Người Anh Hùng Của Tôi

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

:::Triệu Thần:::
Người Anh Hùng Của Tôi



Vừa rồi, đọc một bài báo viết về những người anh hùng đă ra đi . Mười người hết bảy tám người chẳng biết tên tuổi, nhưng cũng chẳng làm thay đổi những nhận định đă có sẵn ở trong ḷng . Mà cái nước Việt Nam từ thuở sinh thời lúc nào mà chẳng có can qua, sản sinh nhiều anh hùng cũng chẳng có ǵ là lạ, v́ ngay cả cái khái niệm anh hùng cũng tương đối lắm, tôi với bạn tôi đă chẳng đồng ư với nhau được nữa là .

Lại nữa, nó vô t́nh đọc một bài viết của một người bạn quư, "Nỗi Ḷng" . Và vô t́nh, trong bài viết có vẽ lại những chi tiết thực mà đau ḷng đến lạ . Có những người đ̣i hỏi được đối xử như những anh hùng, bằng tâm lư "người hùng" . Rồi họ nằm xuống, uất ức v́ không được thoả măn . Mà họ nằm xuống, biết bao người lại thấy mừng trong bụng . Không biết v́ sao nữa, nhưng rơ ràng, cái quan niệm anh hùng của họ chắc là không giống cái quan niệm anh hùng cũng những người đă thở phào nhẹ nhơm trong những lần đó . Thành thử, hơi đâu mà đi t́m một định nghĩa cho hai chữ "anh hùng", ḿnh thấy ai là anh hùng th́ người đó hăy cứ là anh hùng trong ḷng ḿnh cái đă . Nên tôi viết lại cái này, cũng là để cho bạn đọc .

Tôi lớn lên giữa cái thời buổi nhập nhằng lửa đạn . Sách vở học ở trường, ở đời, đa phần là viết về những người anh hùng trong chiến cuộc . Thông thường, họ là những người chiến thắng, v́ thông thường lịch sử được viết bởi những kẻ thắng trận . Nhưng không v́ thế mà trong ḷng tôi không có thêm một vài người anh hùng, dù bại trận, vẫn không mất cái vẻ hào hùng của một người chiến sĩ . Nói chi cho xa xôi, hôm nay nhân bảy mươi hai năm ngày sinh của ông, tôi muốn để lại trên giấy trắng mực đen một vài gịng tâm tưởng, mong ông đón nhận .

Tháng Ba năm ấy, người ta trao cho ông cái lon đại tá . Chưa làm lễ thụ phong, súng đă nổ ầm ́ khắp nơi, nhà cháy, người chết, người bỏ chạy tán loạn . Ông vào pḥng họp quân khu, nghe ông tướng vùng cam kết tử thủ, ḷng bỗng dâng lên một làn hào khí đến lạ . Và ông làm một quyết định khó khăn . Đưa người chị ruột, vợ và đàn con lúc nhúc lên xe, giao cho mấy anh lính cận thân, ông bảo họ đi vào Nam, ráng chờ tin ông . Người vợ đầu gối tay ấp không tin vào tai ḿnh, lặng lẽ vớ lấy cái xắc tay, nhảy xuống xe, khoát tay bảo mấy chú lính, "mấy chú ráng đưa bọn nhỏ vào Sài G̣n, chị ở lại với cậu". Đám con trẻ khóc như rươi, rồi từng người từng người theo nhau xuống xe, đứng thành một hàng dài . Không ai nói thêm một điều ǵ, ông cắn răng ḱm những giọt nước mắt đang trào ra, nói nhanh, "vậy cũng được, sống th́ cùng sống, chết th́ cùng chết! Nhớ liên lạc hai đứa trong đó bảo đừng chờ ..." rồi nhảy lên xe, vào trại . Hai ngày, dài như cả thế kỷ, ông ngày ngày vào đơn vị họp hành, bà ngày ngày đến bệnh viện, cứ như là muốn lảng tránh một sự thực . C̣n đám con ở nhà, đứa lớn coi đứa nhỏ, dặn em phải biết khôn ngoan . Mấy đứa nhỏ, mỗi đứa ướm trên vai một cái bị nhỏ có đề sẵn tên tuổi pḥng khi cần thiết, mắt lơ láo nh́n con chị lớn nhất lặng lẽ khóc pha b́nh thuốc chuột lớn, đủ dùng cho cả gia đ́nh ...

Hai ngày sau, người ta chạy hết . Cả ông tướng mạnh miệng tuyên bố tử thủ cũng chẳng thấy bóng dáng . Pḥng họp quân khu vắng tanh vắng ngắt, chỉ thấy có ông, người em trai và một vài người chạy việc, chuyện ǵ đă xảy ra ? Ông lảo đảo trở về nhà, tự pha cho ḿnh một cốc rượu mạnh, nốc cạn, rồi lấy mấy khẩu súng ngắn ra lau chùi .

Rồi một buổi chiều, có tiếng xe tăng chạy x́nh xịch trên con đường vào cư xá . Đám trẻ nhốn nháo chạy vào nhà, la chói vói ... Ông đi vào pḥng trong, chầm chậm mặc lại bộ quân phục, đeo lon hẳn hoi . Bà và đám con gái chạy theo, ôm chầm lấy ông, giữ tay ông, khóc x́ xụp . Nước mắt chảy ràn rụa trên làn da chai sạm của người đàn ông biết khổ cực từ thuở c̣n thơ dại, biết làm sao đây hở trời ? Những khuôn mặt kia, thân thương biết là bao, làm sao ông có thể nhẫn tâm để lại họ cô đơn đương đầu với những khó khăn đang chờ chực . Rồi người ta, những anh lính trẻ măng, mặc áo xanh cây rừng, vào nhà, và đưa ông đi . Bà gọi với theo, "nhớ chuyện thành Cổ Loa, ông ơi", rồi dặn nhỏ mấy anh lính giờ đă mặc thường phục, "ráng t́m theo dấu cậu nghe mấy chú ..."

Bắt đầu những ngày chạy đôn chạy đáo t́m tin tức . Không ai biết rơ ông đă lưu lạc phương trời nào . Nhà mất, của mất, mấy mẹ con đùm bọc nhau chạy ra sống nhờ người bà con ở bên bờ biển xanh . Mấy tháng sau, có tin về . Ông bị giữ ở một vùng rừng núi xa xăm trước đây chưa hề nghe đến tên . Mấy chú lính cũ lại tới, "mợ cho con đi theo nghe mợ !" Bà lắc đầu, "cực lắm mấy chú ơi, mấy chú ở lại c̣n có gia đ́nh, thương cậu th́ ráng coi chừng mấy đứa khi chị đi . Tội nghiệp bọn nó, trước đây chưa từng biết khổ ." Rồi bà đi, một tuần sau trở về, tuyên bố với cả nhà, "Me biết Ba ở đâu rồi, chuẩn bị đồ đi thăm nuôi !"

Gần ba năm, người ta chuyển ông đi bốn chỗ . Gần ba năm, mọi người lẳng lặng dơi theo bước ông . Rồi ông biệt tin, không ai biết nơi đâu . Cả cái trại cải tạo cũ cũng bị xoá bỏ, nghe đâu người ta lo bọn bá quyền phương Bắc đang t́m cách liên lạc với những người sĩ quan Nam Việt cũ để làm một cuộc chính biến . Chỉ khổ cho những người đang âm thầm chờ đợi, mà tin th́ càng ngày càng vắng ...

Năm năm sau, có một người công an áo vàng từ một nơi xa ghé qua, với một mảnh giấy nhỏ trên tay . Ông bệnh nặng, coi bộ khó qua, nên người ta đặc cách cho phép bà lên thăm . Vốn làm ở bệnh viện lâu ngày, bà hiểu việc ǵ phải làm . Trong ṿng mấy tiếng đồng hồ, bà gom góp đủ đồ thăm nuôi, đặc biệt có cả một bao nhỏ đầy thuốc, các loại chuyên trị những chứng bệnh thường thấy ở vùng lam sơn chướng khí . Bà gặp ông, cơ hồ không nhận ra chồng, được mang ra trên một chiếc cáng . Bà không khóc, lẳng lặng chuẩn bị kim tiêm . Vài hôm sau, bà trở về, báo cho các con đang nóng ruột chờ đợi, "Ba đă không sao ! Tội nghiệp thân ông, bị giam dưới hầm tối gần năm năm trời, chân ngâm nước bạc, làm sao mà chịu nổi !" Vậy mà ông vẫn sống, quả sức chịu đựng của con người đáng nể thật !

Mọi chuyện có vẻ dễ dàng hơn chút . Cứ mỗi ba tháng, gia đ́nh có thể lên thăm tù nhân, không hạn chế số người đi . Thế là thằng con trai nhỏ được đi theo Mẹ nhiều nhất . Mỗi lần gặp Bố, nó khôn ngoan xin phép cán bộ quản giáo cho nó ngồi bên Bố, để được vuốt tóc Bố, xoa đầu Bố, sờ râu Bố, trong lúc Mẹ nó nhẫn nhục mở từng hũ thức ăn, từng gói đồ khô ra trước những cặp mắt cú vọ . Ông không nh́n đến, v́ ông biết khi vào đến trại rồi, ông cũng chẳng được giữ lại hết mấy món kia, hơi đâu mà lo . Nhưng nh́n cặp mắt thằng con trai hau háu nh́n vào những miếng thịt quyện vào nước đường nước mắm thơm phưng phức, ông cảm thấy đau ḷng . Ông biết ở nhà phải bấm bụng lắm để nuôi ông, nhưng không biết phải làm sao . Thêm một lời là chuốc thêm một tội hạnh, có thể bị tước đoạt cái quyền được gặp mặt vợ con những lần tới . Nên ông chỉ nói bâng quơ, hỏi thăm về t́nh h́nh sức khoẻ của gia đ́nh bà con . Bà cũng vậy, gạn lọc ra những điều đáng nói, đại khái như "d́ Mười đă dọn nhà qua ở với chú Sâm ..." Mỗi lần như thế, ông cười, dường như muốn nói, "tốt, vậy là thêm một người nữa đă đi lọt". Ông hỏi có cách nào cho đứa nào qua học việc với họ không th́ bà chỉ trả lời ngắn gọn, "bọn nó không chịu đi" thế thôi . Có thằng con trai là muốn hỏi Bố thật nhiều, nhưng lại tần ngần nên cuối cùng cũng chẳng mở miệng được . Mười lăm phút, người công an ngồi đầu bàn làm dấu, "hết giờ thăm nuôi !" Ông đứng dậy, nhanh chóng, "em với con về b́nh yên, em nhớ thay anh dạy cho đám con nên người, cho anh gởi lời thăm hỏi đến mọi người". Rồi quay qua thằng con trai đang từ từ leo ra khỏi ḷng Bố, rươm rướm nước mắt, ông nhỏ giọng, "ráng học hành đàng hoàng, ráng nghe lời Mẹ và mấy chị . Con là con trai, không được mau nước mắt quá !"

Mười ba năm, vâng, mười ba năm ! Ông trở về, mày bạc, râu bạc, tóc bạc . Tay chống cái gậy, vai đeo một cái túi vải, ông xuất hiện ở ngưỡng cửa trong sự ngỡ ngàng của đám con . Một đứa rú lên, "Ba về !", rồi cả đám cùng rú lên, rồi tiếng khóc xen lẫn tiếng cười, tiếng léo nhéo . Hàng xóm lần lượt kéo tới, họ muốn được nh́n tận mắt một người vừa trở về từ một nơi chốn gần như là địa ngục . Ông nhỏ nhẹ trả lời mọi người, không quên nhắc mấy đứa con gái rót trà mời các chú các bác . Đứa con trai đă phóng xe đi t́m Mẹ nó . Lúc nào cũng vậy, nó luôn luôn muốn được là đứa đầu tiên báo cho Mẹ nó biết tin vui . Nó nhào vào chợ, hỏi thất thanh "Có ai thấy Mẹ con không ? Có ai thấy Mẹ con không ? Nhờ mọi người báo cho Mẹ con biết, Ba con về rồi ." Vậy là chỉ sau mấy phút, cả chợ truyền nhau cái tin mừng, một truyền mười, mười truyền trăm . Bà cũng có một thoáng bất ngờ, nhưng lấy lại b́nh tĩnh cũng nhanh . Vừa len lỏi giữa mọi người, vừa cám ơn họ, bà đi ra lấy xe đạp, cùng con đạp về nhà . Tránh đám đông nhốn nháo trước cửa, bà lẳng lặng đi bằng cửa sau, rồi đứng đó, nh́n ông chồng thương yêu bằng xương bằng thịt đang ngồi đó . Thằng con trai ôm vai Mẹ, như muốn báo cho Mẹ biết, hoàn toàn không phải là trong giấc mơ ...

...

Ba năm sau, ông bà và bốn đứa con nhỏ nhất đặt chân lên xứ này, theo cái diện người ta gọi là "đầu trọc". Một người cháu ra đón họ, đưa về nhà ở tạm . Một tuần sau, họ dọn ra thuê một căn hộ nhỏ ở riêng, bắt đầu cuộc sống mới ...

Bảy mươi hai tuổi, giờ đây ông vẫn c̣n đi làm cho chính phủ . Bà cũng thế, vẫn phụ việc cho một cái tiệm thuốc của người Việt, công việc bà đă làm từ khi đặt chân đến đây . Đám con ngơ ngác thuở nào cũng đă lớn lên, lập gia đ́nh gần hết . Khổ đau rồi cũng qua, giờ đây ông cũng đă có thể nghỉ hưu . Nhưng ông không muốn vậy, v́ một lẽ đơn giản, "không đi làm, năo bộ rồi sè thoái hoá mất thôi !" Mà nữa, thêm một đồng bạc là thêm một món quà nhỏ cho mấy đứa c̣n ở lại, không phải vậy sao chứ !

Thằng con trai mau nước mắt giờ ở xa nhà . Mỗi lần nó về thăm, ông lại thấy nó khác đi một tí . Ông không ôm nó như ngày xưa nữa, mà bắt tay nó . Ông cười, cái đuôi mắt cũng cười theo, như thể "cái thằng này, không làm cho Bố thất vọng chút nào . Lúc muốn, cũng có thể ĺ lợm như bất cứ một ai ! Mà cái thằng đến lạ, nó làm việc nhiều, về đến nhà là cưa đục luôn tay, vậy mà bàn tay nó vẫn mềm như tay con gái, mười ngón dài ôm gọn cả cái bàn tay ḿnh . Chắc nó giống Mẹ nhiều hơn !"

Năm nay, thằng con trai không về nhà mừng sinh nhật Bố nó được, nó cứ thấy khó chịu trong bụng . Bố nó th́ không buồn, v́ nó đang ở xa, nhưng nó th́ hơi buồn, v́ lời nó hứa không thực hiện được . Năm nào cũng thế, nó muốn về bên Bố như thuở c̣n bé, bên người đàn ông mà nó cho là anh hùng theo ư tưởng cúa nó . Vẫn vậy, nó luôn luôn có những định nghĩa khác mọi người . Mới đây thôi, nó đưa Bố đến cái trung tâm huấn luyện mà ông đă từng đến thụ nghiệp thời nào xa lắc lơ, nh́n người đàn ông Việt Nam nhỏ thó đứng nghiêm chào những viên sĩ quan Mỹ cao lớn đi qua, bỗng nhận ra một điều thú vị, "ông vẫn măi là một người lính, một người chiến thắng ." ...

Và, một bài thơ dài,

...

Đêm qua con mơ thấy Bố
về bên giấc ngủ Bố ơi !
Tỉnh dậy, thẫn thờ con khóc
Như ngày xưa - tuổi chín, mười

Con viết bài thơ tặng Bố
Bên ngoài, trời nổi gió mùa
Nước mắt lăn dài trên má
Con về, sống với tuổi thơ !

Triệu Thần



-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), October 11, 2004

Answers

Response to Người Anh HĂ¹ng Của TĂ´i



-- Ho chi Minh Dam TAC (Chan Pheo...Dan viet..Congsan@Ngu nhu heo..Com), October 11, 2004.

Response to Người Anh HĂ¹ng Của TĂ´i

Cộng sản Việt nam chắc chắn sẻ chết , một ngày gần đây .

Giống như kẻ cướp sẻ phải đền tội .

Nào chúng ta cùng nâng ly rượu " XO Hennessy " để cùng nhau đón chào ngày ấy sắp đến .

Ôi ! Tiếc quá ! Mấy bác công an ' mạng Internet ' lần đầu uống rượu XO Hennessy nổi tiếng thế giới , của tớ mà cứ bảo không ngon bằng rượu nếp ' Làng Vân ' , tiếc quá , tiếc quá .

Đúng là mấy con bọ hung chỉ thấy phân là ngon .

Tiếc quá , tiếc quá .

-- NguyễnLậtĐổĐộcTài , đang sống trong chế độ cộng sản nhơ bẩn và tàn bạo ở Việt nam . (độctàicộngsảnsẻchết@mộtngàygần.đây), October 11, 2004.


Moderation questions? read the FAQ