dde ba con hieu ro hon ve xa hoi VN ..... toi xin post nhung bai bao´ trong nuoc

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Trẻ em đường phố khát khao được đi học

TP HCM còn nhiều trẻ không được đi học, phải ra đường kiếm sống thế này. "Em phải nghỉ giữa lớp 4 để đi làm, phụ tiền nuôi cha bị bệnh và hai đứa em đang học ở quê. Mong ước lớn nhất của em là được học hết cấp 2 để kiếm việc làm tốt hơn", Nguyễn Văn Trung, 13 tuổi, bán hàng rong gần Bệnh viện Hoà Hảo, quận 10, TP HCM, tâm sự.

Trung quê Thanh Hoá, theo người anh họ vào TP HCM từ năm 2002. Anh họ của Trung vốn là trẻ bán báo, dành được chút vốn, nay chuyển sang bán hoa quả. Còn Trung, 2 năm rồi, sáng bán báo, tối bán kẹo cao su. Thu nhập mỗi ngày được 10.000-30.000 đồng, dồn được vài trăm nghìn là em gửi ngay về nhà. "Em thấy nếu không học thì cả đời vẫn chạy hàng rong, khổ lắm. Nhưng vào các mái ấm tình thương thì ai phụ mẹ nuôi cha bệnh và mấy đứa em đi học?", Trung nói mà nước mắt rơm rớm.

Mong muốn trên của Trung là ước nguyện của nhiều trẻ em phải lang thang kiếm sống. Đó cũng là bức xúc của nhiều đơn vị, cá nhân làm công tác xã hội ở TP HCM hiện nay. Theo khảo sát mới đây của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, thành phố có trên 8.000 trẻ lang thang kiếm sống. Nhiều nhất là các em đến từ miền Trung. Trong đó, hơn 5.000 em không biết chữ hoặc bỏ học. Hằng năm có gần 500 em được tổ chức hồi hương, nhưng số trẻ đổ về thành phố vẫn gấp đôi con số này.

Thành phố cũng có hàng chục nhà tình thương, nhà mở và các cơ sở bảo trợ xã hội khác. Có thể nói, phần lớn trẻ lang thang đường phố đã có địa chỉ đi về. Tuy nhiên, bà Lương Thị Thuận, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em cho biết, một số cơ sở không đăng kư thủ tục pháp nhân. Những cơ sở này lấy danh nghĩa hoạt động từ thiện, nhưng thực chất là tận dụng sức lao động, không có điều kiện cần thiết và không biết định hướng giáo dục các em.

Còn theo ông Nguyễn Văn Xê, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, tổ chức các lớp học cho trẻ đường phố một cách hiệu quả tuỳ thuộc nhiều yếu tố. "Trẻ lang thang không ở cố định một nơi nên việc tập trung các em lại cũng không dễ dàng và không phải em nào cũng siêng năng, kiên trì với việc học. Ban ngành, đơn vị chức năng nên chú trọng vào giải pháp xã hội hoá để giải quyết vấn đề này. Nên đưa các em trở về cộng đồng và dựa vào cộng đồng hỗ trợ các em", ông Xê nói.

Ông Nguyễn Minh Hòa, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển đô thị và cộng đồng phân tích thêm: "Có một bộ phận trẻ lang thang là đối tượng dễ bị tác động bởi các tiêu cực xã hội như: xâm hại tình dục, hút chích, đầu gấu... Việc học tập của các em phải bao gồm cả kỹ năng giúp các em phòng tránh những tiêu cực trên".

Theo ông Hoà, vấn đề dạy chữ và dạy nghề, dạy đạo đức cho trẻ lang thang, kiếm sống nơi đường phố cần có cơ chế phối hợp của nhiều ban ngành. "Sở Lao động Thương binh và Xã hội nên tranh thủ sự hỗ trợ của các trường đại học trên địa bàn. Với hơn 36 vạn sinh viên hiện có, những trường này có thể cung cấp đội ngũ thày cô giáo trẻ, nhiệt tình giúp đỡ các em. Nếu tính toán từ nhu cầu học tập thực tế của trẻ đường phố, tôi nghĩ kinh phí mỗi năm chỉ khoảng 6 tỷ đồng", ông Hoà gợi ư.

Còn ông Võ Trung Tâm, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu về tình trạng trẻ em lang thang, đề xuất: nhà nước cần có chính sách không thu chi phí học tập của các trẻ ở mái ấm, nhà mở và trong thủ tục nhập học, không nên đặt nặng vấn đề khai sinh với các em này. Các cơ sở xã hội cũng không nên quy định độ tuổi hồi gia nếu gia đình không có khả năng nuôi trẻ. Vì trẻ được chăm sóc nửa chừng sẽ dễ đi vào con đường phạm pháp.

Ông Tâm cho biết thêm, việc học của nhiều trẻ em đường phố, không nơi nương tựa hiện nay còn bị vướng mắc vì không có giấy khai sinh, hộ khẩu. Chính quyền địa phương nên hỗ trợ các cơ sở xã hội làm giấy khai sinh trễ hạn cho trẻ đường phố, đăng kư KT 3 cho những em ở lâu tại các mái ấm và cấp chứng minh nhân dân cho trẻ ở cơ sở ngoài công lập.



-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), October 12, 2004

Answers

Response to dde ba con hieu ro hon ve xa hoi VN ..... toi xin post nhung bai bao´ trong nuoc

'Nhẹ nhàng' vũ trường miền Tây

Nếu như ở Sài Gòn, ai vào quán bar sẽ bị coi là dân chơi, dân quậy, thì tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, quán bar dưới mắt người dân chỉ là một điểm gặp gỡ trò chuyện thân mật đủ mọi lứa tuổi theo kiểu đám cưới bạn bè ở làng quê.

Được mệnh danh là tụ điểm ăn chơi số một ở An Giang, nhưng bar Đỗ Quyên (Châu Đốc) cũng chỉ thu hút phần lớn những gương mặt... ngơ ngác và gượng gạo. Khách đến đây là những người nông dân 100% “chân lấm tay bùn”.

Ba phụ nữ trạc tuổi 40 gồi tại một góc của quán bar. Họ mặc những trang phục dân dã, áo bà ba xưa có gam màu nhu mì. Một người tân thời hơn trong chiếc áo xẻ bốn mảnh và chiếc quần kiểu “tư xả láng''.

“Độc” hơn nữa, ở phía đối diện, một đám thanh niên địa phương mặc áo thun ba lỗ, quần đùi theo kiểu tắm sông... cũng vào bar chơi theo phong cách “hai lúa'' rặt. Họ còn ngồi chồm hỗm trên những chiếc ghế sa-lông kê sát tường vẫy tay, uốn mình theo điệu ráp.

Tại một bar khác, tiếng nhạc của điệu hip-hop vang lên chói tai. Những “vệ sĩ'' trong trang phục hết sức ngầu: áo lính, nón bánh tiêu mà gương mặt lại “hiền ơi là hiền”. Một trong số đó là người thanh niên chuyên chạy xe ôm vào ban sáng. Anh cho biết mỗi tháng được nhận 300.000 đồng tiền lương. “Khách toàn người quen. Thỉnh thoảng có mấy tay xa xa tới cũng chỉ gọi rượu tây cỡ 200.000, 300.000 đồng/chai. Tiền lẻ họ mới bỏ lại, hiếm khi được bo lắm”, anh than thở.

Nhạc trỗi lên, bar bỗng tưng bừng hẳn. Thế nhưng, giai điệu cha cha cha quen thuộc mà chỉ có bốn người lao xuống "đi tới đi lui". Những người khác chăm chú nhìn và thỉnh thoảng lắc lư vài cái theo điệu nhạc. Cuối giờ những người phụ nữ ra về trên xe đạp kéo, nam nữ tuổi teen dắt những chiếc xe gắn máy Trung Quốc còn dính đầy bùn đất... Họ đến đây không phải để đua đòi mà có lẽ bởi ở đây có quá ít nơi giải trí.

-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), October 12, 2004.


Response to dde ba con hieu ro hon ve xa hoi VN ..... toi xin post nhung bai bao´ trong nuoc

Vẫn phải học ở kho thuốc trừ sâu vì chưa có phòng thay thế

3 phòng học mượn tạm của xã nguyên là... kho thuốc trừ sâu, nhưng 250 học sinh cùng hàng chục giáo viên Trường tiểu học Vinh Thanh (Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) vẫn phải tiếp tục ngồi học tại đây. Một năm nay, lãnh đạo trường và xã đã kiến nghị nhiều lần lên cấp trên, song chỉ nhận được lời hứa hẹn.

Thày hiệu trưởng Trần Kim Tiến cho biết, trường Vinh Thanh có 1.530 học sinh với 36 lớp học, có khoảng 40 giáo viên, nhưng cơ sở vật chất chỉ là 14 phòng. Để đáp ứng nhu cầu học tập của con em địa phương trong vùng, từ hơn một năm nay nhà trường phải trưng dụng 3 phòng học vốn là nhà kho của hợp tác xã nông nghiệp Vinh Thanh đã bị bỏ hoang từ năm 1994. Chúng trước đây được sử dụng để chứa các loại thuốc trừ sâu như DDT, Vôn-pha-tốc. Những loại thuốc này hiện đã bị cấm sử dụng vì có nồng độ cao, tác hại lớn đến con người và môi trường.

Đánh giá về mối nguy hại của những loại thuốc này, ông Nguyễn Việt Hùng, Trưởng phòng Quản lư môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh, khẳng định những thuốc đó có ảnh hướng rất lớn đến con người và động vật, có khả năng gây ung thư, người tiếp xúc lâu ngày khi có con rất dễ sinh ra quái thai, dị dạng... Đặc biệt các loại thuốc này có thể tồn tại trong đất với thời gian rất lâu, chừng 30 năm. Việc tẩy rửa rất khó khăn vì nồng độ thuốc đậm đặc, đòi hỏi phải đào sâu 50 cm và dùng vôi bột hòa với nước ngâm trong 5 ngày để tẩy rửa. Thế nhưng, việc trưng dụng nhà kho thành 3 phòng cho 6 lớp học chỉ được sửa chữa đơn giản như quét vôi, láng lại nền xi măng...

Lãnh đạo nhà trường và UBND xã vẫn biết mối nguy hại cho giáo viên và học sinh khi hàng ngày phải hít thở bầu không khí độc hại, nhưng họ không biết làm cách nào. Tìm phòng thay thế thì không có, xây phòng mới thì càng không thể vì không có kinh phí. Ông Nguyễn Công Hói, Bí thư Đảng ủy xã Vinh Thanh, nói như than: "Xã cũng kêu ca mãi và chán lắm rồi. Lãnh đạo ngành giáo dục vẫn hứa hẹn khi nào xã chuẩn bị được mặt bằng, cấp đất cho trường thì Sở Giáo dục sẽ đầu tư xây mới trường học. Xã đã làm xong thủ tục từ lâu, lại san ủi mặt bằng, nhưng cả năm qua chẳng thấy động tĩnh gì, chỉ thấy cỏ mọc ngày càng dày hơn thôi".

Khi phóng viên VnExpress đem thắc mắc của xã hỏi một lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo thì nhận được câu trả lời: "Sắp tới Sở sẽ...". Nhưng vẫn chưa biết là đến bao giờ.



-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), October 12, 2004.


Response to dde ba con hieu ro hon ve xa hoi VN ..... toi xin post nhung bai bao´ trong nuoc

Tiền Giang: cán bộ xã Tân Điền chiếm đoạt tiền hỗ trợ cúm gà

TT - Chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông Lê Văn Nghĩa cho biết sau hai tuần tiến hành kiểm tra, xác minh những thông tin trên báo (Tuổi Trẻ ngày 16-9) tổ công tác đã kết luận: “Ông Nguyễn Văn Hương, cán bộ nông nghiệp, đại biểu HĐND xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông ăn chặn tiền của 30 hộ nông dân trong xã đúng như nội dung báo đã phản ánh”.

Đựợc biết, sau khi Phòng Tài chính huyện chi tiền hỗ trợ thiệt hại cho 30 hộ nông dân Tân Điền, ông Hương đã lấy của Nguyễn Thị Xuân Hoa 1,4 triệu đồng và ông Nguyễn Văn Đực 350.000 đồng. Sau đó huyện tiếp tục chi tiền hỗ trợ con giống tái sản xuất (7.000 đồng/con gia cầm) cho 30 hộ này, ông Hương đã kư nhận và chiếm đoạt số tiền 1.505.000 đồng của ông Nguyễn Văn Lai.

Đến khoảng tháng 8-2004 huyện đã hoàn tất việc chi trả tiền hỗ trợ tiêu hủy gia cầm cho 30 hộ nông dân với số tiền 10.649.000 đồng, ông Hương cũng đã nhận nhưng chỉ trả 1.030.000 đồng cho chín hộ.

VÂN TRƯỜNG

-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), October 12, 2004.


Response to dde ba con hieu ro hon ve xa hoi VN ..... toi xin post nhung bai bao´ trong nuoc

Thắng cảnh Đà Lạt đang bị "bức tử" Con suối chảy trực tiếp xuống thác Cam Ly... Hiếm có nơi nào được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan, môi trường như Đà Lạt (Lâm Đồng). Nhiều điểm tham quan du lịch như: Thung lũng Tình Yêu, hồ Than Thở, thác Prenn, thác Cam Ly, đỉnh LangBiang, thác Voi, thác Đá Cao, thác Pongour, thác Gougah... trở nên quen thuộc với du khách trong nước và quốc tế. Một số điểm du lịch nổi tiếng ấy đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia. Thế nhưng, những thắng cảnh ấy đã không còn thơ mộng như ngày nào.

Cam Ly không còn vô tư, hồ Than Thở tha hồ... than thở

Điểm đầu tiên du khách đến Đà Lạt thường đặt chân đến là thác Cam Ly - một dòng thác đã đi vào thơ ca lãng mạn với bao lời tự tình "Cam Ly vô tư, vang tiếng chuông ban chiều...". Thế nhưng khi đặt chân đến đây du khách không khỏi chạnh lòng chứng kiến sự vô tình đến thiếu trách nhiệm của đơn vị quản lư. Dòng thác đã mất đi vẻ thơ mộng vốn có mà thay vào đó là rác vứt bừa bãi và mùi hôi thối nồng nặc. Vào mùa mưa nước đổ về thác đen ngòm. Nhiều dòng suối đổ về đây nằm ngay trên một cái chợ tự phát và rác thải từ các chợ này vô tư đổ về thác Cam Ly. Hậu quả là đến hôm nay điểm du lịch lư tưởng này mỗi ngày chỉ đón một vài vị khách tò mò đến tham quan.

Cái tên duyên dáng "Thung lũng Tình Yêu" ngày nào giờ đây trở thành nơi mua bán lộn xộn như chợ... chồm hổm! Trong khuôn viên hồ Đa Thiện, người ta đã be bờ ngăn nước nên khu hồ rộng mênh mông bị án ngữ một "công trình" như đìa tôm. Trong Thung lũng Tình Yêu đơn vị kinh doanh tạo ra đồi Địa Đàng, ở đây có một pho tượng trắng mang tên Adam và Eva. Màu trắng của tượng cũng là điểm chú ư của bao cặp tình nhân muốn khắc tên mình nhằm để lại một dấu ấn khi đến Đà Lạt. Phía trước tượng là hình quả táo trông nhếch nhác, thô thiển.

...và hậu quả tất yếu của dòng thác Cam Ly Đến hồ Than Thở du khách chỉ còn biết thở than với những gì đang diễn ra. Vừa vào khuôn viên hồ, du khách khó chịu bởi mùi nước thải và phân của những chú ngựa làm dịch vụ du lịch tại đây. Ở điểm du lịch này người ta cho phép xây dựng nhiều "chòi". Và tất cả thuộc quyền quản lư riêng của người kinh doanh hàng, cà phê, cho dù ngoài bãi giữ xe trước cổng đã có hơn 20 gian hàng bày bán đủ loại. Chưa hết, trong khu du lịch vẫn xây dựng một gian nhà khá lớn để bán hàng lưu niệm, làm phá đi một khoảng không gian của hồ. Đồi thông Hai Mộ đến nay cũng chỉ trở thành huyền thoại vì người ta đâu đủ sức gìn giữ một truyền thuyết mà bất cứ ai đặt chân đến đây cũng muốn biết.

Di tích bị "tổn thương"

Mới đây, Bảo tàng Lâm Đồng đã làm một đợt khảo sát di tích và hầu như di tích nào cũng bị lấn chiếm trái phép để làm nhà, làm vườn, khai thác rừng trong khu vực di tích thắng cảnh đã được khoanh vùng bảo vệ. Điển hình là hồ Than Thở đã để dân lấn đất làm vườn xuống cả lòng hồ trên diện tích bồi lắng chưa kịp nạo vét, làm mất cả hai nhánh hồ thuộc khu vực I (khu vực cấm không được tu bổ, chỉnh sửa). Diện tích lòng hồ bị thu hẹp nghiêm trọng (từ 13ha giảm xuống chưa tới 5ha). Phía trên hồ là những cánh đồng rau hoa bát ngát, hằng ngày những chất thải từ những ruộng rau hoa này đổ trực tiếp xuống lòng hồ gây ô nhiễm nghiêm trọng. Mùa mưa ô nhiễm. Mùa nắng hồ chỉ còn là bãi đất vì lượng nước người dân phải lấy tưới tiêu cho hàng trăm hecta đất rau màu, chưa kể đến mùa thu hoạch những rác thải từ vườn cứ mặc nhiên thải xuống lòng hồ.

Đồi thông ở hồ Than Thở bị "san bằng" và lòng hồ cạn kiệt nước Sườn đồi ở hồ Tuyền Lâm, phần tiếp giáp với bờ hồ cũng bị các hộ dân tự ư khai phá làm vườn nhưng không được ngăn chặn. Do có nhiều cơ quan quản lư nên xảy ra tình trạng "cha chung không ai khóc". Ở di tích thác Voi cũng không mấy khả quan khi nguồn nước bị ô nhiễm nặng do thượng nguồn tập trung nhiều hộ dân sinh sống dọc theo dòng suối nên thường xuyên xả rác, chất bẩn xuống dòng thác. Dưới lòng di tích thác Bảo Đại, một số lượng lớn cây xanh bị chặt phá làm rẫy. Hiện nay trong khu vực thác một số mảnh vườn của dân vẫn tồn tại làm mất cảnh quan của khu di tích. Điều đáng chú ư là trong số những hộ này lại có sổ đỏ hẳn hoi. Càng về phía hạ nguồn càng nhiều đất bị khai phá làm mất đi vẻ tự nhiên của thắng cảnh.

"Phần lớn các đơn vị quản lư, kinh doanh du lịch tại các điểm di tích đã được xếp hạng, khi xây dựng tôn tạo các công trình bảo vệ của di tích đều không thông qua cơ quan quản lư di tích về mặt nhà nước theo quy định của luật di sản văn hóa, dẫn đến những sai phạm đáng tiếc, làm ảnh hưởng đến cảnh quan di tích". Đấy là những "thanh âm" có vẻ lạc điệu Bảo tàng Lâm Đồng đã báo cáo gửi UBND tỉnh. Sự quản lư lỏng lẻo, sự lấn chiếm vô tội vạ của người dân ảnh hưởng không ít đến hiệu quả khai thác du lịch, gây mất cảm tình từ phía du khách. Thiết nghĩ để Đà Lạt là thành phố xanh, sạch, đẹp thì cần phải có một cuộc "đại phẫu" mới hy vọng đẩy du lịch Đà Lạt xứng đáng với sự quan tâm, ưu ái của nhiều người.



-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), October 12, 2004.


Moderation questions? read the FAQ