Bác Hồ khoái "make baby "

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Xin post một đoạn :

Ho Chi Minh's Love Child? By Hans S. Nichols 1931 when they stormed into Ho Chi Minh's apartment in Hong Kong and arrested him in bed with a Chinese woman. This came as no surprise to his Soviet backers, who had rejected his marriage request a few months earlier. . . .

And now comes perhaps the most conclusive proof of Ho's prodigious ways: a son, Nong Duc Manh, who mysteriously has risen to become the new general secretary of the Communist Party of Vietnam (CPV). . . .

Full:http://www.insightmag.com/news/2001/05/28/SpecialReport/Ho.Chi.Minhs.Love.Child-210977.shtml

-- thich du thu (toollovers@comcast.net), October 09, 2004

Answers

Response to BĂ¡c Hồ khoĂ¡i "make baby "

TDT post cái bài này sẽ tạo thêm nghi vấn của đứa con hoang Nông đức Mạnh. Đối với thế giới khoa học ngày nay việc chứng minh Mạnh là đứa con rơi của HCM không khó , chỉ cần phân tích DNA của Mạnh và cái xác khô nằm trong lăng là biết tỏng ngay thôi !

Theo tài liệu này th́ Mạnh sinh năm 1940, vào cái thời điểm mà HCM đang trốn chui trốn nhủi bên TQ và ăn nằm với 1 ẻm Tàu đách thâm TQ. Có thể bastard Mạnh là kết quả của mối t́nh vụng trộm giữa HCM và ẻm Tàu đách thâm này ! Thế th́ bastard Mạnh là 1/2 Việt, 1/2 Tàu. Sao mà nghe giống thằng nào hay nhao nhao pro-Chinese trên cái forum này quá dzậy không biết ?!?!? Nên đi xem lại cái DNA đi CB, coi chừng ḷi ra cái gốc gác 'bastardo' của những đứa con hoang của lịch sử không chừng ??

-- Uống Rượu là con Ngọc Hoàng (lairaibasoi@yahoo.com), October 09, 2004.


Response to BĂ¡c Hồ khoĂ¡i "make baby "

MOI BAN BAM VAO LINK !... Bác Hồ khoái "make baby "

-- Ho chi Minh Dam TAC (vietnamcongsans nuoi Heo nhieu qua'' @yahoo.com), October 09, 2004.

Response to BĂ¡c Hồ khoĂ¡i "make baby "

Humm, có anh nào ở gần Chỉ Bừa xin nó "tí huyết" ... để thử DNA xem sao. Không chừng nó à em khác cha hay anh em song sanh với NDM. :-))

-- Bỏ4 (CSonSale@yahoo.com), October 09, 2004.

Response to BĂ¡c Hồ khoĂ¡i "make baby "

MOI BAN BAM VAO LINK !...-Ho Chi Minh's Love Child?

-- Ho chi Minh Dam TAC (vietnamcongsans nuoi Heo nhieu qua'' @yahoo.com), October 09, 2004.

Response to BĂ¡c Hồ khoĂ¡i "make baby "

Toi xin moi nguoi hay thoi chui nhau. Chung ta cung dong mau . Chung ta ko phai chi vi nhung y nghi khac nhau ma danh nhau. Chung ta ko nen phu nhan rang VNCH da lam nen mot phan lich su cua Viet Nam. Chung ta cung phai cong nhan rang tong thong VNCH cung co nguoi tot nhu Diem chang han. Ong ay co rat nhieu tu tuong cai cach , ong ay thuc su co y dinh tach ra khoi su khong che cua My. Chinh vi dieu do ma CIA da lat do ong va tat nhien cai chet cung vai den cung che do. Cho toi hoi cac ban co cach gi de THONG NHAT BA NUOC DONG DUONG ko?

-- *** (Roidieudosequadi@yahoo.com), October 09, 2004.


Response to BĂ¡c Hồ khoĂ¡i "make baby "

Met voi moi nguoi qua!. Bay gio con cai nhau ve cai da qua. Vang , VCH nhat , VNXHCN cung nhat. Cai bay gio can la lam cai gi do de Viet Nam thoat ra khoi qua khu . Tai sao chung ta cu om lay qua khu de nhin vao nhi. Sao ta khong nhin vao tuong lai. Chung ta can hoach dinh cho tuong lai mot Viet Nam hung cuong. Chung ta la tay sai cho My, Trung Quoc, Lien Xo ( ko con ), dung vay. Do la noi o nhuc. Chung ta phai lam gi di chu. Cac ban deu la nhung nguoi ta ma dat nc Viet Nam can , nguoi dan can ko phai la Dang phai chinh tri. Nguoi dan dat Viet can cac ban. Cac ban hay ve va viet len trang su cua chinh minh. Ong cha ta co tham vong thong nhat 3 nuoc Dong duong ( Viet Nam , Campuchia, Lao ) va tan cong Trung Quoc. Ngay xua co nguoi lam dc nhu Quang Trung . Bay gio thi ai? Toi co tham vong do nhung mot minh toi thi ko du. Chung ta hay tap hop lai de thuc hien tham vong do nhe. Hay gui email cho toi

-- *** (Roidieudosequadi@yahoo.com), October 09, 2004.

Response to Bác Hồ khoái "make baby "

Một cái nhìn Hồ Chí Minh từ nước Mỹ Trong chuyến thăm lịch sử đến Việt Nam năm 2000, tổng thống Mỹ Bill Clinton đã bình thường hóa quan hệ hai nước Trước đây, người Mỹ nghiên cứu cuộc đời ông Hồ Chí Minh để hiểu đối thủ của họ trong cuộc chiến. Vậy ngày nay họ nhìn nhận Hồ Chí Minh như thế nào? Để có thêm một cái nhìn về ông Hồ, VIET-USA phỏng vấn giáo sư người Mỹ William Duiker, tác giả cuốn "Hồ Chí Minh-Một cuộc đời".

Chúng tôi hỏi giáo sư Duiker là vì sao mà vào lúc này nhà nước Việt Nam vẫn tiếp tục đề cao hình ảnh ông Hồ, như qua bộ phim 'Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông".

Giáo sư William Duiker: Nhận định cơ bản mà tôi có thể đưa ra ở đây là kể từ khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt và cùng với thời gian, qua quá trình thực hiện những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội thì đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam dần mất đi một phần lớn sự tin tưởng vào dân chúng vào khả năng của chính quyền trong kiến thiết hòa bình, trong việc đem lại thịnh vượng.

Và cùng với thời gian, người ta ngày càng lạnh nhạt cả về mặt tình và lý với những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin, và sự thiếu vắng một nhân vật lãnh tụ có uy tín tầm cỡ như ông Hồ Chí Minh, vì thế có một khoảng trống về lãnh đạo. Và thế là họ tìm cách đưa ra một hình ảnh hiền từ và thân ái của ông Hồ để bù vào khoảng trống ̣đó và cũng để liên kết xã hội Việt Nam và tiếp nối truyền thống cách mạng của họ.

VIET-USA:Ông nói rằng việc dùng hình ảnh của ông Hồ Chí Minh có tác dụng như một biện pháp liên kết và thống nhất xã hội, vậy ông nghĩ thế nào rằng có những người Việt Nam, nhất là những người ở miền Nam và những người phải bỏ chạy khỏi Việt Nam sau chiến tranh. Họ không thích ông Hồ như là những người khác?

Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến đó và kinh nghiệm tôi thu lượm được trong những chuyến đi Việt Nam, sớm nhất là giữa thập niên 80 cho thấy điều đó. Tại miền Bắc Việt Nam thời gian đó, vẫn còn có khá nhiều người tôn kính ông Hồ, vì dù sao ông ấy cũng là lãnh tụ, là chủ tịch nước trong nhiều năm. Còn trong những lần tới miền Nam, tôi ghi nhận được rằng thái độ của nhiều người đối với ông Hồ nếu không hoàn toàn là phê phán thì cũng là không một chiều.

Một nhóm đông người Việt ở miền Nam cho rằng ông Hồ đã chịu trách nhiệm cho việc chia cắt Việt Nam, đưa đến cuộc chiến, một cuộc chiến có rất nhiều nạn nhất bị giết.

Nhưng điều tôi nói là nhìn từ phía chính quyền thì sau những năm hậu chiến, khi mà tham nhũng trở thành vấn đề lớn cả ở miền Nam lẫn miền Bắc, khi mà sự quản lý tồi tệ của nhiều cán bộ khiến dân chúng mất niềm tin thì đảng cộng sản thấy có nhu cầu tạo ra một động lực tinh thần khuyến khích dân chúng tin vào họ, tin vào những mục tiêu của cuộc cách mạng của họ.

Và họ thấy rằng ông Hồ Chí Minh là một nhân vật, dù đã chết, nhưng để lại một hình ảnh có thể giúp họ làm chuyện đó, tức là hỗ trợ cho đảng cộng sản trong việc liên kết xã hội. Họ muốn chuyển đổi tên tuổi rất nổi tiếng của ông Hồ khi sống thành một cái gì đó giúp họ đưa đẩy các chính sách bây giờ.

Tôi phải nói rằng theo ý tôi, họ tuy có thành công nhưng đó là một thành công ngày càng yếu đi, vì tôi thấy trong giới trẻ Việt Nam hiện nay, uy tín của ông Hồ ngày càng nhạt dần.

VIET-USA:Nhìn ra bên ngoài Việt Nam thì tại sao cho đến giờ vẫn có các nhà nghiên cứu ở Phương Tây như ông quan tâm đến nhân vật Hồ Chí Minh? Ngay mới đây thôi Tiến sĩ Sophie Quinn-Judge cũng ra một cuốn sách về ông Hồ, ông thì ra một cuốn năm 2000. Tại sao các vị lại quan tâm tình hiểu ông Hồ Chí Minh như vậy?

Phải trở lại với cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Khi đó, với tôi, để hiểu được cuộc chiến đó, để hiểu được vì sao người Việt Nam lại chiến đấu chống lại người Pháp và sau này là người Mỹ thì phải tìm ra một chìa khóa cho việc nghiên cứu. Chìa khóa đó là nhân vật Hồ Chí Minh. Ông là hiện thân của cuộc kháng chiến ở Việt Nam, có uy tín duy trì sự thống nhất tuy không phải hoàn toàn của phong trào cách mạng Việt Nam. Tôi nghĩ đối với bất cứ ai muốn tìm hiểu cuộc chiến Việt Nam thì việc tìm hiểu về ông Hồ Chí Minh là điều không thể thiếu.

VIET-USA:Vậy ông đã tìm hiểu được những gì về ông Hồ Chí Minh?

Theo tôi ông Hồ Chí Minh đã rất thành công trong việc biến hai động lực trong xã hội Việt Nam thời gian đó thành chính con người ông ta. Tức là trong phong cách cá nhân của mình, ông Hồ Chí Minh đã thể hiện được ham muốn của dân Việt Nam, muốn được có công lý, gồm cả công bằng xã hội và công lý về chính trị, quyền được bên ngoài đối xử công bằng. Và điều thứ hai ông thể hiện được là tạo ra một cuộc cách mạng với mục tiêu đem lại cuộc sống tốt hơn cho người Việt Nam.

VIET-USA:Nhưng có những người Việt Nam, nhất là những người chống lại chủ nghĩa cộng sản cho rằng ông Hồ Chí Minh phải chịu trách nhiệm cho việc đem chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam, người ta còn nhắc đến thời kỳ Cải cách Ruộng Đất khi ông làm lãnh tụ, khi mà hàng nghìn người đã bị giết?

Điều tôi muốn nói ở đây là ông Hồ có tài, có khả năng biến những ước vọng của người dân thành điều gì đó gắn liền với hình ảnh và phong cách của ông ta. Còn con người ông và những gì ông làm về mặt thực tế lại là chuyện khác. Tôi chỉ muốn nói đến hình ảnh về bản thân mà ông thể hiện ra.

Ông Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện bằng bản thân mình những khát vọng của dân chúng mà còn tạo ra hình ảnh như một người chí sĩ của truyền thống. Từ điểm này, tôi còn muốn đi xa hơn nữa để nói rằng ông Hồ Chí Minh trong cuộc đời thực là một con người khác với hình ảnh đó, nhưng ông đã dùng thủ đoạn một cách cố ý để sử dụng hình ảnh về bản thân cho mục đích chính trị.

Và trong quá trình nghiên cứu ông Hồ Chí Minh tôi đã đi đến nhận xét rằng có những lúc ông Hồ đã nhận định sai các động lực trong xã hội Việt Nam và thậm chí trình bày con người ông và đảng của ông ra bên ngoài một cách không chính xác.

Còn nói về giai đoạn ông cầm quyền trong thập niên 50 và 60 ở miền Bắc Việt Nam thì tôi cho rằng ông đã không có khả năng hạn chế những hành động cực đoan trong đảng và nhà nước vào thời gian Cải Cách Ruộng Đất và Nhân văn Giai phẩm. Vì thế, thành tích chung cuộc lại của ông Hồ Chí Minh với tư cách một nhà chính trị là khá phức tạp chứ không đơn giản như những gì người ta đưa ra.

VIET-USA:Hiện nay, cuộc chiến Việt Nam đã chấm dứt 27 năm rồi, vậy hình ảnh ông Hồ Chí Minh ở Hoa Kỳ là thế nào, hay ít nhất trong giới trí thức Mỹ là thế nào?

Nay, khi mà cuộc chiến đã kết thúc hơn một phần tư thế kỷ rồi thì hình ảnh ông Hồ Chí Minh ở Hoa Kỳ như một kẻ đối kháng lại nước Mỹ đã nhạt đi nhiều. Trong giới trẻ Mỹ, nhiều người không có bất cứ một cảm nghĩ gì về ông cả.

Nhưng điều thú vị mà tôi quan sát thấy là trong những người cao tuổi hơn, còn nhớ đến chiến tranh Việt Nam ở Hoa Kỳ thì có một sự chia rẽ rõ ràng trong cách nhìn ông Hồ Chí Minh, và nó giống hệt như sự chia rẽ trong người Mỹ vào thời gian cuộc chiến. Những người Mỹ nào từng chống lại cuộc chiến thì nay vẫn giữ quan điểm mến mộ ông Hồ Chí Minh, còn những người tham gia tích cực hay ủng hộ chính phủ Hoa Kỳ trong cuộc chiến thì có quan điểm phê phán ông dù tình cảm đó không còn mạnh như trước nữa.

Người Mỹ gốc Việt ở California là những người phê phán ông Hồ mạnh nhất Còn những người Mỹ gốc Việt trẻ tuổi, những người sinh trưởng ở Mỹ thì tuy có một sự quan tâm như là hiếu kỳ về con người ông Hồ Chí Minh nhưng họ không có một tình cảm mạnh nào, dù về hướng này hay hướng kia, đối với ông Hồ.

Nhìn chung thì ở Mỹ bây giờ người ta không quan tâm nhiều đến ông Hồ như là một nhân vật gây tranh cãi trong những người Mỹ như trước nữa.

VIET-USA:Theo ông, việc nhà nước Việt Nam cổ xuý cho cách tạo dựng hình ảnh ông Hồ Chí Minh có ảnh hưởng xấu gì đến quan hệ Việt Nam với Hoa Kỳ ngày nay không?

Tôi không nghĩ rằng điều đó có tạo ra một tác động, một ảnh hưởng nào đến nước Mỹ. Theo tôi hiểu thì việc chính quyền Việt Nam dùng hình tượng Hồ Chí Minh theo ý họ bây giờ là nhằm vào mục đích chính trị nội bộ. Tôi tin rằng đa số người Việt cho rằng hình ảnh được tạo dựng ra về ông Hồ Chí Minh là giả tạo mà thôi.

Còn trong quan hệ với Hoa Kỳ thì tôi cho là chuyện đó không có gì quan trọng cả. Nhưng nhân đây tôi xin kể một câu chuyện mà chính tôi là người tham gia. Trong thập niên 80, khi tôi phỏng vấn và nói chuyện với các nhân vật của chính quyền Việt Nam khi soạn các tài liệu về ông Hồ Chí Minh thì người ta đã cố gắng đưa ra hình ảnh ông Hồ Chí Minh như một người bạn của nước Mỹ. Trong những cuộc nói chuyện với tôi, các quan chức và nhà nghiên cứu của Việt Nam lộ rõ ý định này. Tôi hiểu đó là vì mục tiêu chính trị của Việt Nam khi ấy muốn cải thiện và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ.

VIET-USA:Cách họ làm việc đó ra sao thưa giáo sư?

Các quan chức và các sử gia Việt Nam mà tôi gặp đã tìm cách thuyết phục tôi rằng theo họ, ông Hồ Chí Minh là một người rất thân thiện với nước Mỹ nhưng bị nước Mỹ phản bội. Họ nhắc lại sự kiện năm ông Hồ Chí Minh viết thư cho tổng thống Truman xin Hoa Kỳ công nhận nước Việt Nam sau thế chiến thứ Hai. Nhưng ông Hồ Chí Minh đã không nhận được thư trả lời. Họ nhắc đến chuyện ông Hồ đã giúp quân đồng minh và người Mỹ đánh Nhật v.v.

Q: Và các nỗ lực tạo ra hình ảnh ông Hồ Chí Minh là người bạn của Hoa Kỳ đó có tác dụng gì không?

Tôi chỉ có thể nói về phần mình là tôi luôn ý thức được rằng việc làm đó của họ có mục đích chính trị là bình thường hóa quan hệ với Washington. Còn về mặt lịch sử, tôi đã trả lời họ rằng: “Quý vị có biết là thời gian đó ông Hồ Chí Minh còn viết cả thư tương tự cho lãnh tụ Liên Xô là Stalin (cười) xin công nhận Việt Nam nhưng cũng chẳng nhận được thư đáp lại gì cả”. Và họ nói là họ không biết chuyện ấy.

VIET-USA:Vậy theo ông tại sao Hoa Kỳ khi đó không muốn công nhận nước Việt Nam?

Phải nói rằng trong chính giới Mỹ cho đến nay và trong cả các sử gia Mỹ có một xu hướng cho rằng đúng là người Mỹ khi đó đáng ra phải nhìn nhận rõ hơn nhân vật Hồ Chí Minh sau Thế Chiến. Nhưng nên nhớ rằng thời gian đó, ở Hoa Kỳ không có một sự quan tâm đáng kể nào về Việt Nam cả.

Sau Thế Chiến Hai, Washington chỉ quan tâm đến quan hệ tốt với nước Pháp, nhất là tại châu Âu vì chúng tôi muốn ngăn chặn sự bành trướng cuộc cộng sản Nga tại châu Âu và Hoa Kỳ phải giúp nước Pháp. Thực ra khi đó người Mỹ cũng chẳng mấy lo ngại về chuyện ông Hồ có phải là cộng sản hay không. Mà vì cả nước Việt Nam không nằm ở một vị trí nào trong nghị trình chính trị của nước Mỹ. Hoa Kỳ khi đó lo lắng cho vai trò của Pháp. Còn Việt Nam khi đó, nói một cách hình ảnh là, không phải là một điểm đáng chú ý nào trên màn ra-đa của nước Mỹ khi đó.

VIET-USA:Thế còn bây giờ thì sao? Theo những gì giáo sư biết thì Việt Nam được nhìn nhận trong chính giới Hoa Kỳ ra sao?

Tôi nghĩ rằng tình hình thế giới bây giờ sau các vụ tấn công khủng bố 11/09 đã khác trước rất nhiều. Hoa Kỳ quan tâm đặc biệt đến Iraq, đến Trung Đông, đến tình hình ở Palestin. Còn về Việt Nam thì có rất ít, rất ít sự chú ý. Mà không chỉ Việt Nam, các nước khác ở Đông Nam Á cũng không còn được quan tâm ở Hoa Kỳ.

Theo ý tôi, thì nếu có một tâm lý, một thái độ chung về Việt Nam trong giới chính trị Hoa Kỳ thì nó là Hoa Kỳ đã có một quyết định thông minh khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam thời tổng thống Clinton. Và sau khi đã bình thường hóa quan hệ với Việt Nam thì nay có một thái độ của đa số trong Hạ Viện là Hoa Kỳ cần đưa người Việt Nam, cả về mặt kinh tế và xã hội cũng như chính trị, tham gia vào nhiều hơn các hoạt động hướng tới kinh tế thị trường, để Việt Nam cải thiện hơn tình hình nhân quyền trong nước và đi về hướng kinh tế thị trường hơn nữa.

Có một nhóm trong chính giới Hoa Kỳ có thái độ phê phán mạnh hơn đối với Việt Nam về vấn đề nhân quyền. Nhưng nhìn chung thì Việt Nam không phải là một điểm quan trọng trong các vấn đề của nước Mỹ. Tuy vậy, theo tôi nghĩ, các chính trị gia Hoa Kỳ có chung quan điểm rằng sau khi đã bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, đã ký với Việt Nam hiệp định thương mại thì nay hãy để Việt Nam tiến dần dần nhưng nhất quán về hướng gia nhập các tổ chức quốc tế. Họ tin và hy vọng rằng tất cả những điều này sẽ làm cho chính sách của Việt Nam ôn hòa hơn và khuyến khích một xu hướng trong xã hội Việt Nam đi về phía một xã hội đa nguyên hơn về kinh tế và đa nguyên hơn cả về chính trị trong tương lai.

VIET-USA:Trở lại câu chuyện của chúng ta về ông Hồ Chí Minh, nói một cách giả tưởng thì giáo sư có cho rằng nếu ông Hồ Chí Minh còn sống bây giờ, ông ấy có đem lại thay đổi gì cho chính trị Việt Nam ngày nay không?

Ngay cả sau nhiều năm bỏ công sức ra nghiên cứu về ông Hồ Chí Minh tôi phải nói rằng có nhiều mặt trong cuộc đời của ông ta quả thật là khó tìm hiểu một cách thấu đáo. Nhưng nói như vậy thì tôi phải nói ngay rằng nếu còn sống hay sống lại ngày hôm nay thì ông Hồ Chí Minh đã đứng đầu trong việc thực hiện các cuộc cải tổ gọi chung là Đổi Mới.

Ông ta sẽ nhanh chóng hơn trong việc bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, với Trung Quốc. Vì khi còn sống, ông ta là một người thích làm những việc tưởng như không làm nổi. Và ông là một người rất thực tiễn. Ông có cái nhìn thực tiễn hơn về cán cân quyền lực trên thế giới. Nếu ông sống vào thời nay thì tôi tin là ông sẽ cố gắng có hiệu quả hơn trong việc nhân đạo hóa cuộc cách mạng Việt Nam, hơn những người đã lãnh đạo Việt Nam từ chiến tranh đến nay.

VIET-USA:Ông có nghĩ là ông Hồ Chí Minh nếu sống vào thời gian này thì có thay đổi nền tảng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hay không?

Không. Khác với một số nhà nghiên cứu cho rằng nếu còn sống thì ông Hồ Chí Minh đã bỏ chủ nghĩa xã hội, tôi tin rằng ông ấy về bản thân là một nhân vật theo chủ nghĩa xã hội. Nhưng vì là người có làm quen với Phương Tây, ông sẽ có thái độ dung thứ hơn với những người bất đồng chính kiến, khác với các nhân vật lãnh đạo sau ông chỉ chịu ảnh hưởng của Trung Quốc và Liên Xô.

Nhưng có một vài điểm tôi muốn làm rõ ở đây. Theo tôi, ông Hồ Chí Minh vẫn theo đuổi CHXH nhưng là một thứ CHXN thực tiễn hơn. Tuy vậy, cũng phải nói rằng dù trong nhiều năm người ta cứ nghĩ rằng ông Hồ Chí Minh là một chính trị gia mạnh mẽ, thuyết phục người khác bằng phép lạ của uy tín cá nhân, luôn liên kết cả đảng và nhà nước và làm chủ được những nhân vật đứng dưới ông trong đảng.

Nhưng thực tế không phải như vậy. Trong cả hai chục năm trước khi ông chết, tức là sau khi những người cộng sản làm chủ miền Bắc Việt Nam, ông Hồ Chí Minh không những năm cuối đời, ông không có đủ ảnh hưởng, đủ sức mạnh ý chí để tác động hạn chế những việc làm cực đoan cuộc các đồng chí cuộc ông trong đảng.

Bây giờ, nếu ông Hồ Chí Minh còn sống hay có sống lại, chưa chắc ông đã làm chủ được tình thế và các nhân vật khác trong đảng cộng sản Việt Nam. Vì thế, tôi tin là nếu còn hoạt động vào thời gian này, chắc chắn ông sẽ là người cổ vũ mạnh cho cải cách chủ nghĩa xã hội theo chiều hướng thực tiễn hơn nhưng tôi không dám chắc là ông có đủ sức mạnh để áp dụng đường lối đó một cách có hiệu quả như ông muốn hay không.



-- Ho chi Minh Dam TAC (vietnamcongsans nuoi Heo nhieu qua'' @yahoo.com), October 10, 2004.


Moderation questions? read the FAQ