Chủ nghĩa "Phải Đạo" Đinh Việt

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Trích từ ykien.net

Chủ nghĩa "Phải Đạo"

Đinh Việt

Ở nước ta hay có cụm từ "Phải đạo" nhằm để diễn tả một cách sống và suy nghĩ mà theo chúng ta là hợp thời thế, không bị ai chê trách. Chúng ta nói phải đạo trong việc học hành, trong quá tŕnh công tác, trong các ứng xử xă hội và trong quan hệ gia đ́nh. Chúng ta sống Phải đạo, cư xử Phải đạo, nói năng Phải đạo, và suy nghĩ Phải đạo. Chúng ta đặt tiêu chí Phải đạo như một mục tiêu cần hướng tới để đạt được một sự hoàn thiện. Vậy Phải Đạo có nghĩa là ǵ và bản chất của nó ra sao.

Xét về mặt ngữ nghĩa, Đạo là đường đi theo nghĩa đen,và theo nghĩa bóng là Lối hành xử với Ngoại quan cũng như với Bản Ngă đúng đắn, được Xă Hội chấp nhận và áp dụng. Xét về mặt Tâm linh, tín ngưỡng Đạo là con đường giúp cho các tín đồ đạt đến mức độ giải thoát. Trên b́nh diện dân tộc Việt Nam, Đạo là những chuẩn mực đạo đức và hành chính đă được h́nh thành trong quá tŕnh h́nh thành và phát triển của toàn dân tộc, là những điều răn dậy khôn ngoan mà thế hệ cha ông cụ kỵ đă đúc kết và truyền lại cho con cháu. Những điều đó ảnh hưởng rất lớn của nền văn minh Lúa Nước và văn hóa Khổng Lăo. Ví dụ, theo khái niệm Phải Đạo của dân tộc Việt Nam, một người con gái được coi là sống phải đạo nếu cô ta giữ được Tam Ṭng Tứ Đức, luôn đoan chính trong mọi ứng xử hành vi đối với bất kỳ ai. Một người đàn ông sống Phải Đạo khi giữ được Ngũ Luân Cương Thường, Tam Trung Ngũ Hiếu, hành xử đúng với tinh thần Nho Giáo như một chính nhân quân tử.

Phải Đạo theo quan niệm mới đó là cách sống hợp thời, không dị biệt với phong cách chung của Xă Hội. Và như thế chúng ta đă vô t́nh trung giới hạn sự phát triển của cá nhân ḿnh trong 2 chữ đó, dần dần nâng nó lên thành một chủ nghĩa, Chủ Nghĩa Phải Đạo.

Bây giờ chúng ta hăy cùng nhau thảo luận xem Chủ Nghĩa Phải Đạo đă và đang tác động tới chúng ta và xă hội chúng ta ra làm sao?

Bắt đầu từ vấn đề Văn Hóa và cốt lơi là chuyện Giáo Dục và Đào tạo. Không hiểu từ bao giờ, chuyện đến trường đến lớp để học bằng cách ghi chép loại trừ tư duy cá nhân đă xuất hiện từ bao giờ? Bao nhiêu thế hệ học sinh đă áp dụng phương pháp này. Chúng ta cứ mải miết ghi, chép lại những điều mà thầy cô đọc trên bục giảng như một cái máy mà không cần biết đến đúng hay sai. Sau đó chúng ta cầm mớ kiến thức hổ lốn đó về nhà tụng như kinh nhằm nhét toàn bộ tập hợp đó vào đầu. Sau đó chúng ta copy+ paste mớ kiến thức đó ra giấy thi để các thầy cô giáo chấm. Kết quả là chúng ta thi đỗ c̣n các thầy cô giáo hoàn thành chức năng sư phạm cao cả. Nhưng đọng lại trong chúng ta là ǵ, một con số không tṛn trĩnh. Không biết có thế hệ học sinh nào khổ như thế hệ học sinh hiên tại không khi mà các em các cháu bị biến thành một cái bể phốt để cho cả xă hội tống xuống đó mọi thứ đào tạo. Nào là học chính, học thêm, học nâng cao, học phụ đạo, học ôn thi, học các môn năng khiếu. Tất cả được nhồi nhét vào một bộ năo non nớt khiến cho nó dần ngu si đi, liệt chức năng tư duy và sáng tạo cá nhân, dẫn tới chứng phản ứng với việc học tập. Các cháu coi việc học là khổ h́nh đầu đời, trường học là nơi đày đọa và giáo viên thành những mụ phù thủy, gă yêu tinh. Chúng ta biết chuyện đó, nhưng ai dám làm ǵ, v́ chúng ta coi chuyện đó là Phải Đạo. Cấm giáo viên và nhà trường dạy thêm ư, giảm tải học hành cho các em, không đừng mơ, chính phụ huynh các cháu lại đứng ra làm đơn để xin nhà trường và cô giáo chủ nhiệm mở lớp, thế th́ c̣n trê trách ở đâu. Một cú lách luật hoàn hảo. Phải chăng phụ huynh bây giờ độc ác? Đừng nói thế, họ cũng thương con cái họ lắm chứ, nhưng mà mính không theo người khác th́ con ḿnh chết, phải theo thôi, thế mới là sống Phải Đạo. Và giáo dục có lỗi không? Có. Giáo viên t́m mọi cách để ép buộc các em t́nh nguyện đi học thêm với nụ cười nở trên môi. Bằng mọi cách, như đạy sơ sài trong tiết chính để dành trọng tâm cho phu đạo, những bài kiểm tra khi phụ đạo chính là bản Demo cho bài kiểm tra hay kỳ thi cuối kỳ ngày mai. Thế th́ bố bảo đứa nào dám từ chối ân sủng được học phụ đạo. Các em bị dồn nén tâm lư mới nẩy sinh ra tư tưởng dễ hư hỏng, phản kháng dẫn đến chuyện sa vào tệ nạn Xă Hội. Tôi rất ngạc nhiên khi thằng cháu tôi được tiên tiến 9 năm liền, nhưng khi hỏi lại những kiến thức lớp dưới lại chẳng biết ǵ, trong khi nó lại nhớ toàn bộ các đoạn mă trong Half-life hay AOE, cũng như ngày sinh tháng đẻ của các thần tượng ca nhạc.Cũng dễ hiểu thôi, ai thèm đi nhớ những cái ḿnh căm thù bao giờ. Thế mới xảy ra chuyện lạ. Tại đợt thi tuyển sinh Đại Học năm nay, một thí sinh miền Nam đă bỏ không thi môn văn. Trong thời gian đó em làm ǵ? Em ngồi viết những bức xúc của ḿnh về môn văn và cách giảng dậy môn văn một cách rất chỉn chu và mạch lạc để gửi bộ Giáo Dục và các thầy cô giáo. Kết quả tất nhiên, em bị điểm liệt và trượt v́ em đă hành xử không Phải Đạo. Một chiến sĩ dũng cảm đă bị giết chết mà những người cầm bút giết em không phải không thấy ăn năn và day dứt. Họ cũng sống Phải Đạo thôi và chúng ta cũng sống Phải Đạo như họ thôi.

Chưa kể đến những tác hại của những công cuộc cải cách Giáo Dục mà nạn nhân chính là chúng ta và các thế hệ sau. Nhưng không ai dám phản đối, những sai phạm được chuyển hóa thành sửa chữa sai lầm, hoàn thiện, rút kinh nghiệm. Phải nói rằng những ǵ mà cố bộ trưởng giáo dục Tạ Quang Bửu làm được cho giáo dục Việt Nam th́ đă bị ông Nguyễn Minh Hiển phá sạch. Ông Hiển sẽ tồn tại hết nhiệm kỳ 2 này sau đó về hưu an toàn. Ông ứng xử cũng rất Phải Đạo.

Khi các em không c̣n là học sinh cấp III, có nghĩa là các em là sinh viên, có nghĩa là các em có đủ chức năng tư duy thành niên, liệu mọi chuyện có khá hơn không? Không thưa các bạn, một cái cây đă được nhào nặn thành một bộ máy từ bé th́ lớn lên nó vẫn vậy. Các bạn sinh viên ngày nay hoàn toàn thụ động, lại một quá tŕnh sao chép từ phiên bản cấp dưới được khoác mác người lớn. Các bạn sinh viên đă chủ động hơn trong quá tŕnh đút lót giáo viên để kiếm lợi, chứ không cần Mẹ dắt tay đến nhà nữa. Khái niệm đi chùa Thầy vào mỗi dịp thi cử lễ tết đă thành chuyện ở huyện. Các bạn chủ động tính toán, cân đối thu chi, môn nào quan trọng "đi" nhiều, môn nào ít quan trọng " đi ít ".Và vị trí giáo viên, tinh thần tôn sư trọng đạo đă trở thành hàng hóa. Rất nhiều giáo viên có lương tâm đă khóc. Vâng, kính thưa các thầy cô giáo có lương tâm đáng kính của chúng em, nếu chúng em không muối mặt làm chuyện đó th́ chúng em sống không Phải Đạo, sẽ bị lănh chịu trách nhiệm ngay. Chúng em cũng muốn thi cử đàng hoàng lắm, nhưng chúng em làm sao chấp nhận được khi đứa này đứa nọ không học mà cũng có điểm cao chỉ bằng phương thức học Phong B́. Và v́ thế chúng ta đă có một thế hệ Học Phải Đạo- Dậy Phải Đạo.

Nghe những tấm gương sống liêm khiết, ngay thẳng chúng ta thường ngưỡng mộ. Nhưng nếu chúng ta ở hoàn cảnh của họ chúng ta có sống được như họ không? Chắc chắn là không? Chúng ta chỉ thầm ngưỡng mộ trong tư tưởng, thấy hổ thẹn trong tư tưởng, nhưng bên ngoài chúng ta vẫn coi như không, hay thậm chí c̣n dè bỉu họ v́ cái cao đẹp của họ phá vỡ nguyên tắc Phải Đạo của chúng ta. Chúng ta tức tối khi nh́n thấy công an giao thông ăn tiền măi lộ trắng trợn, nhưng khi xe chúng ta bị bắt v́ một lư do ǵ đó th́ dù đúng dù sai chúng ta t́m mọi cách để đút tiền vào túi họ để làm sao nhanh chóng đưa xe ra, kẻo xử lư hành chính xong th́ xe của ta đă ra thê thảm. Chúng ta đến Ủy ban Phường để xin dấu hay chứng nhận ǵ đó, chúng ta phải dạ thưa vâng hỏi khúm núm với từ cô bé đánh máy trở đi- trong trường hợp không quen biết- để mau chóng xong việc. Sau đó th́ chúng ta ra ngoài không thể ḱm nén được mà không phun ra một câu chửi đổng. Theo báo cáo của Quốc Hội th́ Ủy ban Phường Xă, Huyện là nơi vi phạm dân chủ nhất trong bộ máy hành chính. Chúng ta vẫn phải thế thôi, v́ có thế mới được coi là Phải Đạo. Tại nơi làm việc th́ sao, chúng ta buộc phải tuân theo cái lề luật mà cơ quan chúng ta đề ra dù cho bất hợp lư. Ưu tiên số một tại đây là sống biết điều, thú hai là tạo quan hệ và phe cánh. Chỉ cần 2 yếu tố đó là chúng ta cứ tuần tự nhi tiến không cần xét đến khả năng và chuyên môn. Dường như chính chúng ta đang tạo ra một xă hội cần đến những người biết điều chứ không cần đến những người làm được việc. Không thể hiểu nổi khi có một nhà máy khai thác quặng trên Tuyên Quang có cơ số nhân sự là 81 người trong đó có đến 24 kỹ sư và dung lượng công việc là tối thiểu v́ số lượng quặng khai thác đă gần hết. Cá kỹ sư vẫn c̣n đó để hưởng lương hành chính theo bảng lương. Không thể hiểu được những nhà máy chế biến sản phẩm được xây dựng tại những nơi không có nguồn nguyên liệu hay quá xa vùng nguyên liệu và đành xếp xó sau một thời gian hoạt động. Không thể hiểu nỗi khi những lô máy được nhập về lại dùng để chăng mạng nhện để đổi lại những vị chịu trách nhiệm nhập máy chỉ được một khoảng hoa hồng trị giá vài % lô sắt vụn đó. Trong kinh phí bộ quốc pḥng, không được công khai, hàng năm vẫn phải dành một khối lượng lớn dành cho việc bắn một cơ số đạn dược xuống biển hay lên không trung để hoàn thành chỉ tiêu sử dụng đạn. Và có một chuyện rất hài hước, trong những ngày mưa nhưng đội xe phun của công ty cây xanh và môi trường Hà Nôi vẫn dong xe đi tưới cây đều, theo đúng lịch tưới cây đă được lên từ trước. Đấy có phải những điều máy móc không, có cứng nhắc không chỉ có điều tôi khẳng định là chúng ta đang hành xử Phải Đạo. Những bất cập trong cuộc sống như Xếp hàng và Tiền giả chỉ là những mặt rất nhỏ mà ta vẫn va chạm hàng ngày. Nếu chúng ta nhận được tờ tiền giả th́ chúng ta có thiêu hủy không hay chúng ta lại t́m cách đẩy nó cho người khác theo đúng lối sống Phải Đạo của chúng ta? Chúng ta có b́nh t́nh chấp nhận cảnh xếp hàng bố láo với những kiểu chen ngang bố láo không? hay cũng gia nhập vào lối sống đó như một kẻ Phải Đạo ?

-- (test@test.test), January 04, 2005

Moderation questions? read the FAQ