Du học ở Trung Quốc Bài 1: Du học gần nhà và “ngon, tiện, rẻ”!

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Du học ở Trung Quốc

Bài 1: Du học gần nhà và “ngon, tiện, rẻ”!

Một trong sáu nhà ăn sinh viên ở Học viện Điện tử Quế Lâm

TT - Trước khi sang Trung Quốc (TQ), B.C. không hề biết một từ tiếng Hoa nào, được cha tận tay dẫn sang tận Quế Lâm để giao cho nhà trường.

Ngày học đầu tiên của B.C. tại Học viện điện tử Quế Lâm (Quảng Tây, TQ) là học môn... nấu món ăn TQ tại nhà riêng của cô giáo cùng với hai sinh viên Mỹ.

Và bài học đầu tiên này tỏ ra hết sức hữu hiệu, cả về kỹ năng nấu ăn lẫn trình độ tiếng...

Hợp lư và hiệu quả

Ngoài môn học nấu ăn để phục vụ việc học tiếng Hoa nhanh, chuẩn xác và hiệu quả nhất, các SV mới như B.C. còn được học thư pháp và thư họa TQ, học thái cực quyền, học cách ăn mặc theo y phục truyền thống Trung Hoa qua các thời kỳ, các vùng miền... Họ được bố trí ở xen với SV TQ để tăng cường cọ xát, giao lưu; mỗi SV TQ được phân công kèm cặp giúp đỡ một SV nước ngoài mới vào.

Ngay từ lần gặp đầu tiên, Mao Tuấn Kỳ - cậu SV năm 4 khoa tiếng Anh - đã nói với T.L., cô bé Hà Nội mảnh dẻ: “Ra ngoài nhiều vào, nói chuyện nhiều vào, đi ăn nhiều vào, ghi tên vào đội bóng rổ đi. Chiều nay tôi đợi bạn ở sân bóng số 4 nhé!” (học viện có đến năm sân bóng rổ và hai sân bóng đá). Phòng học múa, phòng học nhạc (miễn phí) và discotheque SV (giá vào cửa 2 tệ - khoảng 3.900 VND) cũng là nơi mà SV VN có thể tiếp xúc, kết bạn để nâng cao vốn từ tiếng Hoa của mình.

Ở ĐH Sư phạm Quảng Tây, nơi mà khuôn viên trường rộng mênh mông (khoảng 800ha), còn có những ngọn đồi tình yêu, con đường tình yêu đẹp như mơ. Tuy nhiên, qui định của trường này thật ra khá nghiêm ngặt: sau 22g, SV nam tuyệt đối không được vào phòng SV nữ và ngược lại. Đèn phòng ngủ cũng buộc phải tắt sau 23g để đảm bảo sức khỏe cho các SV có giờ lên lớp sáng hôm sau.

Chuyện học, chơi, tập luyện thể thao... trong các trường ĐH ở Quảng Tây được SV VN đánh giá là khá so với các trường ĐH khác ở TQ và khu vực Đông Nam Á; riêng chuyện ăn được coi vào loại tốt nhất, vì đạt tất cả các tiêu chuẩn của SV: ngon, sạch, nhanh, tiện, phong phú và cơ bản nhất là rẻ.

Mỗi trường ĐH trung bình có 4-8 nhà ăn SV, mỗi nhà ăn đều do tư nhân đấu thầu và phải cam kết thực hiện tất cả tiêu chuẩn do nhà trường đặt ra. Nhà ăn nhỏ khoảng 1.000 chỗ ngồi, nhà ăn lớn tới 2.500 chỗ, mở cửa từ 6g - 20g, các món ăn rất phong phú, theo các kiểu Á, Âu, TQ, ăn kiêng... cho SV tha hồ lựa chọn phù hợp sở thích và túi tiền, khoảng 1,5 - 10 tệ/bữa (3.000 - 20.000 VND). Thường thì SV nữ chỉ tốn khoảng 2,4 tệ cho một bữa ăn, còn các SV nam ăn nhiều hơn, khoảng 5 - 6 tệ.

Gần nhà, giá không đắt

TQ hiện là nước thu hút lưu học sinh VN vào loại đông nhất. Theo con số thống kê của Bộ GD-ĐT, năm học 2003 có khoảng 4.000 lưu học sinh VN tại TQ, trong đó riêng tỉnh Quảng Tây đã chiếm đến 2.000, tập trung tại chín trường ĐH của hai thành phố Nam Ninh và Quế Lâm, trong đó “vô địch” phải kể đến ĐH Sư phạm Quảng Tây với 530 lưu học sinh VN - chiếm 95% lưu học sinh nước ngoài của trường này. B.C. hay T.L. không phải là trường hợp cá biệt, hàng trăm học sinh học không kém lắm nhưng vẫn trượt đại học vì trót đăng kư nguyện vọng 1 vào những trường có điểm chuẩn quá cao, gia đình lại thuộc loại trên mức trung bình đã được cha mẹ thu xếp cho một khóa du học TQ vì những lư do: tương đối gần nhà (từ Hữu Nghị quan, Lạng Sơn - địa đầu VN đến Nam Ninh - thủ phủ Quảng Tây 230km; từ Nam Ninh đến Quế Lâm - thành phố du lịch nổi tiếng và là trung tâm đại học của Quảng Tây - 410km), giá cả không quá cao, bằng cấp được quốc tế công nhận.

Thật ra tính toán của các bậc phụ huynh không phải không có lư: tại các trường ĐH ở Quảng Tây, TQ, học phí cho SV nước ngoài khoảng 1.300 - 2.000 USD/năm tùy từng trường, tiền phòng kư túc xá 300 - 500 USD/năm, ăn uống khoảng 500 - 1.000 tệ (một tệ TQ tương đương 1.950 VND) mỗi tháng. Nếu các cô chiêu cậu ấm chí thú học hành và biết tự lo cho tương lai của mình, ăn tiêu dè sẻn thì với khoảng 50 triệu đồng VNĐ/năm, sau bốn năm, với 200 triệu đồng tiền ăn học, cộng thêm khoảng 20 triệu chi phí đi - về thăm nhà, họ sẽ có một ngoại ngữ sử dụng tốt, một tấm bằng giá trị và hơn thế, một nghề tử tế để vào đời.

Tất cả các trường ĐH của TQ đều đang có kế hoạch chiêu sinh ở VN. Học viện điện tử Quế Lâm dự định liên kết với một trường ĐH của VN đưa hơn 100 SV năm 3 sang đây học tiếp hai năm cuối để lấy bằng của TQ, còn trường sư phạm thậm chí đã mua thêm đất xây hẳn một khu kư túc xá 800 phòng để chiêu sinh quốc tế, mà chủ yếu là SV VN.

Có lẽ để nhắm đến thị trường du học vừa tiềm năng vừa truyền thống này mà tại vị trí trang trọng nhất trong khuôn viên ĐH Sư phạm Quảng Tây, ngay trước thư viện khổng lồ của mình, nhà trường đã cho tạc một bức phù điêu bằng đồng đặc tả những dụng cụ bất ly thân của một lưu học sinh VN những năm 1950 - 1960, thời mà ĐH Sư phạm Quảng Tây còn mang tên Dục Tài học hiệu, được Chính phủ CHND Trung Hoa ủy thác giúp VN đào tạo con em cán bộ cao cấp và con em liệt sĩ: chú bé thiếu sinh quân đeo túi dết chéo, biđông, đầu đội nón lá.

Nhiều học sinh tốt nghiệp Dục Tài học hiệu hơn 40 năm trước đã trở thành cán bộ lãnh đạo cao cấp ở VN. Quế Lâm đang hi vọng một lần nữa thành phố này lại trở thành một cái nôi đào tạo nhân tài cho VN, nhưng lần này có thêm nguồn thu lớn vì giáo dục đã trở thành ngành kinh tế mạnh của Quảng Tây.



-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), October 14, 2004

Answers

Response to Du học ở Trung Quốc Bài 1: Du học gần nhà và “ngon, tiện, rẻ”!

Bài 2: Du học kia cũng có ba bảy đường

SV VN ở Trường ĐH Sư phạm Quảng Tây trên đường đến giảng đường TT - GS Từ Đức Cường - cố vấn đối ngoại ở Trường ĐH Sư phạm Quảng Tây - phác thảo chân dung số SV VN đang theo học ở trường này: 400 SV bình thường, 40 SV khá - giỏi và gần 100 SV rất hư...

Những niềm tự hào VN

Hải Yến bé như con chim chích, nói tiếng Hoa như người Bắc Kinh, thấy người đối diện hơi ngơ ngác, chưa kịp phản ứng thì thoắt chuyển ngay sang tiếng Quảng Đông, thấy vẫn không trả lời thì cô quay sang nói... tiếng Nhật.

Cuối cùng, nghe hai người trao đổi với nhau bằng tiếng Việt, cô cười phá lên: “Đồng bào ơi, thế mà em cứ tưởng...”. Rồi bẽn lẽn thanh minh: “Em đi làm hướng dẫn du lịch mấy mùa hè rồi, quen nhìn mặt khách để dịch lâu dần thành phản xạ”.

GS Từ Đức Cường tự hào về Yến lắm: “Trường có hơn 500 SV VN thì khoảng 400 em là bình thường - nghĩa là học không kém lắm nhưng trượt ĐH ở VN, sang đây du học tự túc, học chậm nhưng chăm chỉ, hiền lành, lên lớp đầy đủ. Khoảng 40 em có học bổng nhà nước, học khá, trong đó khoảng 10 em giỏi lắm, giỏi hơn cả SV TQ, không chỉ giỏi hơn về ngành học chuyên môn đâu mà giỏi hơn cả các môn như ngôn ngữ TQ, văn hóa cổ đại TQ, lịch sử TQ...

Ngoài ra, tiếng Anh của họ đương nhiên là giỏi hơn, trong số này Hải Yến nổi bật nhất. Không phải vì điểm số của cô cao nhất, mà vì cô thường xuyên tham gia hướng dẫn, giúp đỡ SV mới vào trường”.

Yến tự học tiếng Nhật, biết kha khá tiếng Hàn để giao du với các lưu học sinh khác. Cô đã đi khắp Trung Hoa, sang cả Hong Kong, Macau mà không tốn một xu nào của bố mẹ vì nhận lời làm hướng dẫn viên cho các công ty du lịch TQ trong dịp hè. Kiến thức về văn hóa TQ cùng cách nói năng của cô khiến không một du khách nào nghĩ cô là người VN.

Yến cũng được nhiều công ty thương mại thuê dịch đàm phán và trong một dịp như vậy, cô đã được tổng giám đốc Sony tại TQ mời về công ty làm khi ra trường. Khi cô nói cô là người VN thì ông mới té ngửa vì ngạc nhiên. Yến học tâm lư giáo dục, còn một năm nữa ra trường, nhưng cô đang theo học văn bằng hai về quản lư du lịch.

Những cái tên như Hải Yến, Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Phương Nga, Đỗ Anh Tuấn… được các giáo sư TQ và bạn bè nhắc đến đầy mến mộ và tự hào, chỉ có điều họ không nhiều...

Và những nỗi “ác mộng VN”

Con số 400 SV trung bình, 40 SV khá mà GS Từ đưa ra còn thiếu gần 100 SV mà ông gọi là “rất hư, chúng tôi đang cố gắng giáo dục”. Các biểu hiện của rất hư theo ông là: ăn chơi tiêu pha quá sức chi trả của gia đình, đánh nhau, trấn lột của bạn học, không tự học khi về nhà...

Dù cố gắng gặng hỏi nhưng GS Từ ở Trường ĐH Sư phạm cũng như ông Triệu Minh (trưởng phòng đối ngoại của Học viện Điện tử) cũng quyết không nói tên - với lư do “để các em còn có đường về VN xin việc, làm lại cuộc đời”.

Nhưng các SV dù có e dè cũng không thể không nói về những “đầu gấu”, “anh chị”, nỗi sợ hãi và nỗi xấu hổ về đồng bào của họ.

Ở phố K, Hà Nội, không ai lạ gì T., một cậu ấm ăn chơi khét tiếng, thay xe máy như thay áo, đã sa vào vòng nghiện hút từ ba năm nay, cha mẹ cậu tìm mọi cách cho cậu sang Quế Lâm với một lư lẽ rất... AQ để tự an ủi: sang đấy luật pháp nghiêm, không có ai bán heroin, thằng con mình không biết mua ở đâu, sẽ cai được.

Ở trường chưa ai bắt được quả tang T. chích hút, nhưng ai cũng biết cậu vẫn thường xuyên xài cái của đó mỗi khi vào các vũ trường nổi tiếng của Quế Lâm như Nụ Cười, Kim Kê... Mỗi lần đi vũ trường T. tốn không dưới 2.000 tệ (khoảng 4 triệu VND), và T. đi không phải mỗi tuần mà mỗi tối. Đi cùng T. là cả một băng: K., Q., M....

Ngoài hội của T. còn 5-6 hội khác nữa, chúng sẵn sàng cà khịa nhau vì bất cứ lư do gì và nếu có cơ hội là vung tay vung chân luôn. A. và D. ở khu tập thể TT, Hà Nội thì không nghiện nhưng quen xài sang, bố mẹ gửi tiền có hạn thì cậu ăn chơi bằng cách: mời các “ma mới” - SV năm 1, ở VN mới sang, còn nhiều tiền - đi ăn nhậu, mua sắm, vũ trường rồi... bắt các em trả tiền.

Ai không trả thì đêm về kư túc xá cho đàn em trùm chăn lại đánh. C., một SV sư phạm nhỏ con, mặt mũi hiền lành, kể: “Năm ngoái thấy đứa bạn cùng phòng vô cớ bị đánh, em sợ quá phải xin ra ngoài thuê nhà dân ở, vừa an toàn, rẻ hơn, lại nói được tiếng Trung nhiều hơn, nhưng nhà ở xa trường quá, qua ba chặng xe buưt, vất vả lắm”.

Trường ĐH Sư phạm đã buộc thôi học 20 SV VN chỉ riêng trong năm học 2003-2004, và vào đầu năm học mới này đã gọi khoảng 15 tay “anh chị” lên răn đe ngay trước ngày khai giảng, bắt viết cam kết nếu để xảy ra bất kỳ chuyện gì sẽ bị đuổi ngay về nước.

Nhưng hình như đó chỉ là giải pháp từ ngọn, bởi vì biện pháp ngăn chặn của trường sư phạm chưa kịp có tác dụng thì ngay chiều 30-9, tại ĐH Y học dân tộc, gần 300 SV VN đã tập trung dàn thành hàng để đánh nhau với hàng trăm SV TQ chỉ vì tranh chấp một sân bóng trong giờ cao điểm chơi thể thao.

Tôi rời Quế Lâm mà buồn tê tái khi nghĩ đến người nhà của những SV này đang hi vọng con em mình ăn học thành tài nơi xứ lạ..



-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), October 14, 2004.


Response to Du học ở Trung Quốc Bài 1: Du học gần nhà và “ngon, tiện, rẻ”!

http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2004/9/1/51972.html

XIN MOI VAO XEM TOI AC GHE RON CUA BON TAU

-- yeu nuoc Viet khong cong san (aaa11111@yahoo.com), October 14, 2004.


Moderation questions? read the FAQ