than phan cua nhung thieu nu TNXP tren dduong mon hcm nam xua

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Thế giới không có đàn ông

Các chị đã biến rơm rạ thành sản phẩm nấm rơm xuất khẩu TT - “Mái ấm” của các cựu nữ TNXP Yên Khánh có vẻ như lạnh lẽo khi nằm lạc lõng, lẻ loi giữa cánh đồng mênh mông xã Khánh Hồng (huyện Yên Khánh, Ninh Bình) bên dòng sông Tiêu.

Một dãy nhà tranh tre, vách nứa chạy dài khoảng chục mét “ngày là hội trường, trụ sở, tối là chỗ ngủ nghỉ cho những chị, những cháu cô đơn”.

Thêm bốn dãy lán tranh tre, vách nứa nữa là nhà xưởng sản xuất nuôi trồng các loại nấm sò, nấm rơm, nấm mỡ. Đấy là cơ ngơi của 111 cựu nữ TNXP, trong đó có đến 60 chị là thương, bệnh binh và đặc biệt trên 20 người trong số đó đã mang trong mình... nỗi đau da cam.

Các chị đã gượng dậy, vượt lên nỗi đớn đau về thể xác, những mất mát về tinh thần để cùng tiếp tục sát cánh bên nhau với một lời thề son sắt: “Dù bệnh tật, dù khó khăn, phải sống bằng chính đôi tay, khối óc, trái tim của mình. Phải mãi là những nữ thanh niên xung phong Trường Sơn dũng cảm, kiên cường...”. Trăm nỗi niềm, một ư chí

Giữa trưa ngày cuối thu tháng chín, cái nắng vàng oi ả cuối mùa làm mồ hôi ướt sũng trên lưng áo mỗi chị và cái nóng như tăng thêm sức mạnh cho mỗi cựu TNXP. Chỗ này một nhóm mấy chục chị đang rắc men, ngâm rơm xuống hố nước, chỗ kia gần hai chục chị nhễ nhại mồ hôi vớt rơm rạ đang ngâm ủ dưới hố chất lên đống để ủ.

Trong dãy nhà, từng nhóm các chị xúc mùn, đổ men cho vào túi nilông rồi gác lên giàn nấm... Nhìn họ làm việc hăng say, miệt mài, không ai có thể nghĩ trước mặt mình là những nạn nhân da cam, những thương bệnh binh, những cựu TNXP mà cứ ngỡ đó là hình ảnh của chính họ những năm xưa “Trường Sơn em đi mở đường”.

Họ chỉ trở lại là chính mình ngày nay khi công việc kết thúc, khi nón trên đầu, khăn trên mặt được tháo xuống, những gương mặt đen sạm, khắc khổ, già nua... lộ ra.

Nhờ có việc làm, được cùng ăn, cùng ở với những đồng đội cũ, chị Lê Thị Nguyệt (xã Khánh Hồng) như quên nỗi đau trên cơ thể mình, và càng vơi đi với nỗi đau da cam mà đứa con trai duy nhất 13 tuổi Nguyễn Văn Nam đang phải hứng chịu (Nam có nhiều khối u rắn trên ngực, ngẩn ngơ, 13 tuổi nhưng người gầy quắt chưa đầy 15kg).

Chị Đinh Thị Nhạc cũng vơi đi phần nào nỗi đau khi những khối u trên người hành hạ, quên đi nỗi cô đơn của mình. Hơn thế, có việc làm thu nhập thường xuyên, chị càng có thêm cơ hội gom góp được số tiền 5 triệu đồng để đi phẫu thuật cắt bỏ các khối u quái ác đó.

Có mái ấm, có việc làm, những đứa trẻ không biết tên cha đang thất học, thất nghiệp như Đoàn Thị Yến, Nguyễn Thị Hạnh (13 tuổi, con chị Nguyễn Thị Chung, xã Khánh Thủy)... không những có chỗ ăn, chỗ ở mà còn được các mẹ, các chị dạy dỗ bảo ban cách đan lát, thêu thùa.

Từ mái ấm ấy, hơn một năm qua các chị đã làm ra 30 tấn nấm sò (3,5 triệu đồng/tấn), 5 tấn nấm mỡ (8 triệu đồng/tấn) cùng hàng vạn các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ từ rơm rạ, bèo tây, cói, mây...

Thu nhập bình quân của mỗi xã viên tuy chưa cao (200.000-300.000 đồng/người/tháng) nhưng dù sao đó chính là mồ hôi, ư chí, công sức lao động của mỗi người nữ TNXP.

Chủ nhiệm HTX Phạm Thị Cúc bộc bạch: “Đến thời điểm này, nhìn chị em được gặp nhau, cùng sống và làm việc như chị em trong một gia đình là mừng lắm rồi”...

Cô Cúc “nấm”

Từ trung tâm huyện, hỏi HTX nữ TNXP mọi người đều thân mật kể về cô Cúc “nấm”. Phạm Thị Cúc tham gia TNXP năm 1973, vào Quảng Trị tham gia mở đường và về sau tham gia thu dọn chiến trường.

Chị bị thương khi đang làm nhiệm vụ tại sân bay Tà Cơn. Trở về với thương tật 31%, lại từ chiến trường nhuốm màu da cam nên chị cũng khó khăn trong hòa nhập cộng đồng. Mãi sau này chị mới thành thân với một người đàn ông góa vợ rồi cũng sinh được hai con.

Cùng với hai con riêng của chồng, giờ đã tốt nghiệp ĐH Thủy lợi Hà Nội, hai người con lớn của chị cũng đã học năm 2 ĐH Thủy lợi, đứa sau học lớp 12.

Gia đình khá giả có tiếng ở thị trấn Yên Ninh (Yên Khánh) nhưng vốn nặng lòng với đồng đội, chị bàn với chồng thu hết vốn liếng chăn nuôi bao nhiêu năm, rồi bán gần 1.000 con gà, vịt, ngan Pháp, ba con lợn nái để lấy tiền làm vốn thành lập HTX...

Có tiền rồi, chưa có đất, chị chạy lên xã, lên huyện hỏi thủ tục thuê mượn đất không được, thậm chí có người ác mồm còn mỉa mai: “Ôi, toàn là những người sứt môi lồi rốn, u nhọt bệnh tật thì làm được trò trống gì. Nếu làm được thì Nhà nước đã không phải trợ cấp nuôi hằng tháng”.

Nhưng rồi Hội Cựu chiến binh huyện lại biết, giới thiệu chị về xã Khánh Hồng. Ở đây, các cựu chiến binh xã Khánh Hồng lại đang quản lư gần 6.000m2 đất nông nghiệp mà chưa biết khai thác ra sao, thế là cho HTX thuê lại với giá rất đồng đội, bằng nửa giá xã cho thuê (480kg thóc/năm), với thời hạn bốn năm.

Có tiền, có đất HTX hoạt động ngay. Nhiều chị cũng băn khoăn, thắc mắc, chị chủ nhiệm trấn an với lời thề: “Nếu một năm sau tôi thất bại thì tôi sẽ chết ở khúc sông Tiêu này”.

Để không phải “chết nhục” ở khúc sông Tiêu, cô Cúc “nấm” đã tự mình lên Hà Nội mày mò học cách làm nấm tại Trung tâm Công nghệ sinh học, thực vật Viện Di truyền (Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn) mấy tháng liền.

Khi trở về, cô Cúc “nấm” lại miệt mài, nhà chỉ cách HTX chưa đến 3km nhưng cả tuần chị chỉ “đáo qua nhà một lúc rồi lại đi biền biệt, chồng con có nhớ thì lại lóc cóc xuống thăm”.

Lời thề năm nào giờ chị đã thực hiện được, tất cả 111 chị em cùng 19 đứa trẻ bơ vơ, mồ côi đã có công ăn việc làm, có thu nhập. “Vậy là chị đã thành công?”.

“Còn nhiều việc phải làm lắm - chị nói - bây giờ mới chỉ là bắt đầu, nhà cửa đã có gì đâu, nhiều lúc mưa gió chị em còn ướt, còn lạnh, nhiều chị vẫn bệnh tật chẳng có tiền chữa trị, nhiều đứa trẻ vẫn chẳng được học hành vì bệnh tật, vì sự kỳ thị của mọi người... Phải làm được những việc này tôi mới nghỉ” - chị chủ nhiệm quả quyết.

Hàng chục, hàng trăm câu chuyện về những đồng đội mình giờ đang sống vật vã khổ sở với nỗi đau bệnh tật, rồi cảnh hàng chục chị không chồng con, gia đình phải đi ăn nhờ, ở đợ làm thuê cho người khác...

Tất cả như càng thôi thúc ư nguyện bao năm chất chứa trong lòng chị Phạm Thị Cúc, người nữ TNXP năm xưa. “Phải làm một cái gì đó cho những đồng đội thiệt thòi của mình. Mình muốn tất cả chị em có một mái ấm gia đình chung để đến với nhau, cùng làm việc, người ốm đau sẽ có người chăm sóc, cùng nhau chống bệnh tật, hòa nhập cộng đồng...”. Tháng 6-2003, HTX nữ thương bệnh binh 27-7, “mái ấm” của 111 cựu nữ TNXP chính thức được thành lập.

Trong ảnh: Chị Phạm Thị Cúc (thứ 3, từ trái qua) cùng đồng đội hướng dẫn Hạnh (13 tuổi), Yến (19 tuổi) cách đan những chiếc hộp bằng cói. Đây là hai trong số 19 đứa trẻ bất hạnh là con mồ côi của các xã viên HTX, nhiễm chất độc da cam .



-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), October 08, 2004

Answers

H́nh như bài này có được post rồi ,nhưng lại hơi khác số là 150.000 thiếu nữ t́nh nguyện đi xung phong thu bổ xửa chữa đường ṃn Hồ Chết X́nh ,trở về thân tàn ma dại ,lỡ th́ ,bịnh hoạn ,bị xóm làng khinh khi ,không được trợ cấp ,có người phải bỏ tiền để được lấy giống . . . . . .

Đáng đời cho những đứa đă ngu ,những đứa đang ngu và những đứa sắp ngu .

-- thich du thu (toollovers@comcast.net), October 08, 2004.


Bài này có vẻ tả oán cho VC quá ,tụi nó có 111 người khổ c̣n NVCH có bao nhiêu người bị tù đầy ,vợ con đi thăm bị bọn sài lang VC hăm hiếp và phi tang sao không thấy đăng ? .

Đồ VC .

-- thich du thu (toollovers@comcast.net), October 08, 2004.


´toi chi muon cho nguoi ta thay cai ca?nh vat chanh bo? vo? cua~ VC thôi ... 111 nguoi nay la con co chut may ma(´n ...con bao nhieu nguoi khac nu*a~ ....

-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), October 08, 2004.

150 nghin TNXP deu ngu a, chi co vai nguoi tui bay la khon ? Troi, ech ngoi day gieng ma doi lam chinh tri thi lam lam sao.

-- Man (lord_of_ring83@yahoo.com), October 08, 2004.

Moderation questions? read the FAQ