Tìm sự thật về nhân vật Lê Văn Tám? .... VIET CONG Xao. va` ddâu` ddô.c nguoi VN bao nhiêu na(m nay

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Tìm sự thật về nhân vật Lê Văn Tám? Từ huyền thoại thành sự thật là một quá trình phức tạp Tại Việt Nam, câu chuyện về nhân vật Lê Văn Tám 'lấy thân mình làm đuốc sống' đốt kho đạn Thi Nghè đã được truyền tụng nhiều năm qua. Không ít người vẫn nghĩ rằng đây là câu chuyện hoàn toàn có thật trong lịch sử.

Nhiều tỉnh, thành phố ở Việt Nam cũng có các tượng đài, trường học, công viên, đường phố mang tên Lê Văn Tám.

Tuy vậy, trên số báo Thế giới (Hà Nội) ra ngày 27-09 vừa qua và được web site talawas đăng lại, một người viết đã đặt lại vấn đề này.

Tác giả Quang Hùng đặt câu hỏi "liệu Lê Văn Tám có phải là người thật việc thật, từng lập nên chiến công oanh liệt?"

Bài viết nhắc người ta rằng từ năm 2003, báo Xưa & Nay (thuộc Hội khoa học lịch sử Việt Nam) cũng đã đề nghị cần có sự nhìn nhận lại sự việc:

"Vụ đốt kho đạn Thi Nghè ngày 1.1.1946 bao nhiêu năm nay quy về một huyền thoại Lê Văn Tám. Nhưng về phương diện khoa học, huyền thoại này không đứng vững được. Và chúng ta cứ chấp nhận như thế mà lưu truyền như là một hình tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng."

Bài viết của tác giả Quang Hùng nêu lên một vài chi tiết khập khiễng trong câu chuyện về Lê Văn Tám.

"Chỉ nghe kể Lê Văn Tám là giao liên, nhưng không thấy nói cụ thể Tám là giao liên cho đơn vị nào...Đơn vị của Tám không đứng ra báo công trường hợp người của đơn vị mình là thiếu sót lớn, không phải để hưởng tiếng thơm lây, mà là có tội che giấu thành tích của người làm nên lịch sử."

"Thông thường, theo nguyên tắc quân sự, kho đạn nào cũng được bảo vệ nghiêm ngặt...Đằng này Lê Văn Tám chạy một hơi từ cổng đến tận nhà kho chẳng thấy lính tráng nào ngăn cản, cứ như xông vào chỗ không người."

Vậy hình tượng Lê Văn Tám được đưa lên như thế nào?

Đạo diễn phim truyện Phan Vũ là người đầu tiên đưa ra hình tượng này. Theo ông Phan Vũ, ông không hề viết Lê Văn Tám là nhân vật có thực.

"Nhưng do các nhà tuyên truyền thời ấy thấy cần xây dựng một tấm gương dũng cảm hy sinh cứu nước, bèn chộp luôn sáng tác của ông, hiện thực hóa như một nhân vật có thật. Lỡ phóng lao đành theo lao luôn."

"Tại sao nhân vật được đặt tên là Lê Văn Tám? Vẫn theo tác giả Phan Vũ, khi ấy nhân Cách mạng tháng Tám, ông đặt luôn nhân vật của mình tên Tám, vừa có ư nghĩa, vừa dễ nhớ, vừa dân dã lại rất Nam Bộ gần gũi."

Bài báo về nhân vật Lê Văn Tám gợi nên một ví dụ về việc cần nhìn nhận lại nhiều cách thức viết sử ở Việt Nam, cũng như những biện pháp tuyên truyền từ nhiều năm qua.

Có thể đọc toàn văn bài báo ở đây

.........................................................................................................

Nguyễn Chính, Việt Nam Tôi ủng hộ quan điểm của bạn Vương Hùng, Hà Nội. Việc này không có gì phải ầm ĩ lên thế. Các bạn có dám khẳng định trong đời mình không bao giờ nói dối không? Dù đây là chuyện không có thật, các bạn hãy đặt vấn đề theo phạm trù lịch sử của nó. Khi đó Việt Nam phải chịu hai cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa. Tôi cho rằng, tinh thần lúc đó là quan trọng, và không có thật đi nữa cũng không sao cả. Mọi chuyện qua rồi, ta nên cho qua luôn miễn là các bạn hiểu, nhận ra điều đó và thông cảm là được rồi.

Vũ Kiệt, Houston Chúng ta nên trả lại sự thật về cái chuyện này (không thể so sánh với những huyền thọai từ thời có thể gọi là "cổ đại" như Thánh Gióng" được). Mà chẳng thà như chuyện Thánh Gióng, chỉ nói lên niềm mơ ước của dân tộc Việt đánh cho tơi bời bọn Bắc phương luôn đe dọa, nhưng đọc là biết đó là chuyện thêu dệt, là thần thọai.

Còn Lê Văn Tám? Có thể xí xóa trong chiến tranh, nhưng hòa bình đã 30 năm rồi. Nên trả lại tuổi thơ ngây cho tuổi thơ. Vì: Mười tuổi, biết gì mà căm thù đến nổi phải làm ngọn đuốt sống. Mà nếu có căm thù thì thiếu gì cách đốt kho đạn nếu dễ dàng chạy lung tung như thế. Chẳng lẽ em Lê Văn Tám bị chậm phát triển hay sao mà không cầm cây đuốt tre để chạy được xa hơn thay vì cây đuốt sống? Nhân vật Lê Văn Tám thì chắc chắn là bịa đặt chứ không thể gọi là huyền thọai như Thánh Gióng được.

Mỹ Tiên, Paris Theo tôi vấn đề này không có gì là lạ, đây là đặc sản của chủ ngĩa anh hùng cách mạng mà, và không chỉ ở nhân vật Lê Văn Tám không mà gần như những trường hợp, sự kiện tương tự đang nằm trong phần lớn các sách học sử mà con cháu chúng ta hàng ngày đang học, có cay đắng chăng là những người lớn lại đang tâm lừa dối chính con cháu mình và những người VN đã đổ máu cho đất nước này. Chúng tôi đang chờ một nền lịch sử để hiểu được giá trị của con người trên mảnh đất này ....chờ quá lâu.

Da Vàng, San Jose Thưa quí vị, đây không phải là lần đầu tiên tôi hiểu được thêm sự thật của Lịch Sử Đảng Cộng Sản VN, nhưng thực sự tôi bị sốc, bởi chính tôi, sau nhiều năm tìm tòi học hỏi, vẫn ngỡ rằng Lê Văn Tám là nhân vật có thật. Vậy câu hỏi đặt ra là, có còn chút gì là sự thật trong những trang sử Việt Nam thời cận đại hay không? Mười mấy năm "dưới mái trường XHCN" tôi và hàng triệu các bạn trẻ như tôi đã bị nhồi nhét những bài học như vậy. Cái ngây thơ và sự trong sáng của trẻ thơ, bị nhét đầy những tình yêu cụ Hồ và các chú bộ đội, để đến bây giờ, làm hư hỏng cả bản tính của nhân bản vốn có của con người. Có ai đã từng nghiên cứu và đánh giá được cái "hư hại" về tâm hồn khi trẻ em nên được kể những câu chuyện thần tiên, những gương thương yêu cha mẹ, những trong sáng của cuộc sống, hay được dạy rằng hãy ghét Mỹ, Nguỵ (cha anh của mình), được dạy đánh giặc, vót chông, len lỏi làm giao liên, hay hy sinh ngay cả bản thân, khi chưa ư thức được việc mình làm.

Năm học lớp 6, tôi được phân công làm báo tường, vẽ hình anh hùng Lê Văn Tám,.. 12 tuổi, tôi ngây ngô nghĩ hằng đêm để vẽ hình ảnh 1 người bằng tuổi mình, tự thiêu để đánh giặc, tôi nghĩ không ra, nhưng vẫn tin là chuyện thật, con nít mà.

Tôi cảm thấy tội cho hàng triệu thanh niên Việt Bắc, bị tuyên truyền, bị lợi dụng lòng yêu nước, mà bỏ mình trên Truờng Sơn, hy sinh cho 1 lư tưởng, mà những kẻ sống sót trở thành cán bộ trục lợi, còn dân tình đói khổ lầm than. Lịch sử, như tên gọi của nó, là ghi chép/ phản ánh lại những sự kiện (thật) đã diễn ra trong quá khứ. Xin trả lại ư nghĩa thực tế của nó. Xin đừng băng hoại thêm chính con em của chúng ta.

Quyên, TP. HCM Theo tôi, dù có hay không có thật thì việc tạo nên những anh hùng "mẫu" như Lê Văn Tám lúc bấy giờ là cần thiết. Không nên xem đó là sự lừa dối mà chỉ nên xem như một động thái để kêu gọi lòng yêu nước của người dân. Dẫu sao thì ta cũng đã thắng Mỹ. lật lại vấn đề này để làm gì?

Thái, Sài Gòn Theo tôi , điểm đáng chú ư nhất không phải ở việc LVT có thật không. Vấn đề là nó chứng tỏ người VN không còn dễ bị lừa, không còn "ngây thơ" như trước nữa. Chúng ta không còn dễ dàng tin vào tất cả những gì mà chính quyền nói nữa, chúng ta đã dám suy nghĩ một cách độc lập và dũng cảm chứ không còn bị mấy ông bên tuyên huấn hay văn hoá "chăn dắt" nữa . Đó là biểu hiện của sự nâng cao dân trí . Mặc dù những tiến bộ còn quá chậm chạp , nhưng ít nhất đã có thể hy vọng. Cảm ơn trời, cuối cùng thì có lẽ dân tộc VN cũng không còn phải ở trong bóng tối lâu nữa.

Lê Huy, TPHCM Trước đây tôi cũng từng hồ nghi với nhiều anh hùng trong thời chiến tranh, đâu chỉ có Lê Văn Tám, lại còn Kpa kơ lơng 1 phát đạn bắn chết 7 lính Mỹ, dẫu 7 người có sắp hàng cũng khó làm được, so với Lê Văn Tám còn phi lư hơn nhiều. Nếu phân tích thành tích thì chắc còn nhiều anh hùng ảo lắm.

Anh Quốc Huy, TPHCM Mọi người nói không đúng sự thật, vậy ai có thể trưng ra bằng chứng là câu chuyện về người anh hùng Lê Văn Tám là không đúng sự thật không? Tại sao phải xem một tác giả nói rồi ùa theo, mà không có một bằng chứng nào? Chúng tôi cần bằng chứng là không đúng sự thật, ai sẽ đưa đây? hay là BBC bịa ra chuyện này?

Phát, California Anh Vương Hùng sao mà mang tinh thần chống Mỹ cao đến vậy trong khi nhà nước của anh thì cứ theo ve vãn anh Mẽo trở lại. Ở đây tôi nghĩ chỉ nhắc đến tính cách chính xác và sự thật của lịch sử mà thôi, chứ nếu nói về tính cách tuyên truyền láo lếu thì chúng ta phải nhớ lại CS miền Bắc đã rêu rao là nhân dân miền Nam đang bị đàn áp, khủng bố ra sao. Rồi đến khi anh bộ đội cụ Hồ vào tới trong Nam thì mới hay là miền Bắc của mình thật sự nghèo nàn, lạc hậu, thua xa miền Nam đến là bao.

Hà Chuyện Lê Văn Tám ngày xưa đi học tôi cũng nghi nghờ và tôi nghĩ nó chỉ là huyền thoại, bây giờ sự thật nếu như thế cũng giống như tôi nghĩ khi tôi còn đi học. Tuy nhiên, khi nhớ lại những gì tôi được học thời phổ thông, nhân vật LVT không được dạy chính thức trong môn lịch sử cấp II và cấp III. Thực sự theo tôi nhớ thì nhân vật LVT đuợc dạy trong môn kể chuyện lịch sử và môn Tập đọc ở bậc tiểu học, lớp 4 hay lớp 5 gì đó, và nó cũng như các câu chuyện kể lịch sử khác như Thánh Gióng, Mỵ Châu Trọng Thuỷ, Lạc Long Quân và Âu cơ, Phan Đình Giót... Như vậy có thể thấy nhân vật này được đưa vào như là huyền thoại có ư nghĩa như tuyên giáo dục tinh thần yêu nước và ư chí chống ngoại xâm của dân tộc VN ở giai đoạn này chứ không đựơc dạy trong chính sử mà tôi được đã học. Và tôi thấy chuyện này chảng có gì to tát hay là lừa dối gì cả nó cũng giống như các chuyện huyền thoại khác mà thôi.

Vương Hùng, Hà Nội Vấn đề này chẳng có gì to tát cả. Bush đã từng lừa cả nước Mỹ, lừa cả Liên hiệp quốc, lừa cả thế giới để đem quân đánh Iraq đấy thôi. Vấn đề là nếu những dối trá ấy đem lại một ư nghĩa tích cực cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc như câu chuyện của Lê Văn Tám thì nên ủng hộ, còn đem lại chết chóc cho cả người dân Mỹ và Iraq thì nên lên án.

Văn Phúc, Seattle Tôi đồng ý với bạn Lương Tuấn và đó là vì sao sinh viên Việt Nam không thích học môn lịch sử vì họ cảm thấy bị nhà nước nói dối trắng trợn. Người ta biết đó là sai, nhưng không dám lên tiếng tìm lại sự thật vì sợ bị lên án là phản động.

Vũ Lâm, TP. HCM Những gì tác giả nghi ngờ về Lê Văn Tám, có những thông tin bí mật mà không thể tiết lộ ra ngoài được. Cho nên những gì tác giả viết không có tính xác thực. Chỉ là sự phỏng đoán. Lịch sử đã ghi như vậy, vậy thì lật lên làm gì nữa.

Quốc Huy, Việt Nam Tôi biết cái Đảng này đã lừa dối nhân dân nhưng không ngờ đang tâm lừa dối cả trẻ em, những con trẻ ngây thơ đó có đáng phải chịu nhồi sọ một hình tượng chết chóc như vậy không? Chúng ta đang lên án khủng bố, nhưng mấy ai hiểu rằng khủng bố được nuôi dưỡng bắt đầu bằng những hình tượng tự sát “anh hùng” như thế. Rồi đây lịch sử các anh hùng lấy thân mình chèn pháo, lấy thân mình lấp lỗ châu mai... sẽ còn đáng tin cậy bao nhiêu phần trăm nữa và chừng nào một “Phan Vũ” khác chưa lên tiếng?

Lịch sử vẫn là lịch sử và nó chỉ có giá trị khi ghi lại đích thực nhất bản chất của hiện tượng, truyền thuyết vẫn là truyền thuyết và nó chỉ mang tính thần thoại, cổ tích và duy tâm. Dù sao công khai mọi người cũng biết Thánh Gióng là nhân vật của truyền thuyết, không đặt tên đường phố, tên trường... cho một nhân vật không có thật; còn Lê Văn Tám từ một nhân vật không có thật nhưng thông qua bộ máy tuyên truyền của Đảng trở thành một nhân vật có thật trong lịch sử, Đảng chưa bao giờ công nhận Lê Văn Tám là truyền thuyết thần thoại cả. Cái việc làm ấy của Đảng phải gọi đúng tên là “bịa đặt lịch sử” với mục đích đánh lừa.

Lịch sử như chính bản thân nó phải được ghi chép lại theo đúng tên gọi của nó, nếu không dân tộc chúng ta sẽ không giữ được cái văn hoá đích thực, đừng “bịa đặt lịch sử” hay “xuyên tạc lịch sử” bởi vì nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác!

Tuấn, TP. HCM Từ nhỏ tôi đi học đã được nghe huyền thoại anh hùng Lê Văn Tám là có thực, bây giờ tôi mới thấy những thông tin này được xem xét lại và nhìn nhận lại lịch sử thấy nhân vật này không có thật thì rõ ràng là thời đó hộ đãc thổi phồng lên sự việc này, nhằm tồn vinh ư trí chiến đấu kiên cường của người Việt Nam. Đó là sự lừa dối nhân dân. Cộng Sản rất giỏi tuyền truyền, họ thắng Mỹ và Pháp ở điểm này. Chứng tỏ sự việc này cũng nhằm mục đích đó. Trong 2 cuộc chiến tranh hàng triệu người hy sinh, sẵng sàng chết, phải nói là thời đó dân trí thấp. Còn bây giờ thông tin nhiều không ai dại như thế nữa.

Việt, Houston Chuyện này có thể là không có thực. Trong lịch sử của bất kì nước nào cũng có những chuyện thần thoại cả. Thực vậy, bạn có thể tin Lạc Long Quân và bà Âu Cơ là có thực sao?

Nguyễn Khoa, TP. HCM Câu chuyện về cậu bé Lê Văn Tám đã đi vào bài học của hàng triệu học sinh Việt Nam và ai cũng tưởng đó là sự thật. Tôi cũng vậy. Và tôi cũng chẳng để ư hay thắc mắc và tính xác thật của nó vì trong quá trình chiến tranh Việt Nam thời hiện đại những tấm gương hy sinh như vậy có rất nhiều như: Phan Đình Giót lấy thân minh lấp lỗ châu mai...

Mãi cho đến khi tui ngồi trên ghế giảng đường đai học được giảng viên môn Triết-Sử có nêu lên sự thực về câu chuyện của Lê Văn Tám trong đó có các ư như BBC đã trích còn có thêm các ư như một anh hùng nổi danh như Lê Văn Tám hy sinh sao lại không có thân nhân, họ hàng và cả đơn vị chiến đấu. Đáng lư một chiến công hiển hách như vậy thì phải có rất nhiều người liên quan để hưởng tiếng thơm chứ!

Rõ ràng đây là một câu chuyện được thuê dệt và dần dần được dựng lên thành một tượng đài sự thật. Điều đơn giản là một khi tượng đài sự thật đã sụp đổ thì cảm giác thất vọng trong tôi và cả những người bạn của tôi là không tránh khỏi.

Hồng, Long Thành Bịa hay không điều đó không quan trọng. Chủ yếu là cách người đọc cảm nhận về nó thế nào, tạo dựng một anh hùng như Lê Văn Tám hay Thánh Gióng thời nào cũng cần, quốc gia nào cũng cần. Nhìn nhận nó ở mặt tích cực thì tốt, mà tiêu cực thì xấu thôi. Đừng bao giờ vì một chuyện nhỏ mà bôi xấu hình ảnh của một nhân vật lịch sử mà chúng ta chưa biết rõ.

Nguyễn Kiệt, TP. HCM Bạn Phong so sánh vậy là khập khiễng. Chuyện Thánh Gióng hay Vua Hùng được kể lại khi mà người Việt Nam trong bối cảnh ban sơ, chưa có người viết sử, và nó được liệt vào chuyện huyền thoại.

Còn Lê Văn Tám thì hoàn toàn khác, câu chuyện lịch sử của năm 1946, và điều quan trọng là đảng Cộng sản đã xây dựng câu chuyện Lê Văn Tám là người thật, việc thật. Và tất nhiên người lớn thì chẳng mấy ai tin nhưng không dám nói thôi. Còn trẻ con thì tin lắm đấy.

Phong Từ nhỏ tôi đã không tin chuyện này rồi. Tôi đã thử bằng cách tẩm xăng một con chuột đem đốt rồi thả. Nó chỉ chạy được 1 đoạn ngắn rồi lăn ra. Con người thì có thể chạy xa hơn nhưng chạy như Lê văn Tám thì hơi bị khó đấy. Có thể là chuyện này có thật, nhưng chắc chỉ thật cỡ 10% đổ xuống thôi.

Nhưng dựa vào chuyện này mà bảo "cần nhìn nhận lại nhiều cách thức viết sử ở Việt Nam, cũng như những biện pháp tuyên truyền từ nhiều năm qua" thì tôi thấy chưa chuẩn lắm. Phải viết là "...từ nhiều nghìn năm qua". Vì mấy nghìn năm trước còn có chuyện Thánh Gióng còn bịa ác hơn. Thánh Gióng mới 3 tuổi đầu vươn vai một cái thành người khổng lồ. Chưa kể thời bấy giờ đã làm được ngựa sắt, không cần đổ xăng mà vẫn chạy phằm phằm (Trình độ công nghệ hơi bị cao. Giỏi như Mỹ bây giờ cũng chẳng theo kịp).

Ai cũng biết là bịa mà sao bây giờ vẫn còn đền thờ Thánh Gióng, quanh năm hương khói?! Ai cũng biết là bịa nhưng câu chuyện vẫn tồn tại. Vấn đề ở đây là ư nghĩa của câu chuyện chứ không phải nội dung của nó. Giặc đã đến nhà thì đàn bà, trẻ con cũng đánh.

Lương Tuấn, Hà Nội Nếu câu chuyện này chính xác như bài báo, thì nghĩa là chính phủ Việt Nam đã lừa dối người dân Việt Nam một cách trắng trợn. Liệu trong những người "anh hùng" mà chính phủ luôn gọi thì có mấy người là thật?



-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), October 13, 2004

Answers

Response to Tìm sự thĂ¢̣t về nhĂ¢n vĂ¢̣t Lê VĂ£n Tám? .... VIET CONG Xao. va` ddĂ¢u` ddĂ´.c nguoi VN bao nhiêu na(m nay

Nguyễn Chính, Việt Nam Tôi ủng hộ quan điểm của bạn Vương Hùng, Hà Nội. Việc này không có gì phải ầm ĩ lên thế. Các bạn có dám khẳng định trong đời mình không bao giờ nói dối không? Dù đây là chuyện không có thật, các bạn hãy đặt vấn đề theo phạm trù lịch sử của nó. Khi đó Việt Nam phải chịu hai cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa. Tôi cho rằng, tinh thần lúc đó là quan trọng, và không có thật đi nữa cũng không sao cả. Mọi chuyện qua rồi, ta nên cho qua luôn miễn là các bạn hiểu, nhận ra điều đó và thông cảm là được rồi.

Vũ Kiệt, Houston Chúng ta nên trả lại sự thật về cái chuyện này (không thể so sánh với những huyền thọai từ thời có thể gọi là "cổ đại" như Thánh Gióng" được). Mà chẳng thà như chuyện Thánh Gióng, chỉ nói lên niềm mơ ước của dân tộc Việt đánh cho tơi bời bọn Bắc phương luôn đe dọa, nhưng đọc là biết đó là chuyện thêu dệt, là thần thọai.

Còn Lê Văn Tám? Có thể xí xóa trong chiến tranh, nhưng hòa bình đã 30 năm rồi. Nên trả lại tuổi thơ ngây cho tuổi thơ. Vì: Mười tuổi, biết gì mà căm thù đến nổi phải làm ngọn đuốt sống. Mà nếu có căm thù thì thiếu gì cách đốt kho đạn nếu dễ dàng chạy lung tung như thế. Chẳng lẽ em Lê Văn Tám bị chậm phát triển hay sao mà không cầm cây đuốt tre để chạy được xa hơn thay vì cây đuốt sống? Nhân vật Lê Văn Tám thì chắc chắn là bịa đặt chứ không thể gọi là huyền thọai như Thánh Gióng được.

Mỹ Tiên, Paris Theo tôi vấn đề này không có gì là lạ, đây là đặc sản của chủ ngĩa anh hùng cách mạng mà, và không chỉ ở nhân vật Lê Văn Tám không mà gần như những trường hợp, sự kiện tương tự đang nằm trong phần lớn các sách học sử mà con cháu chúng ta hàng ngày đang học, có cay đắng chăng là những người lớn lại đang tâm lừa dối chính con cháu mình và những người VN đã đổ máu cho đất nước này. Chúng tôi đang chờ một nền lịch sử để hiểu được giá trị của con người trên mảnh đất này ....chờ quá lâu.

Da Vàng, San Jose Thưa quí vị, đây không phải là lần đầu tiên tôi hiểu được thêm sự thật của Lịch Sử Đảng Cộng Sản VN, nhưng thực sự tôi bị sốc, bởi chính tôi, sau nhiều năm tìm tòi học hỏi, vẫn ngỡ rằng Lê Văn Tám là nhân vật có thật. Vậy câu hỏi đặt ra là, có còn chút gì là sự thật trong những trang sử Việt Nam thời cận đại hay không? Mười mấy năm "dưới mái trường XHCN" tôi và hàng triệu các bạn trẻ như tôi đã bị nhồi nhét những bài học như vậy. Cái ngây thơ và sự trong sáng của trẻ thơ, bị nhét đầy những tình yêu cụ Hồ và các chú bộ đội, để đến bây giờ, làm hư hỏng cả bản tính của nhân bản vốn có của con người. Có ai đã từng nghiên cứu và đánh giá được cái "hư hại" về tâm hồn khi trẻ em nên được kể những câu chuyện thần tiên, những gương thương yêu cha mẹ, những trong sáng của cuộc sống, hay được dạy rằng hãy ghét Mỹ, Nguỵ (cha anh của mình), được dạy đánh giặc, vót chông, len lỏi làm giao liên, hay hy sinh ngay cả bản thân, khi chưa ư thức được việc mình làm.

Năm học lớp 6, tôi được phân công làm báo tường, vẽ hình anh hùng Lê Văn Tám,.. 12 tuổi, tôi ngây ngô nghĩ hằng đêm để vẽ hình ảnh 1 người bằng tuổi mình, tự thiêu để đánh giặc, tôi nghĩ không ra, nhưng vẫn tin là chuyện thật, con nít mà.

Tôi cảm thấy tội cho hàng triệu thanh niên Việt Bắc, bị tuyên truyền, bị lợi dụng lòng yêu nước, mà bỏ mình trên Truờng Sơn, hy sinh cho 1 lư tưởng, mà những kẻ sống sót trở thành cán bộ trục lợi, còn dân tình đói khổ lầm than. Lịch sử, như tên gọi của nó, là ghi chép/ phản ánh lại những sự kiện (thật) đã diễn ra trong quá khứ. Xin trả lại ư nghĩa thực tế của nó. Xin đừng băng hoại thêm chính con em của chúng ta.

Quyên, TP. HCM Theo tôi, dù có hay không có thật thì việc tạo nên những anh hùng "mẫu" như Lê Văn Tám lúc bấy giờ là cần thiết. Không nên xem đó là sự lừa dối mà chỉ nên xem như một động thái để kêu gọi lòng yêu nước của người dân. Dẫu sao thì ta cũng đã thắng Mỹ. lật lại vấn đề này để làm gì?

Thái, Sài Gòn Theo tôi , điểm đáng chú ư nhất không phải ở việc LVT có thật không. Vấn đề là nó chứng tỏ người VN không còn dễ bị lừa, không còn "ngây thơ" như trước nữa. Chúng ta không còn dễ dàng tin vào tất cả những gì mà chính quyền nói nữa, chúng ta đã dám suy nghĩ một cách độc lập và dũng cảm chứ không còn bị mấy ông bên tuyên huấn hay văn hoá "chăn dắt" nữa . Đó là biểu hiện của sự nâng cao dân trí . Mặc dù những tiến bộ còn quá chậm chạp , nhưng ít nhất đã có thể hy vọng. Cảm ơn trời, cuối cùng thì có lẽ dân tộc VN cũng không còn phải ở trong bóng tối lâu nữa.

Lê Huy, TPHCM Trước đây tôi cũng từng hồ nghi với nhiều anh hùng trong thời chiến tranh, đâu chỉ có Lê Văn Tám, lại còn Kpa kơ lơng 1 phát đạn bắn chết 7 lính Mỹ, dẫu 7 người có sắp hàng cũng khó làm được, so với Lê Văn Tám còn phi lư hơn nhiều. Nếu phân tích thành tích thì chắc còn nhiều anh hùng ảo lắm.

Anh Quốc Huy, TPHCM Mọi người nói không đúng sự thật, vậy ai có thể trưng ra bằng chứng là câu chuyện về người anh hùng Lê Văn Tám là không đúng sự thật không? Tại sao phải xem một tác giả nói rồi ùa theo, mà không có một bằng chứng nào? Chúng tôi cần bằng chứng là không đúng sự thật, ai sẽ đưa đây? hay là BBC bịa ra chuyện này?

Phát, California Anh Vương Hùng sao mà mang tinh thần chống Mỹ cao đến vậy trong khi nhà nước của anh thì cứ theo ve vãn anh Mẽo trở lại. Ở đây tôi nghĩ chỉ nhắc đến tính cách chính xác và sự thật của lịch sử mà thôi, chứ nếu nói về tính cách tuyên truyền láo lếu thì chúng ta phải nhớ lại CS miền Bắc đã rêu rao là nhân dân miền Nam đang bị đàn áp, khủng bố ra sao. Rồi đến khi anh bộ đội cụ Hồ vào tới trong Nam thì mới hay là miền Bắc của mình thật sự nghèo nàn, lạc hậu, thua xa miền Nam đến là bao.

Hà Chuyện Lê Văn Tám ngày xưa đi học tôi cũng nghi nghờ và tôi nghĩ nó chỉ là huyền thoại, bây giờ sự thật nếu như thế cũng giống như tôi nghĩ khi tôi còn đi học. Tuy nhiên, khi nhớ lại những gì tôi được học thời phổ thông, nhân vật LVT không được dạy chính thức trong môn lịch sử cấp II và cấp III. Thực sự theo tôi nhớ thì nhân vật LVT đuợc dạy trong môn kể chuyện lịch sử và môn Tập đọc ở bậc tiểu học, lớp 4 hay lớp 5 gì đó, và nó cũng như các câu chuyện kể lịch sử khác như Thánh Gióng, Mỵ Châu Trọng Thuỷ, Lạc Long Quân và Âu cơ, Phan Đình Giót... Như vậy có thể thấy nhân vật này được đưa vào như là huyền thoại có ư nghĩa như tuyên giáo dục tinh thần yêu nước và ư chí chống ngoại xâm của dân tộc VN ở giai đoạn này chứ không đựơc dạy trong chính sử mà tôi được đã học. Và tôi thấy chuyện này chảng có gì to tát hay là lừa dối gì cả nó cũng giống như các chuyện huyền thoại khác mà thôi.

Vương Hùng, Hà Nội Vấn đề này chẳng có gì to tát cả. Bush đã từng lừa cả nước Mỹ, lừa cả Liên hiệp quốc, lừa cả thế giới để đem quân đánh Iraq đấy thôi. Vấn đề là nếu những dối trá ấy đem lại một ư nghĩa tích cực cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc như câu chuyện của Lê Văn Tám thì nên ủng hộ, còn đem lại chết chóc cho cả người dân Mỹ và Iraq thì nên lên án.

Văn Phúc, Seattle Tôi đồng ý với bạn Lương Tuấn và đó là vì sao sinh viên Việt Nam không thích học môn lịch sử vì họ cảm thấy bị nhà nước nói dối trắng trợn. Người ta biết đó là sai, nhưng không dám lên tiếng tìm lại sự thật vì sợ bị lên án là phản động.

Vũ Lâm, TP. HCM Những gì tác giả nghi ngờ về Lê Văn Tám, có những thông tin bí mật mà không thể tiết lộ ra ngoài được. Cho nên những gì tác giả viết không có tính xác thực. Chỉ là sự phỏng đoán. Lịch sử đã ghi như vậy, vậy thì lật lên làm gì nữa.

Quốc Huy, Việt Nam Tôi biết cái Đảng này đã lừa dối nhân dân nhưng không ngờ đang tâm lừa dối cả trẻ em, những con trẻ ngây thơ đó có đáng phải chịu nhồi sọ một hình tượng chết chóc như vậy không? Chúng ta đang lên án khủng bố, nhưng mấy ai hiểu rằng khủng bố được nuôi dưỡng bắt đầu bằng những hình tượng tự sát “anh hùng” như thế. Rồi đây lịch sử các anh hùng lấy thân mình chèn pháo, lấy thân mình lấp lỗ châu mai... sẽ còn đáng tin cậy bao nhiêu phần trăm nữa và chừng nào một “Phan Vũ” khác chưa lên tiếng?

Lịch sử vẫn là lịch sử và nó chỉ có giá trị khi ghi lại đích thực nhất bản chất của hiện tượng, truyền thuyết vẫn là truyền thuyết và nó chỉ mang tính thần thoại, cổ tích và duy tâm. Dù sao công khai mọi người cũng biết Thánh Gióng là nhân vật của truyền thuyết, không đặt tên đường phố, tên trường... cho một nhân vật không có thật; còn Lê Văn Tám từ một nhân vật không có thật nhưng thông qua bộ máy tuyên truyền của Đảng trở thành một nhân vật có thật trong lịch sử, Đảng chưa bao giờ công nhận Lê Văn Tám là truyền thuyết thần thoại cả. Cái việc làm ấy của Đảng phải gọi đúng tên là “bịa đặt lịch sử” với mục đích đánh lừa.

Lịch sử như chính bản thân nó phải được ghi chép lại theo đúng tên gọi của nó, nếu không dân tộc chúng ta sẽ không giữ được cái văn hoá đích thực, đừng “bịa đặt lịch sử” hay “xuyên tạc lịch sử” bởi vì nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác!

Tuấn, TP. HCM Từ nhỏ tôi đi học đã được nghe huyền thoại anh hùng Lê Văn Tám là có thực, bây giờ tôi mới thấy những thông tin này được xem xét lại và nhìn nhận lại lịch sử thấy nhân vật này không có thật thì rõ ràng là thời đó hộ đãc thổi phồng lên sự việc này, nhằm tồn vinh ư trí chiến đấu kiên cường của người Việt Nam. Đó là sự lừa dối nhân dân. Cộng Sản rất giỏi tuyền truyền, họ thắng Mỹ và Pháp ở điểm này. Chứng tỏ sự việc này cũng nhằm mục đích đó. Trong 2 cuộc chiến tranh hàng triệu người hy sinh, sẵng sàng chết, phải nói là thời đó dân trí thấp. Còn bây giờ thông tin nhiều không ai dại như thế nữa.

Việt, Houston Chuyện này có thể là không có thực. Trong lịch sử của bất kì nước nào cũng có những chuyện thần thoại cả. Thực vậy, bạn có thể tin Lạc Long Quân và bà Âu Cơ là có thực sao?

Nguyễn Khoa, TP. HCM Câu chuyện về cậu bé Lê Văn Tám đã đi vào bài học của hàng triệu học sinh Việt Nam và ai cũng tưởng đó là sự thật. Tôi cũng vậy. Và tôi cũng chẳng để ư hay thắc mắc và tính xác thật của nó vì trong quá trình chiến tranh Việt Nam thời hiện đại những tấm gương hy sinh như vậy có rất nhiều như: Phan Đình Giót lấy thân minh lấp lỗ châu mai...

Mãi cho đến khi tui ngồi trên ghế giảng đường đai học được giảng viên môn Triết-Sử có nêu lên sự thực về câu chuyện của Lê Văn Tám trong đó có các ư như BBC đã trích còn có thêm các ư như một anh hùng nổi danh như Lê Văn Tám hy sinh sao lại không có thân nhân, họ hàng và cả đơn vị chiến đấu. Đáng lư một chiến công hiển hách như vậy thì phải có rất nhiều người liên quan để hưởng tiếng thơm chứ!

Rõ ràng đây là một câu chuyện được thuê dệt và dần dần được dựng lên thành một tượng đài sự thật. Điều đơn giản là một khi tượng đài sự thật đã sụp đổ thì cảm giác thất vọng trong tôi và cả những người bạn của tôi là không tránh khỏi.

Hồng, Long Thành Bịa hay không điều đó không quan trọng. Chủ yếu là cách người đọc cảm nhận về nó thế nào, tạo dựng một anh hùng như Lê Văn Tám hay Thánh Gióng thời nào cũng cần, quốc gia nào cũng cần. Nhìn nhận nó ở mặt tích cực thì tốt, mà tiêu cực thì xấu thôi. Đừng bao giờ vì một chuyện nhỏ mà bôi xấu hình ảnh của một nhân vật lịch sử mà chúng ta chưa biết rõ.

Nguyễn Kiệt, TP. HCM Bạn Phong so sánh vậy là khập khiễng. Chuyện Thánh Gióng hay Vua Hùng được kể lại khi mà người Việt Nam trong bối cảnh ban sơ, chưa có người viết sử, và nó được liệt vào chuyện huyền thoại.

Còn Lê Văn Tám thì hoàn toàn khác, câu chuyện lịch sử của năm 1946, và điều quan trọng là đảng Cộng sản đã xây dựng câu chuyện Lê Văn Tám là người thật, việc thật. Và tất nhiên người lớn thì chẳng mấy ai tin nhưng không dám nói thôi. Còn trẻ con thì tin lắm đấy.

Phong Từ nhỏ tôi đã không tin chuyện này rồi. Tôi đã thử bằng cách tẩm xăng một con chuột đem đốt rồi thả. Nó chỉ chạy được 1 đoạn ngắn rồi lăn ra. Con người thì có thể chạy xa hơn nhưng chạy như Lê văn Tám thì hơi bị khó đấy. Có thể là chuyện này có thật, nhưng chắc chỉ thật cỡ 10% đổ xuống thôi.

Nhưng dựa vào chuyện này mà bảo "cần nhìn nhận lại nhiều cách thức viết sử ở Việt Nam, cũng như những biện pháp tuyên truyền từ nhiều năm qua" thì tôi thấy chưa chuẩn lắm. Phải viết là "...từ nhiều nghìn năm qua". Vì mấy nghìn năm trước còn có chuyện Thánh Gióng còn bịa ác hơn. Thánh Gióng mới 3 tuổi đầu vươn vai một cái thành người khổng lồ. Chưa kể thời bấy giờ đã làm được ngựa sắt, không cần đổ xăng mà vẫn chạy phằm phằm (Trình độ công nghệ hơi bị cao. Giỏi như Mỹ bây giờ cũng chẳng theo kịp).

Ai cũng biết là bịa mà sao bây giờ vẫn còn đền thờ Thánh Gióng, quanh năm hương khói?! Ai cũng biết là bịa nhưng câu chuyện vẫn tồn tại. Vấn đề ở đây là ư nghĩa của câu chuyện chứ không phải nội dung của nó. Giặc đã đến nhà thì đàn bà, trẻ con cũng đánh.

Lương Tuấn, Hà Nội Nếu câu chuyện này chính xác như bài báo, thì nghĩa là chính phủ Việt Nam đã lừa dối người dân Việt Nam một cách trắng trợn. Liệu trong những người "anh hùng" mà chính phủ luôn gọi thì có mấy người là thật?



-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), October 13, 2004.


Response to Tìm sự thật về nhân vật Lê VĂŁn Tám? .... VIET CONG Xao. va` ddâu` ddĂ´.c nguoi VN bao nhiêu na(m nay

bai post trên trich tu BBC

-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), October 13, 2004.

Response to Tìm sự thĂ¢̣t về nhĂ¢n vĂ¢̣t Lê VĂ£n Tám? .... VIET CONG Xao. va` ddĂ¢u` ddĂ´.c nguoi VN bao nhiêu na(m nay

Quang Hùng Nghĩ về hình tượng Lê Văn Tám Tạp chí Xưa & Nay số 154 (202) - XII - 2003, bài Đọc hồi kư Dương Quang Đông trọn đời tận trung với Đảng tận hiếu với dân của Nguyễn Quế Lâm, trang 9, có đoạn viết:

"Vụ đốt kho đạn Thi Nghè ngày 1.1.1946 bao nhiêu năm nay quy về một huyền thoại Lê Văn Tám. Nhưng về phương diện khoa học, huyền thoại này không đứng vững được. Và chúng ta cứ chấp nhận như thế mà lưu truyền như là một hình tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nay bác Năm Đông đưa ra một tư liệu khác. Tổ đánh mìn kho đạn Thị Nghè là công nhân nhà máy đèn Chợ Quán gồm có Ka Kim, Kỷ và Nỉ. Ka Kim là chỉ huy. Kỷ và Nỉ dùng thuyền nhỏ chở mìn chờ lúc con nước ròng đưa thuyền chở mìn và hai người chui qua ống cống thoát nước. Vì lính gác chặt chẽ nên hai anh tiến hành công việc đặt mìn rất chậm. Khi đặt xong đến giờ điểm hỏa thì con nước đã lớn, ống cống ngập lút không ra được. Giờ điểm hỏa phá tung kho đạn Thị Nghè cũng là giờ phút hy sinh của hai công nhân nhà máy điện Chợ Quán.”

Tôi xin có một vài ư kiến nhỏ, rất mong được các bạn đọc góp thêm, để tìm đúng sự thật.

Có nhiều bài báo, có cả sách viết về Lê Văn Tám. Rất nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước có nào là tượng đài, công viên, đường phố mang tên Lê Văn Tám, trường học Lê Văn Tám...

Tuy nhiên, nếu nghiêm túc về nguồn để tìm kiếm sự kiện lịch sử có thể sẽ nảy sinh những thắc mắc: liệu Lê Văn Tám có phải là người thật việc thật, từng lập nên chiến công oanh liệt? Xin nêu bốn điểm thắc mắc:

Qua tên gọi Lê Văn Tám, với tập quán đặt tên của người miền Nam, có thể suy ra Tám có sáu anh chị ruột lớn hơn (không kể các em). Năm 1946, Tám khoảng 10 tuổi như vậy phỏng đoán các anh chị của Tám hơn 10 tuổi đến hơn 20 tuổi. Qua 1975, tức 30 năm sau, anh chị của Tám khoảng chừng từ 40 đến 50 tuổi. Ở lứa tuổi này, rất nhiều khả năng trong số sáu anh, chị của Tám có người vẫn còn sống (ngay cha mẹ của Tám cũng có thể còn sống với lứa tuổi từ 60-80). Trước 1975, có thể họ không dám nhận là anh chị của Tám, nhưng sau khi cách mạng thành công, tại sao không thấy ai đứng ra nhận vinh dự (và cả quyền lợi) cho gia đình? Nếu gia đình khiêm tốn không nhận công lao kháng chiến, các cơ quan chức năng cũng phải đi tìm. Ngành thương binh xã hội phải lập danh sách gia đình có công, ngành viết lịch sử phải tra cứu thân thế sự nghiệp.

Chẳng lẽ tất cả sáu anh chị của Tám đều đã chết yểu ở độ tuổi từ 20 đến 30? Ngay cả trong trường hợp chuyện này xẩy ra, hẳn chú bác, cô dì của Lê Văn Tám thế nào cũng có người còn sống, vì Tám ở ngay vùng Thị Nghè chớ nào phải xa xôi, hẻo lánh gì?

Để làm rõ hơn, đề nghị nên đăng thông báo trên truyền hình, phát thanh, báo chí, cả trung ương lẫn địa phương, tìm người thân của Lê Văn Tám.

Chỉ nghe kể Lê Văn Tám là giao liên, nhưng không thấy nói cụ thể Tám là giao liên cho đơn vị nào. Phàm đã hoạt động cách mạng, thời chống Pháp cũng như chống Mỹ, dứt khoát phải hoạt động trực thuộc một đơn vị nào đó (như Thành đoàn, Công đoàn, Binh vận, Biệt động thành, Trinh sát vũ trang, Địch vận v.v.), không ai có thể một mình một cõi, tự tung tự tác, muốn hoạt động ra sao cũng được, dù là tự thiêu, phá hủy kho đạn của địch.

Thực tiễn hoạt động cách mạng tại Sài Gòn cho thấy đến tình báo hoạt động cũng phải có tổ chức. Đơn vị của Tám không đứng ra báo công trường hợp người của đơn vị mình là thiếu sót lớn, không phải để hưởng tiếng thơm lây, mà là có tội che giấu thành tích của người làm nên lịch sử. Vậy đơn vị nào có chiến sĩ Tám, cần nhanh chóng làm các thủ tục này. Không lẽ cả đơn vị lớn nhỏ đều hy sinh hết? Nhiều trường hợp cả đơn vị hy sinh, vẫn có nhiều người biết do cuộc chiến tranh của chúng ta luôn được nhân dân nuôi dưỡng, bảo vệ giúp đỡ.

Thông thường, theo nguyên tắc quân sự, kho đạn nào cũng được bảo vệ nghiêm ngặt. Đây là khu quân sự cấm người lạ mặt lai vãng, ngoài cổng luôn có lính gác "vũ trang đến tận răng". Trong kho lại có nhiều nhà kho, mỗi nhà kho đều có cánh cửa luôn khóa chặt, đạn được bỏ trong thùng. Chỉ khi có người đến lãnh đạn hoặc quan hệ công tác, trình giấy tờ hợp lệ và đầy đủ, lính gác mới mở cổng cho vào. Tiếp đó, phải có lệnh của trưởng kho, thủ kho mới mở khóa, giao đạn.

Đằng này Lê Văn Tám chạy một hơi từ cổng đến tận nhà kho chẳng thấy lính tráng nào ngăn cản, cứ như xông vào chỗ không người, tất cả mọi cánh cổng, cánh cửa kho đều mở rộng như chờ đón sẵn!

Giả sử Lê Văn Tám đã điều nghiên kỹ lưỡng, nắm được quy luật của địch, hoặc rơi vào trường hợp may mắn ngẫu nhiên, do lính gác cổng bị bất ngờ không kịp phản ứng và tất cả mọi tình huống đều thuận lợi cho Tám, thì một người bình thường tẩm xăng đốt mình cháy như cây đuốc sống cũng khó chạy bộ một quãng vài chục mét. Nhà kho, nhất là kho đạn, không phải nhà mặt tiền, chí ít cũng phải qua cổng gác rồi cách vài chục mét.

Hình tượng Lê Văn Tám được đưa lên như thế nào? Người sáng tác hình tượng này là đạo diễn phim truyện Phan Vũ.

Theo ông Phan Vũ kể, ông không hề viết rằng Lê Văn Tám là nhân vật có thực lập nên kỳ công "cây đuốc sống", mà chỉ viết một phim truyện. Nhưng do các nhà tuyên truyền thời ấy thấy cần xây dựng một tấm gương dũng cảm hy sinh cứu nước, bèn chộp luôn sáng tác của ông, hiện thực hóa như một nhân vật có thật. Lỡ phóng lao đành theo lao luôn. Tại sao nhân vật được đặt tên là Lê Văn Tám? Vẫn theo tác giả Phan Vũ, khi ấy nhân Cách mạng tháng Tám, ông đặt luôn nhân vật của mình tên Tám, vừa có ư nghĩa, vừa dễ nhớ, vừa dân dã lại rất Nam Bộ gần gũi.

Thời chiến, có thể dùng mọi biện pháp, miễn hữu ích. Nay cũng cần trả lại sự thật cho các các sự kiện lịch sử.

Nguồn: Báo Thế giới (Hà Nội) số 39 (154) ngày 27/9/04 (trang 22-23)

-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), October 13, 2004.


Response to Tìm sự thĂ¢̣t về nhĂ¢n vĂ¢̣t Lê VĂ£n Tám? .... VIET CONG Xao. va` ddĂ¢u` ddĂ´.c nguoi VN bao nhiêu na(m nay

Thật chuyện ruồi bu :

Người hùng Hồ Chết X́nh suốt đời trong trắng thành thằng dâm tặc .

Người hùng Lê Hồng Phong Chếtđể Hồ cướp vợ .

Người hùng Lê thị Minh Khai chết để Hồ được c̣ trinh .

Người hùng Vỏ ốc Giáp nướng quân theo chỉ thị sai khiến của Tàu Phù .

Người hùng Trần Độ chết tức tười v́ suốt đời bị đảng lừa bịp .

Người hùng Sinh Bắc tử Nam kẻ chết ,kẻ què ,kẻ ăn mày người bán con làm đĩ làm nô lệ .

Người hùng MTGPMN được Bác cho QLVNCH khóa sổ số c̣n lại đi học tập .

Người hùng Nguyễn Văn Trỗi núp nh́n các cầu tiêu lộ thiên bị bắn chết .

Người hùng lái tăng An Lộc bị cột xính vào tăng để khỏi chém vè .

Người hùng chánh trị tuyên truyền Bùi Thiện hiện "ăn không ngồi rỗi" nói xấu đảng .

Người hùng ảo tưởng "Lê Văn Tám " rồi sẽ biến thành chuyện "Tề Thiện Đại Thánh "CHXHCN .

Ôi người hùng CHXHCN chán quá như chuyện hôm trước người Việt phản bội quê hương hôm sau thành người Việt yêu nước khúc ruột ngàn dặm .

-- thich du thu (toollovers@comcast.net), October 13, 2004.


Moderation questions? read the FAQ