Tôi đi thị thực giấy tờ ở Úc ...may thang Viet cong ho.c theo nguoi ta kia``

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Tôi đi thị thực giấy tờ ở Úc

Một góc sinh hoạt ở Adelaibe TT - Lần đầu tiên phải đi thị thực bản sao ở Úc, tôi cẩn thận dặn người nhà phải dậy thật sớm, chuẩn bị tiền đóng lệ phí. Vợ tôi (đã học ở Úc từ năm 1995) bảo: “Anh khỏi phải lo gì hết”.

Nhưng tôi vẫn cứ lo. Và điều đáng lo nhất là các giấy tờ bằng tiếng Việt, tiếng Pháp có thể bị từ chối khi chưa qua thị thực lãnh sự. Tôi sống và học ở Adelaide, miền nam Úc. Chạy về Canberra kiếm tòa đại sứ VN hay sứ quán Pháp cũng khổ mà gửi những thứ giấy tờ quan trọng đó qua đường bưu điện lại càng không yên tâm.

Vợ tôi thì cứ tỉnh bơ như không, như thể chẳng chút đoái hoài đến nỗi lo sốt vó của tôi. Đến hôm đi chứng giấy tờ, cô ấy đưa tôi đến văn phòng Justice of the Peace (J.P) đặt tại thư viện địa phương. Trong cái phòng nhỏ này chỉ có một ông J.P, một cái bàn làm việc trên đó có vài con dấu.

Chỉ phải ngồi đợi chừng năm phút vì có vài người đến trước, đến lượt mình tôi đưa các thứ giấy tờ cần thị thực bản sao cho người J.P. Ông ta ngó qua một lượt rồi đóng dấu (xác nhận sao y bản chính tại... ngày...), kư tên. Tất cả chỉ mất 2-3 phút.

Vì việc thị thực bản sao chóng vánh như vậy nên từ đó về sau mỗi lần cần phải đến J.P, tôi thường tìm cách kết hợp một công đôi ba chuyện: đi chợ, đi học, mượn sách, rút tiền... và tôi thường yêu cầu chứng nhiều bản để dùng dần.

Nhớ có lần tôi đưa cho một J.P đến 4 tài liệu x 2 trang x 3 bản sao = 24 trang, ông ta vẫn vui vẻ kư rẹt rẹt rồi nói “You are welcome” khi tôi cảm ơn ra về! Lại chạnh lòng nhớ về cảnh đi chứng giấy tờ ở VN...

Người Việt ở Úc thường gọi J.P là “thẩm phán hòa giải” theo cách dịch sát nghĩa của cụm từ, nhưng riêng tôi thì thích gọi là “công chứng viên nhân dân” xét theo loại công việc mà J.P đang làm.

Mọi công dân Úc trên 18 tuổi, hạnh kiểm tốt, sẵn sàng làm ngoài giờ hành chính, không có tiền án, tiền sự, có ít nhất ba năm hoạt động phục vụ cộng đồng địa phương, chưa bao giờ làm ăn vỡ nợ đều có thể làm đơn xin Bộ Tư pháp tiểu bang bổ nhiệm vào chức vụ J.P. J.P không được làm một số nghề: cò nhà đất, cò mua bán xe, cò bảo hiểm, cảnh sát, kế toán, dịch vụ luật pháp..., nói chung là những nghề có thể dẫn đến xung đột giữa trách nhiệm và quyền lợi riêng của J.P.

Bộ Tư pháp Nam Úc (chỗ tôi đang ở) căn cứ vào đơn xin làm J.P và tình hình phân bố dân cư mà bổ nhiệm J.P mới. Ở thành phố chỉ được bổ nhiệm bốn J.P/1.000 dân. Ở nông thôn cứ mỗi 1.000 dân có tám J.P (vì nông thôn đất rộng người thưa).

Thậm chí, người dân thấy tiện ghé vào đâu thì chứng giấy tờ ở đó, không nhất thiết phải trở về khu vực mình cư trú. J.P thường có giờ làm việc nhất định ở hội đồng địa phương (tương đương với ủy ban nhân dân phường xã của ta).

Một số nơi đông người lui tới (thư viện, trường đại học, bưu điện, hiệu thuốc...) cũng có J.P. Theo chỗ tôi biết thì các J.P làm việc phục vụ cộng đồng mà không lấy phần lương hỗ trợ nào.

Úc còn có Notary Public, giống như các vị công chứng viên trong các phòng công chứng số 1, số 2, số 3.... của ta. Đó là những người có bằng cấp luật học hẳn hoi, được phép thực hiện hành vi công chứng trên các thứ giấy tờ quan trọng về mặt luật pháp và lời chứng của họ có giá trị quốc tế.

Đến những chỗ này dĩ nhiên phải trả tiền. Tuy nhiên, trừ khi có việc kiện cáo bên ngoài nước Úc, có lẽ chẳng mấy khi người dân phải đến công chứng làm gì, chỉ cần ra J.P là đủ.

Có một điều mà tôi không thể không kể đó là việc J.P có thể xác nhận lên “Tờ khai danh dự” (của người bị mất giấy tờ, văn bằng...). Nhờ vào “Tờ khai danh dự” này, người ta có thể xin đi học tiếp, đi học lại, xin việc... Dĩ nhiên nếu khai gian mà sau đó bị phát hiện thì người làm tờ khai sẽ phải chịu trách nhiệm.

Ở VN mà có hệ thống J.P như ở Úc chắc người dân đỡ khổ hơn nhiều mỗi khi phải thị thực chữ kư, bản sao... Nhưng muốn vậy, trước hết ta phải có một hệ thống luật pháp vững mạnh, đủ sức trừng trị những kẻ làm giấy tờ giả và những kẻ chứng gian.

Ở Úc, hình phạt dành cho người làm và sử dụng giấy tờ giả là 10 năm tù giam chứ không có chuyện... kỷ luật cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác!

theo tuoi tre online

-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), December 01, 2004


Moderation questions? read the FAQ