tiếng đồng hồ ngâm ḿnh dưới nước buốt lạnh thấu xương. Chừng nào mấy cái giỏ đă ḥm ḥm, cũng khớp thời điểm phố chợ đông người, các chị mới rục rịch gột vội lớp bùn cáu bẩn bám trên đầu ḿnh, thay quần áo khô cho bớt lạnh rồi rảo chân đem tôm cá ra chợ bán. Đôi khi, có người gặp khách văng lai ngang đường, hoặc có cánh nhà hàng hỏi mua, thấy được giá th́ bán rồi về cho sớm sủa.

Đúng vào cái ngày trời giá buốt trực Tết, nhiệt độ xuống 9oC, trên đường vào làng Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội), tôi bắt gặp một tốp nữ đến chục người đi đánh dậm; họ mới ngoi từ dưới nước lên chưa kịp thay quần áo, người nào người nấy ướt sũng. Các chị quê Xào Vạc (Thanh Oai, Hà Tây). Mùa rét năm nào họ cũng đến ở trọ trong làng An Phú (Cầu Giấy, Hà Nội), mang theo bộ đồ nghề đánh dậm. Sống cảnh tạm bợ, chen chúc trong những gian nhà chật chội, ẩm thấp.

Chị Hào bộc bạch: "Nhà quê chúng em, vườn chẳng đủ

trồng rau, ruộng không bơ cấy lúa; trong nhà 4- 5 miệng ăn, làm ǵ kiếm kế sinh nhai?”. Mảnh đất Hà thành “béo bở" đă lôi kéo họ ra làm nghề đánh dậm.

Nhọc nhằn, rét mướt nhưng kiếm ngay được tiền tươi bỏ túi.

Chị Lương có thâm niên trong nghề cho biết, ngày "hên" chị kiếm được 40 ngàn đồng từ bán tôm cá. Tôm cá giờ khan hiếm, cũng phụ thuộc theo mùa. Vào mùa nóng, các chị thả hơi ngâm nước, có khi ngâm nhiều quá đến ớn lạnh.

''Đạp bùn" đến sái mỏi ră rời đôi chân mà tôm cá như "đùa dỡn" chạy đâu tiệt. Mùa lạnh, chúng thương rúc dưới bùn, lẫn vào gốc cỏ, bụi rong; dễ bắt hơn, kiếm được hơn so với mùa nóng.

Cùng theo nghề với nhau, cùng ''sục" trên một khúc sông, mảng hồ nhưng chị nào có kinh nghiệm và "sát cá" hơn thường bắt được nhiều hơn. Diên- cô bé có mái tóc đuôi sam tôi đă gặp khi trước mới 19 tuổi đă lấy chồng. Cô gái sắm đồ nghề theo các liền chị áng chừng chưa lâu.

Mỗi tháng, Diên dậm trọn đủ 30 ngày, kiếm 350.000 -400.000 đồng. Chi tiêu thật tằn tiện chắt bóp, để sao dư dật dăm chục bạc mỗi tháng. Lại chẳng hơn ở nhà ngồi không.

Năm ngoái, cũng vào dịp rét buốt, tôi gặp một người đàn ông ngâm ḿnh tới ngang bụng ''đạp bùn" dưới con mương bên đường, gần thị trấn Kim Bài (Thanh Oai, Hà Tây). Thật lạ lùng, ḿnh đứng trên đường, toàn thân được bọc trong mấy lần áo len, áo khoác, rồi khăn, mũ, tất vẫn thấy rét; c̣n người đàn ông cứ như không phải bằng xương bằng thịt... ''Chẳng có ai bắt tội tôi cả. Nhưng ngày nào tôi cũng đi". Người thợ đánh dậm có mái đầu muối tiêu, thấy tôi thắc mắc, đă nở nụ cười nhạt lên tiếng. Vâng! Ông trời không bắt tội họ. Cái sự ăn, sự uống, miếng cơm manh áo, cuộc mưu sinh đă thúc ép họ. Bất lắm, người cha trụ cột phải đi cái nghề đánh dậm dưới trời đông rét buốt, nhặt ḅn từng con tép, con ốc phục vụ cho mỗi bữa ăn thường nhật.

Ở Hà Nội, luôn luôn thường trực một bộ phận chị em như đă kể trên coi nghề đánh dậm là nghề "bán chuyên nghiệp" và họ đi tứ thời. Chị Tấn đă luống tuổi, tỏ rơ cái sự từng trải ấy của ḿnh: "Đàn bà chúng tôi ít học, chẳng dám mơ tưởng tới điều ǵ cao siêu. Ngày ngày cắm cắm, cúi cúi việc đồng áng "bán mặt cho đất, bán lưng cho giời", chỉ mong đủ no, đủ mặc. Quê- tam đời tứ đời theo nghề nông. Người th́ mỗi ngày một thêm đông đúc; đất như nhỏ đi, hẹp lại. Bảo sao hết nghèo"... "Sung sướng nỗi ǵ cái nghề đánh dậm. Gặp cảnh khốn khó th́ phải hứng nghề. Chứ không lẽ, ai đời- nhiệt độ xuống 9 - 10oC mà lại đi ra sông ngâm ḿnh ! Dân đánh dậm mà. Chị em không những chịu được mà c̣n "ganh đua" xem ai hơn"... Và phải cày! Cày thật lực mới có cơ may dành dụm được dăm ba trăm ngàn đồng bạc lo sắm sửa Tết nhất.

Giàu có lên từ nghề đánh dậm? Quả thực tôi chưa thấy ai. Nhưng, những người phụ nữ chân lấm tay bùn tôi đă gặp thấy có vẻ như họ rất an phận. "Nếu gắng chịu khó đổ mồ hôi, công sức ắt có cơ hội kiếm sống cho bản thân và mỗi tháng "găm" nổi dăm chục, một trăm gửi về trợ giúp chồng con!” Không hiểu sao mỗi lần gặp họ, mỗi lần nghĩ lại lời tâm sự của họ tôi lại thoáng buồn...

(ĐĐKCT)



-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), February 03, 2005


Moderation questions? read the FAQ