DÂN CHỦ SẼ GIÚP TẠO ỔN ĐỊNH LÂU DÀI CHO TRUNG QUỐC (VÀ VIỆT NAM)

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

DÂN CHỦ SẼ GIÚP TẠO ỔN ĐỊNH LÂU DÀI

CHO TRUNG QUỐC (VÀ VIỆT NAM)

How democracy would help China ?

( The Globe & Mail , 23 oct 2004 )

Người dịch : Trương đăng Đệ

Lời người dịch : Với bài xă luận “ How democracy would help China ?” nói trên , báo “ The Globe & Mail “ một nhật báo lớn ở Canada, muốn gửi một thông điệp cho các nhà lănh đạo Trung Quốc, thông điệp mà chúng tôi dùng làm tựa đề cho bài này.

Thấy những ư kiến của thông điệp cũng có thể áp dụng cho Việt Nam, chúng tôi dịch để gửi giới lănh đạo VN, với mong muốn đất nước sẽ có nhiều biến chuyển tốt đẹp hầu đem lại một chính quyền có chính danh v́ được toàn dân bầu ra, đoàn kết được mọi người và được mọi người trong cũng như ngoài nước ủng hộ để xây dựng một nước VN mới . Được như vậy, chúng tôi tin rằng chỉ trong hai hay ba thập niên, đất nước sẽ phú cường, nhân dân sẽ thực sự được hạnh phúc, chúng ta sẽ vừa xóa được cái nhục chậm tiến vừa bảo vệ được độc lập, và sự toàn vẹn lănh thổ trước sự đe dọa không ngừng của Bắc phương. Cản trở việc này sẽ mang trọng tội với tổ quốc.

Trong ít năm gần đây, TQ đă đón nhận thế giới hiện đại với nhiệt t́nh và tốc độ chưa từng thấy trong lịch sử. Ngày nay người TH ưa thích mọi thứ tối tân, từ những kiểu thời trang mới nhất đến những xe lửa cao tốc, từ những máy điện thoại cầm tay tí hon tới những thiết kế định vị toàn cầu tốt nhất (1). Nền kinh tế TQ đang được hiện đại hóa với một tốc độ kinh khủng . Chính quyền TQ đang đầu tư vào những kiến trúc tân thời và đang mở rộng các hạn chế cho các nghệ sĩ mới.

Tuy nhiên, có một lănh vực mà TQ vẫn c̣n bám chặt với quá khứ. Chính thể TQ dựa theo mô h́nh Xô viết trong những năm 1920, từ Mao đến nay rất ít thay đổi. Tuy các nhà cầm quyền ít đàn áp hơn và thực tiễn hơn thời Mao, họ vẫn chưa được bầu ra, và như vậy, không bị kiềm chế bởi một phe đối lập ở quốc hội, bởi những phương tiện truyền thông tự do và các quan ṭa độc lập.

Có thể đây là một điểm nhỏ xét theo những tiến bộ vượt bực trong các lănh vực khác. Dù dân chủ hay không, những nhà lănh đạo TQ đă làm trọn một diều hứa . Khi nới lỏng kinh tế, họ đă đưa 1/5 nhân loại vào con đường dẫn tới giàu sang. Người dân TQ đă được mua bán tự do hơn , làm việc , cư trú nơi nào họ muốn , lấy người nào họ ưng . Nếu người dân TQ đang được tự do và giàu có hơn, tại sao họ lại cần dân chủ ?

Để t́m câu trả lời, ta hăy lấy bản đồ, đưa ngón tay từ lục địa TH xuống dăy đảo nhiệt đới về phía nam . Mười năm trước đây, người ta cũng đặt câu hỏi đó về Nam dương . Cũng giống TQ , Nam Dương đă được hưởng nhiều năm phát triển kinh tế nhanh chóng và ổn định chính trị dưới một chế độ không dân chủ, chế độ độc tài của Tổng thống Suharto. Trong lúc ông ta c̣n thực hiện được lời cam kết th́ h́nh như không có ǵ quan trọng lắm khi ông ta không cho dân chúng có quyền bỏ phiếu trong những cuộc bầu cử tự do, hay cho báo chí dược tự do. Nhưng sau đó, Nam dương đi vào một thời kỳ đặc biệt khó khăn : đó là cuộc khủng hoảng tài chính vào các năm 1997-98. Chế độ Suharto sụp đổ, đất nước rơi vào t́nh trạng hỗn loạn, và chỉ trong vài ngày đă tiêu hủy mọi thành quả của 10 năm phát triển

Bài học rút ra thật rơ ràng : các chính phủ không dân chủ tự bản chất rất mong manh . V́ không có những quy tắc và giới hạn kèm theo như ở một chế độ dân chủ và pháp quyền, hầu như chắc chắn là chúng sẽ trở thành thối nát, không được ḷng dân, và bất ổn . Do không có các cuộc bầu cử làm nắp an toàn để xả hơi, dân chúng không có cách nào để bày tỏ những bất măn của ḿnh một cách ḥa b́nh , và hậu quả là sụp đổ và hỗn loạn.

Xă hội TQ đă có những dấu hiệu căng thẳng. Sự phát triển hấp tấp về kinh tế đưa tới những vấn đề quan trọng, từ việc dân quê bỏ ra thành thị tới sự bất b́nh đẳng về lợi tức, tới những vụ sa thải lớn ở các xí nghiệp quốc doanh lỗi thời . Hàng năm, TQ có rất nhiều cuộc rối loạn, biểu t́nh ngồi, đ́nh công và những phản kháng khác, và nhiều vấn đề từ việc sa thải nhân công tới những vụ sung công tài sản .

Điều nghịch lí là nhân dân TH đă được dạy dỗ là dân chủ sẽ đem lại bất ổn. Nhưng tthực ra th́ chính v́ thiếu dân chủ nên mới sinh ra bất ổn ở TH . Các giời lănh đạo lập luận là đất nước cần ổn định nh́ều hơn là bầu cử. Nhưng TQ không thể đạt được điều trước mà không có điều sau. ( chúng tôi nhấn mạnh )

Cho tới nay, TQ gặp nhiều may mắn. Những rắc rối ở địa phương chưa bùng nổ thành náo loạn toàn quốc như ở quảng trường Thiên an Môn năm 1989 . Với nền kinh tế tiếp tục phát triển và dân chúng khá giả hơn, phần lớn đều chấp nhận sự mặc cả mà chế độ cộng sản ngấm ngầm đưa ra : anh đừng đả động ǵ đến chính trị, chúng tôi sẽ giúp anh làm giàu.

Nhưng sự thỏa thuận này sẽ không bền măi . Khi người dân trở thành giàu có hơn th́ cổ phần của họ vào tương lai đất nước sẽ tăng . Cuối cùng, họ muốn có tiếng nói trong cách cai trị đất nước ; lí do chính không phải v́ họ yêu tự do ngôn luận hay lí tưởng dân chủ , mà là v́ họ muốn bảo vệ sự đầu tư của họ.

Khi các nước Tây phương xét đến những hậu quả của một chính phủ không dân chủ tại TQ , họ có khuynh hướng nghĩ tới việc Bắc Kinh bỏ tù các người chống đối ra làm sao, kiểm duyệt các nhà báo, đàn áp các phong trào tôn giáo như Pháp luân công như thế nào - tất cả đều là những lạm dụng quan trọng vê nhân quyền. Nhưng đối với phần lớn người TH b́nh thường , hậu quả trực tiếp hơn nhiều .

Trong một nền kinh tế đang phát triển mà thiếu những qui luật nhất định, và luật pháp lỏng lẻo th́ những kẻ có quyền và có cơ hội chiếm được quyền sẽ có nhiều lợi thế hơn những người dân thường. Thiểu số đuợc ưu đăi đó được phép mở doanh nghiệp hay mua một căn hộ với giá rẻ mạt . C̣n lại th́ có thể bị sa thải bất cứ lúc nào , bị chèn ép loại ra khỏi việc kinh doanh bởi một kẻ cạnh tranh có móc nối , hay bị cướp đoạt trong những vụ mua bán gian xảo về bất động sản – kẻ thua thiệt đều không thể trông cầu vào đâu được .

Cuối cùng người dân TQ sẽ nổi lên chống những bất công như thế . Đó là điều đă xảy ra với những “ con hổ “ Á châu , khi các nước này trở nên giàu có trong những năm 1980 và 90. Khi dân chúng có tŕnh độ học thức hơn và thịnh vượng hơn, họ bắt đầu đ̣i hỏi một sự thay đổi về chính trị, và họ đă thắng. Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan, đều đă thành công trong việc chuyển thành những nước dân chủ . Kết quả là không một nước nào bị rối loạn như Nam Dương khi bị khủng hoảng vào các năm 1997 – 98 . Chế độ dân chủ đă cho họ một trái độn chống loạn.

Nếu khôn ngoan th́ các nhà lănh đạo TQ nên đem lại cho nước họ một cái độn như vậy . Điều không may là chưa có dấu hiệu nào cho thấy họ phác ra một kế hoạch để chuyển sang một nền dân chủ. Tuy họ đă cho phép một số xă bầu ra những người lănh đạo, và nhiều hiệp hội hay nhóm có lợi ích riêng được xuất hiện , họ hầu như chẳng làm ǵ để cải tổ guồng máy chính trị của chế độ ở cấp cao nhất . Khi nhà lănh đạo lăo thành Giang Trạch Dân rời khỏi địa vị quan trọng cuối cùng của ông vào tháng 9 năm ngoái để chính thức nhường quyền cho Hồ Cẩm Đào, việc đó hoàn toàn xảy ra trong nội bộ của Đảng , và chỉ được công bố sau đó cho một công chúng không dính líu ǵ và không có tiếng nói nào về sự việc .

Đó là một sai lầm nghiêm trọng . Cải tổ chậm là gieo ra tai họa . Sự thăng tién cứ tiếp tục của TQ về của cải và sức mạnh tuy to lớn đấy nhưng cũng không thể bảo đảm nếu không được xây dựng trên những nền móng dân chủ vững chắc . Chế độ phi dân chủ , vô trách nhiệm của TQ thực ra chỉ không đủ khả năng để kéo dài việc cai trị một xă hội phức tạp , thay đổi nhanh chóng như vậy . Nếu TQ thật muốn duy tŕ sự tiến bộ đáng kể của họ th́ họ phải chấp nhận đường lối chính trị hiện đại một cách nhiệt t́nh cũng như họ đă nồng nhiệt đón nhận những điều kỳ diệu khác của thế giới kim thời .

Chú thích (của người dịch, theo The Aerospace Corporation)

1 - Hệ thống định vị toàn cầu ( GPS : Global pośtioning system ) là một hệ thống giúp ta có thể định thật chính xác vị trí của một vật trên mặt đất bất cứ lúc nào, nơi nào, thời tiết nào. Hệ thống có 24 vệ tinh mỗi cái nặng chừng 3 000 - 4 000 lb chạy bằng ánh sáng mặt trời, quay quanh địa cầu mỗi ngày 2 lần ở độ cao chừng 12 000 miles ( 19 300 km ) .

Được nhiều trạm đặt khắp mặt địa cầu kiểm soát thường trực ,các vệ tinh truyền những tín hiệu mà bất cứ ai có máy thu đều có thể nhận được để định vị trí của ḿnh hay của một vật khác.

Hệ thống GPS được dùng trong chiến tranh : trong cuộc hành quân Desert Storm , giữa sa mạc bao la, nhờ GPS, binh lính Mỹ mới có thể di chuyển trong băo cát hay ban đêm . Lúc đầu, hơn 1000 máy thu tín hiệu GPS được mua cho quân đội ; trước khi chiến tranh chấm dứt, số này tăng lên hơn 9000 . Chúng được bộ binh mang tay, hay gắn váo xe cộ, máy bay, tàu chiến

Khi xây đường hầm dưới bể Manche, các toán thợ Anh và Pháp bắt đầu đào từ hai đầu : Dover bên Anh và Calais bên Pháp. Họ dùng các máy thu GPS ngoài đường hầm để xác định vị trí của họ trong suốt thời gian đào và cuối cùng gặp nhau vào chính giữa hầm thẳng băng,

Nhiều cơ quan như cành sát, chữa lửa, y tế dùng các máy thu GPS để định xe nào thuộc cơ quan ḿnh gần nơi xảy ra tai nạn nhất và gọi đến nơi đó để cấp cứu.

Nhiều xe hơi sang có gắn máy thu GPS để người lái ḿnh đang ở đâu , và biết đường để đi tới bất cứ nơi nào. Hết lạc đường .

08 tháng 11 - 2004

-------------------------------------------------------------------------------- http://www.ykien.net

-- (Việt_Nhân@Filsons.com), November 10, 2004


Moderation questions? read the FAQ