Làng triệu phú XHCN ...

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Làng triệu phú XHCN

Những ngôi nhà ở đây khiến người mới đến ngỡ như lạc vào khu nhà giàu ở một nước phương Tây nào đó: nhà cửa sơn mới sang trọng, sàn đá hoa cương, thảm cỏ, hàng hiên rộng rãi, garage rộng đủ chỗ cho hai ôtô.

Thế mà nó lại là một ngôi làng ở Trung Quốc (TQ), làng Huaxi, "làng hàng đầu của thế giới" theo như tấm băngrôn treo ở cổng dẫn vào làng. Huaxi cách Thượng Hải chỉ hai giờ xe về phía tây.

Hầu như mọi người dân TQ đều biết đến ngôi làng có đến 60.000 dân này. Năm ngoái, một triệu người đã đến đây du ngoạn vì cũng có nhiều thứ đáng xem ở Huaxi. Như tòa tháp cao trăm mét xây giữa đồng theo hình dáng của một ngôi chùa. Rồi ngọn đồi kế cận được biến thành khu giải trí với những thắng cảnh thu nhỏ của cả thế giới như Khải Hoàn Môn của Pháp, Nhà Trắng của Mỹ và dĩ nhiên không thể thiếu Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh.

Tòa nhà cao trăm mét ở Huaxi

Nhưng điều làm du khách mê mẩn nhất ắt hẳn là những con phố rợp bóng cây, đều tăm tắp và ấn tượng với những ngôi nhà hiện đại bao quanh. Nội thất trong các ngôi nhà càng khiến người ta mơ mộng: nhà nhà đều được trang bị hiện đại với tủ bàn gỗ quý, máy giặt, hai máy truyền hình, lò vi ba, tủ lạnh...

Người gọi là nghèo trong làng thì cũng đạt thu nhập tương đương 6.000 euro mỗi năm, người trung lưu kiếm được trung bình 8.000 và người giàu thì phải hơn 10.000. Với thu nhập như thế ở TQ thì người nghèo ở làng Huaxi cũng có trong nhà một ôtô và người giàu thì có hai đến ba chiếc.

Vì vậy không lạ gì khi du khách, một người có thu nhập bình thường ở TQ (chỉ độ 100 euro mỗi tháng), phải trố mắt ngạc nhiên trước cánh cửa điện tử điều khiển đóng mở từ xa tại một garage của một căn hộ tại đây.

Chẳng vì thế mà một anh giáo ở tỉnh bên phải thốt lên: "Những gì mà người nông dân làm được ở đây thật diệu kỳ. Tôi hãnh diện cho họ, cho đất nước TQ".

Nguồn gốc sự giàu có của Huaxi thật ra cũng gây ngờ vực xét theo tình hình phát triển chung của xã hội TQ. Theo diễn giải chính thức lâu nay thì Huaxi đã làm giàu nhờ chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp.

Trong thị trấn chỉ còn một nông trại hoạt động nhưng cũng được cơ khí hóa tối đa: chủ nông ở đấy trồng rau củ cung cấp cho Thượng Hải và trồng trong nhà kính! Phải gọi nó đúng tên là "xí nghiệp - nông trại" vì nước tưới cũng được tính toán hợp lý.

Ngôi nhà khang trang trong làng.

Nguồn thu chủ yếu của Huaxi là từ hai công ty luyện kim, một nhà máy thiết bị ôtô, các xưởng dệt và một số hãng thuốc lá và rượu. Đấy là chưa kể nguồn thu không nhỏ từ du lịch: vé vào thăm Huaxi đến 9 euro (cao hơn cả vé tham quan Tử Cấm Thành).

Tính mọi hoạt động, thị trấn này đã sản sinh ra 100 triệu euro lợi nhuận và đang nhắm đến cột mốc 1 tỷ euro trong chương trình "1.000 ngày", tức ba năm tới. Một nhà máy cán kim loại thứ ba đang được xây dựng để nhắm đến mục tiêu đó.

Trong những năm 1960, Huaxi từng được chính quyền chọn xây dựng làm thành phố thí điểm xã hội chủ nghĩa. Địa phương này từng có lúc nhận được trợ giúp từ chính phủ để chuyển sang bước công nghiệp hóa. Một quan chức địa phương khẳng định: "Làng chúng tôi là tiêu biểu của chủ nghĩa xã hội mà TQ đang mong muốn xây dựng".

Điều đó thể hiện trong phương châm sinh hoạt ở làng: tài sản thuộc về tập thể. Mỗi tháng cư dân trong làng nộp thu nhập của mình về cho quỹ phát triển của làng. Vị trưởng làng (từ hơn 40 năm qua), ông Wu Renbao, là người phải đảm bảo cho mọi cư dân trong làng cảm thấy hạnh phúc, theo quan niệm của ông, là "có năm thứ của cải: một chiếc ôtô, một ngôi nhà, tiền bạc, một đứa con trai và danh dự".

Đối với ông, "ai kiếm sống đường hoàng đều có thể ngủ ngon". Những sinh hoạt trong làng được tổ chức theo nề nếp (mà với một số người ngoài thì có vẻ cưỡng ép): không có cờ bạc, không karaoke, không có chuyện đầu cơ vì lợi ích cá nhân. Cán bộ trong làng thì phải "tuân thủ cấp trên và phục vụ quần chúng"; mỗi sáng phải tập trung nghe thông tin, quán triệt đường lối lãnh đạo của Đảng và cùng hát bài hát truyền thống của làng.

Theo Tuổi Trẻ, thảng hoặc cũng có ý kiến phản ứng về mô hình phát triển của ngôi làng XHCN này vì họ cho rằng 30.000 lao động nhập cư đang làm công cho các công ty, xí nghiệp của làng phải sống như công dân hạng hai với nhà ở trong ký túc xá và thu nhập chỉ 100 euro mỗi tháng. Nhưng nếu nhìn theo hướng tích cực thì phải chăng đây cũng là một mô hình giải quyết lao động? Hoặc cũng có ý kiến cho rằng dân làng đang phải đánh đổi nhiều thứ (đặc biệt là tự do cá nhân) để có được sự sung túc vật chất.

Có thể cần chờ thời gian để có được phán xét đúng về mô hình này. Nhưng nếu chỉ nhìn từ góc độ du lịch thôi thì Huaxi là một thành công không thể chối cãi.



-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), December 21, 2004

Answers

Response to Làng triệu phú XHCN ...

Những cậu bé kéo ngao trên bãi biển Hải Thịnh 7:03, 16/12/2004

--------------------------------------------------------------------- ----------- Công việc thÆ°á»ng ngày của má»™t số há»c trò ở bãi biển Hải Thịnh. LÆ°u để Ä‘á»c sau Email bài này In trang này In bài này à kiến của bạn Liên hệ đăng lại bài 10 bài được Ä‘á»c nhiá»u nhất

Những cánh cò trong ca dao thật quyến rÅ© trong tuổi thÆ¡ tôi. NhÆ°ng khi gặp các cậu bé lẻ loi bên bá» biển Hải Thịnh (Hải Hậu, Nam Äịnh), tôi lại thấy những "cánh cò" yếu á»›t nÆ¡i đầu sóng ngá»n gió vất vả Ä‘i kéo ngao mong phụ giúp phần nào cho cha mẹ.

Biển Hải Thịnh lây phây mÆ°a. Cái rét đầu mùa tuy chÆ°a cắt da cắt thịt cÅ©ng đủ để ngÆ°á»i ta phải co ro. Thế nhÆ°ng, mấy cậu bé mặc rất phong phanh, Ä‘i chân trần trên cát vẫn cố Ä‘ua nhau chạy trên bá» biển. Tôi tò mò khi nhìn thấy 5 em Ä‘ang vẽ những Ä‘Æ°á»ng dài trên cát. Chúng Ä‘ang cố sức kéo mấy dụng cụ bắt ngao. Thỉnh thoảng má»›i nghe thấy má»™t tiếng "cạch", cậu bé ngồi thụp xuống, dùng hai tay xá»›i lá»›p cát dầy nÆ¡i phát ra tiếng Ä‘á»™ng. NhÆ°ng không phải là con ngao nhÆ° mong đợi mà chỉ là má»™t chiếc vá» sò. Nhiá»u khi sau tiếng va chạm chỉ là chiếc vỠốc, vá» sò hay thậm chí là mảnh thuá»· tinh...

Sau khi theo má»™t quãng Ä‘Æ°á»ng dài, tôi thấy má»—i em chỉ bắt được 1, 2 con ngao. Chiếc túi Ä‘á»±ng ngao nhẹ bá»—ng cứ bay phần phật trong gió. Tuy vậy, trên những khuôn mặt Ä‘en sạm vì gió biển vẫn sáng lên nụ cÆ°á»i hồn nhiên. Các em vẫn bÆ°á»›c thoăn thoắt, để lại phía sau nhiá»u vệt kéo dài trên cát.

Vượt lên số phận

Trong số các cậu bé tôi gặp ở bá» biển này, Nguyá»…n Văn TrÆ°á»ng, há»c sinh lá»›p 8G, TrÆ°á»ng THCS Thịnh Long (Hải Hậu) đã để lại ấn tượng đậm nhất. NÆ°á»›c da sạm bóng, nét mặt trầm ngâm, vóc dáng nhá» bé, trông cậu già trÆ°á»›c tuổi.

Bố mẹ TrÆ°á»ng đông con lắm, có tận 7 đứa. DÆ°á»›i TrÆ°á»ng còn mấy đứa em nên cậu phải cáng đáng nhiá»u công việc. "Mẹ cháu yếu và hay ốm lắm. Bố cháu làm nghá» bắt ghẹ trên biển, cháu cÅ©ng hay Ä‘i phụ bố gỡ ghẹ vào ban đêm. NhÆ°ng hôm nào bố sang đến biển Thanh Hóa là hay bị ngÆ°á»i ta đánh và cÆ°á»›p lÆ°á»›i" - câu nói nghẹn lại, cậu bé cúi gằm, nhìn xuống hố cát nhÆ° muốn giấu Ä‘i những giá»t nÆ°á»›c mắt Ä‘ang tràn xuống má.

Hằng ngày, sau má»—i buổi chiá»u Ä‘i kéo ngao, em thÆ°á»ng mang vá» cho mẹ được khoảng 10.000 đồng, đủ để mua gạo trong ngày. Khi tôi há»i vá» các bạn của TrÆ°á»ng, em có sá»± so sánh nhá», nhÆ°ng cÅ©ng thật buồn: "Nhà bạn kia có ti vi, ná»n nhà lát đá hoa, còn nhà cháu đến cái đài cÅ©ng không có". Ão ấm của em là chiếc áo mÆ°a, bàn tay và đôi chân trần sắp bị lạnh cóng kia chẳng có gì giữ ấm nổi. Cuá»™c sống trÆ°á»›c mắt em còn gian nan lắm.

Trong những cậu bé Ä‘i kéo ngao chiá»u nay, còn có má»™t cậu bé trông cÅ©ng vất vả đến đáng thÆ°Æ¡ng. Co ro trong manh áo má»ng, cậu vẫn cố làm nhanh để tìm niá»m hy vá»ng dÆ°á»›i lá»›p cát. Cậu tên là Phan Văn Luyến, 13 tuổi, ở khu 5, thị trấn Thịnh Long.

Nhà Luyến cÅ©ng nghèo, mẹ Ä‘i đóng sứa xuất khẩu thuê cho má»™t công ty. Cậu cÅ©ng giữ vai trò là má»™t nguồn thu nhập chính của gia đình. Nhà Luyến cÅ©ng chÆ°a có ti vi. Em luôn khao khát được ngồi xem ti vi thá»a thích vá»›i bố mẹ. Má»—i buổi chiá»u em thÆ°á»ng kéo được khoảng 2kg ngao, Ä‘em bán được 4.000Ä‘/kg, hôm nào gặp may thì giá cao hÆ¡n, còn nếu không... NhÆ°ng rồi ánh mắt cậu bé sáng lên: "CÅ©ng có hôm má»—i đứa chúng em kiếm được 20.000 đồng đấy!".

Thị trấn Thịnh Long có 3.656 há»™ dân thì có tá»›i 7% là há»™ nghèo. Bên cạnh đó, đồng ruá»™ng ở đây lại quá ít á»i, phần nhiá»u ngÆ°á»i dân sống dá»±a vào biển cả. Vì vậy, số há»c sinh phải giúp bố mẹ kiếm thêm tiá»n cÅ©ng nhiá»u và bằng nhiá»u nghá» khác nhau. Thầy giáo Trần Ngá»c Doanh, Tổng phụ trách Äá»™i của TrÆ°á»ng THCS Thịnh Long cho biết, có tá»›i 30 em há»c sinh há»c má»™t buổi, má»™t buổi Ä‘i kéo ngao. Tất cả những em đó Ä‘á»u có nhà ở gần biển và hoàn cảnh gia đình khó khăn. Bất kể mÆ°a hay nắng, công việc của các em vẫn diá»…n ra Ä‘á»u đặn bởi các em đã ý thức được giá trị của lao Ä‘á»™ng. ÄÆ°Æ¡ng nhiên, thá»i gian lao Ä‘á»™ng của các em đã chiếm mất thá»i gian há»c và chÆ¡i mà đáng lẽ các em được hưởng. Nhà trÆ°á»ng cÅ©ng đã trao đổi vá»›i phụ huynh để giúp các em có thêm thá»i gian há»c. Tuy nhiên, hoàn cảnh gia đình của các há»c sinh này Ä‘á»u rất khó khăn.

Mặc dù vậy, trong số đó đã có không ít em há»c sinh nghèo vượt khó, đạt kết quả há»c tập cao. Em Äinh Văn DÆ°Æ¡ng, lá»›p 9D, ở khu 19, là con thứ hai trong gia đình có 4 ngÆ°á»i con. Ngày nào cÅ©ng vậy, bất kể mÆ°a hay nắng, DÆ°Æ¡ng Ä‘á»u lang thang khắp bãi biển từ 13 giỠđến 17 giỠđể kéo ngao. Tuy vậy, em vẫn đạt danh hiệu há»c sinh giá»i 3 năm liá»n. Còn Phạm Văn Trang lại có hoàn cảnh đặc biệt hÆ¡n. Bố mất sá»›m, Trang chẳng dám bá» buổi kéo ngao nào, bởi nếu má»™t ngày không có thu nhập thì sẽ ảnh hưởng trá»±c tiếp đến miếng cÆ¡m gia đình. NhÆ°ng không phải vì thế mà Trang há»c kém Ä‘i. Từ khi bÆ°á»›c chân vào mái trÆ°á»ng Thịnh Long, không năm nào em không là há»c sinh giá»i. Những cậu bé có nghị lá»±c nhÆ° DÆ°Æ¡ng, Trang không phải hiếm ở vùng biển này.

Khi được há»i vá» Æ°á»›c mÆ¡, có em đã trả lá»i thật giản dị rằng, muốn há»c giá»i và mang thật nhiá»u ngao vá» cho bố mẹ. Chia tay các em, tôi cứ Æ°á»›c rằng, má»—i con sóng trên biển sẽ kéo thêm thật nhiá»u ngao vá» cho các em để rút ngắn thá»i gian tìm kiếm, để có nhiá»u thá»i gian dành cho sách vở hÆ¡n và cÅ©ng để kéo dài thêm Æ°á»›c mÆ¡ vá» má»™t tÆ°Æ¡ng lai tÆ°Æ¡i sáng

Việt Hà



-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), December 21, 2004.


Response to Làng triệu phú XHCN ...

Những cậu bé kéo ngao trên bãi biển Hải Thịnh 7:03, 16/12/2004

Công việc thường ngày của một số học trò ở bãi biển Hải Thịnh.

Lưu để đọc sau Email bài này.
In trang này
In bài này Ý kiến của bạn Liên hệ đăng lại bài 10 bài được đọc nhiều nhất


Những cánh cò trong ca dao thật quyến rũ trong tuổi thơ tôi. Nhưng khi gặp các cậu bé lẻ loi bên bờ biển Hải Thịnh (Hải Hậu, Nam Định), tôi lại thấy những "cánh cò" yếu ớt nơi đầu sóng ngọn gió vất vả đi kéo ngao mong phụ giúp phần nào cho cha mẹ.

Biển Hải Thịnh lây phây mưa. Cái rét đầu mùa tuy chưa cắt da cắt thịt cũng đủ để người ta phải co ro. Thế nhưng, mấy cậu bé mặc rất phong phanh, đi chân trần trên cát vẫn cố đua nhau chạy trên bờ biển. Tôi tò mò khi nhìn thấy 5 em đang vẽ những đường dài trên cát. Chúng đang cố sức kéo mấy dụng cụ bắt ngao. Thỉnh thoảng mới nghe thấy một tiếng "cạch", cậu bé ngồi thụp xuống, dùng hai tay xới lớp cát dầy nơi phát ra tiếng động. Nhưng không phải là con ngao như mong đợi mà chỉ là một chiếc vỏ sò. Nhiều khi sau tiếng va chạm chỉ là chiếc vỏ ốc, vỏ sò hay thậm chí là mảnh thuỷ tinh...

Sau khi theo một quãng đường dài, tôi thấy mỗi em chỉ bắt được 1, 2 con ngao. Chiếc túi đựng ngao nhẹ bỗng cứ bay phần phật trong gió. Tuy vậy, trên những khuôn mặt đen sạm vì gió biển vẫn sáng lên nụ cười hồn nhiên. Các em vẫn bước thoăn thoắt, để lại phía sau nhiều vệt kéo dài trên cát.

Vượt lên số phận Trong số các cậu bé tôi gặp ở bờ biển này, Nguyễn Văn Trường, học sinh lớp 8G, Trường THCS Thịnh Long (Hải Hậu) đã để lại ấn tượng đậm nhất. Nước da sạm bóng, nét mặt trầm ngâm, vóc dáng nhỏ bé, trông cậu già trước tuổi.

Bố mẹ Trường đông con lắm, có tận 7 đứa. Dưới Trường còn mấy đứa em nên cậu phải cáng đáng nhiều công việc. "Mẹ cháu yếu và hay ốm lắm. Bố cháu làm nghề bắt ghẹ trên biển, cháu cũng hay đi phụ bố gỡ ghẹ vào ban đêm. Nhưng hôm nào bố sang đến biển Thanh Hóa là hay bị người ta đánh và cướp lưới" - câu nói nghẹn lại, cậu bé cúi gằm, nhìn xuống hố cát như muốn giấu đi những giọt nước mắt đang tràn xuống má.

Hằng ngày, sau mỗi buổi chiều đi kéo ngao, em thường mang về cho mẹ được khoảng 10.000 đồng, đủ để mua gạo trong ngày. Khi tôi hỏi về các bạn của Trường, em có sự so sánh nhỏ, nhưng cũng thật buồn: "Nhà bạn kia có ti vi, nền nhà lát đá hoa, còn nhà cháu đến cái đài cũng không có". Áo ấm của em là chiếc áo mưa, bàn tay và đôi chân trần sắp bị lạnh cóng kia chẳng có gì giữ ấm nổi. Cuộc sống trước mắt em còn gian nan lắm.

Trong những cậu bé đi kéo ngao chiều nay, còn có một cậu bé trông cũng vất vả đến đáng thương. Co ro trong manh áo mỏng, cậu vẫn cố làm nhanh để tìm niềm hy vọng dưới lớp cát. Cậu tên là Phan Văn Luyến, 13 tuổi, ở khu 5, thị trấn Thịnh Long.

Nhà Luyến cũng nghèo, mẹ đi đóng sứa xuất khẩu thuê cho một công ty. Cậu cũng giữ vai trò là một nguồn thu nhập chính của gia đình. Nhà Luyến cũng chưa có ti vi. Em luôn khao khát được ngồi xem ti vi thỏa thích với bố mẹ. Mỗi buổi chiều em thường kéo được khoảng 2kg ngao, đem bán được 4.000đ/kg, hôm nào gặp may thì giá cao hơn, còn nếu không... Nhưng rồi ánh mắt cậu bé sáng lên: "Cũng có hôm mỗi đứa chúng em kiếm được 20.000 đồng đấy!".

Thị trấn Thịnh Long có 3.656 hộ dân thì có tới 7% là hộ nghèo. Bên cạnh đó, đồng ruộng ở đây lại quá ít ỏi, phần nhiều người dân sống dựa vào biển cả. Vì vậy, số học sinh phải giúp bố mẹ kiếm thêm tiền cũng nhiều và bằng nhiều nghề khác nhau. Thầy giáo Trần Ngọc Doanh, Tổng phụ trách Đội của Trường THCS Thịnh Long cho biết, có tới 30 em học sinh học một buổi, một buổi đi kéo ngao. Tất cả những em đó đều có nhà ở gần biển và hoàn cảnh gia đình khó khăn. Bất kể mưa hay nắng, công việc của các em vẫn diễn ra đều đặn bởi các em đã ý thức được giá trị của lao động. Đương nhiên, thời gian lao động của các em đã chiếm mất thời gian học và chơi mà đáng lẽ các em được hưởng. Nhà trường cũng đã trao đổi với phụ huynh để giúp các em có thêm thời gian học. Tuy nhiên, hoàn cảnh gia đình của các học sinh này đều rất khó khăn.

Mặc dù vậy, trong số đó đã có không ít em học sinh nghèo vượt khó, đạt kết quả học tập cao. Em Đinh Văn Dương, lớp 9D, ở khu 19, là con thứ hai trong gia đình có 4 người con. Ngày nào cũng vậy, bất kể mưa hay nắng, Dương đều lang thang khắp bãi biển từ 13 giờ đến 17 giờ để kéo ngao. Tuy vậy, em vẫn đạt danh hiệu học sinh giỏi 3 năm liền. Còn Phạm Văn Trang lại có hoàn cảnh đặc biệt hơn. Bố mất sớm, Trang chẳng dám bỏ buổi kéo ngao nào, bởi nếu một ngày không có thu nhập thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến miếng cơm gia đình. Nhưng không phải vì thế mà Trang học kém đi. Từ khi bước chân vào mái trường Thịnh Long, không năm nào em không là học sinh giỏi. Những cậu bé có nghị lực như Dương, Trang không phải hiếm ở vùng biển này.

Khi được hỏi về ước mơ, có em đã trả lời thật giản dị rằng, muốn học giỏi và mang thật nhiều ngao về cho bố mẹ. Chia tay các em, tôi cứ ước rằng, mỗi con sóng trên biển sẽ kéo thêm thật nhiều ngao về cho các em để rút ngắn thời gian tìm kiếm, để có nhiều thời gian dành cho sách vở hơn và cũng để kéo dài thêm ước mơ về một tương lai tươi sáng

Việt Hà


-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), December 21, 2004.
Post lại cho baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com)

-- (test@test.test), December 21, 2004.

Response to Làng triệu phú XHCN ...

hiihihhii tui tin la` co´ ông gia`NOEL .... ( test )

-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), December 21, 2004.

Response to Làng triệu phú XHCN ...

Ba.n du`ng font gi` ma` kho' ddo.c qu'a

-- CoVang (CoVang3SocDo@Hotmail.com), December 25, 2004.

Response to Làng triệu phú XHCN ...

font cua tui che ra ddo ...hiihih

-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), December 25, 2004.


Moderation questions? read the FAQ