Xin góp ư về hai chữ "Việt kiều" - Ai là "Việt kiều" ?

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Xin góp ư về hai chữ "Việt kiều" - Đặng Xuân Khánh - ykien.net

Chữ "kiều" trong tiếng Việt, dùng theo sau một người thuộc về một nước nào th́ có ư để chỉ người nước đó đang làm việc, sinh sống hoặc đang tham quan du lịch tại một quốc gia khác.

Thí dụ: - Người mang quốc tịch Trung hoa, làm việc, sinh sống, du lịch ở VN th́ gọi là Hoa kiều - Người mang quốc tịch Pháp, làm việc, sinh sống, du lịch ở VN th́ gọi là Pháp kiều - Người mang quốc tịch Úc, làm việc, sinh sống, du lịch ở VN th́ gọi là Úc kiều - Người mang quốc tịch Mỹ, làm việc, sinh sống, du lịch ở VN th́ gọi là Mỹ kiều

Một người mang quốc tịch Mỹ gốc Việt, sống ở Mỹ th́ là người Mỹ gốc Việt (Vietnamese American) chớ không phải là «Việt kiều». Cùng trường hợp, một người mang quốc tịch Úc gốc Việt, sống ở nước Úc th́ là người Úc gốc Việt (Vietnamese Australian), chớ không phải là «Việt kiều» - Thí dụ như một người Việt mang quốc tịch Úc bị tuyên án tử h́nh ở Singapore mới đây v́ mang bạch phiến trong người, th́ báo chí và các cơ quan truyền thông tại Úc và Singapore gọi anh ta là một "Australian national", "Vietnamese Australian" chớ họ không gọi là Vietnamese (người Việt hay Việt kiều). - Trong khi đó, những người trên chiếc tàu vượt biên của người Việt đến Úc hồi năm qua th́ được gọi là "Vietnamese nationals" (v́ họ chỉ mang mỗi quốc tịch VN) Do đó, người Mỹ (gốc Việt), đang làm việc sinh sống ở VN, hay về thăm thân nhân ở VN th́ phải gọi là Mỹ kiều (gốc Việt), hay cho rơ ràng là người Mỹ gốc Việt, chớ không thể gọi là «Việt kiều» - Tương tự với những người mang quốc tịch Úc, Pháp, Gia nă đại ... gốc Việt. .

Cụm từ «Việt kiều» trong tiếng Việt dùng để chỉ những người gốc Việt, chỉ mang mỗi quốc tịch Việt Nam, đang sinh sống, làm việc, du học hay du lịch ở ngoài nước Việt Nam, như các thành phần đi lao động nước ngoài, du học sinh, nhân viên các sứ quán của nhà nước CS Việt Nam ... th́ chính xác hơn. .

C̣n chữ «Việt kiều» nếu dùng để chỉ người Việt đang mang quốc tịch nước ngoài (không mang hộ chiếu Việt Nam) là không đúng.

-- test (test@test.ok), January 07, 2005

Answers

Response to Xin gĂ³p Ă½ về hai chữ "Việt kiều" - Ai lĂ  "Việt kiều" ?

Về bài "Hai chữ Việt Kiều" - Nguyễn Hùng

Chúng tôi cũng đă đề cập tới hai chữ Việt Kiều trên một diễn đàn khác (diễn đàn "Văn hóa Việt Nam" ở Úc), nhân đọc được bài sau, qua mạng Ư Kiến cho tôi gửi vài ḍng trao đổi tới tác giả đôi ḍng như sau.

Hai chữ Việt Kiều tác giả giải thích hoàn toàn không chính xác (nếu không nói là sai hoàn toàn nghĩa) với nghĩa của hai chữ "Việt Kiều" này vẫn dùng để chỉ người gốc Việt Nam sinh sống (lâu dài), định cư (kể cả mang quốc tịch nước khác, quốc tịch ở đây hiểu là được trao, được cho - granted) ở nước ngoài. Chữ Kiều (gồm bộ Nhân với bộ Kiều) theo gốc chữ Hán có nghĩa là "ở nhờ, đi ở nhờ, đi ở (sống ở) nước khác ...". Khi dùng từ Hoa Kiều, nghĩa là chỉ người gốc Hoa sống, định cư ở nước khác, Pháp Kiều nghĩa là người gốc Pháp sinh sống hoặc định cư ở nước khác ... có thể những người này đă mang (granted) quốc tịch khác. C̣n người gốc Việt sống ở Mỹ gọi là Việt Kiều ở Mỹ, tương tự có Việt Kiều ở Úc ...

Như vậy từ Việt Kiều chỉ toàn bộ những người gốc Việt sinh sống, định cư (và cả trường hợp mang quốc tịch nước khác) ở nước khác (khác Việt Nam). Từ Việt Kiều không dùng để chỉ những người Việt Nam đi làm hoặc đi học (sống tạm thời) ở nước ngoài. Cũng tương tự từ Pháp Kiều, Nhật Kiều ... không chỉ những người đi du lịch, làm việc ngắn ngày (tạm thời) ở nước ngoài

-- test (test@test.ok), January 07, 2005.


Response to Xin gĂ³p Ă½ về hai chữ "Việt kiều" - Ai lĂ  "Việt kiều" ?

Xin trao đổi thêm với bạn Nguyễn Hùng về hai chữ "Việt kiều" Đặng Xuân Khánh

1/ Đúng như bạn đă đề câp: «hai chữ "Việt Kiều" này vẫn dùng để chỉ người gốc Việt Nam sinh sống (lâu dài), định cư (kể cả mang quốc tịch nước khác, quốc tịch ở đây hiểu là được trao, được cho - granted) ở nước ngoài». Tôi không phủ nhận điều này. Nhưng "vẫn dùng" không có nghĩa là "chính xác" là "đúng", mà do người Việt ta dùng măi rồi thành thói quen, rồi được mặc nhiên chấp nhận theo thời gian. Tiếng Việt có nhiều danh từ được dùng không đúng chỗ hoặc dùng sai nghiă, nhưng v́ dùng riết rồi trở thành thông dụng.

2/ Bạn viết : «Chữ Kiều (gồm bộ Nhân với bộ Kiều) theo gốc chữ Hán có nghĩa là "ở nhờ, đi ở nhờ, đi ở (sống ở) nước khác ..."»

Như vậy, chữ "kiều" không có nghĩa là "mang quốc tịch" hay là "công dân" của quốc gia mà "kiều dân" đó đang sinh sống. Chữ "kiều" có nghĩa là "ở nhờ, đi ở nhờ, đi ở (sống ở) nước khác ...". Do đó, "kiều dân" (foreigner) chỉ là người sống (tạm thời, không có ư định gắn bó muôn đời) tại một quốc gia khác. (foreigner: a person who comes from a foreign country; someone who does not owe allegiance to your country) (*)

Tương tự, "Việt kiều" chỉ là người gốc Việt nam "ở nhờ, đi ở nhờ, đi ở (sống ở) nước khác ..." "Việt kiều" không phải là "công dân" của quốc gia họ đang sinh sống.

C̣n thí dụ như người Việt mang quốc tịch Mỹ (Mỹ gốc Việt) th́ họ không "ở nhờ, đi ở nhờ, đi ở (sống ở) nước khác ...", mà họ mang quốc tịch Mỹ, là công dân Mỹ (citizen: a native or naturalized member of a state or other political community) (*)

Về phương diện pháp lư, khi ai đă mang quốc tịch của quốc gia khác (ngoại trừ các quốc gia chấp nhận song tịch) th́ họ là "công dân" (citizen) của quốc gia đó, và không c̣n thuộc về quốc gia họ đă sinh ra, nên họ không phải là "kiều dân" (foreigner)

3/ Báo chí nước ngoài khi đề cập đến một người Mỹ, hay Úc gốc Việt, họ vẫn gọi là "Vietnamese American" (người Mỹ gốc Việt) hay "Vietnamese Australian" (người Úc gốc Việt), chứ không gọi trơn là "Vietnamese" (người Việt hay Việt kiều).

Trân trọng Đặng Xuân Khánh

-- test (test@test.ok), January 07, 2005.


Response to Xin gĂ³p Ă½ về hai chữ "Việt kiều" - Ai lĂ  "Việt kiều" ?

Tản mạn thêm về hai chữ “Việt kiều” Đặng Xuân Khánh

Trong thời kỳ c̣n chiến tranh, số người Việt mang quốc tịch nước ngoài và định cư tại nước ngoài rất ít. Đa số thuộc thành phần đi du học dưới chế độ VNCH cũ. Hai chữ “Việt kiều” được dùng để chỉ số người gốc Việt sống ngoài nước Việt nam này.

Khoảng đầu thập niên 1970, rất nhiều người Việt sống tại Kampuchia (Cam-bốt), không mang quốc tịch Miên, ào ào trốn chạy trở về VN v́ nạn “cáp duồn” của người Miên bản xứ, và chính phủ Miền Nam thời bấy giờ có chương tŕnh giúp đỡ những người này gọi là chương tŕnh “Việt kiều hồi hương”

Sau chiến tranh, số người Việt định cư tại nước ngoài càng ngày càng gia tăng, và đa số đă gia nhập quốc tịch trở thành công dân của quốc gia mới nơi họ đang sinh sống. Trên căn bản pháp lư th́ họ đă thuộc về những quốc gia mới này, không c̣n quan hệ pháp lư ǵ với VN, v́ các quốc gia này và cả VN không công nhận t́nh trạng song tịch. Do đó, khi tuyên thệ gia nhập quốc tịch mới, là đương nhiên từ bỏ quốc tịch cũ (nếu có)

Rồi hai chữ “Việt kiều” vẫn được dùng để chỉ tất cả những người gốc Việt mang quốc tịch mới này, có lẽ v́ ta không có một từ nào để gọi cho xuôi tai hơn. Nếu gọi họ là Mỹ kiều (gốc Việt) hay Pháp kiều (gốc Việt) th́ có vẻ chướng tai và có cảm tưởng là “mất gốc”. Do đó, nhiều người cảm thấy thoải mái hơn với hai chữ “Việt kiều”, tuy rằng nó không đúng nghĩa về pháp lư, và “Việt kiều” được mặc nhiên công nhận là “tất cả những người gốc Việt định cư ở nước ngoài”.

Đặng Xuân Khánh

-- test (test@test.ok), January 07, 2005.


Moderation questions? read the FAQ