SỨC NÉN CỦA NGÔN TỪ

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

SỨC NÉN CỦA NGÔN TỪ

Phạm Bá Hoa

Bài này do tóm tắt và diễn giải bài viết cùng tên của tác giả Hà Sĩ Phu hồi tháng 10 năm 2004 này, và nhận được từ địa chỉ e-mail . Tác giả là đảng viên lăo thành của đảng cộng sản Việt Nam, là một trong những đảng viên kỳ cựu trong nhóm đấu tranh ôn ḥa đ̣i lănh đạo của ông thực hiện dân chủ tự do như đă ghi trong Hiến Pháp 1992.

Xin thưa trước với quí vị, người viết phải đọc đi rồi đọc lại mới hiểu được cái “ngôn ngữ lộn ngược” mà ông Hà Sĩ Phu sử dụng, do ông căn cứ vào những ǵ xảy ra trong xă hội xă hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay, rồi ông hệ thống hóa và cô đọng lại qua “sức nén chữ nghĩa ” của ông khi ông mô tả bộ mặt xă hội chủ nghĩa dưới sự cai trị của lănh đạo cộng sản Việt Nam. Chẳng những chữ nghĩa lộn ngược mà ông c̣n phải “nén chữ” làm cho câu văn trở nên ngắn gọn, nhưng trong cái ngắn gọn đó lại tăng thêm sức mạnh của chữ nghĩa. Phải nhận rằng, tác giả đă phê b́nh chỉ trích lănh đạo của ông một cách tài t́nh.

V́ bài viết của tác giả dành cho người đọc, khi chuyển sang bài viết và đọc trên làn sóng phát thanh, phải sắp xếp lại cách tŕnh bày cộng với cách diễn đạt đôi khi phải lặp lại để quí vị tiện theo dơi. Và bây giờ xin mời quí vị.

Vào bài với những ḍng chữ ngắn của tác giả như sau: Để khen nhau mà nói “hơi bị đẹp đấy” th́ đă là lạ rồi, nhưng khi tấm tắc khen nhau mà nói “hơi bị đểu đấy”, th́ nếu các cụ ngày xưa có sống lại cũng không thể hiểu nỗi cái đám con cháu ngày nay muốn nói ǵ nữa. Bởi v́ nó “ngược đời”! Bởi ngôn ngữ ngày nay trong xă hội xă hội chủ nghĩa nó ngược đời như vậy đó. Thứ ngôn ngữ lộn ngược này, tùy theo tạng của mỗi người mà người ta có thể thích hay không thích, nhưng sự tồn tại của nó trong xă hội khiến cho tác giả giật ḿnh khi ông nhớ đến câu mà Hegel đă nói: “chẳng phải cái tồn tại là cái có lư đó sao!”.

Mà thưa quí vị, nó có lư thật, v́ nó vẫn tồn tại trong cuộc sống của mọi người trên toàn cơi nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam!

Rồi tác giả Hà Sĩ Phu nói về chữ “bị”. Chữ “bị” vốn là một chữ biểu hiện một ư niệm về thua kém, về thiệt tḥi, về tiêu cực xấu xa, cũng là khinh bỉ, tùy theo trường hợp mà hiểu. Cái lạ trong thời xă hội chủ nghĩa là khi muốn nói đến “đẹp, ngon, hay tuyệt vời, th́ phải nói là “bị đẹp, bị ngon, hay bị tuyệt vời”. Càng lạ hơn nữa là khi thêm một chữ biểu hiện ư niệm về sự hạn chế như chữ “hơi” chẳng hạn, mà vốn dĩ chữ “hơi” hiểu theo nghĩa thông thường th́ nó có nghĩa như là “một chút” thôi, nhưng thời buổi xă hội chủ nghĩa bây giờ chữ “hơi” nó lại làm cho giá trị của lời khen tăng lên gấp bội. Chẳng hạn như khi khen một người đẹp, một hành động đẹp của người nào đó nhưng lại sợ công an gọi làm việc, v́ người đó là người dân thường hay người đó luôn bị công an canh chừng, cho nên phải nói là “bị đẹp” tức là đẹp, hoặc nói là “hơi bị đẹp” có nghĩa là rất đẹp. Đấy là cách nói “khiêm tốn”, cách nói “nhượng bộ”, cách nói cho “phải đạo” của bất cứ những ai không có quyền lực trong tay, khi đứng trước người vô h́nh hay hữu h́nh luôn chực sẳn để chống đối ḿnh, thậm chí là hành hạ ḿnh chỉ v́ ḿnh nói thật, mà nói thật th́ nó ngược tai công an.

Nhưng rơ ràng là cái tính khiêm tốn ở đây chỉ là “khiêm tốn bất đắc dĩ”, v́ bên trong của lời nói khiêm tốn đó lại hàm chứa một sự đối chọi, pha chút bỡn cợt trêu ngươi. Với lại nghe kỷ của lời khiêm tốn đó, người nghe sẽ nhận ra cái sức nén của thứ ngôn ngữ lộn ngược này, tự nó đă làm tăng thêm cái tính khẳng định của sự đối chọi ẩn chứa bên trong chữ nghĩa.

Tác giả diễn giải tiếp: Vả lại nói nghe nó “ngược” nhưng chắc ǵ đă “ngược”, cũng như chữ “bị” chắc ǵ là thua kém đâu. Chẳng hạn như cả một bộ máy đảng bộ máy nhà nước “bị” làm đầy tớ của nhân dân th́ sướng đến tột đỉnh, trong khi nhân dân “được” làm chủ trong các ngành sinh hoạt xă hội chủ nghĩa th́ thất điên bát đảo, chạy gạo chạy cơm chạy tiền học cho con cho cháu đủ điên đầu. Khi người “được” làm chủ mà có việc phải đến với những người “bị” làm đầy tớ, th́ từ đầu chí đuôi luôn bị hạch sách hoạnh hẹ đến mức phải vét tiền và kính cẩn “tự nguyện” đưa cho đầy tớ mới xong việc. Điều này rất thực, không ai phủ nhận được cả. Thế mới biết, trong một không gian đảo lộn thật giả giả thật, khi nói ngược chính là nói xuôi đó! Vậy, chính xă hội chủ nghĩa đă tạo nên nhu cầu nói ngược, rồi theo thời gian nhu cầu nói ngược đó trở thành một nếp khác trong đời sống văn hoá: nếp sống nói ngược nhưng là xuôi.

Cái lối tránh né chữ nghĩa hay đúng hơn là đảo lộn chữ nghĩa trong xă hội Việt Nam ngày nay, trở thành nếp trong văn hoá Việt Nam rồi. Phải qua bao nhiêu thế hệ, xă hội Việt Nam, văn hoá Việt Nam mới khôi phục lại bản sắc dân tộc sau thời cộng sản đây?

Quí vị theo dơi tác giả quanh co với thứ chữ nghĩa lộn ngược của xă hội chủ nghĩa để tránh bị công an “gọi làm việc”, làm cho người viết nhớ lại những năm dài trong trại tù trên đất Bắc, có anh bạn tù là cựu Đại Tá H. gốc Không Quân, đang định cư tại Virginia. Trong khi cùng tắm bên bờ giếng cạn, anh ta vừa gội đầu bằng xà pḥng vừa nói với cái giọng châm biếm: “Xă hội chủ nghĩa nói bọn tư bản chủ nghĩa chúng ḿnh ở dơ là đúng, v́ bọn tư bản ḿnh ở dơ nên tắm xà pḥng chứ người xă hội chủ nghĩa có tắm xà pḥng bao giờ đâu”.

Xin quay lại với tác giả Hà Sĩ Phu. Nhưng dù sao đi nữa th́ sự xung đột giữa hai thành phần đối chọi nhau trong các cụm chữ có chữ “bị” này, cũng cho ta thông điệp về một sự dồn nén, tranh chấp, một sự cọ xát giữa những giá trị đang bị đảo lộn. Cái tử tế bị coi là tồi tàn, cái tồi tàn th́ lên ngôi chúa tể, v́ vậy mà sự đấu tranh để xác lập lại thang giá trị trong cuộc sống này là điều cần thiết.

Đến đây th́ tác giả Hà Sĩ Phu bàn đến chữ “đểu”. Đểu, mang nặng cái ư nghĩa xấu xa, không có ǵ phải bàn căi. Nhưng trong xă hội chủ nghĩa, khi chữ “đểu” ghép vào một danh từ, tĩnh từ, hay một động từ, lại mang một hàm ư tử tế, một hàm ư đạo đức, điều mà trong văn hoá Việt Nam trước đây chưa bao giờ có. Thí dụ như xưa nay vẫn gọi là “thằng đểu” chớ chưa bao giờ gọi là “ông đểu”. Tác giả đưa ra một trường hợp xảy ra trước mắt ông. Đó là chuyện trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, cái máy thu thanh mà người xă hội chủ nghĩa gọi là “cái đài” là một thứ tài sản rất quí. Một nhóm thanh niên mặc đồ “bộ đội”, thấy một ông già ngồi nghỉ, bên cạnh ông có cái máy thu thanh do Trung Hoa cộng sản sản xuất mà người xă hội chủ nghĩa gọi là cái đài Xiang Mao. Nhóm đó sáp lại ông già và nói:

Bố có cái đài đẹp quá, bố cho con xin nhé! Bố tặng con đi, chớ bố già rồi lo giữ sức khỏe mà sống, nghe làm ǵ cho thêm mệt? Nói xong, một người trong nhóm đó tḥ tay xách cái máy thu thanh đi luôn.

Tác giả giải thích ngôn ngữ trong xă hội xă hội chủ nghĩa rằng: Theo ngôn ngữ này, th́ ông già hăy ngoan ngoăn biếu cái máy thu thanh để được yên thân. Nếu ngoan cố chống lại th́ chẳng những mất cái máy, mà có thể ông c̣n lănh thêm mấy cái tát hay mấy cái đá vào người nữa hổng chừng. Động tác “xin” của nhóm thanh niên đó, chẳng khác một bài giảng về khái niệm “xin đểu” trong xă hội ngày nay. Đấy là một động tác “cướp” nhưng không phải “cướp giật” mà là “cướp xin”. Rồi tác giả nhớ đến một truyện ngắn của nhà văn Bùi Minh Quốc có một nội dung tương tự. Bùi Minh Quốc gọi đó là “biến cuộc trấn lột trở thành một cuộc hiến dâng tự nguyện”. Ông Hà Sĩ Phu viết: Thật là chí lư, cái chí lư của thời đại xă hội chủ nghĩa. Những chuyện “xin đểu, giúp đểu, quan tâm đểu, phục vụ đểu, đổi mới đểu, nhân ái đểu, ..v..v.. mà thực chất là ăn cướp, là trấn lột. Những chuyện như vậy nó xảy ra hằng ngày trong cuộc sống. Đấy là đem chữ “đểu” ghép với động từ hay tĩnh từ.

Tác giả Hà Sĩ Phu nhắc lại câu mà nhà văn Bùi Minh Quốc gọi là “biến cuộc trấn lột trở thành một cuộc hiến dâng tự nguyện”, gợi lại cho người viết nhớ đến chuyện xảy ra trên quê hương Việt Nam trong thời gian mà chương tŕnh ra đi theo diện HO liên tục diễn ra. Chuyện xảy ra trong những tháng đầu năm 1991. Một người bạn là cựu Đại Tá T. trong binh chủng truyền tin, có căn nhà gần chợ Tân Định, Quận 3, Sài G̣n. Anh nhờ người mối lái đưa đến Sở Nhà Đất gặp ông Phó Giám Đốc để hỏi về cách bán căn nhà một cách hợp pháp mới được rời khỏi Việt Nam theo diện HO. Anh được giải thích rằng: Căn nhà này Sở Nhà Đất đánh giá là 60 lạng vàng mà họ gọi là “60 cây”. Họ xem hồ sơ và nói Anh có hai người anh ở ngoại quốc. Vậy, Anh phải chia 60 lạng vàng làm 3 phần. Anh giữ một phần là 20 lạng, c̣n hai phần kia tức 40 lạng của hai người anh ở ngoại quốc th́ giao cho nhà nước giữ, khi nào hai người trở về sinh sống tại Việt Nam th́ nhà nước giao trả. Nhưng trong 20 lạng phần của anh th́ anh phải nộp cho Sở Nhà Đất 20% tức 4 lạng gọi là lệ phí làm giấy tờ. Chưa hết, anh c̣n phải trà nước cho người mối lái và ông Phó Giám Đốc, gộp chung là 20% tức 4 lạng vàng nữa.

Làm thử bài toán trừ, cuối cùng tính ra anh bạn ấy chỉ c̣n được 12 lạng trong số 60 lạng vàng. Do vậy mà anh cùng gia đ́nh quyết định: không bán. Cứ mang giấy tờ nhà đất trên đường lưu vong. Trong chuyện này, cái gọi là làm hồ sơ cùng với sự trả lời của Phó Giám Đốc, nếu nói theo ông Hà Sĩ Phu là “phục vụ đểu” đấy. C̣n về lệ phí với trà nước, gọi theo nhà văn cộng sản Bùi Minh Quốc là “trấn lột dưới ngôn từ hiến dâng tự nguyện”. Chữ nghĩa của cộng sản là như vậy đó, thưa quí vị.

Đến đây th́ tác giả Hà Sĩ Phu nói tiếp về chữ “đểu”. Nếu đem chữ “đểu” ghép với một danh từ lại mang ư nghĩa của sự tử tế trong xă hội ngày nay. Ông kể chuyện của chính ông như thế này:

Có một lần ông ra chợ mua cái radio cassette hiệu Sony giá tương đối rẻ. Về nhà, ông lắp băng cassette vào hát. Ông cảm thấy thích thú, nhất là cái thương hiệu Sony đă nổi tiếng trên thế giới. Nhưng chỉ một lúc sau th́ băng rối nùi. Ông mở ra th́ núm vặn văng một bên c̣n cái bánh xe văng một bên khác. Ông bạn của ông bèn riễu ông: Thôi bố ơi! bố mua nhằm cái “Sony đểu” rồi. Sau khi nghe người riễu ông, ông chợt nói: Sony là một thương hiệu nổi tiếng, đem chữ “đểu” ghép vào tạo thành “nhóm chữ” đầy ấn tượng cho người nghe đấy chứ! Rồi ông buột miệng khen: Hay thật! Bởi v́ nếu gọi là “Sony giả hay Sony dỏm” th́ mất hết giá trị của ngôn ngữ ngày nay. Phải nói là “Sony đểu” mới lột đến tận cùng cái “thần” của thực trạng xă hội Việt Nam. Hàng giả hàng dỏm là những danh từ chết, c̣n “hàng đểu” là một thứ ngôn ngữ sống động trong xă hội ngày nay mà không chữ nào khác có thể thay thế nó. Bởi “nó” không chỉ thông báo về phẩm chất món hàng, mà nó c̣n thông báo cả về tâm địa lẫn cung cách, cùng nền tảng lẫn nguy cơ của một xă hội, và cả cảm xúc của người nói nữa. Nghĩa là nó thể hiện toàn bộ cốt cách xă hội về sinh thái học.

Tác giả Hà Sĩ Phu lại liên tưởng đến Cụ Trạng, ông nói: Ở một xứ sở mà sống với toàn những “mẹo” của cụ Trạng Quỳnh, th́ thể nào cũng có “mẹo chống lại mẹo”, và có “đểu trị lại đểu”. Chẳng hạn như “đểu lương thiện chống lại lương thiện đểu”. Khi đến mức đó ắt phải có “đểu cương trực trị lại cương trực đểu, đểu không ngoan trị lại khôn ngoan đểu, đểu tử tế trị lại tử tế đểu”, ..v..v… Trong hoàn cảnh này th́ chữ “đểu” lại đóng vai tṛ một nhân tố “đẹp”, hay nói cách khác là chữ “đểu” trở thành chữ “đẹp”. Rơ ràng là ngôn ngữ bị lộn ngược nếu hiểu theo văn hoá Việt Nam ngày xưa, c̣n thời đại xă hội chủ nghĩa ngày nay phải lộn ngược lại mới là ngôn ngữ xuôi đầu.

Nhưng tại sao lại phải dùng chữ lộn đầu lộn nghĩa như vậy? Câu tự hỏi này không phải của tác giả, mà là của người viết bài này. Tại v́ trong xă hội xă hội chủ nghĩa có cái ǵ tốt đâu, cho nên từ lănh đạo chóp bu xuống đến lănh đạo làng xă, lănh đạo trong tất cả mọi cơ quan trường học chằng chịt như mạng nhện bao phủ toàn cơi Việt Nam, tất cả đều phải nói dối, báo cáo dối, dẫn đến khen thưởng giả, trừng phạt giả, rồi lan ra học tṛ giả, bằng cấp giả, sản xuất kinh doanh giả, đến tiền lời kinh doanh của cơ sở quốc doanh cũng giả. Và họ cũng giả dối với chính bản thân của họ nữa th́ có ǵ là thiệt đây. Nghĩa là giả tuốt luột trong toàn bộ các ngành sinh hoạt quốc gia.

Theo tác giả Hà Sĩ Phu, mỗi khi nói đến chữ “đểu” là ông bày tỏ ḷng khâm phục của ông đối với một cây viết có tên là Bắc Hà mà ông chưa một lần gặp gỡ, nên ông không biết là ai.

Xin lỗi quí vị là trong đoạn dưới đây, ông Hà Sĩ Phu sử dụng chữ “cứt” nhiều lần để nói đến tính cách thối tha của chế độ cộng sản độc tài, nhưng ông dùng chữ này một cách tinh tế pha chút khôi hài, có thể nói là ông đă lột trần được bộ mặt thật của xă hội Việt Nam dưới sưựcai trị của lănh đạo cộng sản Vệt Nam. Mong quí vị thông cảm v́ người viết thấy không nên thay thế bằng chữ nào khác, khả dĩ có thể diễn tả được mọi góc cạnh mà ông Hà Sĩ Phu muốn diễn tả.

Xin trở lại với tác giả Bắc Hà nào đó. Ông Bắc Hà viết về một nghề cổ truyền của làng Cổ Nhuế rất dễ thương, với lời ca trong thời kỳ gọi là “ba sẳn sàng” qua hai câu sau đây: Thanh niên Cổ Nhuế xin thề, chưa đầy hai sọt chưa về quê hương. Ông Bắc Hà viết rằng: “Cứt rất có giá trị, nên người ta phải trộn cả đất vào để tăng trọng lượng. Cứt không đúng phẩm chất, người ta gọi là “cứt đểu”. Trong nhóm chữ này, tác giả nhấn mạnh đến chữ “cứt” hàm chứa một giá trị đẹp, có ích cho xă hội, tương phản với chữ “đểu” có nghĩa là không đẹp. Mới đây, trong vụ án siêu nghiêm trọng là vụ án Tổng Cục 2, cựu đại tướng cộng sản Vơ Nguyên Giáp, cựu thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, và nhiều cựu tướng tá khác của cộng sản, gởi kiến nghị yêu cầu Bộ chính trị phải đưa ra xét xử công khai. Cây viết Bắc Hà nương theo đây mà đưa ra khái niệm “Chủ tịch nước đểu”.

Đến đây th́ tác giả Hà Sĩ Phu trở nên thận trọng, khi ông nói là ông sợ vô t́nh mà xúc phạm đến phẩm chất của “cứt”, khi ông nhắc đến cố thi sĩ Phùng Cung. Nhà thơ Phùng Cung lúc sanh tiền, có bài thơ ca ngợi phẩm chất của “cứt” như sau:

Cứt không thèm với tay vịn gió đổi mùa, Và nguyện hôi thúi hết ḿnh để người đời khỏi ngộ nhận.



-- Lấy Trí Nhân phá cường bạo Cộng Sản Việt Nam (Hồng Hà@Bach_Đằng.Com), December 29, 2004

Answers

Response to SỨC NÉN CỦA NGĂ”N TỪ

Rồi ông diễn giải: “cứt” tự biết ḿnh là hôi thúi, mà lại nguyện giữ hôi thúi hết ḿnh để người đời khỏi ngộ nhận, là cách dùng chữ hay nhất để nói lên “cái đức chân thật của cứt”. Thật đáng ca ngợi biết bao cái chân thật của “cứt”! Trong khi đó, người đời bị bắt buộc phải bốc thơm những cái hôi thúi của chế độ. Đến đây hẳn quí vị c̣n nhớ một đoạn trong bài tóm lược nhật kư Rồng Rắn của cựu Trung Tướng cộng sản Trần Độ, khi ông nói đến nội dung tương tự. Ông Trần Độ nói rằng: Cho đến nay đă gần 30 năm rồi mà ngày đêm vẫn phất cờ đánh trống, ngày đêm ḥ hét biểu dương, và cũng ngày đêm vơ vẽ các thành tựu nhân dân ta làm ra, rồi dồn vào cái túi sáng suốt, cái túi tài t́nh của đảng cộng sản. Lúc nào cũng bắt nhân dân tung hô, chào mừng, ca ngợi. Chào đón mùa Xuân cũng phải chào mừng đảng. Kỷ niệm nông dân phụ nữ thanh niên, cũng biểu dương đảng, và tung hô đảng là nguyên nhân của thắng lợi. Lễ hội tưởng nhớ tổ tiên cũng phải biểu dương đảng, chào mừng đảng. Đám cưới đám ma cũng phải tưởng nhớ và chào mừng đảng. Có câu ca dao tuyệt vời đủ nói lên cái chân lư của thời đại: “Mất mùa th́ tại thiên tai, được mùa là bởi thiên tài đảng ta!” Rồi như ông nhắn nhủ những người cộng sản như ông rằng: Mỗi người cộng sản có lương tâm phải biết xấu hổ về cái chân lư đó. Trở lại chuyện ngôn ngữ của ông Hà Sĩ Phu. Ông viết: Ngôn ngữ là một kho tàng văn hoá. Ngôn ngữ là một phương tiện giao lưu giữa con người với con người, là một phương tiện truyền bá toàn diện nền văn minh, nhờ đó mà những thế hệ tiếp sau nhận được và hiểu được những thành quả cũng như những thất bại của những thế hệ trước. Từ đó, họ đứng lên vai của những thế hệ trước để tiến xa hơn những thế hệ trước. Ngôn ngữ cũng là “một thể sống”, nó hút sinh khí của môi trường giao tiếp, rồi hoàn chỉnh, nâng cao, và sản sinh ra những ǵ tốt đẹp cho xă hội. Thời đại nào th́ sản sinh ra một khối ngôn ngữ thích ứng với thời đại ấy. Như thời đại tin học ngày nay chẳng hạn, cái máy computer cung cấp cho con người một khái niệm “nén thông tin”, nhưng tùy “độ nén” mà con người tạo ra các dạng thông tin khác nhau. Bây giờ thử đem khái niệm ấy vào văn học: thông tin từ cơi nhân sinh th́ mênh mông vô tận, nhà văn mang cái mênh mông đó nén nó vào tiểu thuyết tràng giang đại hải, rồi lại nén nó thành truyện ngắn, nhà thơ đem cái mênh mông đó nén nó vào bài thơ, nếu nén nữa nó trở thành câu đối, tiếp tục nén nữa nó trở thành khái niệm, thành ngôn từ chữ nghĩa. Sự đúc kết sức nén của ngôn từ thật là kinh khủng! Những danh từ như “cách mạng, như dân chủ, ..v..v..” thật tối thiêng liêng. Nếu lănh đạo không v́ Nhân Dân, không v́ Tổ Quốc, mà để cho chủ nghĩa cá nhân ỷ thế ỷ quyền hại dân hại nước, th́ miệng người đời ngọng ǵ mà không kèm chữ “đểu” theo sau những người lănh đạo đó. Hằng mấy chục năm trời dưới chế độ độc tài, người dân mới “nén” được chữ “đểu” vào những chức vụ lănh đạo, như: lănh đạo đảng đểu, lănh đạo nhà nước đểu, lănh đạo quốc hội đểu, lănh đạo công an đểu, ..v..v.. , để chỉ những người tự xưng làm cách mạng mà hành động toàn là phản cách mạng. Đến đây th́ ông Hà Sĩ Phu nhớ đến hai câu đối mà ông cho là cô đọng nhất và khó đối nhất. Một câu là văn chương chữ nghĩa của ông Phan Hiền, đăng trên báo quân đội nhân dân cộng sản, như thế này:”Sai đâu sửa đấy, sai đấy sửa đâu, sửa đâu sai đấy”. Quả là tác giả Phan Hiền dùng chữ thật tài t́nh. Ông đảo ngược lộn xuôi chữ nghĩa, ông tráo đi rồi tráo lại những chữ sai, sửa, đấy, đâu, ấy vậy mà nghiền ngẫm kỷ mới thấy cái tài của tác giả, khi diễn tả bức tranh xă hội xă hội chủ nghĩa Việt Nam súc tích đến thế là cùng. C̣n câu kia là một câu thuộc loại ngôn ngữ “vừa tếu lại vừa láo” được lưu truyền trong dân gian, nhưng có khả năng diễn tả một cách trần trụi của nền kinh tế chỉ huy, nền kinh tế xă hội chủ nghĩa: “Cái cứt ǵ cũng phân, mà phân th́ như cứt”. Tác giả Hà Sĩ Phu bồi thêm mấy chữ: Ôi, lại Phân với Cứt, từ ngữ này sao mà nó vĩ đại đến thế! Câu đối lắt léo đến như thế mà lại tài t́nh đến như thế. Cái hay cái tài t́nh của tác giả trong khả năng ở cách đảo ngược lộn xuôi những chữ trong câu đối, tạo cho câu đối có khả năng diễn tả toàn bộ bộ mặt xă hội chủ nghĩa dưới sự cai trị của nhóm lănh đạo cộng sản Việt Nam. Thế mới biết sức “nén chữ” của con người khi bị áp bức bóc lột, có một khả năng tinh tế lạ thường, trong khi phải ḷn lách đảng ḍm ngó, ḷn lách công an ŕnh rập, vẫn nói lên được những ẩn ức trong cuộc sống đầy dối trá và tàn bạo trên quê hương Việt Nam. Biết khen thế nào cho đúng mức đây! Bởi, câu đối là thể loại đă “nén thông tin” với sức cô đọng một cách tuyệt vời, và nén đến mức căn bản của ngôn ngữ chỉ c̣n một chữ “bị” hay chữ “đểu”, và được sử dụng một cách tai quái “vừa bi lại vừa hài”. Sức nén này đạt đến mức trở thành bản thông điệp của cả một thời, một thời có một không hai trong lịch sử Việt Nam sau hằng ngàn năm dân tộc ta bị cai trị bởi vua quan phong kiến Trung Hoa và hằng trăm năm bị thực dân Pháp cai trị. Thưa quí vị, với hai câu đối trên đây, câu thứ nhất “sai đâu sửa đấy, sai đấy sửa đâu, sửa đâu sai đấy”, người viết hiểu khái quát rằng, trong xă hội xă hội chủ nghĩa Việt Nam, bộ máy nhà nước “cứ sai đâu th́ sửa đấy, lại sửa không đúng chổ sai, cho nên càng sửa lại càng hư”, mà lẽ ra phải nghiên cứu tường tận để sửa tận gốc rễ của nó. C̣n câu “cái cứt ǵ cũng phân, mà phân th́ như cứt”, không biết phải hiểu như thế nào cho đúng với lời khen của ông Hà Sĩ Phu rằng: “câu đối lắt léo đến như thế mà lại tài t́nh đến như thế”. Trong 5 chữ đầu th́ chữ “cứt” dường như mang ư nghĩa vừa là “món hàng” lại vừa là phẩm chất của món hàng”, v́ những sản phẩm do kinh tế xă hội chủ nghĩa sản xuất toàn phẩm chất “xấu” bởi kinh tế chỉ huy, kinh tế độc quyền, nhưng tất cả đều “phân phối” mà ông Trần Độ gọi là “chủ nghĩa b́nh quân” (tập nhật kư Rồng Rắn), chia đều cho những người không quyền thế. C̣n 5 chữ sau “mà phân th́ như cứt”, dường như chữ “phân” không phải là “phân chia phân phối” mà mang ư nghĩa sự nhấn mạnh đến phẩm chất món hàng, thứ phẩm chất “tồi như cứt”. Tóm lại. Qua tập nhật kư Rồng Rắn của ông Trần Độ năm 2001, và bài Sức Nén Của Ngôn Từ của ông Hà Sĩ Phu năm 2004, là một bản án hết sức nghiêm khắc, nghiêm khắc một cách trung thực và công bằng đối với nhóm lănh đạo cộng sản Việt Nam, mà cả hai ông mô tả như là “những đầu óc giáo điều một cách ghê tởm qua sự trung thành ngu xuẩn với chủ nghĩa xă hội, một thứ chủ nghĩa không tưởng trong cuộc sống v́ sự chứng thực của nó không thể chối căi là hơn 70 năm xây dựng tại Liên Xô, nhưng kết quả là quốc gia rộng lớn này đă sụp đổ, kéo theo sự sụp đổ của các quốc gia cộng sản miền Đông Âu Châu. Nhận thức của hai đảng viên cộng sản lăo thành này, cộng thêm nhận thức của nhà văn chuyên nghiệp cộng sản Bùi Minh Quốc về xă hội xă hội chủ nghĩa Việt Nam dưới sự thống trị của nhóm lănh đạo độc tài, phản dân chủ. Vậy mà nhóm lănh đạo cộng sản Việt Nam vẫn luôn miệng tuyên truyền về điều mà họ gọi là chân lư: "Không có ǵ quí hơn Độc Lập Tự Do". Họ nói chân lư mà làm không chân lư. Không chân lư: v́ sao quốc gia độc lập lại cắt đất xén biển dâng cho cộng sản Trung Hoa như quốc gia chư hầu thời phong kiến xa xưa? Miệng th́ hô hào đ̣i hỏi mọi người hi sinh thân ḿnh để bảo vệ tổ quốc, trong khi tay th́ kư vào hiệp ước dâng đất dâng biển cho kẻ thù. Hành động như vậy, độc lập chỉ là h́nh thức, trong khi nhóm lănh đạo cộng sản Việt Nam hành động chẳng khác một quốc gia dưới sự thống trị của cộng sản Trung Hoa. Xin nhắc các ông "đỉnh cao trí tuệ" rằng, vào giữa thế kỷ 15, trong kế hoạch pḥng bị giặc thù Trung Hoa phong kiến, vua Lê thánh Tông đă truyền lệnh chắc như đinh đóng cột rằng: "Kẻ nào làm mất một tấc đất của tổ quốc, kẻ đó có trọng tội với tổ tông, với dân tộc". Giờ th́ các ông đă dâng đất cho kẻ thù muôn thuở của dân tộc rồi, các ông nghĩ sao đây? Vậy, ngày nào các ông c̣n giành độc quyền lănh đạo đất nước, ngày đó các ông không được nói đến độc lập nữa, v́ các ông đă đẩy đất nước Việt Nam vào thế chư hầu của cộng sản Trung Hoa rồi. Cũng không chân lư v́ không có tự do. Lănh đạo cộng sản Việt Nam nói tự do, nhưng cai trị bằng chính sách độc tài. Tự do ngôn luận của họ, là mọi người chỉ được nghĩ và chỉ được nói theo lời đảng dạy. Đảng với nhà nước dùng mọi mánh khóe, mọi ngôn ngữ mỹ miều để lừa gạt dối trá đồng bào, tập trung tài sản của họ vào quốc doanh mà chúng gọi là tự do tư hữu! Thậm chí đến tôn giáo cũng bị chia cắt đẩy vào quốc doanh để gọi là tự do tôn giáo! Cái chân lư nghiệt ngă đó của ông Hồ và đàn em của ông, đă đẩy hơn 2 triệu người Việt Nam phải lao vào cơi chết để t́m tự do bằng con đường vượt biên vượt biển trong 20 năm liên tục. Các ông có nghe tiếng than của thế giới văn minh không? Họ than rằng: "Cuộc chạy trốn chế độ cộng sản độc tài của dân tộc Việt Nam, là cuộc chạy trốn qui mô nhất và bi thảm nhất trong lịch sử thế giới! Hơn một triệu rưởi người đến bến bờ tự do, trong khi các tổ chức thiện nguyện của thế giới ước lượng khoảng nửa triệu người đă mất xác trong rừng sâu, trên biển cả! Thêm nữa, trên dưới một triệu người khác, cũng rời khỏi quê hương lưu vong xứ lạ quê người v́ không chịu nỗi chế độ độc tài áp bức của họ! Hiến Pháp nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ghi rằng: "Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân", nhưng thực tế th́ đại biểu do đảng chọn trước dân bầu sau, vào quốc hội th́ quốc hội dưới quyền đảng và biểu quyết theo lệnh đảng. "Pháp chế xă hội chủ nghĩa là công lư" cũng lại dưới quyền đảng, nhận bản án của đảng trước khi tuyên án. Hiến pháp cũng ghi "Nhà nước là của nhân dân" trong thực tế là nhà nước của đảng, luôn luôn thi hành lệnh đảng. Như vậy, từ cơ quan lập pháp, hành pháp, đến tư pháp, đều dưới quyền đảng. Tự do, hiểu theo nghĩa của lănh đạo cộng sản Việt Nam là như vậy đó! Cùng chữ mà khác nghĩa, bác sĩ Fred Schwartz, người Australia đă nói rất đúng. Ông nói rằng: Chữ mà cộng sản sử dụng cũng là chữ mà người tự do sử dụng, nhưng hoàn toàn khác nghĩa. Chính sách trồng người. Ông Hồ nói "con người là vốn quí" với chính sách trăm năm trồng người, nhưng thực chất th́ giáo dục xă hội chủ nghĩa chỉ đào tạo những thế hệ thần dân để luôn luôn vâng lời đảng, nói theo đảng, và làm theo đảng. Nói cách khác, chính sách trăm năm trồng người của lănh đạo cộng sản Việt Nam, chẳng qua là trồng nên một loại phương tiện đa dụng, trong mục tiêu phục vụ cộng sản quốc tế. Nhưng từ đầu những năm 90, quốc gia lănh đạo khối cộng sản quốc tế sụp đổ, cộng sản Việt Nam rơi vào t́nh trạng mất phương hướng dù là phương hướng mà chúng theo đuổi là phương hướng phản dân chủ, trái ngược với nền văn minh dân chủ trên thế giới, nên lănh đạo của họ quờ quạng t́m phương hướng trong mịt mù tăm tối, để sản sinh ra cái chính sách kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa. Con người là vốn quí của ông Hồ, chỉ là một thứ phương tiện để lănh đạo đảng với nhà nước sử dụng mà thôi.

Bây giờ, cách duy nhất là chuyển hóa chế độ độc tài sang chế độ tự do, xă hội Việt Nam sẽ có điều kiện thuận tiện phát triển đồng bộ và nhanh chóng./.

Orlando, cuối Thu năm 2004.

-- Lấy Trí Nhân phá cường bạo Cộng Sản Việt Nam (Hồng Hà@Bach_Đằng.Com), December 29, 2004.

Response to SỨC NÉN CỦA NGĂ”N TỪ

QUOTE:

Bây giờ, cách duy nhất là chuyển hóa chế độ độc tài sang chế độ tự do, xă hội Việt Nam sẽ có điều kiện thuận tiện phát triển đồng bộ và nhanh chóng./.

Orlando, cuối Thu năm 2004.

-- Lấy Trí Nhân phá cường bạo Cộng Sản Việt Nam (Hồng Hà@Bach_Đằng.Com), December 29, 2004.

=====

HOW ?

-- In 100 Years, LayTriNhanThayCuongBao ..... How ???? Can U talk to the Monkey ????? Sign language is a short term :)))). (ChuyenTriHOINACH@aol.com), December 29, 2004.


Response to SỨC NÉN CỦA NGĂ”N TỪ

Người viết rất tế nhị khi kết thúc bài b́nh luận về Chính phủ bù nh́n Cộng Sản Việt Nam. Anh chỉ đường vạch lối cho đảng CSVN, nhưng cứ như kiểu đờn gẩy tai trâu th́ lại như bên Romania năm 1989 thôị Cuo6.c cách mạng lật đổ tập quyền đảng trị của nhân dân Việt Nam

-- (Quê_Hương@NewVietNam.Com), December 30, 2004.

Response to SỨC NÉN CỦA NGĂ”N TỪ

***

Not mention 30-4-75, for more than 60 years, VC-Hanoi knew what to eat and what to do

They do the deep breath as long as they hold, 2, 5, 10 or 20 more Yrs, their Kids will be flooded in USA or France, Norway ...Etc

Confused ??? Yeah, better stop it now

-- Nam Vu`ng is the Way to go 4 Hanoi :))) VIET TAN is the one :))) (ChuyenTriHOINACH@aol.com), December 30, 2004.


Moderation questions? read the FAQ