may bac o AUSTRALIA sap kho dden noi roi dday..

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Công ty giám định đầu tiên của VN lập chi nhánh nước ngoài ( autralia)

Hôm nay, Công ty cổ phần giám định Hàng hóa Bảo Tín (TP HCM) khai trương chi nhánh tại Australia nhằm cung cấp các dịch vụ: phân tích kiểm tra chất lượng hàng hóa, hóa chất; giám định quy cách sản phẩm cũng như tính đồng bộ, tính chuyên dùng và chất lượng thông số kỹ thuật của thiết bị.

Trước đó, Bảo tín mới dừng ở việc lập chi nhánh ở Hải Phòng, ngoài trụ sở chính ở TP HCM. Ở văn phòng nước ngoài, công ty sẽ tư vấn miễn phí thủ tục giao nhận hàng hóa, xuất nhập khẩu và hệ thống dây chuyền công nghệ sản xuất. Mặt hàng giám định chiếm tỷ trọng lớn là hóa chất và thiết bị.

Hiện ở Australia có khoảng 10 công ty đang tranh giành thị phần trong lĩnh vực giám định. Riêng các công ty trong nước, muốn "đem chuông đi đánh xứ người", phải có các chứng nhận về chất lượng cùng sự bảo trợ của chính quyền nước sở tại.

-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), September 28, 2004

Answers

Thiếu gia quay phim sex

Khi đã chán những cuộn phim sex được bán trôi nổi trên thị trường, con em những gia đình thuộc dạng "đại gia" lắm của nhiều tiền ở Bình Dương còn tập tành tham gia vào trò chơi mới: trực tiếp làm "đạo diễn", "quay phim" và thực hiện cả việc đóng phim sex.

Chỉ cần một camera kỹ thuật số nhỏ gọn, một máy vi tính cùng vài diễn viên nữ được tuyển chọn từ các em dám "hy sinh vì nghệ thuật", kể cả cave nhà hàng, nếu đồng ư nhận lời... thế là "đạo diễn" sẽ cho ra đời một bộ phim sex mới.

Muốn gia nhập vào giới ăn chơi của các thiếu gia chuyên làm phim này không phải dễ. Tuy không được quy định thành văn tự nhưng trước hết phải có một máy camera kỹ thuật số trị giá 20-50 triệu đồng, nếu loại hiện đại hơn càng tốt, nhưng phải biết chút ít về nghề quay phim. Còn nếu kinh tế hạn hẹp thì chút ít cũng phải có một máy ảnh kỹ thuật số loại trung bình với giá vài trăm USD... mới có cơ hội gia nhập băng chuyên làm phim sex, chụp ảnh nude. Một số ít thiếu gia ở huyện Thuận An cũng kiêm luôn việc hành nghề dịch vụ phim ảnh. Vì vậy vào các ngày "tốt" có nhiều "đám" thì thiếu gia cũng chạy đôn chạy đáo làm ăn, rất giữ chữ tín cho khách hàng. Sau khi "đánh quả" xong, các thiếu gia họp nhóm trong các quán cà phê quen thuộc.

Họ đến quán chủ yếu là để khoe của, khoe tài; thường thì "chưng" hàng hiệu để loè nhau, từ cái điện thoại quay phim cho đến chiếc camera đời mới nhất. Sau hồi "trà tam rượu tứ", các thiếu gia thường bật phim tại quán bằng chiếc camera có màn hình tinh thể để cùng nhau "bình luận" nhằm nâng cao tay nghề. Nếu có phim nào hay, cả bọn lại kéo nhau vào quán karaoke máy lạnh để chiếu trực tiếp trên màn hình 25 inch coi cho sướng mắt, vừa xem vừa chấm điểm.

Tại một phòng karaoke, cả nhóm thiếu gia đang say mê duyệt phim sex mới quay ở Đà Lạt, trên màn hình xuất hiện 2 "diễn viên" đang đóng cảnh "đấm bốc nam nữ" không thua gì phim Nhật, Mỹ... Xem được vài cảnh thì có tiếng gõ cửa, 2 "diễn viên" trên màn hình khi nãy giờ đã xuất hiện cùng ngồi bình phẩm về bộ phim đang "duyệt".

Muốn tìm vài em "chịu chơi" ở Bình Dương dám chụp ảnh nude, đóng phim sex là việc không khó. Chỉ tính riêng khu vực thị xã đã có đến vài chục quán dạng đèn mờ và tiếp viên cũng rất "bạo" thuộc nhiều tỉnh khác nhau đến Bình Dương để "làm ăn", nhưng đồng nhất vẫn là các em miền Tây. Trong số tiếp viên có nhiều em rất "máu" chụp ảnh nude mà họ gọi là "chụp ảnh nghệ thuật". Vì vậy, dịch vụ chụp ảnh này cũng làm ăn khấm khá. Giá chụp một tấm ảnh nude được xử lư photoshop cẩn thận lên đến 50.000 đồng. Nhiều em muốn có ảnh nude để làm kỷ niệm thời xuân sắc, album cũng được chia thành nhiều chủ đề như: Tuổi 16, Trăng tròn, Em 20, Ngày ấy...

Xuân, một tiếp viên khá xinh khoe về quyển lamina mới thực hiện xong trị giá hơn 100 USD do "anh bạn" hơn 50 tuổi tài trợ. Chỉ nhìn vài ảnh phía trước đã cảm thấy choáng váng... đúng là một tay thợ cũng "có nghề" thuộc loại khá. Xuân còn đóng phim cho mấy anh bạn người Đài Loan làm mẫu để các ông ấy đem về nước "chọn diễn viên" khi nào đạo diễn bên đó đồng ư sẽ mời Xuân qua đóng phim.

Nhiều cô gái xuất thân từ miền quê sông nước nhưng khi đến Bình Dương làm tiếp viên thì cứ ngỡ đang ở bên Mỹ, sống buông thả, ăn chơi trác táng "bán trời không văn tự", vì vậy dễ bị lợi dụng vào những việc xấu như đóng phim sex. Một số em có chút nhan sắc thì cũng kiếm được nhiều nguồn "tài trợ" từ các anh háo sắc.

Các cô qua nhiều lần tiếp viên đã "nghiện" chụp ảnh nude, quay phim sex với đủ mọi tư thế từ tắm bồn cho đến nằm lăn lóc trong hốc đá. Một số cô gái có "trình độ" hơn thì dùng phim, ảnh này để tiếp thị qua internet. Vài cô "thả câu" cũng nghệ thuật, kiếm được cả tấm chồng nước ngoài như ai, vậy là họ rỉ tai đồn nhau và cứ thế mà đua nhau chụp ảnh nude tiếp thị. Có anh Việt kiều khó tính không chịu ảnh kỹ thuật số sợ bị làm giả đòi cho được hình ảnh sống động quay bằng video, nhiều ông bệnh hoạn hơn thì đòi cả cảnh "ấy" mới bay sang cưới. Thôi thì "phóng lao phải theo lao", các tiếp viên cũng chiều luôn, thế là chạy đến anh chàng quay phim "giữ chữ tín" mà nhờ, dẫu sao thì cũng chẳng còn gì để mất.



-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), September 28, 2004.


Bắt cóc cụ rùa ở Hồ Gươm

Cảnh sát Hà Nội vừa cứu thoát một con rùa sống ở Hồ Gươm sau một tuần bị kẻ xấu bắt trộm. Trưa ngày 25/9, cụ rùa hơn 100 tuổi này đã được trả xuống Tháp Rùa - nơi bị bắt cóc.

Ngay sau khi được tin báo có kẻ xấu lặn xuống hồ Hoàn Kiếm và bắt một con rùa lớn đem bán cho hai thanh niên đi xe máy, một người dân đã kịp bám theo dấu vết bọn chúng và báo tin cho công an.

Đêm 24/9, đúng một tuần theo dấu vết cụ rùa, các trinh sát đã tìm thấy rùa hồ Gươm trong một ngôi nhà vườn có khoảng sân um tùm và cánh cổng sắt rào kín mít.

-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), September 28, 2004.


Ngành điện tử dân dụng có nguy cơ phá sản +++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ Hàng nội lại đắt hơn ngoại nhập. Ảnh: Anh Tuấn Tại phố điện tử Hai Bà Trưng (Hà Nội), một chiếc Sony 29 inch của Thái Lan bán 6,1 triệu đồng trong khi hàng VN cùng loại giá tới 8 triệu đồng. Khoảng cách về giá giữa hàng ngoại và hàng nội đang đẩy các nhà sản xuất điện tử dân dụng trong nước vào thế buộc phải đóng cửa.

Ông Nguyễn Hồng Kỳ, Tổng giám đốc Tổng công ty điện tử tin học VN, nhận định, VN càng hội nhập sâu vào thị trường khu vực, ngành điện tử càng gặp nhiều khó khăn. Thực tế, 8 tháng đầu năm giá trị sản xuất công nghiệp của Tổng công ty điện tử tin học VN đạt gần 800 tỷ đồng, giảm 12% so với năm ngoái, doanh thu cũng giảm tới gần 30%.

Trước cơn lốc giảm giá của các hãng nước ngoài, thị phần hàng điện tử trong nước đang sụt giảm thê thảm. Nếu như năm 2002, khối doanh nghiệp VN chiếm 18% thị phần thì trong năm nay chỉ ước đạt vỏn vẹn 7%. "Trong tỷ trọng một chiếc tivi VN nội, VN hầu như chưa làm được bất cứ linh kiện nào, chủ yếu là nhập khẩu về lắp ráp, do đó các doanh nghiệp không thể chủ động về giá", ông Nguyễn Thịnh, Trưởng phòng Kế hoạch Kinh doanh Tổng công ty Điện tử Tin học VN thừa nhận.

Hiện nay, thuế nhập khẩu hàng nguyên chiếc dao động 20-25%, hàng VN đã mất ưu thế về giá cả. Trong khi theo lộ trình AFTA, từ ngày 1/1/2006, các mặt hàng điện tử nhập khẩu từ ASEAN đều được hưởng thuế suất 0-5%, thuế đối với phụ tùng linh kiện cũng sẽ loại bỏ từ 1/1/2007. Do các doanh nghiệp trong nước chủ yếu nhập linh kiện từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan, nên thuế suất rất cao 15-20%. Ông Kỳ phân tích, với mức thuế trên, các doanh nghiệp cắt giảm chi phí đến đâu cũng không thể hạ giá thành ngang bằng sản phẩm ngoại nhập từ ASEAN, vì vậy việc dừng sản xuất là điều tất yếu xảy ra. Khi ấy, các nhà đầu tư nước ngoài hoặc chấm dứt hoạt động hoặc chuyển thành nhà phân phối thuần tuư các sản phẩm của họ tại VN.

Để tháo gỡ bớt khó khăn, mới đây, Tổng công ty Điện tử Tin học đã đề nghị Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính có lộ trình giảm thuế nhập khẩu linh kiện phụ tùng điện tử xuống 0%, chậm nhất là từ 1/1/2006 với lư do VN chưa có ngành sản xuất linh kiện phụ tùng đủ mạnh và trong tương lai chưa có điều kiện để đầu tư vào ngành này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia của 2 bộ trên cần xem xét thật kỹ trước khi xóa bỏ thuế vì nếu làm như vậy VN sẽ hoàn toàn không có ngành điện tử dân dụng, doanh nghiệp chỉ lo lắp ráp lấy công làm lãi.

-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), September 28, 2004.


Thương thuyền VN thua ngay trên "sân nhà"

Cơ chế độc quyền đã khiến cước phí vận chuyển trong nước tăng cao Đề cập đến tỷ lệ vận chuyển hàng xuất, nhập khẩu của tàu VN so với nước ngoài, một quan chức Cục Hàng hải than thở: "Buồn lắm". Cùng khoảng cách, cước vận chuyển nội địa cao hơn cước vận chuyển ra nước ngoài.

Tình trạng "bị sút thủng lưới ngay trên sân nhà" cũng được bà Kim Nghĩa, người chuyên kư hợp đồng vận chuyển cho Nông trường Sông Hậu (Sóc Trăng) nhấn mạnh: "Trong số 10 tàu đang ăn hàng ở các cảng, chỉ có một hai chiếc là của mình, số còn lại đều của nước ngoài".

Theo thống kê của Cục Hàng hải, mỗi năm, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cảng trên cả nước đạt gần 100 triệu tấn. Lượng hàng lớn như vậy nhưng các chủ tàu của ta mới chỉ "cõng" được 15%-17% số hàng này, phần còn lại thuộc về các công ty nước ngoài.

Một lãnh đạo của Hiệp hội Chủ tàu VN thừa nhận, nghịch lư đang tồn tại hiện nay là giá cước vận chuyển từ VN đi các nước lại rẻ hơn giá cước vận chuyển nội địa. Trong khi đó, việc ngành vận tải hoạt động kém hiệu quả lại liên quan đến nhiều yếu tố như giá cước, uy tín của hãng vận tải.

Theo tính toán của các công ty tàu biển nước ngoài, để vận chuyển 1 container từ TP HCM đi Vũng Tàu, khách hàng phải chịu giá cước ngang bằng với mức đi Singapore. Sự cách biệt quá lớn giữa giá cước vận chuyển quốc tế và nội địa này là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự "thua trên sân nhà" của các doanh nghiệp vận tải hàng hải VN.

Điều này cũng được bà Kim Nghĩa khẳng định, hầu hết giá cước chào hàng của các doanh nghiệp hàng hải trong nước đều cao hơn so với các hãng của nước ngoài 1-2 USD/tấn. "Trong vận chuyển hàng hải, mức chênh lệch này là cực kỳ lớn, vì trọng lượng mỗi chuyến hàng thường lên đến 15.000 tấn", bà nhấn mạnh.

Theo giới chuyên môn, giá của các hãng tàu VN cao như vậy nên các doanh nghiệp trong và ngoài nước không mấy mặn mà với việc thuê tàu. Bởi với những tuyến dài, giá cước vận tải chiếm tới 40% giá trị hàng xuất khẩu. Bên cạnh yếu tố giá, các doanh nghiệp hàng hải VN còn yếu thế về nhiều mặt so với các hãng tàu trong khu vực. Hiện nay, 100 tàu đang hoạt động mang cờ VN đều là tàu nhỏ, có trọng tải dưới 10.000 tấn. Trong khi việc vận chuyển những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: gạo, hàng may mặc, xăng dầu đều phải dùng những tàu có tải trọng lớn.

"Hàng hải trong nước đang chịu cảnh "thua ngay trên sân nhà", một cán bộ lãnh đạo của Cục Hàng hải nhận xét. Nếu cứ mãi giữ thế độc quyền, thì chủ hàng luôn bị thiệt. Khi đi vào toàn cầu hóa, loại bỏ thế độc quyền, thì các doanh nghiệp hàng hải VN sẽ mất thế cạnh tranh khi chưa kịp xây dựng cho mình một đội tàu hiện đại. Đến khi không còn được Nhà nước bảo hộ bằng các cơ chế độc quyền, các doanh nghiệp trong nước sẽ còn thua thiệt đến mức nào?

Theo Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, từ năm 2001, đơn giá thu phí trọng tải và phí bảo đảm hàng hải đã giảm 15% so với trước đó và đến năm 2002 giảm tiếp 15%. Đến năm 2003, phí trọng tải tiếp tục giảm 20%, phí bảo đảm hàng hải giảm 10%, phí hoa tiêu giảm từ 10 - 20%, miễn phí neo đậu đối với hàng hóa bốc, dỡ tại vũng, vịnh, giảm 33% phí neo đậu đối với hàng hóa bốc dỡ tại cầu cảng, phao.

Ngoài việc giảm đơn giá, các tàu thủy có khối lượng bốc dỡ hàng hóa nhỏ hơn 50% tổng trọng tải tàu được giảm thêm 30% đơn giá phí trọng tải, phí bảo đảm hàng hải.

Dù liên tục giảm giá trong 3 năm liền, cước phí cảng biển của VN vẫn còn cao so với mặt bằng chung của thế giới. Cùng nằm sâu trong đất liền (khoảng cách 40 hải lư) song mức thu phí tại cảng Hải Phòng cao hơn so với mức bình quân của các cảng tương tự ở Thái Lan, Trung Quốc khoảng 21%. Đối với các cảng ở gần bờ biển, thì cảng Đà Nẵng có mức thu cao hơn những 54% so với mức bình quân của 4 nước lân cận là Thái Lan, Philippines, Indonesia và Hàn Quốc. Đại diện một công ty tàu biển nước ngoài tại TP.HCM nhận định cước phí cảng biển của Việt Nam nhìn chung cao hơn 20-30% so với các nước trong khu vực.

Theo các chuyên gia, tình trạng bắt nguồn từ việc sở hạ tầng, trang thiết bị cảng biển VN còn lạc hậu so với các nước. Tại TP HCM, hầu như không có cảng nào thực sự là cảng container chuyên dụng. Công trình bến và kho bãi vẫn còn lạc hậu năng suất chưa cao.

Ông Bùi Văn Quản, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP HCM cho rằng, tình trạng tàu phải lưu đậu nhiều ngày hơn ở cảng để giải phóng hàng hóa vẫn xảy ra. Bởi hàng hóa trên tàu không giải phóng kịp thì chủ tàu sẽ bị phạt mỗi ngày là 8.000 USD. Chủ tàu sẽ phạt lại chủ hàng và chủ hàng phạt ngược lại các doanh nghiệp vận tải".

-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), September 28, 2004.


Công ty Khí đốt Sài Gòn giỏi 'lách luật'

Công ty Liên doanh Khí đốt Sài Gòn (Elf gaz Saigon) hoạt động sản xuất kinh doanh đã hơn 10 năm nhưng vẫn chưa có tổ chức công đoàn đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Tính từ ngày 28/12/1994 đến ngày 31/12/2003, Elf gaz Saigon kư hợp đồng bảo vệ với tập thể lao động 10 người có thời hạn 1 năm, hết năm này kư tiếp năm khác. Sau sự cố về bảo vệ tại Công ty Coca Cola, từ tháng 1 đến tháng 3/2004, Elf gaz Saigon quyết định chỉ gia hạn hợp đồng bảo vệ từng tháng một. Đồng thời, Elf gaz Saigon thông báo thanh lư hợp đồng, người lao động làm việc 9 năm 3 tháng được chi trả trợ cấp thôi việc 9 năm là 4,5 tháng lương, thay vì 4,75 tháng lương theo quy định của Nhà nước.

Các chế độ nghỉ phép hằng năm, bảo hiểm xã hội đều không trả. Cũng vào cuối tháng 3/2004, Elf gaz Saigon buộc những anh em làm bảo vệ kư đơn “Xin làm việc dưới hình thức lao động phổ thông có tính chất thời vụ”. Đơn được in sẵn nguyên văn như sau:

“Được biết Công ty Elf gaz Saigon đang có nhu cầu thuê người làm công việc bảo vệ cho công ty, vì đây là công việc đơn giản, không yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nên bằng đơn này tôi xin tự nguyện được tham gia làm công việc bảo vệ cho công ty dưới hình thức lao động thời vụ, không đòi hỏi các quyền lợi về Bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác như công nhân viên chính thức của công ty. Nếu được chấp thuận, tôi cam kết sẽ chấp hành tốt các quy định nội bộ của công ty và sẽ cố gắng hoàn thành thật tốt công việc bảo vệ mà Công ty Elf gaz Saigon yêu cầu”. Hợp đồng lao động thời vụ này có thời hạn 2 tháng, hết 2 tháng này kư tiếp 2 tháng khác.

Tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động có quy định: “Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ một năm trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác”.

Theo giới chuyên môn, việc buộc người lao động làm đơn “tự nguyện” và kư hợp đồng bảo vệ theo diện lao động thời vụ là hành vi “lách luật” và đối phó với ngành chức năng của Công ty Elf gaz Saigon.



-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), September 28, 2004.



Quota dệt may ai bán, ai mua?

Hồ sơ xin cấp hạn ngạch phải gồm đơn, khai báo thiết bị, giấy tờ hải quan... Công ty dệt may A nộp đơn đăng kư xin 20.000 tá hạn ngạch Cat 338/339 nhưng đến ngày giao hàng chỉ nhận được 1/3 yêu cầu. Công ty B không có nhà xưởng, thiết bị, chỉ chuyên xuất nhập khẩu, vậy mà được phân tới gần 1 triệu tá. Có cầu, có cung, chợ mua bán quota hình thành. *Xung quanh vụ tiêu cực phân bổ quota dệt may

Trường hợp như công ty A không phải là hiếm. Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ phía Nam đều phản ánh, tiêu chuẩn quota dệt may xuất sang thị trường Mỹ mà họ được nhận chỉ đáp ứng 20-30% năng lực sản xuất. Số còn lại, phải chạy vạy bằng nhiều cách để có thể thực hiện hợp đồng đã kư và đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động.

Thuật ngữ visa chỉ con dấu do các phòng quản lư xuất nhập khẩu khu vực, được Bộ Thương mại ủy quyền, cấp cho mỗi lô hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ thuộc 38 Cat bị áp hạn ngạch. Nó bao hàm phần mô tả về lô hàng, chứng nhận nước xuất xứ và cho phép lô hàng được khấu trừ vào mức hạn ngạch đang áp dụng cho Việt Nam.

Theo quy định mới, hàng dệt may sang Mỹ phải được cấp visa điện tử. Một mùa dệt may mới thường bắt đầu bằng việc bàn bạc quy chế phân bổ quota. Cơ chế này phải được hoàn thiện muộn nhất là vào tháng 8 của năm trước, làm căn cứ để tổ điều hành liên bộ (Bộ Thương mại, Công nghiệp và Hiệp hội Dệt may Việt Nam) tính toán tiêu chuẩn quota phân cho mọi đối tượng doanh nghiệp. Đây cũng là cơ sở để mỗi doanh nghiệp tự nhẩm tính định mức xuất khẩu của mình và tìm kiếm đối tác, kư kết hợp đồng làm hàng cho năm tới. Sau 15-30 ngày công bố quy chế, liên bộ sẽ bắt đầu thông báo phân bổ và doanh nghiệp có thể căn cứ vào đó để làm đơn, gửi hồ sơ xin được cấp hạn ngạch. Nếu mọi việc suôn sẻ, trong vòng 8 giờ làm việc, phòng quản lư xuất nhập khẩu khu vực (Bộ Thương mại) sẽ hoàn tất cấp visa tương ứng với tiêu chuẩn hạn ngạch cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, sự suôn sẻ ấy hầu như chẳng bao giờ đến với doanh nghiệp. Cứ mỗi dịp phân quota, tại hàng lang Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Thương mại) dường như đông hơn và lúc nào cũng vang lên tiếng bước chân vội vã, cập rập của những ông giám đốc, của các cán bộ thị trường đến từ nhiều doanh nghiệp trong cả nước. Giám đốc Công ty may Maika Phúc Sinh từng không dưới một lần phải đáp chuyến bay sớm từ TP HCM ra Hà Nội để xin hạn ngạch, cứu lô hàng sẽ phải giao vào buổi trưa. Những dòng mồ hôi tuôn dài trên gương mặt đỏ lựng, tóc tai dính bết vào trán, tay lăm lăm một mớ hồ sơ với đủ thứ giấy tờ, từ đơn đặt hàng, khai báo thiết bị, đơn xin cấp phép. Vừa đứng chờ đến lượt, ông Phúc Sinh vừa liên tục gọi điện về cơ quan để yêu cầu nhân viên gửi thêm giấy tờ. Cạnh ông là một anh chàng cán bộ thị trường của công ty dệt may mãi trên Phú Thọ. Mớ hồ sơ anh cầm cũng đã nhàu nát sau nhiều lần luân chuyển từ phòng này sang phòng khác. Rồi anh chạy lên, chạy xuống, photo, nhận fax vậy mà vẫn nhận được câu trả lời giấy tờ chưa hợp lệ.

Vụ tiêu cực >Phó thủ tướng Vũ Khoan: Tiêu cực không phải do cơ chế >Bộ trưởng Thương mại: Chưa hề nhận được đơn tố cáo tiêu cực >Đã bắt 9 người trong đường dây phân bổ quota dệt may >Bộ Thương mại sẽ kỷ luật nghiêm các cá nhân vi phạm >Khó giám sát tiêu cực trong phân bổ quota dệt may >Vụ phó Xuất nhập khẩu Bộ Thương mại bị bắt >'Cò' hạn ngạch Để tránh sự cực nhọc ấy, không ít doanh nghiệp đã chọn con đường ít gian nan hơn nhưng mạo hiểm hơn gấp nhiều lần: mua quota. May mắn thì nhờ vả các công ty quen thân trong nước, xem họ có thừa chút nào để vay mượn. Song đa phần đều phải cầu viện tới "cò", nơi luôn sẵn sàng cung ứng các thông báo giao hạn ngạch đã được đóng dấu và kư khống (để trống tên doanh nghiệp và số lượng hạn ngạch). Muốn bao nhiêu cũng được, miễn là chịu phí cao, bên mua phải trả cho bên bán một khoản tiền tính theo đơn vị hàng. Hiện các cơ quan chức năng chưa nắm chính xác giá mua hạn ngạch ở mỗi chủng loại hàng là bao nhiêu. Có người đồn thổi, giá mua quota cao gấp 20 lần giá gia công. Đặc biệt ở Cat nóng 338/339 (áo T-shirt), giá mua mỗi tá có thể lên tới 17-20 USD, thậm chí còn cao hơn nếu "cò" biết doanh nghiệp đang cần giao hàng gấp.

Tuy nhiên, theo điều tra của VnExpress, chi phí cho quota (kể cả phí chính thức và các chi phí "đen") thường chiếm 1/3-1/2 đơn giá gia công mà doanh nghiệp kư với khách hàng. Giá gia công cao nhất hiện nay thuộc về mã hàng jacket, khoảng trên 4 USD/chiếc và phí mua quota cho Cat này ngoài chợ đen thường dao động từ 1 đến 1,5 USD/chiếc. Khi kư hợp đồng, bao giờ doanh nghiệp cũng phải tính toán đơn giá làm sao vừa đủ sức hấp dẫn với đối tác, vừa đủ trang trải các chi phí sản xuất. "Theo quy định, trong 100% đơn giá, doanh nghiệp có quyền sử dụng tối đa 52% để chi trả lương cho nhân viên. Phần còn lại trang trải các chi phí quota, bao bì, đóng gói, phí vận chuyển hàng từ xưởng sản xuất ra cảng và vô số loại phí khác. Nhiều khi phí quota quá lớn, chúng tôi đành phải cơ cấu lại phần đơn giá tính cho người lao động. Đành phải làm như vậy thôi, còn hơn là không có việc cho chị em làm", lãnh đạo một doanh nghiệp dệt may lớn ở phía Bắc tâm sự.Trong khi đó, những người công nhân dệt may, những người phải ngồi miết bên chiếc máy 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày, lại chưa bao giờ biết chính xác số lương bèo bọt mà mình được nhận mỗi tháng chiếm bao nhiêu phần trăm trong đơn giá gia công kư kết với khách hàng. Họ cũng chẳng có nhiều thời gian rỗi để chú ư tới chuyện thiên hạ mua bán hạn ngạch thế nào.



-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), September 28, 2004.


May cai nay co day tren bao cs.Chung may thuong ho hao:Dung nghe nhung gi cong san noi...co ma?Sao bay gio cs noi cai gi cung may cung nghe ram rap roi ke cho nhau nghe nua ha,may thang cho gia ngu?

-- (@@@.@@), September 29, 2004.

Moderation questions? read the FAQ