Tràn lan thương binh giả, huân chương giả

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Tràn lan thương binh giả, huân chương giả ..... moi ngay 1 chuyen cuoi tren ddat VN

Tên tuổi liệt sĩ giả Lê Văn Khuyên khắc trên bia tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ của xã Sơn Trà đã bị xóa TT - Ông Nguyễn Đức Quang - 80 tuổi, thương binh (TB) chống Pháp, cán bộ lão thành cách mạng ở xã Sơn Trà, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) - đã không chịu nổi cảnh “ngồi họp chung với những TB giả, nhất là khi phải nghe những cha ấy lên bục phát biểu”, nói: “Từ năm 1985 trở về trước xã Sơn Trà chỉ có sáu TB, thế mà đến nay bỗng dưng xuất hiện tới 70 TB. Đi đâu trong xóm xã cũng nghe dân bàn tán chuyện TB giả”.

Đua nhau làm giả

Trưa 28-9-2004, chúng tôi gõ cửa vị TB giả đầu tiên của xã Sơn Trà là ông Lê Phụ. Hình như việc làm giả TB đã khiến tâm tư ông không yên ổn bấy lâu nay nên khi nghe hỏi về chuyện TB, ông vội chối quanh một lúc rồi ấp úng nói: “Tôi đi công nhân Lâm trường Hương Sơn 18 năm. Sau bị nứa đâm vào đầu gối nên năm 1998 xin về. Lúc đó xã đang có phong trào làm TB, lại được mấy tay “cò” đến săn hỏi suốt ngày nên tôi chi 3 triệu đồng để có cái thẻ”.

Ông Lê Xuân Quyền - nguyên chủ tịch UBND xã, nay là phó chủ tịch HĐND xã Sơn Trà, đi bộ đội năm 1977 thuộc sư đoàn huấn luyện 441- Quân khu 4, không tham gia chiến đấu, không bị thương, xuất ngũ năm 1981 nhưng cũng có thẻ TB năm 1977.

Khi tôi hỏi ai là người làm chứng cho anh, ông Quyền trả lời: “Không nhớ ai xác nhận. Không biết họ ở đâu. Không biết bị thương ngày nào”!

Ông Quyền thú thật thẻ TB có được là nhờ một người trong xã làm hộ. Anh Lê Trần Hường - đảng viên, đại biểu HĐND xã Sơn Trà - bức xúc kể một chuyện thật như bịa: Ngày 25-7-1968 trong trận oanh tạc của máy bay Mỹ, một quả bom bi nổ tại xóm Pheo làm chết 11 người, trong đó có ông Lê Văn Khuyên.

Không biết do đâu mà năm 1997 xã lại lập hồ sơ giả cho rằng ông Khuyên đang chỉ huy dân quân lấp hố bom thì bị bom sát hại. Thế là ông Khuyên trở thành liệt sĩ.

Chuyện bị lộ từ năm 2000: khi UBND xã Sơn Trà làm lễ khánh thành nhà bia liệt sĩ, nhiều người dân ngỡ ngàng khi thấy tên ông Khuyên khắc nét trên bảng vàng danh dự tại dòng số 93 giữa danh sách các anh hùng, liệt sĩ (!).

Cũng tại Sơn Trà, ông Văn Đình Tuyết, đương chức bí thư đảng ủy xã, có ba nấc tuổi khác nhau gồm 1950, 1949, 1944. Ông Tuyết phải khai man tuổi để đủ năm làm Huy chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng ba.

Trưa 29-9, chúng tôi đi tìm ông H. - một cán bộ tâm huyết của Sơn Trà. Không giấu giếm, ông H. nói: “Muốn làm được huân huy chương (HHC) các đối tượng phải khai tuổi lùi một giáp mới có đủ năm công tác theo yêu cầu của chỉ thị 26. Nhưng khi làm hồ sơ cán bộ thì chính họ lại khai tiến trở lại một giáp để đảm bảo nhu cầu trẻ hóa cán bộ”!

Ông H. còn cho biết cùng với ông Tuyết, các ông Nguyễn Đình Ngân - phó chủ tịch xã, Lê Văn Tân - phó bí thư kiêm chủ tịch HĐND xã, Nguyễn Nam Đường - xã đội phó đều có hai, ba nấc tuổi khác nhau để chạy HHC.

Trẻ nhất trong số người chạy HHC giả là ông Nguyễn Đình Thân - xã đội trưởng, sinh năm 1956, đi bộ đội năm 1978 nhưng cũng có cả Huân chương và Huy chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhì.

Em ruột của ông Thân là Nguyễn Hữu Chỉnh (nguyên phó chủ tịch xã) sinh 1958, đi bộ đội năm 1978 nhưng trong nhà vẫn treo một Huy chương chống Mỹ hạng ba...

Chiều 29-9 tại văn phòng đảng ủy xã, tôi trực tiếp gặp ông Tuyết, ông Tân hỏi kỹ nguyên nhân “ba nấc tuổi” của một loạt cán bộ xã nhưng cả hai đều cam đoan đó chỉ là tin đồn nhảm.

Nhưng tại văn phòng ủy ban xã, ông Thân đã không ngần ngại thú nhận: “Tôi sai và ân hận vì việc mình đi chạy khen thưởng. Mới đây phòng thi đua khen thưởng huyện đã về thu bảy HHC giả trong đó có ông Tuyết, ông Tân, ông Đường, ông Ngân...”.

Riêng trường hợp liệt sĩ giả, ông Nguyễn Văn Hóa - chủ tịch xã - giải thích: “Nguyên tắc khi Chủ tịch nước ra quyết định thu hồi bằng Tổ quốc ghi công đối với trường hợp liệt sĩ giả thì cơ sở mới được xóa tên người đó, nhưng do sức ép của dư luận nên chúng tôi đã tạm thời xóa tên ông Lê Văn Khuyên trong bảng vàng danh dự trước đài liệt sĩ của xã”.

Rời đài liệt sĩ xã Sơn Trà, tôi về xã Đức Hòa, huyện Đức Thọ. Tại xã này năm 2003 nạn cán bộ xã đua nhau làm TB, HHC giả từng rộ lên nhức nhối. Huyện tổ chức thanh tra nhiều lần, thu hồi HHC và xử lư kỷ luật, đình chỉ công tác toàn bộ cán bộ chủ chốt xã gồm 13 vị.

31%, 61%, 81%: cỡ nào cũng có

Tôi theo ông Chính trong vai người đi làm TB giả đến xã Xuân Giang, thị trấn huyện Nghi Xuân gặp “trùm cò” Đ.T.K..

Ông Chính nói: “Tôi là TB đã có tỉ lệ phần trăm rồi nên hai năm được phép giám định lại một lần...”. Mới nghe đến đó tức thì cò K. hướng dẫn nên đặt cọc ngay để nâng tỉ lệ phần trăm lên. “Bác trả 1,5 triệu đồng, tôi sẽ nâng 31% của bác lên 61% ngay lập tức”.

Với bài tính 31% mỗi tháng được hưởng 192.000 đồng, 61% thì được gấp đôi, “vậy trong một năm bác sẽ khấu hao số tiền bỏ ra, còn lại một đời hưởng lộc”, ông Chính đang lưỡng lự thì K. yêu cầu cởi hết quần áo dài của ông ra để K. xem thử các vết thương. Bàn tay y đặt lên lưng ông Chính dò tìm.

Bỗng K. nói: “Đây rồi, chỉ cần một vết sẹo này là làm được TB!”. Nhưng khi các ngón tay K. dò tiếp và bắt gặp trên đầu ông Chính một vết sẹo to phía trong có một miểng đạn nhô ra, y bỗng reo lên: “Đây mới thật là vết thương vàng. Nếu vào khám bác chỉ cần giả vờ điên điên khùng khùng một lúc thì họ sẽ kết luận bác bị tâm thần phân liệt, tôi sẽ nâng lên 81% (diện TB được Nhà nước chăm nuôi) ngay”.

Ở Nghi Xuân có ba “trùm cò” nhưng nổi bật là cò K., thứ đến là cò D. ở xóm Lam Thủy, xã Xuân Giang và cò T. ở xã Tiên Điền. Cò K. nguyên là đảng viên, sau khi bị khai trừ khỏi Đảng y đi làm thợ nề rồi gia nhập đường dây làm TB giả.

Ba năm nay y “làm ăn” phất lên thấy rõ. Gốc của các cò đều là TB thật. Sau vài lần giám định nắm được qui luật ăn tiền của một số cán bộ mất phẩm chất, các cò bèn thiết lập đường dây làm giả TB với bài quảng cáo: “Muốn giảm thuế nông nghiệp (trước đây TB nhẹ được giảm 30-50%, TB nặng được giảm 100%); muốn con được giảm học phí, tiền xây dựng trường, thêm điểm ưu tiên vào ĐH... thì không có cách gì ngon ăn bằng làm TB giả”.

Ông Chính cho biết năm 2000 giá làm mỗi suất TB giả khoảng 3,5 triệu đồng, nhưng đến tháng 9-2004 đã tăng vọt lên 11 triệu đồng/suất. Nếu đồng ư, khi vào khám các cò dặn tùy nơi cho phần trăm nặng nhẹ mà chi tiền, ví như khám tai mũi họng thì chi ít hơn khám phần xương.

Để có một tấm thẻ TB giả có khi các cò phải lặn lội vào đơn vị cũ tận trong các tỉnh miền Nam để mua hai loại giấy. Một là giấy chứng thương, hai là giấy quyết định phục viên. Vì thế mà ở huyện Nghi Xuân có người từng là lính hải quân bỗng chuyển thành TB bộ binh...

VŨ TOÀN

Ông Lê Nguyên Cường kể vụ 142 hồ sơ đã lách qua hội đồng xác nhận người có công của huyện Nghi Xuân Chiều 30-9-2004 tại Phòng LĐ-TB&XH huyện Nghi Xuân, ông Lê Nguyên Cường, phó phòng, bức xúc nói: “Bây giờ cò mồi về làm công khai dưới xã vì họ có đường dây tinh vi với nhiều vỏ bọc khác nhau. Còn người dân thì ồ ạt đi làm TB giả. Tôi đã báo công an rồi nhưng cò vẫn ngang nhiên hoạt động, TB giả vẫn có thẻ”.

Theo ông Cường, huyện Nghi Xuân vừa để lọt 142 trường hợp dân công hỏa tuyến làm TB giả vì họ lách qua cả hội đồng xác nhận người có công của xã, huyện và nhờ người khác kư, thế là xong.

Cũng theo ông Cường, thông tư 27 (ngày 3-11-1999) của Bộ LĐ-TB&XH cho phép không chỉ TNXP mà tất cả đối tượng, chỉ cần có xác nhận bị thương của hai người và bản khai bị thương là có thể làm được TB nên các đối tượng (có người không đi bộ đội, TNXP) ồ ạt đi làm TB.

Đây là lư do trong 30 năm (1965-1995) cả huyện Nghi Xuân chỉ có 900 TB, nhưng trong vòng chín năm (1995-2004) số TB của Nghi Xuân tăng lên đến đáng ngờ - 1.459 TB các loại.



-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), October 05, 2004

Answers

Response to Tràn lan thương binh giả, huĂ¢n chương giả

SGGP>Phóng sự - Điều tra Internet trong trường học Chưa hiệu quả 10:5', 4/10/ 2004 (GMT+7) Đến cuối năm 2003, cả nước có 96% trường từ trung học trở lên đã kết nối Internet. Có vẻ như Internet đã là “chuyện nhỏ” đối với học sinh, sinh viên và giáo viên. Tuy nhiên, đó chỉ là con số báo cáo, còn trên thực tế thì…

Kết quả làm say lòng người Học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp 4 vào phòng Internet của trường cũng chỉ tìm thông tin “riêng tư”, ít có thông tin phục vụ học tập... Theo văn bản ghi nhớ giữa Bộ Bưu chính-Viễn thông (BC-VT) kư kết với Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) trong việc kết nối Internet đến các trường học, Bộ BC-VT có nhiệm vụ thực hiện các “thao tác kỹ thuật” để nối mạng đến tận các trường ĐH, CĐ, THCN và PTTH, còn ngành GD nhận phần trang bị thiết bị, xây dựng mạng máy tính nội bộ tại các trường… cũng như hướng dẫn giáo viên, học sinh ứng dụng. Trong thực tế, Bộ BC-VT giao lại cho Tổng Công ty Bưu chính-Viễn thông Việt Nam (VNPT), VNPT hướng dẫn cho các bưu điện tỉnh, thành thực hiện nhiệm vụ lắp đặt đường truyền, kết nối…

Chính sách hỗ trợ thiết bị đầu cuối cho các trường khi đưa Internet vào trường học tùy vào bưu điện các tỉnh, thành. Tuy qua nhiều cấp độ như vậy, nhưng đứng về phía “nhiệm vụ” của bưu điện xem như họ đã hoàn tất công việc. Điều này thể hiện khá rõ ở những kết quả đã đạt được.

Tại TPHCM vào ngày 28-8-2003, ông Lê Ngọc Trác, Giám đốc Bưu điện TPHCM (vào thời điểm trên) đã công bố: 117 trường, tức 100% trường thuộc trách nhiệm quản lư của Sở GD-ĐT TPHCM đã được kết nối Internet. Tại Kiên Giang, bưu điện tỉnh này phối hợp cùng Sở GD- ĐT của tỉnh lắp đặt Internet, đạt kết quả 100% trong toàn tỉnh vào ngày 29-8-2003.

Ở Bến Tre, bưu điện tỉnh này đã cài đặt và đưa vào sử dụng 51/51 điểm, đạt tỷ lệ 100% các trường. Theo Bưu điện Thừa Thiên-Huế, Internet đã được đưa đến 8 trường đại học, 1 trường cao đẳng, 31 trường trung học chuyên nghiệp dạy nghề và 42 trường phổ thông trung học, đạt 100% vào ngày 20-8-2003…

Chủ trương đưa Internet vào trường học giữa Bộ BC-VT và Bộ GD- ĐT phối hợp thực hiện được bắt đầu triển khai từ 4-4-2003. Đến cuối năm 2003, việc kết nối mạng đã hoàn thành được 96%, có nghĩa là trên 3.000 trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông đã được kết nối, sử dụng Internet. Còn lại 4% số trường chưa hoàn thành do các cơ sở giáo dục này nằm vùng sâu, vùng xa, chưa có đủ điều kiện về hạ tầng viễn thông…

Nhưng “ruột” lại… rỗng Điểm truy cập Internet công cộng ở KTX 135B Trần Hưng Đạo luôn thu hút sinh viên. Phải chăng do trường không đáp ứng được? Trường Cao đẳng Công nghiệp 4 có hơn 100 máy kết nối Internet được bày trí tương đối sang trọng, hợïp lư và luôn tạo cảm giác thoải mái khi vào. Nhìn cảnh sinh viên của trường mê mẩn bên máy vi tính, nhiều người nghĩ rằng Internet đã trở thành “người bạn học tập” không thể thiếu. Nhưng khi vào ngồi cùng mới hay... đa phần đang download trò chơi trên mạng xuống, “chia phe” thay nhau xa chiến, lập trận... Còn tại Trường ĐH KHXH-NV, chat, e-mail... như là “mục đích” lớn nhất ở phòng Internet trường này. Khi hỏi một số sinh viên ở đây tại sao không tìm kiếm những thông tin để phục vụ cho học tập, họ có một cách trả lời chung chung là trên đó cũng không có nhiều thông tin phục vụ cho học tập (!).

Đối với các trường phổ thông, tình hình lại rơi vào “cái khó” khác. Theo Phó Hiệu trưởng Trường PTTH Bình Phú (quận 6) Trần Văn Việt, việc nối mạng là cần thiết, nhưng điều kiện của trường chưa cho phép thực hiện “ước muốn” kết nối ADSL vì máy móc và những người có kiến thức về Internet còn rất hạn chế nên chọn phương thức kết nối dial- up. Cả trường cũng chỉ có vài ba người sử dụng, chủ yếu là nhận và lấy thông tin từ sở…Trong số 117 trường mà Bưu điện TPHCM công bố là đã kết nối Internet thì hầu hết các trường này kết nối theo phương thức dial-up. Với phương thức kết nối này việc vào mạng đã gặp vô vàn trở ngại với tốc độ “rùa bò” chứ chưa nói đến chuyện online…

Các trường chọn kết nối Internet theo phương thức dial-up vì lư do: “Kết nối kiểu này mới có tiền để trả tiền cước truy cập (40 đồng/phút - giá thấp nhất mà VNPT hỗ trợ chương trình đưa Internet vào trường học), lại dễ quản lư”.

Chờ Bộ GD-ĐT đến bao giờ? Học sinh, sinh viên tìm hiểu, đăng kư học tại “Tuần lễ khám phá Internet”. Ảnh: T.BA Theo thông tin từ Bộ BC-VT, đến nay việc kết nối Internet cho trường học đã hoàn thành 100% và theo như tinh thần kư kết của Bộ BC-VT và Bộ GD-ĐT thì việc tổ chức, hướng dẫn cho học sinh, giáo viên tiếp cận, ứng dụng Internet trong giáo dục là nhiệm vụ của các trường, sở và cao hơn nữa là Bộ GD-ĐT.

Khi Netsoft tiến hành làm thủ tục để đưa Internet đến 10 trường phổ thông trung học tại TPHCM đạt chuẩn quốc gia theo phương thức kết nối ADSL, Trường Nguyễn Văn Phú, quận 11 lại hỏi ngược: “Tiền đâu chúng tôi trả cước thuê bao?”. Vì kết nối Internet trong trường học không biết để làm gì (!) và không kết nối thì “không được”, cho nên 117 trường phổ thông trung học ở TP chọn phương án kết nối dial-up qua dịch vụ Internet/VNN gián tiếp với mạng PSTN (VNN 1260,1268- 1269).

Phương thức kết nối này cũng lan rộng đến các trường ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đến Tây Ninh. Trước thực tế này, giới chuyên môn nhận xét: “Kết nối theo đường này thì việc vào Internet chỉ để nhận và gởi e-mail… còn các ứng dụng khác hầu như bị tê liệt, vì không ai đủ kiên nhẫn để… đợi”. Trong khi đó, bưu điện các tỉnh thành luôn ưu đãi đặc biệt cho chương trình Internet học đường. Cánh cửa phía bưu điện mở rộng, chỉ cần trường đồng ư thì việc kết nối sẽ diễn ra trong vài hôm, chứ không chờ đợi lâu như các trường hợp khác, nhất là khi đăng kư kết nối ADSL. Riêng tại TPHCM, Netsoft thực hiện thêm chính sách hỗ trợ: Thiết kế website riêng cho từng trường, cung cấp tên miền miễn phí, cho không hosting… nhưng các trường hầu như “ngại”. Ông Hoàng Mạnh Cường, Phó Giám đốc Netsoft cho rằng: “Chúng tôi là đơn vị cho, nhưng lại phải… xin để được cho”.

Ông Cường còn nhấn mạnh: “Vấn đề còn lại là trường, sở và Bộ GD-ĐT có đưa vào hay không?! Đến nay, phần nội dung cho chương trình Internet học đường vẫn là mảnh đất còn trống không, tức là chưa có thông tin gì đáng kể phục vụ cho chuyện dạy và học. Điều này cho thấy sự thiếu quyết tâm của Bộ GD-ĐT “. Ông Huỳnh Kim Sen, Phó phòng Trung học phổ thông Sở GD-ĐT TPHCM cho biết: “Nếu như không có chương trình Internet học đường thì trường cũng phải tự kết nối Internet, vì lợi ích của nó quá rõ ràng trong quản lư.

Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc, Giám đốc Trung tâm Tin học Bộ GD-ĐT cho biết: “Việc VNPT hay bưu điện các tỉnh thành thực hiện kết nối, hỗ trợ trong chương trình này là điều đáng trân trọng. Nếu như trường nào chỉ kết nối “cho có lệ” thì là điều đáng chê trách. Việc xây dựng nội dung không phải là việc ngày một ngày hai mà cả là tầm nhìn và toàn xã hội cùng tham gia… cho nên phải chấp nhận chờ”.

Điều này cũng trùng với ư tưởng của ông Hoàng Mạnh Cường, Phó Giám đốc Netsoft: “Tôi chưa nói đến các chương trình hỗ trợ dạy và học, tôi nói đến cái gốc trong giáo dục, đó là lịch sử và văn hóa Việt Nam. Để số hóa toàn bộ bộ lịch sử Việt Nam thì ít nhất phải có những người nhập liệu, số tiền để làm việc này chỉ khoảng 1 triệu USD, không quá lớn so với lợi ích đem lại trong giáo dục. Về kỹ thuật để đưa nó lên mạng thì không có gì khó… có chăng là không ai nhập liệu”.

Trở lại với Internet học đường hiện nay, ông cho rằng nó đang tồn tại một cách hình thức và có nguy cơ thất bại. Mà nếu như thất bại thì sự lãng phí không chỉ tính bằng tiền… Bộ GD-ĐT đang có thêm một nhiệm vụ chưa hoàn thành.



-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), October 05, 2004.


Moderation questions? read the FAQ