Bệnh sính dùng USD

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bệnh sính dùng USD

Dạo qua một loạt cửa hàng xe máy "có tiếng" dọc phố Nguyễn Lương Bằng, đến những đại lư xe máy chính hãng Yamaha, Piaggio trên đường Bà Triệu, Hà Nội, không ai thấy các chủ xe "xướng" giá bằng tiền đồng bao giờ. Một chiếc Yamaha Force nhập khẩu từ Đài Loan có giá 3.500 USD, đến chiếc ET8 "đầy nữ tính" của Piaggio giá tới 5.250 USD...

Từ năm 1998, Nghị định 63/1998/NĐ-CP đã quy định rõ: Nghiêm cấm người cư trú, người không cư trú là cá nhân, tổ chức niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại tệ... Từ đó đến nay, hầu như năm nào các cơ quan chức năng cũng có văn bản "chỉ đạo", "uốn nắn", hoặc đơn giản chỉ là để "hâm nóng" quy định cũ, nhưng tình trạng sử dụng ngoại tệ dường như lại lan rộng vượt ra khỏi mọi quy định hành chính.

Ngoại trừ hàng tiêu dùng thông thường, còn lại, muốn mua sắm đồ dùng có giá từ vài chục triệu trở lên (trừ bất động sản), hầu như người mua đều được nghe "phát giá" bằng USD.

Cao hơn một chút, nếu quan tâm đến "mốt thời thượng" là ôtô, thì ngoại trừ những loại "xe rách" có giá vài chục triệu đồng, còn lại giá cả ấn định chỉ có một loại tiền là USD. Gần đây, đánh vào tâm lư của người tiêu dùng lo ngại đợt tăng giá sắp tới, các hãng ôtô đồng loạt quảng bá những ưu việt của sản phẩm nhằm "kích cầu". Kèm theo đó là giá cả từng loại xe, thậm chí cả phiếu dịch vụ chủ hãng tặng khách hàng cũng có "mệnh giá" bằng USD.

Ngay quần áo sử dụng "nguyên liệu nội địa" là lụa tơ tằm được bày bán trên các phố Hàng Trống, Hàng Gai... đến những loại hàng hoá "phi vật thể" khác như các khoá học tiếng Anh, tin học theo chương trình "copy ngoại"... cũng được niêm yết giá bằng USD! Việc sử dụng USD phổ biến đến mức cả người bán và người mua đều coi đó như lẽ đương nhiên.

Theo Lao Động, lư giải tình trạng "USD hoá" ngày một gia tăng trong đời sống thương mại, nhiều chuyên gia tài chính nhận định: đó là quy luật tất yếu của các nước đang phát triển, khi mà đồng bản tệ chưa có vị trí chắc chắn và chưa phải là đồng tiền chuyển đổi. Vì thế, cần phải chấp nhận thực trạng này như một lẽ đương nhiên và có những quy chế điều tiết dần dần. Nhưng cũng có ư kiến cho rằng, "USD hoá" xuất phát từ tâm lư "chuộng ngoại" và sợ VND mất giá. Vả lại, cũng không thể không thừa nhận một thực tế: USD rất tiện lợi cho những giao dịch lớn bởi nó rất "gọn", giá trị mỗi tờ tiền lớn.

Có điều ít ai đề cập là cả Nghị định 63/1998/NĐ-CP và Thông tư 01/1999/TT-NHNN7 đều chưa có chế tài xử phạt cụ thể, vì thế, vi phạm là điều ai cũng nhìn thấy, nhưng biện pháp xử lư xem ra lại rất kém hiệu quả. Theo phó tổng giám đốc một ngân hàng thương mại nhà nước tại HN, việc hạn chế sử dụng USD cần đi kèm với các biện pháp kinh tế. Đơn cử như ở châu Âu, khách hàng chỉ có thể thanh toán bằng đồng bản tệ. Trường hợp sử dụng ngoại tệ khác, nếu được chấp nhận, khách hàng cũng phải trả một khoản phí đáng kể cho việc quy đổi tỷ giá. Đó chỉ là một trong rất nhiều những kinh nghiệm nhỏ, để ngoại tệ không biến thành nội tệ.



-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), October 07, 2004

Answers

Response to Bệnh sĂ­nh dùng USD

Về quê đi vũ trường

Tại các vũ trường ở quê cũng hội đủ các dancer với các kiểu lắc dai dẳng. Anh bạn người dân tộc Châu Mạ tỏ ra rất sành điệu, búng ngón tay đánh tách: “Cho chai Johnnie đỏ”. Ngay lập tức, anh nhận được sự chăm sóc đặc biệt. Ở đây khách được đối xử rất bình đẳng, không có chỗ ngồi dành cho VIP, chỉ có thể phân biệt “đẳng cấp" bằng đồ uống của họ.

Không sang và hoành tráng như các vũ trường ở Sài Gòn, Hà Nội..., các vũ trường Number One, Sam Pa ở một thị trấn vùng Tây Nguyên cũng hội đủ các dancer với các kiểu lắc dai dẳng, cuồng nhiệt và nhiều màn lạ khác. Những cô em mười sáu, đôi mươi ban ngày đồng phục học sinh, đêm quần áo vằn vện, hai dây thoải mái... có điều bùn đất còn vương trong mấy bước chân trên sàn nhảy.

21h một ngày cuối tháng 9, tới vũ trường New World, khu phố 1, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng thấy dãy xe chừng năm chục chiếc xếp đều tăm tắp chủ yếu là xe Tàu. Nhiều chiếc xe còn đầy bùn đất hình như chủ nhân vừa “lội” từ vùng sâu ra, đất đỏ còn bám đầy xe.

20.000 đồng/vé có kèm thức uống. Anh phục vụ cho biết, hiếm lắm mới có người vào đây uống rượu ngoại dù là ngoại rất “bèo” như Johnnie đỏ 250.000đ/chai, đủ say 4 người, chỉ bia, nước yến, bò húc ...là chủ yếu. Có nhóm còn mang theo rượu đế vào mấy lon bò húc tiêu chuẩn theo vé vào cửa pha vào uống cho “kinh tế”.

Trên tường, 4 chiếc tivi chiếu những cảnh phim bạo lực, nhảy nhót, gầm rú đinh tai nhức óc, thêm ánh đèn chớp lóe đến hoa mắt chóng mặt, thế nhưng tại các dãy bàn và dưới sàn nhảy, những thân người nhỏ nhắn vẫn say sưa lắc lư nghiêng ngả.

Sàn nhảy rộng chừng 30m2, nền gỗ, ở 4 góc, 4 chiếc loa thùng hình chữ nhật được dựng ngay ngắn, có 4 chú nhoc (khoảng trên dưới 10 tuổi) đang cưỡi trên đó, chẳng biết các chú quan hệ với chủ vũ trường, nhưng nếu là khách thì chắc phải nói dối cha mẹ để vào chốn này. Đám khách đang nhảy cũng không lớn hơn 4 chú bé đó bao nhiêu nhưng tỏ ra rất khí thế, chúng đưa những bàn tay non nớt ve vuốt thân hình và lại đưa ra khoảng không rồi uốn éo kiểu mơn trớn rất điệu nghệ.

Sau một tua nhạc, đám nhóc này lọt thỏm đâu mất, thay vào đó là 3 gã con trai học đòi pêđê. Nhìn khuôn mặt thì biết chúng chưa bước qua ngưỡng tuổi 17. Ba “nhóc nhỡ” này cũng bắt đầu trình diễn những màn uốn éo tự do không hề theo điệu nhảy nào cả. Trong những bộ trang phục bóng bóng, áo pull, áo sơ mi hở rốn họ đang mồi khi sàn nhảy có nguy cơ bị "nguội".

Trên những chiếc ghế tròn cao, nhiều cô cậu đang ngồi ngửa cổ uống. Có đứa hình như tập tành uống bia, bị say hay do cả ngày làm lụng vất vả đã gục xuống bàn ngủ mê mệt, gáy pho pho hồn nhiên như ở nhà mình vậy. Dưới sàn, từng nhóm từng nhóm say sưa nhún nhảy theo những điệu nhạc với âm thanh chát chúa.

Khi được hỏi: "Sao không có cô nào sành điệu để "hâm nóng" vũ trường mà lại kiếm mấy chú nhóc?"; em trai ông chủ vũ trường New World cho biết: “Trước cũng có mấy em, mỗi tháng trả 2 triệu. Nhưng mấy cô em đó, chỉ ăn với nhảy nên rửng mỡ, làm thì ít mà gây chuyện thì nhiều xảy ra đánh nhau dễ bị công an để mắt”.

Anh bạn Châu Mạ gọi như đùa: “Cho 3 cô gái đẹp và một chàng trai...đẹp”. Một cô gái mặc áo mỏng, quần short đường như là người nhà của ông chủ vũ trường giả lả cười hỏi lại: "Nói thật hay giỡn vậy?". Một cô khác trẻ, da trắng tóc thề tiến đến bàn của khách rồi "bỏ nhỏ": "Em còn hai cô rất xinh, lát ra ngoài liên lạc". Cô ta thảy lên bàn tờ giấy ghi số điện thoại di động rồi ngúng ngoẩy bước xuống sàn nhảy. Một anh trông xe bảo: "Gà lạc đấy, chứ chỗ bọn em làm gì có dịch vụ đó".

22h30, một số khách đã lục đục ra về, và số người cứ “ngót” dần theo thời gian. Lúc này PV Công An TP HCM mới có dịp "chiêm ngưỡng" các dancer. Nhiều đứa tỏ ra con nhà khá giả, dạn dĩ, tự tin giao tiếp với bạn bè và luôn tỏ ra là người sành điệu. Nhiều đứa trông rất vui, đi vũ trường mà cứ như ...đi cấy, xe máy lấm lem bùn đất, quần xăn quá gối để đối phó với con đường lầy lội.

Lưu, nhà ở xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, một nông dân chính hiệu cho biết: “20.000 đồng để vào chốn này một đêm với em là quá nhiều, phải dành dụm cả tuần hoặc bớt tiền của mẹ mỗi lần chở rau ra chợ bán”. Lưu cũng cho biết, thành phần như Lưu thì nhiều lắm, muốn đi chơi nhưng không có tiền. Nhiều ông bố, bà mẹ biết con cái đến vũ trường chơi, uống một ly nước cam hay lon nước ngọt hết 20.000 đồng, xót ruột cứ mắng con suốt ngày. Họ quy ra thóc gạo và gán cho con cái tội hoang đàng, lãng phí.

Với mấy đứa con nhà giàu ở thị trấn, gia đình làm nghề buôn bán thì đó chỉ là "chuyện nhỏ". Chúng còn tìm cách để chơi cho hết số tiền mang theo. Sau khi lắc đã đời ở vũ trường, họ đi ăn đêm ở một quán cóc ngoài quốc lộ. Sau khi ăn uống thoải mái, họ bàn nhau đi “over night”...



-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), October 07, 2004.


Response to Bệnh sĂ­nh dùng USD

Bán thận người giá 2.000 USD

"Cần tiền đóng học phí, muốn bán một quả thận giá 2.000 USD", "Ai mua thận máu O, tôi bán với giá rẻ bất ngờ"... Những thông tin này được đăng tải trên một trang web có khá đông người truy cập. Sau khi thỏa thuận, cả người bán và người mua cùng ra nước ngoài để ghép thận.

Khi tin "Cần một quả thận để báo hiếu, giá nào cũng mua" vừa được đưa lên mạng, lập tức một người có nickname "SVngheo" nhắn lại chào bán quả thận của mình với giá 1.500 USD. Người này cho biết, mình đang là sinh viên năm thứ hai Đại học dân lập Văn Lang, bán thận vì thiếu tiền học phí. "Nếu có thêm nhu cầu, em sẽ kiếm dùm cho, nhiều đứa bạn em cũng đang kẹt", sinh viên này nói Chỉ vì muốn ăn chơi đua đòi xài điện thoại di động đời tốt nhất, đi xe máy phân khối lớn... Nguyên, mới 18 tuổi đã rao bán thận. Đây chỉ là trường hợp cá biệt, phần lớn những người bán thận khác đều là dân tỉnh lẻ, có khó khăn về kinh tế hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.

Hầu hết người có ư định bán thận đều không trực tiếp rao bán mà phải thông qua "cò". Nổi tiếng và có nhiều mối bán thận hiện nay là Long "Trọc", tiếp đến là bà Hà bán vé số dạo tại Bệnh viện Bình Dân. Long "Trọc" trước đây là "vệ tinh" chuyên đi tìm nguồn máu hiếm cho các bệnh viện. Thời gian gần đây, thấy nhiều người có nhu cầu ghép thận, Long kiêm luôn làm "cò thận". Long lân la đến các khu nhà trọ công nhân, sinh viên giới thiệu dịch vụ của mình. Mỗi lần thành công, Long "ăn" 20% giá bán. Hàng ngày, Long có mặt ở hai bệnh viện Chợ Rẫy và 115, tìm gặp những bệnh nhân chạy thận nhân tạo gạ gẫm họ mua thận để ghép, kéo dài sự sống.

"Giá trung bình, nhóm máu O là 50 triệu đồng, các nhóm máu khác 20 triệu đồng, nếu lo cả giấy tờ, thêm 5 triệu nữa", Long ra giá và giải thích, máu O do đặc tính dễ cho nên người ghép thận thuộc nhóm máu gì cũng được, các loại máu khác khó hơn. Sau khi thỏa thuận được giá, Long hứa hẹn ngày giờ cụ thể để khách mua "xem hàng".

Hình thức mua bán thận duy nhất là đem ra nước ngoài ghép dưới hình thức du lịch. Hầu hết, các giấy tờ đều được làm giả. "Việc làm giả các giấy tờ và bịa ra lư do giữa hai người Việt vẫn dễ dàng hơn so với một người Việt và một người nước ngoài bán thận", một bác sĩ chuyên khoa tiết niệu Bệnh viện Bình Dân thừa nhận với Pháp Luật TP HCM.



-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), October 07, 2004.


Response to Bệnh sĂ­nh dùng USD

Me Tây balô

Nửa đêm, tưởng là "xong việc" rồi, nó chuẩn bị ngủ thì một thằng Tây đen khác mò vào. Hoá ra hai thằng nó "xe", mỗi thằng 50 "đô". Năn nỉ cỡ nào thằng mới vào cũng không chịu, thế là Phượng đành nhắm mắt đưa chân.

Ảnh mang tính minh hoạ. Ngã tư Quốc tế nổi tiếng đến nỗi trong nhiều cuốn sách hướng dẫn du lịch xuất bản ở nước ngoài, như cuốn Vietnam Guide chẳng hạn, tác giả đã dành hẳn 3 trang để nói về "International Cross", với những mô tả rất cụ thể, từ giá phòng cho thuê rẻ nhất, các món ăn vỉa hè... ăn được nhất đến chi phí cho từng cuốc xe ôm, kèm theo nhiều hình ảnh minh hoạ.

Thật ra, "khu phố Tây" là một khu vực tạm gọi là hình chữ nhật, giới hạn bởi 4 con đường: Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thái Học, Bùi Viện và Đỗ Quang Đẩu. Từ năm 1990 trở về trước, chỉ có dăm khách sạn thường thường bậc trung, nhưng đến năm 1992, vài hộ ở mấy con hẻm trên đường Phạm Ngũ Lão đi tiên phong trong việc cải tạo, ngăn phòng cho khách du lịch nước ngoài thuê với giá rẻ. Thấy sống được, nhiều hộ khác bắt chước và hiện tại, "khu phố Tây" đã có hơn 30 điểm lưu trú, kể cả khách sạn mà trong đó nhiều điểm chỉ có giá 2 USD một đêm cho mỗi đầu người. Với giá này, 6 người nằm chung một phòng, mỗi người một tấm nệm mỏng, một cái màn, một chăn và một gối. Sáng sớm, Tây nam lẫn nữ, sắp hàng chờ đến lượt mình vào nhà vệ sinh.

Liên kể với An Ninh Thế Giới: "Tây du lịch ba lô nhiều người tính toán chi ly lắm. Bữa trưa, mấy thằng share chung một hộp phô mai "đầu bò" và 4 ổ bánh mì, tổng cộng chỉ mất 22 nghìn bạc". Anh Lâm, chạy xe ôm ở khu vực này kể tiếp: "Người đi trước truyền lại kinh nghiệm cho người đi sau nên giá cả Tây nắm rất chắc. Trước kia, từ Ngã tư quốc tế đến Nhà bảo tàng chứng tích chiến tranh đường Võ Văn Tần, tôi có thể kiếm 20 nghìn, nhưng bây giờ, nếu hét trên 10 nghìn là họ tìm xe khác".

Quán cà phê nơi Liên ngồi bắt đầu lác đác có khách, hầu hết là khách Tây. Từ khi trở nên nổi tiếng, rất nhiều Tây, chủ yếu là Tây ba lô khi nhập cảnh vào TP HCM du lịch, đã tìm đến Ngã tư Quốc tế để lưu trú, để có thể đi thăm thú được nhiều nơi với giá "bèo" nhất. Ông Smith, người Anh, hào hứng kể lại những ngày ở đây như sau: "Một đêm ngủ hết 2 USD, ăn 3 bữa hết 3 USD nữa là 5 USD. Thuê chiếc xe máy, mỗi ngày giá 5 USD, tổng cộng là 10 USD là tôi có thể vi vu nhiều nơi". Có đêm, lượng khách Tây đăng kư tạm trú ở các khách sạn, nhà trọ thuộc khu vực Ngã tư quốc tế lên đến hơn 100 người, vì vậy nơi này đã xuất hiện một số cô gái chủ động tìm cách làm quen, rồi đi chơi với Tây nhưng họ lại không phải là gái mại dâm chuyên nghiệp, mặc dù nếu đi "qua đêm" thì cũng có "ba rem" đàng hoàng. Liên nói: "Đa số đều nhằm mục đích là câu trúng một anh Tây nào đó, rồi giục nó mau chóng làm giấy đăng kư kết hôn để được bảo lãnh qua bển. Còn không, nó cũng giúp mình đi theo dạng du lịch và hễ đi được thì kiếm cách ở lại". Thông thường, Tây ba lô vốn lạ nước lạ cái, lại thêm túi tiền phần lớn đều eo hẹp nên ít khi họ làm quen với người bản xứ, nhất là với phụ nữ nếu không vì một việc cần thiết nào đó. Nhưng giả sử một cô gái VN chủ động giao tiếp thì theo Liên: "Đa số tụi nó đều "hót" như khướu. Nhiều thằng "nổ" banh trời. Công nhân lắp ráp xe hơi nhưng khoe là... kỹ sư thiết kế mẫu mã".

Để chứng minh cho lời mình nói, sau khi nháy mắt với tôi rồi móc trong túi quần jean ra gói thuốc lá hiệu Marllboro, vỗ lấy một điếu, Liên bước sang bàn bên cạnh, nơi có hai anh Tây trạc tuổi 30, ngồi nhâm nhi chai bia Sài Gòn ướp lạnh: "Hello, lighter?" (Chào anh, anh có bật lửa không?). Một trong hai anh Tây gật đầu, đưa cho Liên chiếc bật lửa ga. Chỉ đợi có thế, Liên chìa gói thuốc, mời cả hai anh rồi tự động kéo ghế ngồi xuống. Giây lát, đã nghe tiếng Liên "à há" kèm theo tiếng cười khanh khách. Điều ngạc nhiên nhất là Liên nói bằng thứ tiếng Anh nửa nạc nửa mỡ, thỉnh thoảng lại dùng tay minh hoạ nhưng hai anh Tây hiểu tất. Qua mấy câu trao đổi, tôi lõm bõm nghe tiếng Liên tự giới thiệu, rằng cô đang là... sinh viên khoa tiếng Anh, mục đích của cô khi làm quen với hai anh chàng này là để trau dồi thêm vốn ngoại ngữ.

Có vẻ hai anh Tây chẳng mặn mà gì lắm bởi lẽ chỉ hơn nửa tiếng sau đó, họ gọi người phục vụ tính tiền, rồi đứng dậy bước ra cửa. Liên cầm gói thuốc lá trở về bàn mình, nhún vai nhìn tôi: "Hôm nay xui quá. Gặp hai thằng Ireland đang chuẩn bị về nước. Tụi nó gần sạch túi rồi".

Liên bước ra, tôi cũng đi theo. Thì ra hai anh Tây lúc nãy đang gọi xích lô tham quan chợ Bến Thành. Liên hỏi chàng xích lô: "Bao nhiêu?". Chàng xích lô cười cười: "Thì... thì mỗi thằng 1 USD". Liên bĩu môi: "Chém dữ thế" nhưng vẫn xổ luôn một tràng: "Oăn du oăn đôla, tu du tu đôla xờ. Du ô kê, hi gô. Du đông ô kê, du gô" (one you one dollar, two you two dollar. You ok, he go. You don't ok, you go - tạm dịch là: Một thằng một đôla, hai thằng hai đôla. Nếu đồng ư thì nó chở đi. Nếu không đồng ư, hai thằng mày... tự đi). Hai anh Tây lắc đầu. Còn tôi, tôi cũng lắc đầu vì thứ ngôn ngữ mà Liên tuôn ra, chưa hề có trong bất kỳ một cuốn từ vựng tiếng Anh nào trên thế giới.

Liên chỉ là một trong số các cô gái ngày ngày lượn lờ ở mấy quán cà phê khu "Tây ba lô" mà mục đích không ngoài việc tìm được một ư trung nhân để có thể xuất cảnh, định cư ở nước ngoài, bất kể tuổi tác, chủng tộc, màu da, miễn cứ... Tây là được. Hầu hết các cô đều có học, nghĩa là chí ít cũng học lớp 10, lớp 12 và xuất thân từ những gia đình không phải là đói rách vì có cô đến khu phố Tây bằng xe @, dùng điện thoại di động model mới nhất. Trước đó, nhiều cô đã lên mạng Internet, chủ yếu là vào trang web Vietsingle để... "chào hàng", nhưng theo lời các cô, "cách này mất thời gian lắm. Nếu có quen, chưa chắc nó đã chịu qua thăm mình. Hơn nữa, trên mạng cũng không thể biết rõ nó là ai, nó yêu mình thật hay yêu đểu".

Trong suy nghĩ của họ, phương Tây là "thiên đường" là làm một ngày, tiêu xài mười ngày, nhất là từ khi Ngọc "Ngựa" (vì cô này có thói quen buộc tóc đuôi ngựa, nói tiếng Anh như máy), vớ được anh chàng Mỹ gốc Thụy Điển tên Bob. Hôm ấy, Ngọc vừa dừng chiếc xe máy trước cửa quán cà phê trên đường Bùi Viện thì trời xui đất khiến thế nào mà anh Tây Bob cũng từ trong quán bước ra, rồi lóng ngóng hỏi Ngọc đường đi địa đạo Củ Chi. Nhìn thấy anh Tây bộ dạng sáng sủa, Ngọc bèn "ghẹo": "Oh, may quá, hôm nay em được nghỉ. Nếu anh không ngại thì em đưa anh đi. Em cũng muốn đi thăm địa đạo mà chưa có dịp".

Vậy là anh Tây Bob, cao lênh khênh leo lên chiếc Wave do Ngọc cầm lái. Sau buổi đi chơi, chẳng hiểu Ngọc đã trổ tài gì mà Bob bám theo Ngọc rồi chỉ một tuần sau, hai người ra Sở Tư pháp làm thủ tục đăng kư kết hôn. Ngày Bob lên đường về nước, lúc chia tay trước khi vào phòng cách ly, anh Tây Bob Adams nước mắt nước mũi giàn giụa, hứa sẽ bảo lãnh vợ qua Mỹ trong thời gian ngắn nhất. Quả y như rằng, Bob về nước 6 tháng thì Ngọc "Ngựa" có giấy mời lên Lãnh sự quán phỏng vấn, rồi khám sức khoẻ. Liên kể: "Nó gửi mail, gửi hình về cho tụi em hoài", và như để chứng minh, Liên móc ví lôi ra tờ giấy in vi tính nhăn nhúm, chắc đã qua tay nhiều người. Đó là email của Ngọc "Ngựa", có hình Ngọc đứng cạnh Bob bên chiếc ôtô du lịch, trước một căn nhà bao quanh bởi một vườn cây. Những email và những tấm hình này đã như liều thuốc kích thích Liên và một số bạn bè khác mơ ước đến một ngày nào đó, cũng sẽ gặp được một chàng hoàng tử Bob thứ hai.

Tuy nhiên, không phải ai cũng "may mắn" như Ngọc "Ngựa". Hơn nửa năm trước, Diễm quen với một anh Tây tên là Xì Ven (có lẽ là Steven). Đi chơi với nhau chục lần, Diễm dẫn Xì Ven về nhà, giới thiệu với gia đình mặc cho cha mẹ, anh chị em phản đối và hàng xóm láng giềng xầm xì. Nhưng đến lúc Diễm đặt vấn đề đăng kư kết hôn, thì anh Tây Xì Ven ấp a ấp úng. Căn vặn mãi, Xì Ven mới thú nhận, rằng anh ta còn một bà vợ già ở bang Virginia, rồi thề sống thề chết là chuyến này về Mỹ, anh ta sẽ ly dị vợ để cưới Diễm. Một đêm, cũng như nhiều đêm khác, Xì Ven và Diễm thuê phòng khách sạn trên đường Hoàng Văn Thụ "tâm sự". Mờ sáng, lúc Diễm vẫn còn đang ngủ say, Xì Ven xuống quầy tiếp tân hỏi mượn lại hộ chiếu để "đến Lãnh sự quán xin gia hạn visa". Nhân viên tiếp tân chẳng mảy may nghi ngờ vì Xì Ven đi người không, trên phòng vẫn còn có Diễm. Nào ngờ, anh Tây Xì Ven ma lanh đã đặt vé máy bay từ trước. Cầm tấm hộ chiếu quư giá trên tay, Xì Ven gọi taxi, phóng thẳng ra phi trường. Lúc thức dậy, Diễm không còn cách nào khác hơn là thanh toán 450.000 đồng vừa tiền phòng, vừa tiền mấy lon bia và hai đĩa mì ống. Tài sản mà Xì Ven để lại là một ba lô con cóc, trong đó trần xì vài bộ quần áo cũ mèm, bẩn như giẻ rách. Diễm kể: "Nhưng em vẫn còn đỡ hơn con Phượng. Một bữa, nó đi qua đêm với một thằng Tây đen như cột nhà cháy, giá 100 "đô". Nửa đêm, tưởng là "xong việc" rồi, nó chuẩn bị ngủ thì một thằng Tây đen khác mò vào. Hoá ra hai thằng nó share, mỗi thằng 50 "đô". Năn nỉ cỡ nào thằng mới vào cũng không chịu, thế là đành nhăm mắt đưa chân". Sau vụ ấy, nghe nói Phượng thề rằng không bao giờ... chơi với Tây nữa.

Chị Bích, chủ một cửa hàng trên đường Phạm Ngũ Lão, nói: "Hồi trước, nhà ai có con gái cặp bồ với người nước ngoài, thì bị gọi là "Me Mỹ", ra đường mắc cỡ, chẳng dám nhìn hàng xóm. Cô gái ấy cũng chẳng bao giờ đưa bồ về, mà thường lén lút thuê nhà ở đâu đó, sống chung". Bây giờ, khi thế giới hội nhập, chuyện yêu đương với người nước ngoài là chuyện bình thường, thậm chí lắm cô còn tỏ ra hãnh diện mỗi lúc khoác tay một ông Tây, nhiều ông hơn cả tuổi bố mình, đi tung tăng ngoài phố. Tôi hỏi Liên có thấy mặc cảm với xã hội, với chòm xóm khi "cặp" với Tây không, Liên trề môi: "Vẫn còn hơn mấy con nhỏ lấy chồng Đài Loan. Mấy con đó được mối lái tập trung tại một điểm nào đó, rồi để cho bọn Đài Loan nhìn ngó, kiểm tra. Tụi em hả? Thích thì chơi, nếu thấy hợp thì tiến tới, không hợp thì "gút bai", chẳng vướng bận gì và cũng chẳng bao giờ phải suy nghĩ rắc rối".



-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), October 07, 2004.


Moderation questions? read the FAQ