Khủng hoảng Việt Nam 2005:RFA phỏng vấn TS Nguyễn xuân Nghĩa

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Khủng hoảng Việt Nam 2005

2004.12.21

by Nguyễn Xuân Nghĩa

Lời Giới Thiệu: Tiếp tục loạt bài tổng kết về năm 2004 và dự báo về kinh tế năm sau, kỳ này, Diễn đàn Kinh tế xin trình bày về tình hình Việt Nam qua cuộc phỏng vấn sau đây với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, do Việt Long thực hiện hầu quý thính giả.

Hỏi: Thưa ông, sau khi trình bày về tình hình kinh tế toàn cầu trong đó có các nước Đông Á, hôm nay chủ đề của cuộc trao đổi là lượng định về tình hình Việt Nam. Trước hết, xin ông xác định về vị trí Việt Nam trong khu vực Đông Á này.

Đáp: Chúng ta dùng ý niệm Đông Á để nói về toàn khu vực Á châu Thái bình dương, là nơi có khá nhiều khác biệt mà mình cần thấy để nắm vững cơ sở so sánh. Trong khu vực, ta có Nhật Bản là quốc gia công nghiệp hoá hàng đầu của thế giới. Kế tiếp, ta có nhóm tôi xin gọi là “tân hưng”, bốn nước đã hoàn thành việc kỹ nghệ hóa, chủ yếu tại Đông Bắc Á, gồm Nam Hàn, Đài Loan và Hong Kong, và ngoại lệ là Singapore. Sau đó có bốn nước đang phát triển, chủ yếu tại Đông Nam Á là Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines. Trong khu vực Đông Á, có Trung Quốc và Việt Nam là hai nước tôi xin gọi là “tân tòng”, là đang học theo kinh tế thị trường. Sau cùng, còn một nhóm các nước tạm gọi là nhỏ như Mông Cổ, Cambốt, Lào, Papua Guinea hay quần đảo Solomon.

Hỏi: Nói về sức mạnh kinh tế tại Đông Á, dù sao Việt Nam vẫn được khen là có tốc độ tăng trưởng cao nhất nhì khu vực, thậm chí nhất nhì thế giới. Ông nghĩ sao về điều này?

Đáp:Khi nghe giới chức Việt Nam và vài định chế tài chính quốc tế ngợi ca Trung Quốc và Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất, ta cần nhìn vào toàn cảnh trong trường kỳ. Nói chung, các nước có đà tăng trưởng cao nhất đều ở trong nhóm quốc gia nghèo nhất, vì khởi đi từ mức thấp nhất; còn các xứ đã hoặc đang phát triển, gồm có Nhật Bản, nhóm “tân hưng” và bốn nước đang phát triển ở Đông Nam Á lại có đà tăng trưởng thấp hơn. Chả phải ngẫu nhiên mà mức sống càng cao thì đà tăng trưởng càng thấp so với xứ khác. Về đại thể thì mức sống dân cư tại Việt Nam bình quân chỉ bằng một phần ba các nước Đông Á. Nhìn ra ngoài thì mức lợi tức này còn thua bình quân của các nước nghèo trên thế giới. Thua gần một phần ba. Nôm na, nếu lợi tức đồng niên của một người Việt được khoảng 400 Mỹ kim một năm thì số trung bình của các nước nghèo ở khoảng 580 đồng. Kết luận sơ khởi là Việt Nam vẫn thuộc loại nghèo nhất; nếu đạt tốc độ tăng trưởng là 7% thì mỗi năm một người trong dân số hơn 80 triệu chỉ có thêm chừng ba chục bạc, mỗi ngày thêm tám xu. Cách đây 40 năm, ngay giữa thời chiến tranh, miền Nam Việt Nam có mức sống ngang bằng với Nam Hàn, Đài Loan hay Thái Lan. Ngày nay, Việt Nam đang cố bắt kịp đà tụt hậu ấy so với các xứ kia sau khi là nước tân tòng theo kinh tế thị trường, nhưng vẫn lẹt đẹt vì là kiểu kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Có nhìn như vậy thì mình mới khỏi bị say nước đường khi được các định chế quốc tế khen ngợi.

Hỏi: Chúng tôi được biết là ông có tham gia vào một nhóm nghiên cứu tiến trình cải cách kinh tế tại Việt Nam từ cả chục năm qua và nhóm nghiên cứu này vừa công bố tài liệu tổng kết dưới dạng một cuốn sách Anh ngữ do nhà M.E. Sharpe xuất bản. Ông có thể cho biết sơ lược về tài liệu này chăng?

Đáp:Cuốn sách này xuất bản vào năm 2005, là kết quả của một công trình nghiên cứu từ 1992 đến gần đây, do nhiều chuyên gia Hoa Kỳ và Việt Nam cùng thực hiện. Bản thân tôi có tham gia vào phần tổng hợp và biên tập, với một tiểu luận về cải cách ngân hàng. Việc nghiên cứu là do sáng viện William Donner tài trợ nhằm đánh giá thành quả cải cách tại Việt Nam để tiến ra kinh tế thị trường. Trong một dịp khác, ta có thể trở lại đề tài này.

Hỏi: Trở về kinh tế Việt Nam vào năm qua, ông có lượng định sơ lược như thế nào?

Đáp:Năm 2004 đang kết thúc tương đối là một năm tốt đẹp với kết quả tăng trưởng là giúp cho một thành phần dân chúng thoát khỏi cảnh bần cùng. Ý niệm bần cùng này thực ra rất tương đối, dựa trên mức sống hay mức tiêu thụ nhiệt lượng tối thiểu trong một ngày để sinh tồn, để khỏi chết đói, khoảng 150 Mỹ kim một ngày cho một người. Hơn 10 năm trước, tỷ lệ bần cùng này là 57% dân số, nay chỉ còn gần 30% dân số thôi. Đó là về mặt tích cực; nhưng kết quả ấy vẫn chưa đồng đều và đa số dân cư trong các vùng cao và vùng sâu vẫn thuộc loại bần cùng, mỗi ngày chỉ có chừng bốn hào, tính bằng đô la. Khi nói đến một số thay đổi tốt đẹp tại Việt Nam, chủ yếu là tại thành thị có giao tiếp với thế giới bên ngoài, ta không nên quên khởi điểm cực thấp và nếp sinh hoạt bần cùng của một phần dân số bị thoát khỏi tầm nhìn của thế giới bên ngoài. Ngoài nét đại cương ấy, thì năm qua, cùng cả khu vực Đông Á, Việt Nam đạt kết quả tích cực là không bị khủng hoảng lớn về kinh tế hay chính trị xã hội, nhưng biến động vẫn có thể xảy ra năm tới.

Về đại thể, Việt Nam vẫn bị hai loại khiếm hụt song hành là bị bội chi ngân sách và nhập siêu về ngoại thương, mua nhiều hơn bán. Số thất nghiệp ít được nói ra, mà vẫn khoảng 7% dân số lao động, tức là ba triệu người, vì cơ cấu dân số rất trẻ và số người tham gia thị trường lao động rất cao trong khi kinh tế chưa kịp tạo thêm công việc làm mới. Ngoài ra, phải nói đến một tình trạng thường bị giới kinh tế quốc tế lãng quên là nạn dư dôi lao động, nạn thất nghiệp trá hình, là hoàn cảnh khiếm dụng của người có sức lao động mà không làm hết thời gian. Trung bình từ 40 đến 45% dân số lao động ở nông thôn, từ 12 đến 15 triệu người, đang gặp cảnh đó. Năm qua, cùng với dịch cúm gia cầm và hiệu ứng ngoại nhập vì giá thương phẩm và dầu khí gia tăng, Việt Nam bị lạm phát mạnh. Nhân đây, tôi xin trả lời một số thính giả trong nước là khi nói đến tỷ lệ tăng trưởng, thí dụ như 7% một năm, ta nói đến đà tăng trưởng thuần, sau khi gia giảm yếu tố vật giá. Tuy nhiên, thống kê về sản xuất thường được thu thập và khai thác chậm hơn hiệu ứng của giá cả vốn tác động lập tức, cho nên con số tăng trưởng phải thường xuyên điều chỉnh lại.

Hỏi: Bây giờ, ta xin chuyển qua phần dự đoán về tình hình kinh tế năm tới. Ông vừa nói là Việt Nam có thể gặp biến động kinh tế, xã hội và chính trị trong năm tới, vì sao vậy?

Đáp:Trước khi tìm hiểu về tình hình năm tới, ta có thể tóm lược về các nhược điểm trong cơ cấu xã hội thì sẽ đoán ra những rủi ro. Việt Nam có một dân số trẻ mà bị khiếm dụng, là làm không hết thời gian, bị thất nghiệp hay thiếu việc làm. Dân số trẻ này lại không được giáo dục và đào tạo cho thích hợp với yêu cầu của kinh tế nên về dài nạn dư dôi lao động này vẫn khó giảm. Có việc làm mà làm không hết thời, làm kém hiệu năng vì thiếu tay nghề chẳng hạn, là loại vấn đề vừa xã hội vừa kinh tế và dễ gây ra vấn đề chính trị và văn hoá. Hãy xem tình trạng băng hoại xã hội trong giới trẻ ngày nay thì rõ. Vấn đề chính trị thì còn giải quyết được trong vòng một chục năm, vấn đề văn hoá thì di hại nhiều thế hệ.

Hỏi: Trong cảnh ấy, việc kinh tế Việt Nam mở cửa ra ngoài có giải quyết được gì không?

Đáp:Có mà không, lý do là kinh tế Việt Nam vẫn có đặc tính hướng ngoại, với hai phần ba số thu nhập là do trao đổi với bên ngoài, vì vậy, thăng trầm của thị trường quốc tế lại lập tức tác động mạnh vào mức sống người dân. Mà sự thăng trầm này sẽ có trong năm tới vì thứ nhất nạn suy trầm tại Đông Á lẫn nạn suy thoái thậm chí khủng hoảng tại Trung Quốc, và thứ hai, sức cạnh tranh rất kém của Việt Nam khi các nước khác đều bung khỏi những giới hạn về mậu dịch trong khuôn khổ WTO. Nôm na là năm tới, các lân bang đều thoát khỏi hạn ngạch hay thuế nhập khẩu, Việt Nam thì chưa vì không kịp gia nhập tổ chức WTO vào thời hạn đầu năm 2005. Năm qua, số đầu tư và sản xuất cho thị trường nội địa của Việt Nam có gia tăng khả quan hơn năm ngoái, nhưng vẫn chưa đủ để kéo kinh tế ra khỏi suy trầm vì vị trí quá lớn của khu vực sản xuất cho thị trường nước ngoài. Sự trông đợi của mọi người vào xuất nhập khẩu và thị trường quốc tế có thể gây bẽ bàng, là điều Đông Á đã thấy trong vụ khủng hoảng 97-98 mà Việt Nam thì chưa, vì là nước tân tòng.

Hỏi: Giải pháp kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa không giúp ích gì cho những chấn động ngoại nhập này hay sao?

Đáp:Trên nguyên tắc, cái gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa đáng lẽ phải dẫn tới việc ưu tiên cứu giúp thiểu số bần cùng, để đa số còn lại được sinh hoạt tự do. Ở đây, ta có nghịch lý ai cũng thấy là nạn tham nhũng, chứng bệnh thâm căn cố đế của hệ thống kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong tiến trình công khai hoá sổ sách và tính toán kinh tế để gia nhập WTO, người ta mới phát giác nhiều vụ tham ô ở cấp cao trong chính quyền. Vì cơ chế chính trị hiện hành, mấy vụ đó mới chỉ là mặt nổi của vấn đề chứ tham nhũng nay đã là thuộc tính của chế độ chính trị, nên ăn sâu đến cấp cao nhất. Tôi xin lấy thí dụ đơn giản là tổng sản lượng của 80 triệu dân sản xuất ra một năm ở khoảng 40 tỷ đô la, nếu có tăng trưởng chừng 7% thì một năm dân ta có thêm gần ba tỷ, chưa kể là cộng đồng hải ngoại vẫn gửi về chừng ba tỷ rưỡi mỗi năm. Trong khi đó, thiểu số có chức có quyền hàng năm vẫn bỏ túi hàng tỷ bạc nhờ tham nhũng. Nghịch lý ấy không thể kéo dài. Y như tại Trung Quốc, biến động kinh tế có thể sẽ dội ngược thành khủng hoảng chính trị.

Nếu tổng kết thì tôi xin nêu ra hai vấn đề nằm ngoài kinh tế mà vẫn chi phối sinh hoạt của người dân trong trường kỳ là sự suy sụp văn hoá và ô nhiễm môi sinh, nói chung là nạn ô nhiễm môi trường sinh sống, từ đạo đức xã hội đến khí trời và điều kiện sản xuất. Những vấn đề này có nguyên nhân sâu xa là chính trị, với hậu quả kinh tế lâu dài là Việt Nam tiếp tục là nước nghèo, dù có đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất nhì thế giới. Mà tốc độ này sẽ sút giảm trong năm tới. Có tăng thì chỉ có lạm phát và tham nhũng. Năm tới vì vậy có thể là một năm bản lề, với nhiều thay đổi lớn lao từ kinh tế dội ngược lên.

© 2004 Radio Free Asia



-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), January 11, 2005

Answers

Response to Khủng hoảng Việt Nam 2005:RFA phỏng vấn TS Nguyễn xuân Nghĩa

***

Xin nói riêng, Ts NXN này chính là bà con của VC-Nguyễn văn Linh (reform)

NXN good or bad , who know, những Ô ta cũng là tay chân của MT-Việt tân ngày xưa rồi nội bộ tai to mặt lớn trong gia đình Ô Minh tranh chấp nhau và nhiều người đã bỏ MT-Việt tân vì họ cho rằng NXN chính là cánh tay nối dài của VC-Hanoi lũng loạn rù rì thụt tai để VNCH hải ngoại tan rã

Dường như NXN vẫn còn đang ở vùng Bắc Cali :)))

-- I have NXN pix some where :)))) (ChuyenTriHOINACH@aol.com), January 11, 2005.


Response to Khủng hoảng Việt Nam 2005:RFA phỏng vấn TS Nguyễn xuân Nghĩa

To: CTHN,

Please reveal whatever you have known !!!

MT Hoang cơ Minh thì everybody knows BUT...heard you usually talk about Viêt Tân. Who the hell is it?? Forget đảng phái hay VNCH. They are nothing. People is sick of political parties.

Tôi thỉng thoảng cũng đến nghe những buổi nói chuyện cũa cộng đồng nhưng kh hề nghe ai nói đến đảng phái này, đảng phái nọ, hay nhắc đến sư tái lập VNCH. Tôi thấy ngay cả hội cựu quân nhân QLVNCH cũng chủ yếu nói đến tinh thần quốc gia với quyết tâm lật đổ đảng VC, kh phải để họ (cựu quân nhân) hy vọng trở về VN làm ông làm cha bởi vì ho gìa lảo hết rồi. Họ chỉ 1 lòng với đất nước cho con cháu cũa họ , cho ngươi dân đen tại quốc nội.

Có một lần ở Sydney, tôi "tình cờ" đến cuộc họp cũa hội cựu quân nhân VNCH, chủ tịch là Mai xx(?) Hòa. Sau khi họp xong, mọi người ra về, để lại bàn ghế ly tách kh ai dẹp dọn. Ông ta gìa cả đi còn kh muốn nôi phải nai cái lưng gìa ra dẹp dọn bàn ghế. Tôi hỏi thì ông ta nói "Mình kh làm thì ai làm!!". Theo tôi được biết con cháu cũa nhuũng VNCH này đều thành đạt, gia đình cũa chính họ cũng khá gĩa. Thì kh có lý do nào họ bỏ công sức ra để lật đổ VC, sau đó để về VN lam Xả Trưởng??? Chắc kh phải là vậy rôi!! Ðộng cơ chủ yếu cũa họ là lòng yêu nước chân thành không phải là lòng hận thù như đám VC thường rêu rao.

Trong quá khứ khi còn thời VNCH, có lẽ chính tôi cũng chẳng ưa gì VNCH. Sau 75 tôi lại càng chẳng ưa nhưng qua hải ngoại thấy việc làm cũa họ làm tôi ngả nón kính phục. Cảm phục vì tinh thần cũa họ.

Tôi và hầu hết những người Việt hải ngoại đều mong ước VN được tự do dân chủ và người dân sống được xứng đáng là 1 con người. Ðảng nào cai trị nước cũng được nhưng chắc chắn kh phải là đảng VC.

...Vì Ðảng VC Has Been Disqualified!!!



-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), January 11, 2005.

Response to Khủng hoảng Việt Nam 2005:RFA phỏng vấn TS Nguyễn xuân Nghĩa

***

Anh KSBH hỏi mà làm tôi buồn tai quá?

Đảng Viet Tân (Canh tân cách mạng đảng ) chính là của MT-HCM sau nhiều năm húp phở nên ngày nay sửa lại giọng nói , bỏ áo nâu mặc Veston và theo tôi biết cùng tất cả các nơi VietTan đã trình làng thì do Th/Tá Nguyễn kim Huồn (UH-1) của KQ-VNCH ngày xưa đảm trách với chức vụ "Vụ trưởng MT-VietTan hải ngoại" còn trong nước thì có ma nó biết

Thôi thì để tôi search và cho anh 1 link ngày xưa với phát ngôn nhân của MT-VietTan khi xua as MT-HCM

http://groups- beta.google.com/group/soc.culture.vietnamese/browse_thread/thread/aaa0 75b80dbe8e2/c12fc32955868ac6?q=%22bi%27+ma^.t%22+(MT)&_done=%2Fgroups% 3Fas_q%3D%26num%3D10%26scoring%3Dr%26hl%3Den%26ie%3DUTF-8%26as_epq% 3Dbi%27+ma^.t%26as_oq%3DMT%26as_eq%3D%26as_ugroup%3D%26as_usubject%3D% 26as_uauthors%3D%26lr%3D%26as_drrb%3Dq%26as_qdr%3D%26as_mind%3D1% 26as_minm%3D1%26as_miny%3D1981%26as_maxd%3D11%26as_maxm%3D1%26as_maxy% 3D2005%26safe%3Doff%26&_doneTitle=Back+to+Search&&d#c12fc32955868ac6

VInsight OLD DAY

If you search more, will see "O^ Hoangco Minh still alive and in the Bi' ma.t location" :)))))

-- Cheers :))) (ChuyenTriHOINACH@aol.com), January 11, 2005.


Response to Khủng hoảng Việt Nam 2005:RFA phỏng vấn TS Nguyễn xuân Nghĩa

WOW.... QUA' HAY... QUA' DUNG'...

CHUYEN^ TRI HOI^ NACH' QUE^ RUI`....!

NOI' QUA' HAY...!

-- Chau' Nam Cam (Du ma thang Ho chi Minh@Hanoi.vn), January 11, 2005.


Moderation questions? read the FAQ