Sẽ... cháy .... chuyen kho tin ma co thât o VN .hi`

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Sẽ... cháy 12/10/2004 5:53:42 AM GMT +7Bây giờ khi mà sự cố cháy gia tăng liên tục về số vụ, số người chết và số tài sản thiệt hại thì xem ra mọi sự vẫn chưa có gì khả quan... Thậm chí, nói không ngoa, có hai việc mà phòng cháy chữa cháy (PCCC) làm “ngon lành” đó là tổ chức diễn tập (khi việc cháy chưa xảy ra) và thống kê số liệu (cháy thành tro bụi hết rồi), còn lại thì vẫn “rối như canh hẹ”.

Đành rằng nỗ lực và cố gắng của các ngành liên quan về PCCC trong thời gian qua là rất lớn, thậm chí TP còn đầu tư về sức của (thang chữa cháy nhà cao tầng, nệm hơi, ống thoát hiểm...) và sức người (tập huấn tại Singapore, Pháp...) nhưng việc chính mà người dân quan tâm là hiệu quả thì thật đáng lo ngại. Thống kê của Phòng Cảnh sát PCCC , TP còn 920 khu dân cư có nguy cơ cháy cao tức là “bà hỏa” luôn chờ sẵn, ai thích thì chiều!

Cũng theo “tự kiểm”, các đoàn kiểm tra vi phạm an toàn PCCC thường bỏ qua các lỗi vi phạm nhỏ (là nguyên nhân gây ra cháy lớn) còn xử phạt thì “nhẹ hều” (hậu quả của những tổn thất nặng nề). Thêm nữa, hàng loạt các biện pháp giảm thiểu cháy đều đang bắt đầu bằng chữ... sẽ, như: sẽ triển khai đào 200 giếng nước chữa cháy trong các hẻm sâu, sẽ lập trạm bơm ở các khu dân cư ven kênh để chữa cháy kịp thời, sẽ gắn tiếp 3.000 trụ nước chữa cháy, hơn thế sẽ trang bị một máy bay trực thăng chuyên dùng trị giá khoảng 5 triệu USD... Và với chừng ấy cái sẽ thì hẳn sẽ dẫn đến kết quả là sẽ... cháy nữa!

-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), November 15, 2004

Answers

Response to Sẽ... chĂ¡y .... chuyen kho tin ma co thĂ¢t o VN .hi`

******************* Công an quá mập sẽ bị sa thải? **********

****************************************************************** 26/09/2004 9:49:25 PM GMT +7Sở Công an tại Hạ Bình, thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang (Đông Bắc Trung Quốc) vừa ra chỉ thị yêu cầu các cán bộ thừa cân phải cho vòng eo giảm xuống dưới 79 cm nếu không sẽ bị sa thải khỏi ngành (Báo An Ninh Thế giới, số ra ngày 23-9-2004)...

Thật ra, quy định này không phải là chuyện lạ chỉ có ở Trung Quốc. Nhiều nước trên thế giới cũng đã áp dụng “giải pháp” hạn chế vòng eo và cân nặng để người công an phải luôn đề cao ư thức rèn luyện thể lực, bảo đảm sức khỏe phục vụ công tác. Vì yêu cầu nghề nghiệp nên việc loại khỏi ngành những công an “bụng bia”, chậm chạp, cũng là điều cần thiết, phải làm.

Trong con mắt người dân Việt Nam cũng vậy, chiến sĩ công an phải là những người có thân hình rắn chắc, nhanh nhẹn, ứng phó tốt trong mọi tình huống, nhất là khi đối đầu với bọn tội phạm nguy hiểm... Vậy mà gần đây, những công an “bụng phệ” ở nước ta mỗi ngày một nhiều. Thậm chí có người còn “hãnh diện” về cái bụng quá khổ của mình. Chẳng lẽ khi Nhà nước chưa có những quy định bắt buộc về cân nặng và vòng eo thì cánh công an mặc sức để cho thân hình “phì nhiêu” hết cỡ...

Đành rằng, việc đánh giá năng lực nghiệp vụ cũng như phẩm chất đạo đức của người chiến sĩ công an không thể căn cứ vào ngoại hình. Nhưng khi có quá nhiều cán bộ “phục phịch” sẽ làm cho hình ảnh người Công an Nhân dân mất đi vẻ đẹp vốn có.

-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), November 15, 2004.


Response to Sẽ... chĂ¡y .... chuyen kho tin ma co thĂ¢t o VN .hi`

Tây tù ta không tù

Lư Sinh Sự

Tin mừng cho những người xuất khẩu lao động Việt Nam: Chính phủ Malaysia đã đồng ư ân xá không bắt giam khoảng 1.000 lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp. Theo quy định thì từ hôm nay (15.11.2004) nhà tù Malaysia sẽ mở rộng cửa, nhưng riêng các công dân nước ta đang chui lủi ở nước bạn được hoãn thi hành án đến 31.12.2004.

- Thật may quá bác Sự à - gã đài phường nói - Chính phủ đang ra lệnh bằng mọi giá cứu anh chị em về nước. Nghe nói đã làm thủ tục cho 600 người, 400 người đã về đến nhà rồi.

- Về rồi tính sao?

- Thì cứ thoát tù quốc tế cái đã. Về nhà mình thì tội gì mà phải tù. Cùng lắm là rút kinh nghiệm trong việc đưa lao động đi xuất khẩu là xong.

- Cậu có biết là ở Đài Loan ta phải cử 100 cán bộ của các doanh nghiệp, cộng với Ban quản lư lao động ở bên Đài, phối hợp với cảnh sát của họ mở đợt truy lùng các lao động của ta bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp. Đợt đầu đã tóm cổ được 80 tên. Vụ này tốn kém ra phết đấy, phải ít nhất một chọi hai mới được thế.

- Em còn nghe nói sang năm 2005 sẽ có 70.000 lao động được xuất khẩu, năm 2008 sẽ có 85.000, năm 2010 có 100.000, nâng tổng số lao động làm việc ở nước ngoài lên con số khổng lồ 565.000 người.

- Và sẽ có bao nhiêu bỏ trốn, bao nhiêu vào tù, bao nhiêu lực lượng đi truy quét?

- Không nên bi quan quá thế. Mỗi lần ngã là một lần bớt dại chứ. Các đợt tuyển quân sau này sẽ cẩn thận hơn, có biện pháp quản lư chặt hơn. Rút kinh nghiệm tức là phải rút ra cái gì đó để mà tránh.

- Thế theo cậu kỳ này rút được cái gì?

- Chí ít là cũng là không tiếp tục ăn tiền bừa bãi rồi tống con nhà người ta sang đất khách quê người, việc làm không có, hộ chiếu hết hạn...

- Nếu vụ này phía họ không ân xá, cứ bỏ tù cả nút ở bên ấy thì bên ta có bỏ tù những anh "ăn tiền bừa bãi" như trên không?

- Em tin là không, ở ta bao giờ cũng nhằm mục đích rút kinh nghiệm là chính. Chuyện cũ thế mà bác còn hỏi (!).

-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), November 15, 2004.


Response to Sẽ... chĂ¡y .... chuyen kho tin ma co thĂ¢t o VN .hi`

Quảng Bình: Quả bom "chờ tờ trình" sẽ được tháo gỡ với giá 10 triệu đồng

(LĐ) Lúc 11 giờ ngày 14.11, Trưởng ban Quản lư dự án huyện Quảng Trạch cho biết: Sau những cuộc họp, gặp gỡ, thảo luận, báo cáo, tờ trình, việc tháo gỡ quả bom đã được Công binh Tỉnh đội Quảng Bình đồng ư thực hiện vào ngày 15.11 với giá hợp đồng được thống nhất là 10 triệu đồng. Trong ngày chủ nhật (14.11) ông Trưởng ban Quản lư dự án đang chạy đôn, chạy đáo để vay mượn đủ 10 triệu đồng nhằm bảo đảm chắc chắn cho việc tháo gỡ quả bom vào sáng ngày 15.11. Như vậy, từ ngày phát hiện ra quả bom "trong tình trạng nguy hiểm" đến nay đúng 10 ngày Công binh Tỉnh đội Quảng Bình mới bắt tay vào tháo gỡ. May mắn thực sự cho khu dân cư vì trong 10 ngày chờ đợi làm các thủ tục, quả bom vẫn chưa "bùm". N.Q.V

-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), November 15, 2004.


Response to Sẽ... chĂ¡y .... chuyen kho tin ma co thĂ¢t o VN .hi`

Nỗi kinh hoàng... cốc, chén, bát, đĩa

Khá khó khăn, PV Báo Lao Động mới xin được làm chân phục vụ trong mấy điểm bán cơm, đồ ăn, giải khát tại Hà Nội và chui được vào ngõ ngách đằng sau để chứng kiến "chất lượng phục vụ" ở những điểm ăn uống này. Điều khủng khiếp và kinh hãi nhất là mức độ mất vệ sinh của việc chế biến đồ ăn cũng như của cốc chén, bát đĩa. Tại những điểm đông khách ăn, người phục vụ chỉ khoắng vội mấy cái bát ăn, thìa, đũa vào chậu nước đã đục lờ rồi úp ngay lên cái rổ, chưa kịp ráo nước đã phải bê ra để phục vụ khách...

Bát, đĩa chỉ được rửa qua loa trong chậu nước đục rồi lại đưa vào đựng thức ăn cho khách. Kỹ năng rửa bát: "Khuất mắt trông coi" Theo như lời hẹn có một chân chạy bàn phục vụ ở một quán cơm trên phố Đình Ngang (Hà Nội) - con phố khá nổi tiếng về cơm ngon và đắt, sáng ngày 23.4, chúng tôi có mặt ở đây. Người làm chân phục vụ cần nhất 3 điều: Phải có sức khoẻ và sự nhanh nhẹn; phải có một chút kỹ năng bưng bê, nhất là bê một lúc mấy loại đồ ăn liền; phải tươi cười với khách. Khi chúng tôi trở thành nhân viên phục vụ mới biết, ngoài 3 kỹ năng kể trên còn phải có thêm kỹ năng nữa là biết "khuất mắt trông coi". Ông chủ quán, quyển sổ trên tay và dường như đã quá quen với việc tuyển và thải nhân viên như cơm bữa nên giao việc rất nhanh. Chưa đến 11 giờ mà hàng cơm nào ở Đình Ngang cũng đông nghịt khách. Khách đứng chen vai tranh nhau gọi món ăn, đội quân phục vụ của các quán chạy đi chạy lại như thoi đưa, nháo nhác gọi nhau đưa khách vào nhà. Xe máy dựng dọc phố, tốp khách này chưa đi thì tốp khách khác đã tới. Tranh thủ vừa bê đồ ăn, chúng tôi vừa cố gắng chui vào bên trong khu chế biến và rửa dọn để tìm hiểu. Phía trong ngõ, có khoảng 4-5 nhân viên như chúng tôi đang rửa bát đũa, nước thải đổ lênh láng, dềnh lên cả lối đi.

Tôi quan sát, tất cả các loại bát đĩa đều chỉ được rửa qua một nước, một số ít những chiếc bát đĩa bám đầy mỡ thì được xếp riêng, rồi được rửa một lượt nước rửa bát sau đó được tráng lại qua loa. Tất cả được úp vào một chiếc rổ to, ruồi bậu từng đàn. Cả một chồng bát đĩa tới vài chục chiếc, nhưng cũng chỉ được rửa bằng một xô nước. Nếu như ai đó không may nhìn thấy xô nước rửa bát đen ngòm, váng mỡ, thì có lẽ người đó sẽ không thể nuốt nổi dù cơm có "ngon" đến mấy. Mấy người rửa bát ngồi vào giữa đoạn ngõ rộng chừng vài mét vuông. Cứ cái bát nào được rửa xong thì một người lại lấy chiếc giẻ đen bẩn lau lại cho chóng khô. Chúng tôi phải đi lách qua họ một cách khó khăn và thận trọng, vì rất có thể sẽ bị trượt chân và ngã. Nền đất ở đây trơn ướt, nhầy nhụa mỡ. Căn gác khoảng hơn chục mét vuông, nhưng được nhồi tới 4 bàn ăn. Bát, đũa, muôi, thìa đều bẩn, dính mỡ nhờn nhợt. Những nắm đũa vừa được rửa xong, vẫn rớt nước tong tỏng. Mấy cái cốc thuỷ tinh có một lớp mỡ bám xung quanh, nếu khách cầm không cẩn thận sẽ đánh rơi ngay lập tức. Giấy lau tay, lau miệng thì trắng đục và đặc biệt là khi ngửi có mùi hơi hôi. Loại giấy này hầu như hàng ăn nào cũng sử dụng. Chúng tôi quan sát, những khách xung quanh sau khi dùng bia tráng qua cốc một lượt, họ cầm lên uống ngon lành. Một nhân viên rửa bát ở đây vừa chuyển cho chúng tôi rổ bát để bê ra vừa nói: "Ai vào đây mà biết được rửa như thế nào. Rửa kỹ có mà chết luôn". Đến chiều thì chúng tôi không thể chịu nổi cái cảnh ngột ngạt, bẩn thỉu ở khu chế biến và dọn rửa, liền chẳng dám xin tiền công của ông chủ, vội đánh bài chuồn.

Quá mất vệ sinh vì bốc đồ ăn bằng tay. Tại cửa hàng "mỳ vằn thắn" trên phố Hàng Phèn khá nổi tiếng của Hà Nội, khách cũng tới đông như trảy hội. Để lên được tầng 2, chúng tôi cũng phải đi qua nơi rửa bát và rửa rau. Bát đũa đều được rửa qua loa để kịp phục vụ khách. Cầu thang tối hẹp và rất trơn, xâm xấp nước. Tại tầng hai, người ta vứt giấy lau chùi đầy trên mặt đất, bàn ăn thì bẩn thỉu, đầy nước dùng và hành tươi của khách làm văng ra. Một em phục vụ vội vàng lấy giẻ lau bàn, nhưng như thế chỉ càng làm cho chiếc bàn nhựa thêm nhếch nhác bẩn thỉu. Khu nhà số 14 Lư Thường Kiệt có khoảng 11 hộ gia đình và gần 30 nhân khẩu sinh sống. Gần đây, người dân ở khu nhà này đã không thể chịu nổi sự bẩn thỉu của một hiệu cơm được mở ở đây. Tại đây, lối đi chung, sân chung, khu bể nước và không gian phía trước cổng nhà bị biến thành nơi chế biến thức ăn. Lối đi chung lúc nào cũng ẩm ướt và dễ trơn trượt, thức ăn rơi vãi bị giẫm nát, ruồi nhặng bay vo vo. Mùi thức ăn bay lên nồng nặc. Cống liên tục bị tắc do lượng nước, thức ăn thừa đổ ra đây một cách vô tội vạ. Trong môi trường ngập sũng nước thải như thế, bộ phận rửa bát vẫn điềm nhiên ngồi giội nước ào ào, có khi quá tay, nước thải bắn cả vào bát đũa... Thế nhưng phần vỉa hè phía trước ngôi nhà, khách vẫn ăn uống ầm ầm. Thực khách: "Coi trời bằng vung"

Trên phố Lư Thường Kiệt, đoạn đối diện với khách sạn Melía còn có một số hàng cơm bình dân rất đông khách. Cơm ở đây rẻ, chỉ khoảng 5.000đ-8.000đ/suất ăn. Canh được đưa vào một chiếc xô to. Chúng tôi quan sát, người phục vụ đang rửa bát thì có khách gọi canh, liền vội vã cầm chiếc bát đang rửa vục vào xô canh, mang... cho khách. Trước đó, chị này đã nhanh tay kín đáo lấy muôi vẩy bỏ mấy chú ruồi trót rơi vào xô canh.

Tại nhiều cửa hàng bia hơi, quán rượu, nhà vệ sinh nằm ngay cạnh nơi sơ chế đồ ăn, rửa rau sống, rửa bát... Cá biệt có cửa hàng, nhà vệ sinh cách nơi rửa rau chưa đầy 1m, mùi khai thối bốc lên nồng nặc. Khách có nhu cầu đi vệ sinh phải lựa lách một lúc mới vào được bên trong. Tại những cửa hàng bia hơi, phổ biến tình trạng cốc chỉ được tráng qua một lượt nước lã, tới khi xô nước tráng trở nên đen bẩn, nhân viên nhà hàng mới thay xô khác. Thật lạ là nhiều người nhìn thấy những cảnh trên tận mắt, nhưng những cảnh kinh hoàng như thế dường như cũng chẳng làm họ bận lòng. Tại một hàng bún chả trên phố Nguyễn Trãi, khách ăn ngồi ngay cạnh rãnh nước thải, ruồi nhặng bay tứ tán. Bà bán bún tay băm thịt lợn sống côm cốp. Đang băm thì có khách gọi, bà tiện tay bốc bún vào bát, móng tay dài nguều và bẩn đen. Sau khi đưa bát bún cho khách, bà tiếp tục quay ra... băm thịt. Khách trả tiền, bà bới tiền lẻ trả lại khách... Một lát sau có khách gọi trà đá, bà bán hàng lau vội tay vào chiếc giẻ bẩn đen để cạnh thớt thịt băm dở, quay ra đập đá pha nước. Đôi tay bà thoăn thoắt không lúc nào ngơi nghỉ. Tất cả công việc và tất cả vi khuẩn đều dồn lên đôi tay ấy: đôi tay bốc bún, đôi tay đếm tiền trả lại. Khách nhìn tận mắt sự mất vệ sinh, song vẫn ăn bún, uống trà ngon lành!

Chỉ qua khảo sát gần chục cửa hàng bán đồ ăn, uống ở HN thì chỗ nào cũng mất vệ sinh khủng khiếp, nhưng kỳ lạ là chẳng hề thấy có cơ quan chức năng nào kiểm tra, xử lư cũng như chẳng có thực khách nào tỏ ra sợ cả. Họ có thể nhăn mặt, lắc đầu một tí khi nhìn thấy, nhưng sau đó vẫn vô tư ăn và uống. Nhóm phóng viên điều tra

-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), November 15, 2004.


Response to Sẽ... chĂ¡y .... chuyen kho tin ma co thĂ¢t o VN .hi`

****************** Để 6 tháng, hoa quả vẫn không héo ************

********************************************************************

Theo lời của các thương lái chuyên kinh doanh mặt hàng hoa quả NK, Pò Chài chỉ là chợ trung chuyển hoa quả từ khắp đất nước Trung Quốc đưa về để chuyển sang VN tiêu thụ qua cửa khẩu Tân Thanh. Để bảo vệ được hoa quả không bị ôi thối trong quá trình vận chuyển cả hàng ngàn cây số, các chủ hàng đã sử dụng rất nhiều loại hoá chất bảo vệ thực vật có nồng độ sát khuẩn cao để diệt khuẩn, nấm mốc phá hoại.

Chợ bày bán hoa quả nhập lậu từ TQ và người tiêu dùng vẫn vô tư "tống" chất độc vào người. Chính nhờ có sự tẩm ướp theo kiểu này mà các mặt hàng lê, táo, cam... để hàng tháng trời vẫn tươi rói như vừa mới thu hoạch. Để chứng minh cho những điều nêu trên, một cán bộ hải quan nói với chúng tôi: "Mùa thu hoạch táo bên Trung Quốc đã qua từ lâu, nhưng táo Trung Quốc NK vẫn chở kìn kìn qua biên giới". Theo lời các chủ hàng buôn hoa quả cho hay, hàng đã được tẩm ướp hoá chất có thể để từ 4 - 6 tháng mà không sợ héo và không ôi thối, hư hỏng. Còn đó là hoá chất gì thì đến ngay cả giới thương lái buôn hoa quả cũng không thể biết, bởi chủ hàng giấu kín bưng không hề tiết lộ. Một đồng nghiệp chúng tôi cho biết, có lần trót dại sục tay vào bể hoá chất đang ngâm táo, đêm đó anh phải đi cấp cứu vì bỏng rát không thể chịu nổi. Vậy mà người tiêu dùng của ta vẫn cứ vô tư ăn những hoa quả đã được tẩm ướp những hoá chất này.

Vậy mà trên thị trường Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng... hoa quả TQ vẫn vô tư bày bán. Nhiều loại quả như lê, táo, dâu tây... bày cả tháng trời, dưới mưa nắng mà vẫn tươi nguyên như vừa hái trên cây xuống. Nhóm pV Điều tra

-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), November 15, 2004.



Response to Sẽ... chĂ¡y .... chuyen kho tin ma co thĂ¢t o VN .hi`

Chờ... nhưng không chết

Sau một tai nạn giao thông, anh Đỗ Văn Toản (25 tuổi) được các bác sĩ ở Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) chẩn đoán là không còn khả năng cứu chữa. Vì thế, người nhà quyết định đưa anh về nhà để... chờ chết. Những việc chuẩn bị cho lễ tang đã được khẩn trương tiến hành: Khăn tang được mua về, quần áo đẹp được mặc cho người bị nạn, ảnh chân dung anh Toản được đem đi phóng to, bà con trong làng tới chia buồn với gia đình... Thế nhưng, điều ít ai ngờ đã xảy ra: Người được coi là chết rồi bỗng dưng tỉnh lại và dần bình phục trong sự ngơ ngác của mọi người. Chuyện thật như đùa này đã xảy ra tại thôn Bái Thuỵ, xã Đồng Tháp, Đan Phượng, Hà Tây...

Về nhà chờ chết Ông Vui đang chăm sóc con. Ông Đỗ Văn Vui (bố anh Toản) là công nhân ở tổ điện thuộc Ban quản lư công trình phân lũ sông Đáy. Trong 3 người con, chỉ có anh Toản là được học cao, tốt nghiệp ĐH Lâm nghiệp, giờ hiện đang làm ở Lâm trường 1 Mộc Châu (Sơn La).

Chiều ngày 14.10, ông Vui nhận được tin dữ từ Mộc Châu là con trai ông bị TNGT khá nặng, đang trong tình trạng hôn mê sâu, được đưa đi cấp cứu tại BV ở Mộc Châu. Ngay lập tức, ông đi nhờ xe cơ quan lên Mộc Châu. Thế nhưng, khi ông Vui đang trên đường đi Mộc Châu thì lại có tin báo về nhà là anh Toản đã được chuyển xuống BV Việt Đức (Hà Nội) vì chấn thương quá nặng, vượt ra ngoài khả năng của BV Mộc Châu. Thế là một tốp người, trong đó có anh Đỗ Quang Chung, anh trai anh Toản tức tốc lên BV Việt Đức. Tốp này lên BV Việt Đức khoảng 22 giờ và đến gần nửa đêm thì xe chở anh Toản từ Sơn La về. Tại đây, các BS đã cho anh Toản thở bằng bóng bóp oxy, tiến hành chụp CT não, hội chẩn và kết luận rằng anh Toản bị chảy máu não lan toả, phù não nặng, suy hô hấp nặng, nguy cơ tử vong cao.

Anh Đỗ Quang Chung cho biết: "Vì là người thân nhất với anh Toản nên tôi được mời vào phòng và BS có giải thích rằng trường hợp của em tôi rất nặng, khó cứu chữa, có thể tử vong trong thời gian rất ngắn và hỏi rằng như thế gia đình có cho về hay không?". Sau khi hội ư với những người cùng đi, anh Chung đồng ư đưa anh Toản về nhà để... chờ chết. Vì sợ anh Toản chết ở dọc đường, các BS cho gia đình thuê bóng bóp oxy giá 200.000đ và cho biết có thể sau khi rút bóng từ 5 tới 10 phút, bệnh nhân sẽ tắt thở. Đến khoảng 3 giờ sáng ngày 15.10, anh Toản được đưa về nhà trong tình trạng hôn mê.

Bệnh nhân không chịu "nghe lời" bác sĩ Ông Vui lên Mộc Châu mới biết con được chuyển về BV Việt Đức. Về tới BV Việt Đức, biết tin con không còn khả năng cứu chữa nên đã chuyển về nhà chờ chết, lòng ông đau như thắt.

ở nhà, những công việc chuẩn bị cho tang lễ của anh Toản được tiến hành khẩn trương. Bà con làng xóm tới chia buồn, rạp được dựng, người đi mua khăn tang, người mặc quần áo đẹp, thắt cà vạt cho anh Toản. 6 giờ 30, ông Vui về tới nhà. Nhìn con trai mặt mày thâm tím vì va đập đang nằm hôn mê trên giường ông không cầm nổi lòng. Tuy nhiên, biết không thể làm gì hơn cho con, đến 7 giờ 10 phút, ông Vui quyết định rút bóng bóp oxy và chờ...

Thế nhưng, 5 phút, 10 phút, rồi 30 phút trôi qua, anh Toản không tắt thở như... dự kiến mà bắt đầu tự thở được, nhịp thở đều dần, chân tay bắt đầu cử động, mặt hồng hào trở lại. Mọi người ngỡ ngàng vui mừng nhưng vẫn lo lắng chờ đợi. Tới khoảng 22 giờ đêm, thấy sức khoẻ anh Toản ngày một khá hơn, mọi người quyết định đưa anh vào Viện Quân y 103. Tại đây, các BS sau khi theo dõi, chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm đã đưa ra kết luận: Chấn thương sọ não, máu tụ nhiều trong não nhưng ở kích thước nhỏ. Các BS khẳng định chấn thương của anh Toản không quá nặng và có thể chữa được. Các BS đã đặt nội khí quản, cho thở máy, chống phù não... cho anh Toản. Sau 1 tuần điều trị, dù chưa tỉnh táo và chưa nói được, nhưng sức khoẻ anh Toản đã khá lên rõ rệt nên các BS cho anh về nhà điều trị theo chỉ định của BS. Kiều Minh

-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), November 15, 2004.


Moderation questions? read the FAQ