Hoa Kỳ: một “đế quốc” bất đắc dĩ.

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Hoa Kỳ: một “đế quốc” bất đắc dĩ.

Nguyễn Gia Tiến

Danh từ “đế quốc”, với ư nghĩa xấu, thường để chỉ một cường quốc, v́ quyền lợi ích kỷ, dùng sức mạnh áp đặt khắp nơi trên thế giới “luật chơi” của ḿnh. Có thể là oan uổng, khi trước đây Cộng Sản gán ghép cho Mỹ danh từ này. Nhưng ngày nay, do sự oái oăm, mỉa mai, của Lịch sử, dù muốn dù không, có lẽ Hoa Kỳ sẽ phải đóng vai tṛ này.

Thực vậy, chỉ trong khoảng thời gian hơn một thập niên vừa qua, hai biến cố quan trọng đă xô đẩy Hoa Kỳ, tiến lên nắm giữ vai tṛ của một “đế quốc”, mà có lẽ “bản chất, tinh thần” của quốc gia Hoa Kỳ, cũng như của người dân Mỹ, chưa thực sự được sửa soạn để nắm giữ vai tṛ này.

Biến cố thứ nhất là sự xụp đổ của khối Cộng Sản Liên Xô. Hoa Kỳ mặc nhiên trở thành siêu cường duy nhất. Và duy nhất là quốc gia có sức mạnh để ngăn ngừa, can thiệp, vào những cuộc thảm sát qui mô của nhân loại, đă và sẽ c̣n xảy ra trong tương lai, như tại Rwanda, Bosnia, Kosovo... hoặc những đe dọa, bất ổn, tại các địa phương xa xôi, như sự căng thẳng tại eo biển Đài Loan, sự hung hăng của Bắc Hàn... Nói khác đi, có lẽ không c̣n ai khác hơn ngoài Hoa Kỳ, sẽ phải nắm giữ vai tṛ “sen đầm” quốc tế trong nhiều thập niên nữa.

Biến cố thứ hai là cuộc khủng bố 11 tháng 9, 2001. Sau vụ 911, thế giới đă tỏ ra quá bất ổn, và Hoa Kỳ hiểu rằng ngay nền an ninh của bản thân ḿnh cũng không thể được bảo đảm, nếu chỉ sống co cụm trong nước Mỹ, không cần biết đến những ǵ xảy ra bên ngoài. Do đó, mặc dầu bị chỉ trích là ngang ngạnh, các lư thuyết gia Mỹ đă khá có lư, khi chủ trương chính sách “tấn công phủ đầu” (pre-emptive attack) các mầm mống đe dọa bất cứ từ nơi nào trên thế giới. Thực vậy, với sự tiến bộ của các phương tiện ngày nay, thế giới đă trở nên quá nhỏ hẹp, khiến Hoa Kỳ không c̣n có thể tự cho phép “sự xa xỉ” (le luxe!) là thái độ ung dung, thản nhiên, không pḥng hờ trước những tai họa. Một cố vấn trong chính phủ Bush đă nói rằng nếu chờ đợi có bằng chứng rơ ràng của sự đe dọa, rồi mới phản ứng, th́ đă quá muộn, khi các bằng chứng này xuất hiện là một cái “nấm nguyên tử”! Đây cũng là một biện minh cho hành động tấn công Iraq vừa qua, khi các “vũ khí tàn sát tập thể” (WMD) của Iraq mới chỉ là một nghi vấn ở thời điểm đó.

Tóm lại, trong bối cảnh một thế giới đầy hiểm nguy, bất trắc, hiện nay, có lẽ Hoa Kỳ không c̣n sự chọn lựa nào khác, là sẽ phải tiếp tục hành xử như một “đế quốc”.

T́nh h́nh Iraq hiện nay là nơi thí nghiệm xem Hoa Kỳ có đủ khả năng nắm giữ vai tṛ này. Các nhà phân tích am hiểu, đă đánh giá vùng Trung Đông hiện nay có tầm quan trọng chiến lược đối với Hoa Kỳ, không thua ǵ Âu Châu đối với Mỹ sau Thế chiến II. Chỉ có một giải pháp là sự xắp xếp lại toàn bộ, một tiến tŕnh “dân chủ hóa” toàn vùng, trường kỳ và rất tốn kém, mới bảo đảm được lâu dài nền an ninh và quyền lợi của Mỹ sau này. Các chiến lược gia đặt câu hỏi: Hoa Kỳ đă thực hiện được một chương tŕnh Marshall cho Âu Châu sau Thế Chiến II. Liệu Hoa Kỳ có đủ khả năng, đủ ư chí, dân chúng Hoa Kỳ có đủ ư thức, đủ kiên nhẫn, để hy sinh, thắt lưng buộc bụng, trong mục tiêu nhằm thực hiện một chương tŕnh Marshall tương tự tại Trung Đông?

Các biến chuyển trong những ngày qua cho thấy h́nh như chính phủ Bush đă gặp nhiều khó khăn trong việc động viên nhân lực, và phương tiện, trong tiến tŕnh xây dựng tại Iraq. Không phải Hoa Kỳ thiếu phương tiện, thiếu nhân lực, mà trở ngại là trong nội bộ Mỹ đă có sự thiếu ư chí, thiếu kiên nhẫn, thiếu đồng thuận, trong việc đem xử dụng các nguồn nhân lực và tiền bạc. V́ nhu cầu bầu cử trong năm tới, để hốt phiếu, rất có thể chính phủ Bush phải buộc ḷng áp dụng những biện pháp mỵ dân, gây trở ngại cho tiến tŕnh b́nh định tại Iraq và vùng Trung Đông, như dảm quân số, rút ngân khoản, kêu gọi Quốc tế tiếp tay... chứng tỏ sự lúng túng, yếu kém của ḿnh, và làm đề tài cho sự chế diễu, đắc chí, của đám chính khách cơ hội chủ nghĩa bên Âu Châu.

Tất cả những sự khó khăn trên, nếu là một thể chế độc tài toàn trị, có lẽ đă được giải quyết dễ dàng. Nhưng nó đă trở thành nan giải, đối với một quốc gia có nền Dân Chủ Tự Do như Hoa kỳ.

Trước hết là các cơ cấu, thể chế, hiến pháp, của nền Dân Chủ, với nhiệm kỳ vài năm, quá ngắn để duy tŕ, thực hiện những chương tŕnh dài hạn. Nhân dân quen sống trong một xă hội cởi mở, không che dấu. Sự tự do tư tưởng, phát biểu chính kiến, cũng là những môi trường béo bở cho các chính khách hoạt đầu, mỵ dân, đầu độc dư luận. Thời chiến tranh Việt Nam đă có những Mc Govern, Ramsey Clark, Jane Fonda... sẵn sàng “đâm sau lưng các chiến sĩ”. Những đám thanh niên phản chiến Mỹ sẵn sàng đốt cờ Hoa Kỳ vô tội vạ. Ngày nay cũng không thiếu các hiện tượng như John Kerry, và đồng bọn trong giới truyền thông thiên tả, và Hollywơod... v́ tư lợi ngắn hạn, có thể sẵn sàng thọc gậy bánh xe các tiến tŕnh phục vụ lợi ích lâu dài của quốc gia Hoa Kỳ.

Sau nữa, sự quí trọng sinh mạng con người trong các thể chế Dân chủ, sự kém nhẫn nại, khi phải chịu đựng những hy sinh lâu dài, cũng là những nhược điểm. Các chiến lược gia Trung Cộng gần đây đă phân tích khá đúng, khi cho rằng mặc dầu yếu kém hơn về kỹ thuật, Trung Cộng không sợ một cuộc đụng độ quân sự với Mỹ trong tương lai. Họ lư luận rằng, cũng như trước đây trong chiến tranh Việt Nam, chiến lược của Trung Cộng sẽ là ”cù nhầy”, chỉ cần kéo dài thời gian, chỉ cần giết được thật nhiều GI, là Mỹ sẽ “co ṿi”, nản chí! Và về phía Trung Cộng th́ sinh mạng lính không thành vấn đề, Trung Cộng rất trường vốn!

Để kết luận, khi nhận định bối cảnh thế giới hiện nay và trong vài thập niên tới, người ta thấy Hoa Kỳ khó có thể tránh khỏi vai tṛ bắt buộc của một “sen đầm quốc tế”, vai tṛ của một “đế quốc”. Mặt khác, người ta tự hỏi, liệu bản chất và tâm tư người dân Mỹ, cùng các cơ cấu, tổ chức, xă hội, của quốc gia Hoa Kỳ, có đủ thích ứng, có được sửa soạn, để Hoa Kỳ nắm giữ được vai tṛ này, hay sẽ gặp nhiều khó khăn, thất bại?

Tất cả những điều này có lẽ c̣n tùy thuộc rất nhiều vào việc người dân Mỹ có đủ khả năng, tŕnh độ, để ư thức được đâu là những quyền lợi thiết yếu, lâu dài, của họ.

Thụy Sĩ, tháng 9, 2003.



-- (Ngô_Quyền@New_Việt_Nam.com), October 02, 2004

Answers

Response to Hoa Kỳ: một “đế quốc” bất đắc dĩ.

tra loi em Gia tien va em Ngo Quyen , Bokhi, de cuoc la tot, tai sao goi la xau ? De cuoc la cha thien ha, co de tu la cac chu ve tinh nhuoc tieu theo hau, con doi hoi gi nua ? Co the cac chu co tu tuong nguoc doi,anh thi khac , anh thich lam de-cuoc hon la lam nhuoc -tieu.

-- chi-bua (mingo@netscape.net), October 03, 2004.

Moderation questions? read the FAQ