Một Chủ Điểm Đấu Tranh Để Dân Chủ Hóa Việt Nam

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Một Chủ Điểm Đấu Tranh Để Dân Chủ Hóa Việt Nam

Trần B́nh Nam

Đại hội 9 của đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) tháng 4/2001 vừa qua cho thấy một điều. Đảng CSVN đă hết khả năng lănh đạo. Họ tranh giành, chửi bới, thậm chí có thể chém giết nhau để giành giật chức Tổng bí thư đảng. Cuối cùng chức vụ Tổng bí thư được trao cho Nông Đức Mạnh, một khuôn mặt vô thưởng vô phạt để những đảng viên có thế lực trong đảng có th́ giờ đánh nhau giành quyền lực sau hậu trường. Không có một dấu hiệu ǵ Nông Đức Mạnh có thể làm ǵ khác hơn Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười hay Lê Khả Phiêu. Đại Hội vừa xong, lệnh từ Bộ Chính trị tăng cường các biện pháp đàn áp các nhân vật tranh đấu cho tự do tín ngưỡng, nhân quyền và tự do dân chủ như ḤaThượng Thích Quảng Độ, Linh Mục Nguyễn Văn Lư... T́nh h́nh đất nước đi vào bế tắc không lối thoát.

Từ lâu một số người trong và ngoài nước tranh đấu ôn ḥa cho tự do dân chủ và nhân quyền bằng phương pháp bất bạo động hy vọng rằng đến một lúc nào đó trước áp lực quốc tế và quần chúng quốc nội những người cộng sản ư thức được trách nhiệm của ḿnh sẽ thực hiện những thay đổi cần thiết để đưa đất nước ra khỏi bế tắc. Sự hy vọng này cạn dần qua năm tháng trước sự ù lỳ của những người lănh đạo và hoàn toàn tiêu tan sau Đại hội 9 của đảng CSVN. Đảng cộng sản - bộ máy cầm quyền - đang lún dần vào một t́nh trạng thối nát "thượng bất chính, hạ tất loạn" không c̣n ai bảo được ai. Nguyên nhân sinh ra t́nh trạng thối nát hiện nay là chính sách độc quyền độc đảng, độc tôn của đảng CSVN, và điều đáng sợ là họ vẫn cho đó là một cơ chế chính trị "dân chủ gấp trăm ngàn lần nền dân chủ tư sản."

Nhưng không phải chỉ người cộng sản Việt Nam kẹt, phía cộng đồng người Việt hải ngoại cũng kẹt. Sau 26 năm 2 triệu người Việt sống ở hải ngoại với phương tiện và nhân lực dồi dào kiên tŕ đấu tranh mong tái lập chế độ dân chủ tại Việt Nam vẫn chưa mang lại một kết quả nào khích lệ. Chúng ta không tạo nổi một áp lực chính trị ǵ đáng kể lên đảng CSVN buộc họ phải xét lại đường lối chính trị. Lư do v́ chúng ta thiếu tổ chức, thiếu đường lối, tranh đấu bằng t́nh cảm hơn là bằng lư trí.

Lúc này không phải là lúc truy nguyên sâu xa cái ǵ đưa đất nước đến chỗ bế tắc hiện nay. Có thể lư do nằm trong huyết quản của mỗi người Việt Nam chúng ta. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc kiên cường, nếu không làm sao chúng ta có thể thắng quân Nguyên, làm sao thắng Pháp giành độc lập. Nhưng chúng ta thiếu chiều sâu. Chúng ta dễ dàng nghe theo những chủ thuyết viễn vông thẳng tay chém giết nhau. Chúng ta thắng nhiều trận giặc nhưng thường thất bại trong xây dựng. Ai cũng nói yêu đất Mẹ nhưng đất Mẹ thường bị hắt hủi, bị lợi dụng hơn là được tŕu mến. Đất nước Việt Nam càng ngày càng xuống giá và bị khinh bỉ trước cộng đồng thế giới. Ai có thể kính trọng một nước nằm trong danh sách những nước nghèo nhất trên thế giới? Cộng đồng hải ngoại th́ gần ba thập niên vẫn chưa xây dựng nổi một tập thể có tiếng nói đáng kể v́ quá nhiều tổ chức đoàn thể, quá nhiều đường lối và quá nhiều tiếng nói.

Đă đến lúc người cầm quyền và thành phần trí thức trong nước và người Việt, hải ngoại nh́n lại thực trạng đất nước để t́m ra một đường lối khai phá bế tắc hiện nay.

Trong những năm gần đây hầu hết các nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và tự do tín ngưỡng như Ḥa thượng Thích Huyền Quang, Linh Mục Nguyễn Văn Lư, cụ Lê Quang Liêm, đa số các tổ chức chính trị, các nhà b́nh luận bên phía quốc gia đều đi đến một nhận định chung là bế tắc đất nước phát sinh từ cơ chế chính trị của chính quyền cộng sản nên đă đồng thanh lên tiếng đ̣i hỏi thay đổi cơ chế này để khai thông bế tắc. Trên hết và trước hết là Điều 4 của bản Hiến Pháp năm 1980 giao trọn quyền lănh đạo quốc gia cho đảng Cộng Sản Việt Nam. Điều khoản này rập khuôn Điều 6 của bản Hiến Pháp Liên bang Xô viết. Khi tu chính Hiến Pháp vào năm 1992 sau khi khối Liên xô sụp đổ Điều 4 vẫn được sao chép lại với một chút thay đổi cho hợp thời trang.

Trong khi đó, một số đảng viên cộng sản thức thời và một số trí thức trong nước cũng đồng thanh lên tiếng yêu cầu đảng CSVN nên hủy bỏ Điều 4 để tạo một căn bản cho mọi người dân có cơ hội đóng góp vào sinh hoạt chính trị quốc gia. Tiếng nói quả quyết nhất là của tướng Trần Độ, một đảng viên kỳ cựu nhiều uy tín, và mới đây của hai nhà trí thức Mác-Xít, ông Trần Khuê và bà Nguyễn Thị Thanh Xuân.

Điều 6 Hiến Pháp Liên bang Xô viết ghi: " Đảng Cộng Sản Liên Sô, lực lượng tiên phong và là trọng tâm của các cơ chế chính trị, bao gồm tất cả các hệ thống chánh quyền và cơ quan công cộng. Đảng Cộng Sản Liên Sô hiện hữu v́ nhân dân và phục vụ cho nhân dân. Đảng Cộng Sản Liên Sô vũ trang với chủ nghĩa Mac-Lenin, quyết định mọi đường lối liên quan đến việc phát triển xă hội và các chính sách đối nội lẫn đối ngoại, xây dựng những kiến trúc vĩ đại v́ nhân dân Sô Viết, hoạch định mọi kế hoạch, hệ thống hoá và lư luận hoá cho cuộc đấu tranh v́ thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. Tất cả những tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ qui định Hiến Pháp của nước Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết.

Điều 4 của bản Hiến Pháp Việt Nam hiện nay (1992) viết: "Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lănh đạo Nhà nước và xă hội ..."

Sau khi cướp được chính quyền bằng vũ lực thay v́ tổ chức bầu cử tự do để cho dân quyết định ai xứng đáng lănh đạo quốc gia, đảng CSVN viết Hiến Pháp (1980, 1992) giao trọn quyền lănh đạo cho ḿnh. Khẩu hiệu dân làm chủ chỉ là một khẩu hiểu giả trá. Đảng nắm quốc hội, quân đội, công an, ṭa án, mọi hoạt động kinh tế, xă hội và có quyền nhúng tay vào nội bộ các tôn giáo. Mọi phản kháng có tổ chức đều bị đàn áp bằng vũ lực, cá nhân chống đối đều bị kết án phản động và bỏ tù. Và từ đó như một cái xe không có thắng đảng cộng sản Việt Nam đi từ sự lạm quyền này đến sự lạm quyền khác, đảng viên thủ đắc vào trong tay gần hết tài nguyên quốc gia và làm cho khả năng vươn lên của đất nước bị thui chột. Đất nước càng ngày càng tụt dần trên thang giá trị quốc tế.

Gần đây hơn để chuẩn bị cho Đại Hội 9, đảng cộng sản Việt Nam đă cho thành lập những buổi tọa đàm tại Hà Nội nói là để "Chỉnh đốn để tồn tại và phát triển" có sự tham gia của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (BTTVHTU) và Hội đồng Lư luận Trung ương (HĐLLTU) và một số nhà lư luận cũng thuộc nội bộ đảng từ miền Nam ra như ông Trần Khuê và bà Nguyễn Thị Thanh Xuân. Các cuộc tọa đàm có thể chỉ là một thứ hội đồng chuột, nhưng qua các tài liệu được phổ biến (Đối Thoại 2001 Tập 1,2,3,4 và 5 của Trần Khuê và Nguyễn Thị Thanh Xuân) người ta thấy ít nhất đảng CSVN cũng thấy được rằng muốn giải quyết bế tắc của đất nước không có một con đường nào khác hơn là cất bỏ Điều 4 Hiến Pháp. Trong một thư gởi tân tổng bí thư Nông Đức Mạnh ông Trần Khuê và bà Nguyễn Thị Thanh Xuân mạnh dạn đề nghị xóa bỏ Điều 4 Hiến Pháp. Ông Khuê và bà Thanh Xuân viết:

"Đây không phải là điều mới lạ, sáng tạo ǵ của Đảng ta. Chẳng qua là sao chép từ Điều 6 của Hiến pháp Liên Xô từ năm 1980, nghĩa là 11 năm sau khi Bác Hồ qua đời. Điều 4 đă đặt đảng CSVN vào vị thế siêu quyền lực, siêu pháp luật, không chịu bất cứ sự giám sát nào kể cả cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước là Quốc hội. Nói khác đi, Đảng không chịu sự kiểm soát của Nhân Dân mà đang ngồi trên đầu trên cổ Nhân Dân (các viện sĩ Liên bang Nga nói Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ v́ đă xa rời nhân dân là không đúng, nó đổ v́ đă dính quá chặt vào đầu vào cổ Nhân Dân nên khi Nhân Dân không chịu nổi nữa th́ hất nó ra khỏi đầu khỏi cổ ḿnh, thế thôi). Chính Điều 6 ở Hiến pháp Liên Xô và Điều 4 ở Hiến pháp Việt Nam đă tạo điều kiện pháp lư cho những đảng viên tồi tệ có thể lộng hành, lộng quyền một cách không giới hạn. Không thể chống được bọn cửa quyền, tham nhũng cũng chính là do Điều 4 này.

"Nhiều đảng viên (trong đó có cả những đảng viên chân chính và thông minh) cứ lo bỏ Điều 4 sẽ mất vai tṛ lănh đạo của Đảng. Họ nhầm. Họ quên rằng hồi 45-46 dù không có Điều 4 mấy chục triệu nhân dân vẫn đi theo sự lănh đạo của Cụ Hồ và 5000 đảng viên. Họ cũng quên lời Cụ Hồ khi thấy có những đảng viên muốn làm "quan cách mạng", lên mặt lănh đạo, đă nhắc nhơ: đảng cộng sản không thể tự vỗ ngực tự xưng ḿnh là người lănh đạo và bắt nhân dân thừa nhận sự lănh đạo của ḿnh. Bỏ điều 4 th́ mất bọn cửa quyền tham nhũng chứ không thể mất Đảng. Tóm lại : bỏ th́ c̣n, để th́ mất. Liên Xô và Đông Ấu đă là cái gương tày liếp, tùy Đảng và Nhân Dân lựa chọn."

Bỏ ra ngoài quan điểm tôn vinh Hồ Chí Minh của ông Khuê và bà Thanh Xuân (hoặc đó là quan điểm thành thật của hai tác giả, hoặc là một lá bùa hộ mệnh trong quan hệ tế nhị nội bộ của đảng cộng sản mà sự tranh luận chính trịó thể đưa đến sự thanh toán lẫn nhau) chúng ta phải công nhận lập luận của ông Khuê và bà Thanh Xuân hết sức vững chắc.

Trong bối cảnh hiện nay ít nhất người Việt ở hai bên chiến tuyến đều có một đồng thuận là "hủy bỏ điều 4 Hiến Pháp". Đó là con đường duy nhất c̣n lại. Và quả bóng đang ở trên sân người cộng sản, họ nắm quốc hội và qua quốc hội họ có thể hủy bỏ Điều 4

Về phần người Việt hải ngoại cần biến công tác này thành một chủ điểm, một chương tŕnh đấu tranh trường kỳ, một điểm xoáy, kết hợp lại ư chí của toàn dân dùng sức mạnh của lư luận buộc đảng CSVN phải hủy bỏ Điều 4. Công cuộc vận động này sẽ không bị thời gian làm lỗi thời, có tính hợp lư để chinh phục sự ủng hộ của các lực lượng dân chủ trên thế giới, và có tính thuyết phục thành phần đảng viên cộng sản.

Theo dơi quá tŕnh dân chủ hóa của khối Liên xô trong thời gian từ 1988 cho đến năm 1992 chúng ta thấy tại quốc gia nào cũng có một phiên họp quốc hội hủy bỏ điều khoản cho phép đảng cộng sản nắm toàn quyền (như điều 4 của bản Hiến Pháp Việt Nam) trước khi bước qua ngưỡng cửa dân chủ. Kinh nghiệm của các quốc gia Đông Ấu và Liên xô cho thấy sau khi tu chính các đảng cộng sản liên hệ vẫn c̣n cầm quyền (như một nhu cầu liên tục hành chánh và ổn định) như đảng đa số nhưng các đảng phái chính trị khác có căn bản luật pháp tham gia sinh hoạt chính trị quốc gia, và sau cùng dân chủ đă đến một cách ḥa b́nh. Tiến tŕnh dân chủ hóa nhanh hay chậm, êm thắm hay hỗn loạn tùy thuộc vào các yếu tố khác như dân trí, khả năng của người lănh đạo, ảnh hưởng của các khối tôn giáo và dân tộc tính của từng quốc gia. Nhanh như Ba Lan, Tiệp Khắc, vừa phải như Hung Gia Lợi và chậm như Bảo Gia Lợi, Liên bang Nga, nhưng cuối cùng dân chủ đă đến.

Và đó là tiến tŕnh chính trị tất yếu của Việt Nam trước khi Việt Nam trở thành một quốc gia dân chủ có khả năng huy động mọi tài nguyên nhân vật lực và trí tuệ của toàn dân để trở thành một quốc gia có tầm vóc xứng đáng với vị trí địa dư và khả năng tiềm tàng của dân tộc.

Trần B́nh Nam

-- (ChoNhayBànDọc@dllnet.com), October 15, 2004

Answers

Response to Một Chủ Điểm Đấu Tranh Để DĂ¢n Chủ HĂ³a Việt Nam

Đi tù nơi đất khách

Những nữ lao động Việt Nam tại trại giam Bát Đức. Họ đi lao động nước ngoài mang theo hy vọng đổi đời. Nhưng giờ đây họ phải ngồi trong trại tạm giam đếm từng ngày dài trôi qua. Với họ, tất cả chỉ c̣n là con số 0 tṛn trĩnh: không tiền bạc, không tự do và tương lai th́ thật mịt mờ...

Cánh cổng sắt trại tạm giam thuộc Phân cục Cảnh sát thành phố Bát Đức, huyện Đào Viên (Đài Loan), nặng nề mở ra. Bên trong, ba pḥng giam được chắn bởi những tấm song sắt to bằng cổ tay, sàn lát gỗ, chật cứng người, trong đó có 14 lao động Việt Nam.

Pḥng giam rộng khoảng 6 m2, mỗi pḥng chứa 6-7 người. Trời cuối thu se lạnh. Ở dưới tầng âm càng lạnh lẽo hơn. Những người bị giam đắp kín chăn nằm sát nhau, bất động. Ngày qua ngày họ cam chịu cảnh sống tù túng như thế một cách vô cảm. Người đến, người đi, tất cả đều lặng lẽ, âm thầm. Dường như cuộc sống nơi đây đă tập cho họ thói quen im lặng.

Trại được canh pḥng khá cẩn mật bởi năm viên cảnh sát to khỏe. Họ đều có thái độ dè dặt, rất kiệm lời. Hầu hết mọi ngôn ngữ đều thông qua ánh mắt và cử chỉ.

Trung tá Thẩm Chính Tŕnh - tổ trưởng tổ ngoại sự - cho biết: “Trại Bát Đức đă thu dung rất nhiều lao động bất hợp pháp bị bắt. Trong đó chiếm 2/3 là lao động VN. Các ông thấy đó, họ ở đây khá b́nh yên và không hề bị ngược đăi”. Ông Thẩm cho biết hằng ngày lao động đều được tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ, mỗi bữa được cấp một hộp cơm. Tuy nhiên, một số người sẽ bị trục xuất, số c̣n lại nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật sẽ bị đưa ra ṭa và sau đó chuyển vào tù. Ở tù sẽ không thoải mái như ở đây.

Ông Đường - một đồng sự của ông Thẩm - cho biết thêm: “Ở Đài Loan có hàng chục trại tạm giam như thế này. Trong đó, trại Tam Hiệp thuộc huyện Đài Bắc là lớn nhất. Ở đó thường xuyên có vài trăm lao động VN làm việc phi pháp bị cầm giữ”.

Cô gái có tên Nguyễn Thị Huệ cho biết: “Quê tôi ở Việt Yên, Bắc Giang. Đang yên ổn giúp việc cho một gia đ́nh ở Đào Viên th́ có một cô dâu VN tên là Hương xúi tôi trốn, ra ngoài sẽ lo việc làm thu nhập cao. Thế là tôi theo cô ấy trốn ra ngoài”. Không ngờ, ngày cô rời khỏi nhà chủ hợp pháp cũng là ngày bắt đầu chuỗi thời gian tủi nhục nhất trong cuộc đời. Các cô gái Việt Nam trong trại giam.

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2004/10/3B9D77D1/

-- Cobe (vietnamcongsans@yahoo.com), October 15, 2004.


Response to Một Chủ Điểm Đấu Tranh Để DĂ¢n Chủ HĂ³a Việt Nam

Ngô Thị Trang - quê huyện Lục Nam, Bắc Giang, cùng theo Hương bỏ trốn - kể tiếp: “Bọn tôi bị đưa vào quán karaoke làm tiếp viên. Bà chủ bảo bọn tôi ngồi tiếp khách. Khách càng đông, bà ấy trả lương càng cao. Thế nhưng làm chưa hết tháng, chưa được nhận lương, Hương đến báo sắp có cảnh sát kiểm tra, chuyển bọn tôi đi chỗ khác. Cứ thế, bọn tôi bị chuyển đi tới 5-6 quán khác nhau, làm cật lực mà không được trả đồng lương nào”. Trang vừa nói vừa khóc tấm tức.

Có một điều các cô chưa nói hết nhưng trong hồ sơ cảnh sát có viết: nhiều lần Hương điều các cô đi ngủ đêm với khách, mỗi lần như vậy đều phải nộp lại cho thị 1.000 đài tệ.

Nhóm các cô bị Hương lừa gồm năm người, ngoài Huệ, Trang nói trên c̣n có Trần Thị Hà, Phạm Thị Mai, Nguyễn Thị Tú - tất cả đều quê Bắc Ninh, Bắc Giang. Huệ quả quyết: “Chính con Hương báo cảnh sát đến bắt bọn tôi. Cốt là để khỏi phải trả lương mấy tháng làm cho nó”.

Nguyễn Thị Kiều (quê Nghệ An) là người có thời gian lâu nhất tại đây: bị bắt từ ngày 27/7. Trong thời gian gần một năm trốn chui trốn lủi, cô đă trải qua bao nghề, từ làm bánh, làm trong nhà máy sản xuất vỏ điện thoại cho tới... làm ruộng... Thế mà đến lúc bị bắt trong người cô không mảnh giấy tùy thân, không một xu dính túi.

Tất cả 14 người trong trại đều như vậy. Giờ đây họ chỉ biết bấu víu vào một niềm hy vọng mong manh: sẽ có một khoản tiền nào đó giúp họ mua vé máy bay để về nước. Nhưng phải chờ đến bao giờ th́ họ không biết.

Trung tá Thẩm nói: “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc lao động bỏ trốn. Nhưng lớn nhất là do những tác động từ bên ngoài, đặc biệt là việc một số cô dâu VN xúi giục, dẫn dắt. Chúng tôi biết ở Đài Loan có rất nhiều đường dây “c̣” lao động bất hợp pháp nhưng chưa thể triệt phá hết”.

Ông nhấn mạnh: “Không ít lao động sau khi bị trục xuất về nước lại sử dụng hộ chiếu giả để quay lại Đài Loan làm việc. Đă có lao động bị chúng tôi thẩm vấn ba lần trong ba năm liên tiếp, mỗi lần mang một cái tên khác, mà trường hợp cô Nguyễn Thị Hơn ở tỉnh Hải Dương là một điển h́nh”.

Phải chăng do họ quá cùng cực nên phải bỏ trốn? Có thể họ gặp khó khăn, nhưng không có nghĩa là đă bị dồn vào bước đường cùng. Tất cả đều nói trước khi trốn họ chưa hề nhờ môi giới giúp đỡ, cũng chưa hề liên hệ với Ban Quản lư lao động VN tại Đài Loan.

C̣n có không ít người nuôi sẵn ư đồ từ nhà nên đă bỏ trốn ngay khi vừa đến sân bay. Cô Nguyễn Thị Tin (quê Bắc Ninh, cũng đang ở trại Bát Đức) bộc bạch: “V́ ḷng tham nên tụi tôi mờ cả mắt. Bây giờ chuyện đă rồi, hối không kịp. Rồi đây bị trục xuất về, có bán cả nhà cũng chưa chắc đă trả hết nợ”. Tuy nhiên, xét trên một góc độ khác, họ vẫn c̣n may mắn.

Ông Trần Đông Huy - trưởng Ban Quản lư lao động VN tại Đài Loan - kể: “Lê Huy Hà và Nguyễn Hữu Trang, cả hai đều bỏ trốn và bị tai nạn dẫn đến tử vong nhưng không ai chịu trách nhiệm bồi thường. Trường hợp sang Đài Loan làm việc bằng visa du lịch của Đậu Văn Hồng (quê ở Nghệ An) cũng vậy - chết tháng 7/2003 nhưng đến giờ vẫn chưa đưa được di hài về nước. Lao động bất hợp pháp là vậy, không có bất cứ quyền lợi ǵ, không được ai bảo vệ”.

Ông Hoàng Như Lư - chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế văn hóa VN tại Đài Bắc - khẳng định: “T́nh trạng lao động bỏ trốn không chỉ gây thiệt hại cho chính bản thân họ, mà c̣n đóng dần cánh cửa sang làm việc tại Đài Loan của nhiều người khác. Phía Đài Loan đă nhiều lần dọa sẽ đóng cửa thị trường lao động đối với VN cũng chính v́ nguyên nhân này”.

Số vụ lao động bỏ trốn đang ngày một tăng: tính đến cuối tháng 8 là 7.441 người, chiếm trên 9% tổng số lao động VN làm việc tại Đài Loan.



-- Cobe (vietnamcongsans@yahoo.com), October 15, 2004.


Response to Một Chủ Điểm Đấu Tranh Để DĂ¢n Chủ HĂ³a Việt Nam

Sao toàn chuyện buồn thế !

-- thich du thu (toollovers@comcast.net), October 16, 2004.

Moderation questions? read the FAQ