Phim "Green Dragon" (Rồng Xanh): trang sử đầu của người Mỹ gốc Việt :::Bùi Văn Phú:::

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

:::Bùi Văn Phú:::
Phim "Green Dragon" (Rồng Xanh): trang sử đầu của người Mỹ gốc Việt

Thời gian là tháng Tư năm 1975. Cuộc chiến Việt Nam sắp đến hồi kết thúc - hay vẫn tiếp tục kéo dài nữa - tất cả chỉ là những dự đoán. Không gian, ở Việt Nam có những người dân đang t́m đường di tản. Xoay nửa ṿng trái đất xa xôi, tại căn cứ Thuỷ Quân Lục Chiến Camp Pendleton, miền nam California, lính Mỹ bắt đầu dựng lều trại để đón những người tị nạn Việt Nam đầu tiên đang được không vận đến. Họ phải trải qua những thủ tục lăn tay, chụp h́nh, tuyên thệ.

Phim Green Dragon (Rồng Xanh) - đạo diễn: Timothy Linh Bùi, với các tài tử Patrick Swayze, Forest Whitaker, Đơn Dương, Lê Thị Hiệp, Nguyễn Hiếu Trung- được dựng trong không gian của một trại tị nạn với những mảnh đời lo âu, lạc lơng, mất mát, ngang trái cùng những hồn nhiên, hy vọng của một đoàn người mà v́ chiến tranh nên chỉ trong phút chốc bị đánh bật gốc ra khỏi quê hương, đến một miền đất mới hoàn toàn xa lạ.

Camp Pendleton là biểu tượng như một Ellis Island của người Việt Nam mới đặt chân đến Hoa Kỳ.

Có lúc phim vẽ lên sự va chạm văn hoá của dân bản xứ với những người di dân mới nhất đến xứ sở đa chủng này. Người Mỹ lo cho dân tị nạn từng li từng tí, nào là nơi ăn, chốn ở, quần áo, mùng mền cho đến phương tiện giải trí. Nhưng đôi khi tưởng là làm cho người tị nạn hài ḷng th́ lại bị phản ứng ngược. Đồ biển ở Mỹ ngon và đắt, nhưng khi cho ăn cá, người Việt tị nạn thờ ơ, nhà ăn vắng tanh. Ăn ḿ gói ngon miệng hơn. C̣n thịt gà rẻ nhất trong các loại thịt ở Mỹ, lại được dân tị nạn tận t́nh thưởng thức, nhiều người xếp hàng hai ba lần để lấy thức ăn.

Chuyện tuổi tác cũng thế. Người Việt tính tuổi dựa trên năm sinh. Người Mỹ tính từng ngày. Đứa bé tị nạn không được phát thực phẩm dành cho trẻ nhỏ cũng là tùy người tính tuổi của cháu.

Chính phủ Mỹ lo mau lẹ t́m x́-pon-so (sponsor) để bảo trợ đưa người tị nạn rời trại, hoà nhập vào cuộc sống mới. Nhưng nhiều người vẫn không muốn rời trại v́ tương lai xa lạ trước mặt nào biết ra sao, v́ c̣n luyến tiếc chút ǵ gọi là Việt Nam trong đời sống trại tị nạn.

Truyện phim là những đan xen của nhiều mảnh đời. Một đám thanh niên, có người từng cầm súng chiến đấu, hàng ngày gặp nhau trong những ba-rắc, trao đổi những dự đoán, những ước mơ. Hải, một người lính, chỉ muốn quay về Việt Nam. Anh tin rằng người Mỹ đă bỏ rơi miền Nam th́ họ sẽ đâu màng để ư đến đám người tị nạn như Hải. Đức mơ ước một ngày sẽ gầy dựng những Little Saigon tại Mỹ và không chút mảy may, do dự dù các bạn nghi ngờ về sự thành công tại miền đất lạ. Đức quyết tâm làm lại cuộc đời với hai bàn tay trắng: "Ḿnh đă mất sạch rồi th́ c̣n ǵ đâu nữa mà mất." Đức lại mê một cô gái quê, qua được Mỹ v́ chịu làm vợ bé của một thương gia tại Sài G̣n. Cô bị bà vợ cả khinh khi, coi như con ở; nhưng v́ lạc lơng, v́ muốn được định cư nên cố bám víu lấy gia đ́nh chồng. Cuối cùng cô cũng bị bỏ rơi trong trại. Thân phận của cô gái quê này như vận nước Việt Nam Cộng Ḥa vậy.

Một trong những nhân vật chính của phim là bé Minh (Nguyễn Hiếu Trung), 8 tuổi. Minh và em là bé gái tên Anh theo người cậu là Tài (Đơn Dương) di tản. Dù thất lạc bố mẹ nhưng em hồn nhiên như bất cứ đứa trẻ con nào. Minh làm bạn với Addie (Forest Whitaker), một phụ bếp Mỹ da đen làm việc trong trại. T́nh bạn nảy nở, thể hiện qua những tranh vẽ trên tường mà Addie đă cho bé Minh cùng cầm cọ phóng vẽ; hay qua những nét than ch́ mà Addie đă dùng để diễn tả bà mẹ của Minh, trong đó phảng phất h́nh ảnh người mẹ của Addie.

Tài được chọn làm quản lư trại, là gạch nối giữa những người tị nạn với ban chỉ huy quân đội Mỹ trong trại. Anh lại mê con gái (Lê Thị Hiệp) của một ông tướng Việt Nam Cộng Ḥa (Phú Toàn Cương) đă bỏ quân chạy trước qua trại nên bị dân tị nạn khinh bỉ, chửi mắng. Trong trại ông tướng ngày ngày gơ mơ, tụng kinh và lo vun trồng một cây ớt hiểm trên miếng đất cỏn con bên cạnh lều trại. Khi nghe tin Việt Nam Cộng Ḥa đầu hàng, ông tự tử. Bé Minh thay ông làm công việc hàng ngày tưới nước cho cây ớt.

Trong Rồng Xanh nhà viết truyện phim và đạo diễn đă tạo được những cảm giác trung thực của người Việt tị nạn về ngày 30 tháng Tư, 1975 mà chưa một phim nào khác về Việt Nam đă làm được.

Khi Đài Tiếng Nói Quân Đội Hoa Kỳ loan tin nhiệt độ tại Sài G̣n là 102 độ F và phát sóng nhạc phẩm I'm Dreaming a White Christmas th́ đó là mật lệnh cho người Mỹ phải di tản khỏi Sài G̣n ngay lập tức.

Chẳng bao lâu sau, tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Ông lên đài đọc bài hiệu triệu nói ông đang chờ đợi người anh em phía bên kia vào để ông bàn giao quyền hành.

Đêm 30 tháng Tư, 1975 đường phố Sài G̣n vắng tanh.

Tin mất Việt Nam Cộng Ḥa đến với trại bằng những bàng hoàng, chua xót cho người tị nạn. Trong trại vang lên những tiếng khóc nức nở, những tiếng gào thét. Những người lính Mỹ cũng không ngờ kết cuộc của cuộc chiến lại như thế: "Chúng tôi có thể dựng lều trại này cho 15 ngàn người trong ṿng 48 tiếng đồng hồ, nhưng sao người Mỹ lại làm hỏng mọi chuyện ở Việt Nam", viên sĩ quan trưởng trại (Patrick Swayze) nh́n vào thực tế và nói thế.

C̣n bé Minh th́ vẫn hồn nhiên vui chơi cùng anh bạn da đen Addie. Chuyện mất miền Nam không làm cho đứa bé như Minh và người bạn Mỹ bận tâm ǵ nhiều.

Ông tướng tự tử trong trại được những người trẻ đem chôn cất trong một nghi thức đơn giản, với câu hát "Việt Nam, Việt Nam nghe từ vào đời, Việt Nam hai câu nói sau cùng khi ĺa đời..." nghe lạc lơng, rời rạc.

Đêm 30 tháng Tư không khí trại tị nạn tĩnh mịch đến lặng người. Trong căn lều có một nhóm người tụ tập nhau hát bài đưa tiễn Sài G̣n vào một khúc rẽ mới: "Sài G̣n ơi tôi đă mất người trong cuộc đời / Sài G̣n ơi thôi đă hết thời gian tuyệt vời / Giờ c̣n đây những kỉ niệm sống trong tôi / Những nụ cười ngắt trên môi / Những giọt lệ ôi sầu đắng... / Sài G̣n ơi tôi xin hứa rằng tôi trở về / Người t́nh ơi tôi xin giữ trọn măi lời thề ..." Hàng triệu người Việt đă thổn thức khi nghe bài hát này ở hải ngoại, cũng như trong nước mỗi dịp tháng Tư về khi các đài phát thanh quốc tế làm phóng sự dịp 30-4 mỗi năm. Bài hát lồng trong khung cảnh trại tị nạn càng làm nổi lên ư nghĩa của những lời nhạc buồn, thiết tha luyến nhớ về một nơi chốn cũ như tâm trạng của bao người tị nạn lúc đó.

Dần dà những người tị nạn cũng theo nhau rời trại đi định cư, hội nhập vào đời sống mới trên đất Mỹ. Cây ớt hiểm trồng trong trại, thích hợp được với khí hậu mới, đơm hoa, kết trái, được người tị nạn hái giống đem theo trên đường định cư nơi đất lạ.

Lịch sử của cộng đồng người Việt tại Mỹ cũng bắt đầu từ đó.

Dù cốt truyện của phim chỉ là những hư cấu nhưng đạo diễn và nhà viết truyện phim đă lột tả được những nét sinh động, những cảm xúc rất thực lúc đó của đám người tị nạn Việt Nam đầu tiên trên đất Mỹ.

Chúng ta có thể trông đợi phim thứ ba của anh em họ Bùi (Tony Bùi với Ba Mùa, nay Timothy Bùi với Rồng Xanh) về thuyền nhân vượt biển, một trang sử cũng đă bị bỏ quên, dù đă có một phim mang tên Boat People, đạo diễn bởi An Hui, do Hồng Kông sản xuất vào đầu thập niên 1980.

Cần có một phim do người Việt làm về thuyền nhân, v́ cùng với Ba Mùa và Rồng Xanh sẽ làm thành một tri-ô về Việt Nam và người Việt qua một thế hệ (1975-2000) với nhiều biến động và đổi thay.

© 2004 talawas

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), December 29, 2004


Moderation questions? read the FAQ