vietcong tàn pha' ru*ng` phu.c vu. di hi'

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

"Hạ sát" 60 ha rừng thông cho sân golf?

Một dự án liên doanh với Hàn Quốc nhằm xây dựng một sân golf 36 lỗ ở khu vực Tuyền Lâm (Đà Lạt). Để triển khai thực hiện dự án sẽ phải dọn mất ít là 60 ha rừng với khoảng 18-20 ngàn cây thông trong vùng. Nhiều người dân và không ít chuyên gia cho rằng: điều này đồng nghĩa với việc “hạ sát” rừng một cách công khai, hợp pháp!

Một quan chức chính quyền tỉnh Lâm Đồng đă cho rằng: Đà Lạt cần phải đi tới, có sức sống, phát triển mạnh mẽ lên, giàu có hơn và du lịch được xác định là mục tiêu mũi nhọn. “Chúng tôi muốn Đà Lạt trở thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế, chuyên nghiệp, có thương hiệu, mà để đạt được điều này cần phải có những hoạt động thu hút du lịch cơ bản, chiến lược và mạnh dạn thật sự. Bản qui hoạch Tuyền Lâm nhằm mục đích đánh thức vùng Tuyền Lâm. Đặt sân golf ở Tuyền Lâm sẽ giúp thu hút đầu tư vào đây, biến nó thành một điểm nhấn. Nên nhớ không phải chỗ nào người ta cũng sẵn sàng đổ tiền làm sân golf, mà phải là nơi có sinh cảnh lư tưởng, hệ số thuận lợi tốt và non nước. Tuyền Lâm đáp ứng được điều này!”, ông Huỳnh Đức Hoà, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng hào hứng phác thảo về tương lai thu hút khách của cao nguyên Đà Lạt.

Nhưng người dân và du khách đến Đà Lạt vẫn biết: ngay giữa ḷng thành phố này, tại một vị trí có thể nói là đẹp nhất v́ nằm ngay bên hồ Xuân Hương, đă có một sân golf (18 lỗ, rộng 64ha) được những nhà đầu tư Mỹ liên doanh với Công ty du lịch Đà Lạt tiến hành đầu tư xây dựng, và đưa vào khai thác sử dụng từ hơn 10 năm qua.

Hiệu qủa của sân golf này thế nào? Có thực sự trở thành “điểm nhấn”, tạo tiền đề để thu hút hàng vạn khách du lịch quốc tế đến với Đà Lạt và mang lại cho ngân sách tỉnh mỗi năm hàng triệu USD... như viễn cảnh đă từng được vẽ ra trước khi khởi động dự án? Hay thực tế là suốt 10 năm trời qua sân golf này thua lỗ, đóng góp cho địa phương chẳng đáng là bao. C̣n người dân địa phương và hầu hết du khách trong và ngoài nước th́ mất đi, nói nói đúng hơn là bị đứng bên ngoài, một khoảng không gian tuyệt vời nhất của Đà Lạt!

Trước băn khoăn này, ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Ban quản lư Khu du lịch Tuyền Lâm (thuộc UBND tỉnh Lâm Đồng) cho rằng: không nên v́ chuyện sân golf đầu tiên ấy mà dừng lại chuyện tiếp tục đầu tư sân golf ở Đà Lạt. Thậm chí ngay sau dự án sân golf 36 lỗ ở Tuyền Lâm, rồi đây tại vùng Dankia - Suối Vàng (cách trung tâm Đà Lạt 22km) cũng sẽ có một sân golf 36 lỗ nữa!

Tuy nhiên điều mà không ít nhà quản lư du lịch và các nhà khoa học bày tỏ băn khoăn, là liệu với việc triệt hạ mảng xanh như lâu nay từ nạn phá rừng trái phép, cho đến triệt hạ cây rừng “hợp pháp” để phát triển đường sá, khu công nghiệp; th́ nay lại “tàn phá” một lúc đến 18- 20 ngàn cây thông ở vùng sơn thủy trinh nguyên Tuyền Lâm, sẽ lại tiếp tục làm vỡ hệ sinh thái đến mức độ nào? Đà Lạt từng được ví von là thiên nhiên ưu đăi, để con người chỉ cần “bán khí hậu” là có thể giúp Đà Lạt giàu có và đẹp đẽ hơn...

Kỹ sư Lê Anh Tuấn, Trung tâm kỹ thuật môi trường và thủy lợi khoa công nghệ trường Đại học Cần Thơ, cho biết theo báo cáo của Pratap Chatterjee, một sân golf 18 lỗ ở Malaysia tiêu thụ 5.000m3 nước mỗi ngày, lượng này đủ cho ít nhất 20.000 hộ gia đ́nh sử dụng. Nhiều sân golf trong thời gian đầu lấy nước từ sông hồ tại chỗ hoặc khoan lấy nước ngầm, một thời gian sau nguồn nước trở nên ô nhiễm đe dọa cỏ trồng ở sân golf, người ta lại tiếp tục xây dựng hệ thống dẫn nước mới từ nơi khác đến.

Chính phủ Malaysia đă phải tiêu tốn 7,5 triệu USD cho việc kéo đường ống nước từ Terengganu đến sân golf ở Redang Island (Chee Yoke Ling, 1993). “Các nhà khoa học của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đă cho biết trên mỗi hecta sân golf phải sử dụng trung b́nh một số lượng hóa chất gấp ba lần số hóa chất cho một khu đất canh tác nông nghiệp b́nh thường (Selcraig- 1993), thậm chí có nơi như kết quả khảo sát 107 sân golf của Long Island, lượng hóa chất sử dụng đă lên đến gấp năm lần so với đất nông nghiệp (Environmental Protection Bureau, 1995).

Các độc chất này là nguy cơ cao gây ung thư. Ở một số quốc gia vùng Đông Nam Á, người ta ước tính mỗi sân golf phải tiêu thụ khoảng 1,5 tấn hóa chất mỗi năm (Gen Morita, 1993). Số hóa chất này bị nước tưới, mưa... ḥa tan cuốn xuống các ao hồ, sông suối và nước ngầm, tiếp tục là nguồn ô nhiễm nước nghiêm trọng cho khu vực. Không chỉ ô nhiễm nguồn nước, một số nơi ở sân golf việc trừ sâu bằng máy phun đă phát tán 90% độc chất vào không khí!”, KS Lê Anh Tuấn bày tỏ lo âu.

Trước số phận của 18-20 ngàn cây thông trong vùng trước nguy cơ bị “hạ sát”, ông Nguyễn Xuân Thành trấn an: “Chúng tôi bàn với nhau làm sao để hạn chế đến mức thấp nhất việc chặt hạ thông. Và đă có một giải pháp cho số phận những cây thông nằm trong khu vực dự tính phải “giải phóng”.

Cụ thể, một đơn vị từ Tp.HCM đăng kư xin được “cứu” số cây thông kia. Họ cho biết sẽ dùng công nghệ của Đức để di dời thông an toàn bằng một loại máy đào và vận chuyển cây đặc chủng. Cây được bứng lên sẽ được trồng vào những vị trí phù hợp ngay tại sân golf, phần nữa sẽ được di dời đến trồng ở những khu đồi trọc nào đó bất kỳ thuộc Đà Lạt. Đó là chưa nói ngay khi thiết kế kỹ thuật những đường banh (golf) đi, nhà đầu tư cam kết sẽ t́m cách “ né” thông ở mức cao nhất...”.

Nhưng không ít chuyên gia cho rằng: các giải pháp như di dời rừng bằng cách bứng cây đi trồng nơi khác không có nhiều khả năng hiện thực v́ cây rừng hoàn toàn không giống như một vườn cây cảnh mà ta có thể chuyển đi chỗ khác một cách dễ dàng, đó là chưa nói khi dời một rừng cây lớn sang một khu đồi trọc nào đó, người ta có thể làm gia tăng nguy cơ xói ṃn đất gần như gấp đôi do phải đào xới diện tích khu rừng cũ cũng như tiếp tục đào đắp sang chỗ mới. Vùng đất càng dốc th́ nguy cơ bị xói ṃn càng cao. Khu đất để xây dựng sân golf thường được chọn là các triền đồi, g̣ cao, địa h́nh thay đổi... càng dễ tạo điều kiện thuận lợi cho hiện tượng xói ṃn khi cây rừng mất đi.



-- vietcongkhung (hochominh@vnn.vn), September 28, 2004

Answers

Response to vietcong tĂ n pha' ru*ng` phu.c vu. di hi'

Cac bac chui lam gi,vay la CS tu sat roi.Mai mot cac bac ve chong cong,thi cs no chang con cho de chui nua,cac bac chang phai nem bom trai tham,hay phun chat khai hoang de pha rung nhu hoi xua nua.Dang mung cho CH chu.

-- (@@@.@@), September 28, 2004.

Moderation questions? read the FAQ