OAN NGHIỆT

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

OAN NGHIỆT

Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích

Thị trấn Châu Giang là khu thị tứ giáp ranh ba quận có lợi thế về ngành thương nghiệp đă hồi sinh mau chóng sau ngày chính quyền Quốc gia tiếp thu các tỉnh thuộc Liên khu Năm cũ (Nam Ngăi B́nh Phú). Nhà phố, chợ búa được xây dựng mỗi ngày mỗi khang trang. Trên thương trường, giấy bạc ngân hàng Quốc gia Việt Nam đă lấy lại niềm tin cho giới thương buôn thay thế tờ tín phiếu của Việt minh mất giá chẳng khác ǵ tờ giấy lộn. Nhu cầu sắm sanh của dân chúng suốt chín năm bị Việt Minh ḱm chế giờ bộc phát dữ dội theo đà của xă hội được tự do kinh doanh. Khởi đầu, bà Thân sắm gánh hàng xén ngồi chợ từ sáng đến trưa, chiều đi thị xă thanh toán nợ cũ và lấy hàng mới theo cách thức “gối đầu”. Dần dà bà tạo được sạp bán tạp hóa tại chợ thị trấn, hàng hóa đựợc con buôn mang đến bỏ mối tận nơi. Bùi HữuThiệt con trai lớn, học trường Trung học ở thị xă giúp mẹ mua thêm những món hàng cần thiết theo “toa” mẹ ghi rồi chở về trong ngày cuối tuần. Công việc buôn bán của bà Thân mỗi ngày mỗi phát đạt. Bà bận rộn từ sáng đến chiều, nhất là những ngày giáp Tết, một ḿnh xoay xở vừa nhận hàng vừa bán hàng, chiều về bà cảm thấy thân thể ră rời. Giữa buổi chợ đang tấp nập người mua sắm, chợt có người con gái lạ mặt đến cửa hàng bà Thân mua một hộp pin đại. Khi trả tiền, cô gái kẹp sẵn một bức thư trong xấp bạc trao cho bà, nói nhỏ : “ Có thư của Bùi Mậu Thà” rồi tất tả ra đi . Bà Thân vừa kịp định thần th́ bóng cô gái lạ đă mất hút. Bà vội bỏ xấp bạc có thư vào giỏ. Trống ngực bà đánh liên hồi, mồ hôi vă ra v́ hốt hoảng, lo âu, vừa hồi hộp vui mừng. Muốn lấy thư giấu vào túi, nhưng nh́n trước, nh́n sau bà có cảm tưởng ai cũng chú mục vào cái giỏ có lá thư thằng Thà gởi từ miền Bắc.

Bùi Mâu Thà là con trai út của bà Thân, thông minh và lanh lợi . Từ lớp mẫu giáo đến hết bậc tiểu học luôn luôn đứng đầu lớp, lại c̣n có khiếu về môn họa và nhạc. Ngày Thà lên sáu tuổi đă biết đàn măng-đô, lên tám được tham gia vào ban nhạc của xă nhà, chín tuổi đậu giải nh́ môn morse thiếu nhi toàn tỉnh. Đặc biệt nhất là mấy bức chân dung Các Mác, Lê Nin và Mao Trạch Đông do Thà vẽ đă được chọn tham dự cuộc triển lăm tranh cùng với các đàn anh trong ngành hội hoạ. Có lẽ v́ tài năng phát triển sớm, nên Thà đựơc Việt Minh cho theo cha là Bùi Mậu Dinh cán bộ kháng chiến tập kết ra Bắc vào cuối năm 1954. Thương thằng con mới mười tuổi mà phải xa mẹ, bà Thân nhớ con khóc cả tháng trời. Bùi Hữu Thiệt là con trai đầu ḷng ở lại miền Nam, tính t́nh chững chạc, hiền lành, cũng thương nhớ em không kém, nhưng tỏ ra khí khái, thường dằn ḷng mỗi lần mẹ khóc.Thiệt bảo : “Em Thà ra Bắc vài năm sẽ về, bên mẹ c̣n con. Thời gian hai năm có là bao, khóc hoài đổ bệnh, mẹ chết, con sống với ai”.

Nghe thằng con mười ba tuổi khuyên điều hữu lí, bà Thân ṿ đầu con gượng cười làm vui và hứa với ḷng sẽ không c̣n lưu luyến như thế nữa. Từ đó, bà dồn tâm trí vào công việc buôn bán, nỗi buồn nhớ lâu dần rồi cũng nguôi ngoai. Hôm nay bỗng dưng có thư thằng Thà.

Chiều , bà Thân dọn hàng sớm hơn thường lệ lấy cớ trong người khó ở. Vừa về đến nhà, bà vội vàng khóa cửa ngoài, vào buồng đóng chốt trong, c̣n quan sát xem có ai ghé mắt nh́n qua khe hở theo dơi ḿnh không. Bà Thân hồi hôïp lấy bức thư cất sâu trong túi áo lót ra xem. Thư viết từ Hà Nội đề ngày 7 tháng 7 năm 1959, so với ngày nhận thơ mồng chín tháng 8 năm 1960, như vậy thơ đi mất trên một năm. Nh́n nét chữ của con đă xa cách sáu năm trời, bỗng dưng nước mắt bà tuôn rơi. Bà nhớ lại h́nh ảnh thằng Thà vừa khôn ngoan vừa láu lỉnh, mỗi khi bà ở chợ về là nó chạy ra ngơ ôm cổ mẹ rồi lục gánh giành quà trước anh nó. Thế mà giờ đây thằng nhỏ sắp lên đại học.

Nội dung bức thơ chẳng có lời nào tỏ ra thương nhớ mẹ mà chỉ nhắc nhở giữ ǵn “truyền thống cách mạng của gia đ́nh ta”. Thà vừa học xong lớp Mười tại trường nội trú của con em miền Nam tập kết, sang năm lên Đại học. Ông bố Bùi Mậu Dinh đang công tác ở Hà Tĩnh gởi lời thăm . Cuối thư Thà không quên xin Mẹ chu cấp tiền .

Bức thư đă khuấy động nếp sống của bà Thân không ít. Khuôn mặt người con gái bí mật đưa thư như một bóng ma. Mở cửa hàng ra là bà sợ cái bóng người con gái ấy xuất hiện. Thời gian nầy chính quyền đang rải người theo dơi các gia đ́nh có thân nhân đi tập kết. Họ đă nhiều lần nhắc nhở bà con về âm mưu của Việt cộng lung lạc t́nh cảm. Đăïc biệt là các gia đ́nh có liên hệ tập kết phải tỉnh táo đề pḥng. Con Liên xóm dưới vừa bị bắt về tội tiếp tế nuôi chồng hồi kết nằm hầm bí mật. Mụ Như ở phố trên cũng có chồng ra Bắc để lại trong Nam bầy con ba đứa. Tính t́nh thẳng như ruột ngựa, mụ không ưa ai là nói toạc ra : “Mấy tay Quốc Dân Đảng, Đại Việt suốt chín năm lẩn lút như rắn mồng năm giờ gặp thời ngóc đầu dậy. Đầu ông nào cũng muốn cao hơn đầu người khác.” Bỗng dưng mụ Như mang bầu. Chính quyền địa phương nghi ngờ mụ liên lạc với chồng hồi kết nhưng chưa t́m ra manh mối. Một sáng tinh sương, dân thị trấn bắt gặp anh chàng Bí thư quận bộ Quốc Dân Đảng từ nhà bà Như mở cửa đi ra và tiếp theo là những buổi tối bà mở cửa đón ông vào. Từ đó, tiếng đồn bà Như tư t́nh với ông Việt Quốc góa vợ, hai con lan ra cả quận . Bà c̣n sắm cho ông chiếc vespa, xe tuy cũ nhưng cũng đỡ chân hơn xe đạp. Từ đó, công an mật cũng lơi dần công tác khoen mối dây liên hệ đến cái thai của bà. Bụng mỗi ngày mỗi lớn. Những dị nghị đàm tiếu trong phố chợ cũng lắng dần, đến khi bà Như “khai hoa nở nhụy” tiếng x́ xầm lại nổi lên; thằng bé không giống ông Việt quốc trí thức chút nào, mà lại giống người chồng ra Bắc như hai giọt nuớc. Cũng màu da bánh mật, mũi trống như hai ống khói ḍm trời, lại thêm cặp mắt lươn ti hí. Bốn tháng sau, một cán bộ giao liên VC bị tử thương ở xóm Núi do vướng ḿn của đơn vị Biệt Chính đoàn gài. Trong túi tử thi có thư của chồng mụ Như yêu cầu vợ tiếp tế thực phẩm và thuốc men. Chi cảnh sát bắt khai thác, mụ thú nhận có lên mật khu thăm chồng và cái thai là kết quả của lần gặp nhau.

Bà Thân e “tai vách mạch rừng” nên đốt lá thơ, giấu luôn cả Thiệt. Nỗi sợ hăi trước cảnh khảo tra, tù tội, bà mong sao người con gái đưa thư đừng trở lại nữa. Nhưng t́nh mẹ thương con lại thôi thúc bà gởi tiền cho thằng con ở Hà Nội.

Bùi Hữu Thiệt vào Đại học, bà Thân phải nhọc nhằn, bươn chải chu cấp cho con. Nhiều lúc nghĩ thương mẹ, Thiệt muốn bỏ học về nhà giúp mẹ buôn bán cho đỡ phần vất vả. Ư định đó đă bị mẹï phiền trách. V́ vậy, không c̣n ǵ hơn là Thiệt dồn hết tâm lực chăm lo học hành lấy được manh bằng đại học cho mẹ vui ḷng.

Thiệt trọ học tại chùa Diệu Quang, trụ tŕ là Ni Sư Thích Tâm Ngọc, tục danh Đỗ thị T́nh là em gái út bà Thân.

Ngày đ́nh chiến, T́nh kết hôn với một chính trị viên tiểu đoàn. Một tháng sau, chồng đi Bắc nàng ở lại. Bởi nhan sắc mặn mà nên T́nh có lắm người tán tỉnh. Vài anh cảnh sát quận, dăm cán bộ Dân vụ năng lui tới trong nhà, khiến T́nh lo ngại bỏ quê đến đất Gia Định vào chùa lánh thân giữ ḿnh. Nàng có hạnh nguyện ở chùa hai năm, chồng về sẽ trở lại đớ sống b́nh thường hưởng cảnh hạnh phúc trần tục. Thời gian kéo dài, người chồng năm xưa vẫn biền biệt. T́nh không ngờ dấu cuộc đời son trẻ của ḿnh trong chiếc áo nâu ṣng lại lê thê vô vọng. Và từ một ni cô “Kệ kinh câu cũ thuộc ḷng, hương đèn việc trước, trai pḥng quen tay.”*( Nguyễn Du) T́nh đă trở thành Sư trụ tŕ thay Sư Bà Tâm Huệ viên tịch.

Những chuỗi dài năm tháng trôi đi, nhưng tiếng mơ câu kinh vẫn c̣n vương mùi tục lụy. Sư rất nhiệt t́nh với công tác xă hội, không ngại ngùng đón tiếp thiện nam tín nữ cần bố thí. Có những đêm cửa chùa mở rộng cho xe lam kín đáo vào chở thực phẩm, thuốc men mang đi. Đến năm 1963 phong trào Phật giáo nổi lên, chùa Diệu Quang là điểm tụ của những người chỉ đạo các cuộc xuống đường, biểu t́nh, tuyệt thực… Bùi Hữu Thiệt vô tư, chỉ lo ăn học. Cho đến một hôm, chàng nhận được một số sách tái bản của nhóm Tự Lực Văn Đoàn do một phật tử vô danh gởi tặng. Các tác phẩm nổi tiếng ngày xưa mà chàng rất mê đọc như Gánh Hàng Hoa, Đọan Tuyệt… Thiệt giật ḿnh bởi khoảng mười trang đầu là truyện, c̣n những trang trong th́ in toàn tài liệu tuyên truyền của Việt cộng như “Những Mẫu Chuyện Trong Đời Hồ Chủ tịch”, “Ba Mươi Năm Đời Ta Có Đảng”… Thiệt bắt đầu lo ngại và nghi ngờ những hoạt động của chùa Diệu Quang, v́ vậy, chàng quyết định xin phép bà d́ Trụ tŕ được vào ở khu nội trú sinh viên với lí do dành th́ giờ đến thư viện đọc sách tham khảo.

Từ khi chính phủ Ngô Đ́nh Diệm bị lật đổ, t́nh h́nh chính trị càng ngày càng bất ổn. Hết cuộc chỉnh lư nầy đến cuộc chính biến khác. Sinh viên học sinh thi nhau băi khóa xuống đường. Thiệt chán nản bỏ về quê.

Chàng đi trên chuyến xe đ̣ Miền Trung. Chiếc xe đang ngon trớn leo dốc đèo Cả chợt một người mặc áo quần rằn ri Biệt động quân đón đường quá giang. Xe vừa dừng lại, một toán người khác ăn mặc tạp nhạp từ trong mé rừng ùa ra, chĩa súng bắt hành khách xuống xe. “Việt cộng!” tiếng báo động của bác tài xế, cả đám người đi xe đều tái mặt. Chúng hối hả lên xe lục soát lấy hết thực phẩm , thuốc men, và dồn số thanh niên, đàn ông đứng riêng một bên. Họ khám xét từng người, khám cả bàn chân để truy bắt lính “ngụy”. Bất ngờ, hai thanh niên tách hàng bỏ chạy, những kẻ vơ trang đuổi theo. Từng loạt súng AK nổ vang, hai mạng người ngă xuống. Lần đầu tiên Thiệt chứng kiến hành động giết người vô tội vạ cuả bọn người xưng danh “giải phóng” đă để lại trong ḷng chàng một dấu ấn không thể nào quên.

Vừa tốt nghiệp đại học lại trúng đợt Tổng động viên, Bùi HữuThiệt không chần chừ nhập ngũ khóa Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Bà Thân bảo chạy giấy tờ hoăn dịch “hoàn cảnh con một” nhưng Thiệt từ chối. Chàng khuyên mẹ yên tâm, sau khi măn khóa chàng sẽ làm đơn xin phục vụ tại đơn vị không tác chiến. Một bất ngờ đến với Thiệt, qua Giai đọan hai, Thiệt được binh chủng không quân tuyển vào khóa sĩ quan chuyên viên kĩ thuật. Đây là ngành chàng mơ ước từ lâu. Thiệt vừa mừng vừa lo về lí lịch của ḿnh, mặc dù người cha ngoài Bắc đă bị khai tử trong khai sinh từ ngày chính quyền Quốc gia làm lại hộ tịch cho toàn dân.

Vào ngày giáp Tết Mậu Thân, thị trấn Châu Giang tấp nập người mua sắm, chuẩn bị đón xuân, Việt cộng giả dạng lính Cộng ḥa len lỏi, đột nhập vào thị trấn giữa ban chiều bắn bừa băi vào những người măc áo quần trận hay đồ đen Xây Dựng Nông Thôn. Chúng đốt cơ quan Hội đồng thị trấn, giật sập nhà ông trưởng chi cảnh sát quận và một số nhà dân, trong đó có nhà bà Như rồi bắt bà dẫn đi. Sáng hôm sau, đồng bào xóm G̣ Quưt phát giác xác bà Như bị bắn chết, hai tay c̣n trói ké. Trên ngực áo bà có ghim bản án : “Dương thị Như phản Đảng, tiếp tay với bọn Quốc Dân Đảng phản động, Mặt trận Giải phóng tuyên án tử h́nh”. Bà Như chết để lại bốn đứa con có cha là cán bộ cộng sản hồi kết đang trốn trên mật khu ! Oan của bà Như kêu thấu trời. Thực t́nh, bà đă núp bóng ông Quốc Dân Đảng nổi tiếng chống cộng, đánh lừa cảnh sát an ninh theo dơi , truy t́m tác giả cái bào thai của ḿnh. Chẳng biết oan hồn của bà có c̣n vâùt vưởng trên dương gian để báo oán lũ người chủ trương “giết lầm hơn bỏ sót” Sau bốn năm phục vụ tại phi trường Biên Ḥa, Trung úy Bùi Hữu Thiệt cưới vợ và yêu cầu mẹ bán nhà vào ở với chàng nơi cư xá không quân. Bà Thân luyến tiếc ngôi nhà, không nỡ dứt bỏ cái thị trấn mà bà đă gắn bó một thời, dù biết rằng nơi nầy không c̣n an ninh nữa.

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), November 19, 2004

Answers

Đêm 24 tháng 3 năm 1975, quân Bắc Việt tràn ngập thị trấn Châu Giang. Người người tranh nhau rời thị trấn hướng về thị xă t́m nơi an toàn. Bà Thân mệt mỏi, cô đơn chẳng màng chạy lánh nạn. Bà chỉ sốt ruột lo lắng cho gia đ́nh con trai ở phi trường Biên Ḥa có mệnh hệ nào không. Bà hối hận đă không nghe lời con. Tháng trước đây, Thiệt có đánh điện nhắn mẹ vào Biên Ḥa gấp v́ t́nh h́nh bất ổn. Bà Thân cứ chần chừ măi đến nay th́ muộn rồi. Thôi th́ phó mặc cho số mạng. Ư nghĩ như thế, nhưng trước t́nh h́nh bất lợi cho phía Quốc gia, trong thâm tâm bà lại xoay qua trông chờ cha con thằng Thà ngoài Bắc. Niềm hi vọng đoàn tụ với chồng con ngày càng gần giúp cho ḷng bà yên ổn trở lại.

Chiếc xe con kiểu Liên xô băng qua cổng vào chùa Diệu Quang, theo sau là chiếc Molotova chở đầy bôï đội cộng sản Bắc Việt, kéo theo một khẩu đại pháo. Tất cả dừng trước sân chùa. Người chỉ huy và hai lính bảo vệ xuống xe vào thẳng khu chánh điện.

A Di Đà Phật, giọng trầm trầm của một Ni cô vẳng lên từ trên điện thờ. Trong bộ cà sa màu xám tro, Ni cô tiến đến trước mặt ba người :

- A di đà Phật, quư khách cần ǵ ? Người chỉ huy lên tiếng :

- Tôi cần gặp chủ hộ ngôi chùa nầy.

- A Di Đà Phật, Ni cô quay mặt đi vào cửa hông chánh điện. Một lát sau, sư Trụ tŕ đến trứơc mặt ba người đang giương mắt nh́n những tượng phật mạ vàng trên bàn thờ sáng trưng. Không biết trong đầu họ đang nghĩ ǵ trước cảnh chùa lộng lẫy đến khi vị Sư Trụ tŕ lên tiếng A Di Đà Phật họ mới giật ḿnh hỏi :

- Bà đứng tên chủ hộ chùa nầy ?

- A Di Đà Phật, thưa phải .

- Tôi là Thủ trưởng của trung đoàn pháo, được cơ sở địa phương chỉ dẩn đếân đây thông báo cho bà rơ một pháo đội của lực lượng cách mạng sẽ đóng chốt tại vườn chùa nầy.

Nghe giọng nói của người xứ Quảng vị sư Trụ tŕ ngước nh́n gương mặt người chỉ huy, đột nhiên sư cúi xuống thầm th́: “Ôi, Anh …” rồi khuỵu xuống. Ba lính Bắc Việt quay lưngï rời khỏi chánh điện. Các ni cô bên sau điện thờ vội chạy ra d́u sư phụ ḿnh vào trong.

Đặt sư nằm trên chiếc giường tại pḥng tĩnh tâm, các đệ tử nh́n nhau lo ngại. Lần đầu tiên họ thấy tâm tư thầy bất an , có điều ǵ đó đang khuấy động đời sống tu hành . Họ nào biết khuôn mặt người chỉ huy Trung đoàn pháo đă đánh thức kư ức Sư Tru ïtŕ nhớ lại kỉ niệm của hai mươi năm về trước. Ḷng rạo rực yêu đương của người con gái trong tuổi xuân- th́ bị lừa dối làm nhói buốt tim bà. Khuôn mặt lạnh lùng khắc khổ của người chồng cũ khơi thêm nỗi đau làm rối loạn Bồ Đề Tâm của bậc tu hành. Sư trụ tŕ ngồi dậy, chậm răi đi về hướng chánh điện gióng hồi chuông đảnh lễ trước điện thờ Phật rồi tọa thiền dưới chân Đức Thế Tôn tụng tạng kinh Bát Nhă lấy lại sự yên tĩnh tâm hồn.

Hai mươi năm sống ở miền Bắc, Bùi Mậu Thà được chế độ đào tạo thành một bác sĩ. Tháng Chạp năm 1975, Thà về Nam gặp lại mẹ. Người anh cả Bùi Hữu Thiệt sĩ quan miền Nam đang ở trong tù. Bà Thân mừng rỡ khi gặp lại con sau bao năm chờ đợi. Bà đă ngoài sáu mươi tuổi, dành dụm được mười cây vàng, thương đứa con xa cách lâu năm nên chia cho Thà một nửa. Năm lượng vàng đối với một bác sĩ ở miền Bắc là cả một gia tài. Thế nhưng,vợ chồng hắn nghi ngờ số vàng mẹ chia có thể chỉ một phần mười hay một phần hai mươi.

Ba tháng sau do vợ hối thúc, Thà quay về đ̣i mẹ phải đưa thêm vàng. Mẹ thực ḷng nhưng con không tin, bà cảm thấy bị xúc phạm nặng nề. Thương con, bà đă gom góp chút của cải cuối cùng chia đều cho hai đứa, thế mà nó vẫn ngờ vực tấm ḷng rộng răi của mẹ. Bà giận lắm, bèn bảo : - Năm cây vàng đó là ân huệ của tao cho, mầy chẳng có quyền ǵ đ̣i hỏi. Số c̣n lại là phần của thằng Thiệt, anh ruột mầy.

Thà nói :

- Bà quên rằng tay ấy đă đi ngược lại truyền thống cách mạng của gia đ́nh ta, mượn bom Mỹ giết chết người cha suốt đời tận tụy với Đảng để lại những đứa con côi cút ơ ûHà Tỉnh Nhắc đến người chồng phụ bạc, bà Thân không nén được cơn đau. Lăo Dinh ra Bắc chưa đầy ba năm là lấy người vợ khác, riêng bà vẫn chung thủy chờ chồng. Sau ngày Ba Mươi tháng Tư bà Thân mới biết được tin chính xác ông Dinh đă tử thương trong trận máy bay Mỹ ném bôm cầu Hàm Rồng . Mối hận t́nh âm ĩ làm khô héo tim bà. Giờ đây chính miệng thằng con trai giở giọng bênh vực, cơn giận ập đến như thác vỡ bờ, bà hét lên :

- Cả lũ bay là đồ bất nghĩa, vô ơn. Cút ! cút ra khỏi nhà tao ngay !

Thà đứng lên, từng bước một đến sát bà mẹ, miệng gầm gừ :

- Không cần bà đuổi, tôi đi ngay bây giờ, nhưng hăy đưa hết vàng đây . Vừa nói hắn vừa chụp lấy cổ mẹ hăm dọa. Bà Thân đưa cao hai tay dùng hết lực cấu vào mặt hắn. Cơn giận sôi lên, Thà siết mạnh tay hơn. Hơi thở bà Thân kḥ khè, chân tay giựt lên từng hồi rồi cả người bà rũ xuống như xác con mèo. Thà hoảng hốt buông tay. Mắt bà Thân trợn trừng, răng cắn vào chiếc lưỡi thè dài đổi màu tím sậm. Hắn vội vàng vào buồng ngủ lục t́m được năm cây vàng giấu bên dưới đầu giường rồi lên xe đ̣ ra Bắc, trốn biệt từ ngày đó. Những thủ tục điều tra, lập hồ sơ vụ án được diễn ra nhưng rồi lắng dần trong quên lăng. Sáu năm sau ra tù, Bùi Hữu Thiệt ôm mộ mẹ khóc suốt một ngày. Chàng v́ mẹ đă trễ chuyến bay cuối cùng ra hạm đội. Mẹ v́ chàng quyết giữ năm cây vàng để chàng có phương tiện vượt biên đoàn tụ với vợ con đang ở nước ngoài. Thiệt giận em th́ ít, nhưng căm thù chế độ đă tạo cho con người mang tính ác thú.

Người chỉ huy của Trung đoàn pháo Bắc Việt có toán quân đóng chốt tại chùa Diệu Quang bây giờ là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Thủ Đức. Ông vừa kí lệnh trưng dụng ngôi chùa Diệu Quang làm Trung tâm thương nghiệp và ra lệnh trục xuất tất cả những ai cư trú bất hợp pháp trong chùa và đưa họ đi khu kinh tế mới.

Sư Trụ tŕ Tâm Ngọc buông tờ công lệnh có chữ kí của chủ tịch huyện Phan Văn Anh. Bà không tưởng tượng được lại có ngày oan trái đến với bà. Ngôi chùa đă che chở bà những năm tháng trẻ trung tránh cạm bẫy trần tục, giữ trinh tiết chờ chồng. Ngôi chùa đă che giấu cán bộ hoạt động nội thành mỗi khi cơ sở bị phá vỡ. Bà, các sư muội cùng thiện nam tín nữ đă góp công góp của xây dựng, tu sửa ngôi chùa để bây giờ “Cách mạng” gom vào tài sản nhà nước và tước đoạt quyền hành đạo của nhân dân. Nỗi đau của bà là đă hi sinh cả một thời xuân sắc cho chồng, ngược lại chồng đă quên hẵn bà, như không c̣n hiện hữu trên cơi đời nầy !

Đúng giờ Ngọ ngày Rằm tháng Tư Âm lịch (1978) Ni Sư Thích Tâm Ngọc đă châm lửa tự thiêu giữa sân chùa Diệu Quang để phản đối chính quyền cộng sản biến ngôi chùa thành trung tâm thương nghiệp. Công an thành phố đă cướp xác sư Trụ tŕ kín đáo mang đi. Trên cổng chùa, cửa chánh điện được dán đầy những bản sao lệnh trưng dụng ngôi chùa có chữ kư của Chủ tịch huyện Phan Văn Anh.

Ngày hôm sau, Nhật báo “Sài G̣n Giải Phóng” đăng mẩu tin ngắn : “Một phụ nữ quê quán miền Trung tên Đỗ Thị T́nh mắc bệnh tâm thần, có lẽ v́ trắc trở t́nh duyên nên đă tự thiêu tại sân chùa Diệu Quang. Thi thể đă được chính quyền địa phương an táng.

Chủ tịch huyện Phan Văn Anh đọc lướt qua bản tin trên rồi b́nh thản đặt tờ báo lên bàn. Cùng lúc, ban văn thư mang vào văn pḥng một phong b́ lớn đề chính tên ông. Khui bao thư khác thường nầy ông lấy ra một chiếc khăn trắng đă ố màu có thêu hai đóa hoa hồng đan chéo với nhau, một lọn tóc đen dài và một lá thư. Ông tái mặt, vội vàng lùa những món “tang tóc” ấy vào ngăn kéo rồi thẫn thờ đọc lá thư :

Thưa ông Phan Văn Anh,

Tôi viết thư nầy với tư cách của một người phụ nữ mang tên Đỗ Thị T́nh.

Trước tiên, tôi gởi lại chiếc khăn tay mà ông đă tặng cho tôi trong ngày cưới, đó là món quà duy nhất của cô dâu nhận được khi về làm vợ ông. Thứ hai là lọn tóc của tôi đă cất giữ suốt hai mươi năm từ lúc vào chùa quy y. Tôi đă lặng người và khóc hết nước mắt khi mái tóc dài óng mượt của tôi được mẹ bảo dưỡng từ lúc c̣n bé thơ bị cắt đi. Người con gái mới hai mươi ba tuổi đời đă chịu xuống tóc vào chùa là một quyết định hi sinh vô bờ bến cũng chỉ v́ muốn giữ lâư ḷng trung trinh tiết nghĩa đối với chồng. Thế mà ông đă nhẫn tâm quên hẳn người vợ ở lại trong Nam. Ngày tôi gặp lại ông sau hơn hai mươi năm xa cách là lúc ông đưa đơn vị pháo đến giẵm nát cảnh chùa mà tôi đă tu tịnh trong suốt thời gian qua. Hành động tiếp theo cuả ông là kư lệnh biến chùa làm nơi buôn bán của nhà nước.

Thần tượng trong tôi hoàn toàn sụp đổ . Tài sản đồng bào miền Nam đă bị đảng các ông cướp đọat một cách trắng trợn và chà đạp lên cả quyền sống con người. Khi ông nhận được thư nầy, tôi với tư cách là Sư Trụ tŕ chùa Diệu Quang đă tự thiêu phản đối chính sách cướp chùa phá đạo của Cộng sản Việt Nam. Tôi v́ Đạo pháp mà thắp sáng ngọn lửa Từ bi Vô úy trong tinh thần Đại ngă Tinh tấn của Phật Giáo để soi đường cho chúng sanh và hi vọng soi sáng cả lương tâm ông .

A Di Đà Phật.

Ni Sư Thích Tâm Ngọc, trụ tŕ chùa Diệu Quang

Đặt bức thư trên bàn, Phan Văn Anh đưa mắt nh́n khu cây kiểng trước pḥng làm việc. Gương mặt ông tối sầm. Kéo chiếc hộc bàn ông nh́n lại lọn tóc đen tuyền nằm khoanh tṛn trong bao nylon. Chợt khuôn mặt của người vợ trẻ ngày xưa như thoáng hiện chập chờn bên lọn tóc, ông trầm ngâm, nghĩ ngợi. Một hồi lâu, ông cầm điện thoại gọi pḥng công an bảo vệ chính trị hỏi cái xác thiêu ở chùa Diệu Quang chôn ở nơi nào. Một tuần lễ sau, đích thân ông lén lút đặt trên ngôi mộ người vợ cũ một bia đá có khắc hàng chữ :

“Nơi an nghỉ của Sư Cô Thích Tâm Ngọc, Trụ tŕ chùa Diệu Quang, tục danh Đỗ Thị T́nh, sinh ngày 18 tháng 4 năm 1931 tại Quảng Ngăi. Chết ngày 15 tháng 4 năm 1978 tại Gia Định, thọ 47 tuổi”.

Ông âm thầm thực hiện công việc nầy có lẽ để lương tâm đỡ cắn rứt. Nhưng ông không ngờ cử chỉ đó đă giúp cho linh hồn người vợ chung t́nh được mau siêu thoát.

Trước khi thực hiện một chuyến vượt biển, Bùi Hữu Thiệt t́m đến mộ D́ Đỗ Thị T́nh thắp hương từ biệt. Nh́n tấm bia mộ không tên người phụng lập, ḷng chàng quặn thắt. Thiệt chấp tay lâm râm : “ D́ đă hiến thân cho Đạo Pháp mang ư nghĩa vô cùng lớn lao. Ngọn lửa Bi Trí Dũng của Phật pháp bùng lên từ thân xác D́ đă thắp sáng lương tri loài người. Thưa D́, ngày mai nầy con sẽ ra đi, thân con có thể ch́m tan trong biển cả mênh mông nhưng hồn con sẽ nhập cùng với hàng vạn linh hồn khác làm nên những con sóng thần đánh động lương tâm thế giới. Và trong muôn một thoát được hiểm nguy đến được bến bờ Tự do con sẽ ươm mầm hạt giống Tự do để mang về trồng lại trên mảnh đất quê hương Việt Nam yêu dấu !”

Mùa Vu Lan 2003

Hạo Nhiên Nguyễn Tấn ích

( bản nguyên tác của người viết)

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), November 19, 2004.

Moderation questions? read the FAQ