Cuoc Doi Doi Thay 3

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Trước tiên bọn Cộng Sản đưa chúng tôi về Long Giao rồi Suối Máu để thanh lọc trước khi đày ra miền Bắc. Những dăy nhà chúng tôi ở đa số là cấp Trung Tá cách khu các Đại Tá khoảng 300 thước. Sự việc đầu tiên làm tôi vô cùng xúc động là thấy cựu Đại Tá Soạn, vị chỉ huy mà tôi hằng quí mến mới đây ông là một Đại Tá tỉnh trưởng Hậu Nghĩa uy nghi và đă từng là chiến đoàn trưởng Thủy Quân Lục Chiến của tôi nay thật là anh hùng lỡ vận. Nh́n thấy ông mặc bộ kaki ngắn rách lao động vác củi tôi không khỏi bùi ngùi thương cảm. Cùng chung cấp bực với ông c̣n có các cựu Đại tá Tư Lệnh Phó Sư Đoàn TQLC, niên trưởng Nguyễn Thế Lương và Nguyễn Năng Bảo là 2 vị cựu Tiểu Đoàn Trưởng của tôi trước kia, và cả niên trưởng Thông.

Những sĩ quan giữ chức vụ quan trọng bị đày ra Bắc, cấp Đại tá và Tướng lănh đi bằng máy bay nhưng đều bị c̣ng tay. Chúng tôi bị bọn bộ đội CS đưa xuống tàu hải quân nhốt chen chúc đến ngộp thở dưới hầm chở ra bến tàu phía Bắc vĩ tuyến 17 rồi từ đó lại bị nhét chật ních vào các toa chở hàng hóa bằng sắt trên xe lửa đến Yên Bái. Một số anh em bị chết ngạt trên đường di chuyển v́ không chịu nổi sức nóng như đun của các toa sắt giữa nắng hè miền Bắc, Trung tá Nhiều trưởng pḥng 4 Sư Đoàn TQLC đă uống thuốc tự sát trên tàu thủy trên đường đến Hải Pḥng. 

Trên đường ra Yên Bái ngồi chen chúc mấy ngày đêm trong toa sắt, các anh em thay phiên nhau đến ngồi gần song cửa nhỏ để lấy không khí thở, mặc dù khốn khổ cũng ṭ ṃ nh́n xem cảnh sống của dân miền Bắc như thế nào và cảnh vật của quê hương ḿnh ra sao từ phía bên kia vĩ tuyến 17. Các anh quê ở miền Bắc có chỉ cho chúng tôi biết vài địa danh với cảnh đẹp nh́n thấy được lúc ban ngày. Qua đèo Ngang cảnh ngoạn mục làm tôi nhớ câu thơ “Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà, cỏ cây chen đá lá chen hoa....”; đến Vinh chiếc tàu hỏa vượt qua chiếc cầu sắt xinh xinh giữa 2 ngọn núi xanh. Khi vào thành phố Hà Nội, đoàn tàu hỏa vượt qua cầu Long Biên bắt ngang con sông Hồng nước đỏ, rộng mênh mông trông rất hùng vĩ. Đoàn tàu hỏa dừng lại ở ga Hàng Cỏ, chúng tôi được dịp nh́n cảnh thành phố Hà Nội trông rất cổ kính nhưng cũ kỹ và dơ bẩn. Lúc ấy tôi nghĩ rằng miền Bắc cảnh cũng rất đẹp mà mấy mươi năm nay bị bọn Cộng sản cai trị thật là uổng công tạo hóa đă cho quê hương ta nhiều cảnh đẹp thiên nhiên. 

H́nh ảnh của những thiếu nữ tha thướt với những chiếc áo dài hoặc áo đầm không có ǵ là lạ với tầm mắt của mọi người trước 30/4/75. Nhưng trong lúc xe ngừng tại ga Hàng Cỏ, chúng tôi ngồi chen chúc trong toa sắt, ḿnh trần nổi đầy ghẻ v́ gần 8 ngày không tắm rửa, mồ hôi nhễ nhại thắm ướt cả quần đùi. Trong cảnh tù đày bỗng thấy một phụ nữ người da trắng mặc chiếc áo đầm sang trọng bước ngang đường sắt xe lửa, ai cũng nhào tới nh́n, ḷng tôi cảm thấy tủi nhục v́ ḿnh như đang bị đày ải dưới địa ngục c̣n nàng da trắng kia như là một tiên nữ giáng trần, ḷng càng buồn tủi và càng căm thù bọn CS mang rợ thêm nữa.

Chúng tôi đến trại tù Yên Bái tháng 6 năm 1976, đây là vùng rừng sâu nước độc trước kia bọn Cộng Sản đă từng giam giữ tù binh Pháp. Trại tù của chúng tôi là những dăy nhà tranh vách bằng tre đan do tù tự xây cất để ở, nằm trên 2 ngọn đồi thoai thoải, chung quanh núi non trùng trùng điệp điệp, cảnh rất buồn làm tâm trạng của tù càng buồn thêm, v́ xa vợ con, v́ bị lưu đày quá khổ sở, lao động khổ sai nhọc nhằn mà bụng th́ đói triền miên. Tôi không bao giờ quên cảnh trăng rằm tháng Bảy và trời mưa đầu tiên ở Yên Bái, buồn thật buồn! Mưa tháng Bảy thường gọi là mưa Ngâu làm tôi nhớ đến chuyện huyền thoại Ngưu Lang và Chức Nữ, rồi nghĩ đến ngày về thật là thời gian dài vô tận..... Cảnh rất đẹp vào những đêm trăng sáng nhưng sao quá buồn. Dưới chân đồi của trại tù có con suối nhỏ nước chảy róc rách quanh năm, nước phản chiếu ánh trăng lốm đốm như những con cá bạc tự do lội tung tăng theo ḍng suối trông thật là đẹp.

Chứng kiến cảnh đau ḷng tại con suối nhỏ. Nhưng cũng nơi suối nầy tôi đă chứng kiến một cảnh rất đau ḷng là một buổi sáng trời mùa đông lạnh buốt với mưa phùn ướt át, hai Trung Tá trước phục vụ tai trường Bộ binh Thủ Đức (xin tạm giấu tên), gánh một thúng phân để tưới rau trên đồi bên kia ḍng suối. Khi qua đến giữa cầu khỉ bị trơn trợt té xuống suối phân văng tung tóe, hai ông vội vă chạy ngược ḍng suối để tẩy sạch phân lấm đầy người ḿnh rung v́ lạnh, tôi nh́n thấy thật là tội nghiệp đến rưng nước mắt. Ngắm Trăng Nhớ Về Yên Bái

Hôm nay tháng Bảy ngày rằm
Chim ô bắt nhịp, Chức Ngưu trùng phùng
Trên trời lấp lánh trăng sao
Như muôn ngọn nến chúc câu tao phùng
Riêng ta sao vẫn một ḿnh
Nh́n trăng ta ngắm, nh́n sao ta buồn
Buồn cho vận nước đảo điên
Để cho lũ Cộng đọa đày thế gian
Buồn cho anh ở lao tù
Tấm thân bi đọa, cơm th́ thiếu ăn
Trăng ơi trăng hởi là trăng
Xin dừng nơi đó, để ta ngắm nàng
Ngắm nàng ta cũng giải khuây...
Nh́n nàng ta cũng vơi ḷng nhớ nhung
Trăng soi rọi sáng khắp nơi
Rọi dùm chốn ấy chồng ta đở buồn

TN. 

Tôi chỉ biết than thầm cảnh lao tù CS của chúng ta sao mà khổ thế! Và cũng tại nơi suối nầy vào một buổi trưa tôi được ông Thiếu tá Q.., người có trách nhiệm nuôi heo cho bộ đội, cho tôi nửa chén cháo heo. Tôi và ông ngồi ăn lén bọn bộ đội bên bờ suối vắng vẻ, cháo gạo lức trộn với cám mùi thơm ngon nóng hổi, đang cơn đói triền miên ăn vào cảm thấy thật ngon. Một ngày nọ con heo mẹ sanh ra 8 con heo con nhưng v́ trời mùa Đông tiết lạnh nên bầy heo con chết hết. Ông Q... báo cáo cho tên trưởng trại, sáng hôm sau tên nầy ra lệnh cho nấu hết bầy heo con chết cho heo mẹ ăn, ông chỉ mổ bụng lấy ruột ném đi rồi bỏ hết vào chảo nấu cho nhừ thịt. Chảo cháo thịt bay mùi thơm phức làm bao tử ḿnh càng thấy đói thêm, nhưng mấy heo con đă śnh rồi tôi không dám xin ăn. Ông ấy đă ăn lén lúc nào tôi không biết, nhưng ông có khoe với tôi là ông đă xơi một chén cháo thịt heo đă quá. Ngày hôm sau ông bị đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy trầm trọng tưởng ông phải chết v́ bị trúng độc mà không dám nói ra là ông đă ăn cháo heo. 

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Rừng đêm âm u nơi trại tù Yên Bái mà ánh trăng rằm sáng hiện lên giống như cái đèn lồng treo lơ lửng trên đỉnh núi thật là ngoạn mục, nhưng ḷng th́ buồn tê tái! nên có câu thơ “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Cảnh quá đẹp và nên thơ nên tôi có nói với một anh bạn tù rằng cảnh trăng ở đây đẹp quá, anh ấy nổi cáu và trả lời: mầy thấy đẹp th́ mầy ở đây luôn đi. Nghe anh ấy bảo mầy ở đây luôn đi làm tôi ớn xương sống v́ sợ lời nói xui xẻo nầy khiến ḿnh ở lại luôn là đời tàn. Nhưng tôi không giận anh ấy v́ tôi hiểu anh cũng như tôi đang nhớ nhà, nhớ vợ, nhớ con cũng đang đau khổ ở miền Nam không biết chừng nào chồng cha sẽ trở về sum họp với gia đ́nh. 

Lúc ấy tôi nghĩ rằng ánh trăng nầy đang soi sáng các trại tù miền Bắc, trại tù miền Nam và cũng soi sáng cả vùng trời tự do Âu Mỹ, nơi ấy những người di tản chắc cũng buồn v́ xa xứ nhưng họ hạnh phúc hơn chúng tôi là hưởng được cái không khí tự do và nhân quyền của con người, trong khi chúng tôi đang trong cảnh lao tù, thật là: Nhứt nhựt tại tù bằng thiên thu tại ngoại, nhưng tôi lại nghĩ: Một ngày tù với cộng sản bằng trăm cái thiên thu.

* Dă tâm của bọn CS.

Sau 3 năm ở ngoài Bắc, bọn CS thả những người tù già yếu bệnh tật trong đó có tôi mà bọn chúng nghĩ có về th́ cũng chết thôi. Về nhà mừng vui được sum hợp gia đ́nh nhưng không khí rất là ngộp thở v́ những tên công an khu vực tới nhà xét bất cứ lúc nào. Sau 2 tháng bọn Việt Cộng địa phương đến bắt tôi lại, chúng nó cho tôi vài phút chuẩn bị đồ đạt, nh́n mặt chúng lộ vẻ đằng đằng sát khí nên tôi nghĩ chúng sẽ giết tôi để trả thù, tôi quyết định dùng thuốc tự sát thà chết tại nhà với vợ con hơn là bị bọn chúng vùi xác nơi nào đó mà vợ con không hề biết được. Trước sự giằng co dữ dội của vợ con tôi cùng sự chứng kiến của người xung quanh, vợ con tôi quyết định liều đem tôi ra xe chở đi bệnh viện. Trước sự phẫn nộ của vợ con tôi mà chúng đành đóng kịch trước dân chúng và theo đuổi vợ con tôi sau đó. Sau 4 ngày đêm tôi tỉnh lại, trốn khỏi nhà thương Nguyễn Văn Học và sống ẩn náu trong sự khủng hoảng hơn một năm trời mới vượt biên được. Tôi được biết một số sĩ quan về cùng lúc với tôi cũng bị bọn CS bắt lại, không biết số phận ra sao?

* Thuyền nhân tỵ nạn.

Lần thứ nh́ vào cuối năm 1979, tôi qua Mỹ với tư cách là thuyền nhân tỵ nạn từ Thái Lan đi bằng máy bay Charter, họ cho ăn đồ fast food chớ đâu được ăn uống sang trọng như hồi thuở đi du học bằng máy bay du lịch. Khi chiếc charter đáp xuống phi trường Oakland tất cả tỵ nạn phải được khám sức khỏe trước khi cho về nhà của bảo trợ. Một cô y tá Mỹ nh́n hồ sơ của tôi và thấy tôi chống gậy cô ấy lắc đầu làm tôi nghĩ chắc cô nầy thấy tôi bị tàn phế nên thương hại, cô hỏi tôi: “ông có đi làm được không?” Tôi biết ngay là chắc mụ đầm nầy nghĩ ḿnh qua đây rồi sẽ ăn bám mới hỏi câu nầy. Tôi nổi cáu trả lời: “Ở Việt Nam tôi c̣n đánh giặc được, qua đây làm cái ǵ mà chẳng được!” 
Cô ấy trả lời: “I do believe you”. Gia đ́nh Mỹ bảo trợ tôi ở tại thành phố Monterey. Rất may mắn sau 2 tuần cơ quan tiếp giúp tôi định cư chịu mướn tôi làm Resettlement counselor.

Thật ra 2 năm sau cùng ở trung học, lúc đó c̣n chương tŕnh Pháp mỗi tuần chỉ có 1 giờ Anh ngữ th́ vốn liếng Anh văn có là bao nhiêu, mặc dù lúc làm việc trong quân đội với cố vấn Mỹ ḿnh nói ít họ cũng rang hiểu thôi. Qua tới đây mới thấy Anh ngữ của ḿnh quá kém, phát âm bậy bạ chẳng đúng giọng, nói chuyện họ cứ what? và what? Nhận thực được hiện t́nh, tôi hết sức cố gắng trao dồi thêm như đọc sách báo, nghe truyền h́nh và nhờ làm việc tiếp xúc với người Mỹ nên vốn Anh ngữ ngày càng khá hơn.

* Lúc tuổi trẻ chống giặc Cộng Sản đến tuổi già phải chống lại bệnh tật.

Lúc c̣n đi làm mỗi ngày đưa vợ tôi đến bệnh viện làm việc rồi mới tới sở làm của tôi. Ngày ngày tôi đều nh́n thấy những người ngồi xe lăn chạy quanh bệnh viện thật là tội nghiệp. Có khi tôi nghĩ rằng nếu ḿnh lâm vào cảnh sống như thế nầy th́ khổ lắm. Tôi tuy chống gậy vẫn c̣n hơn họ nhiều.

Tưởng rằng sau khi về hưu tôi sẽ hưởng được an nhàn với tuổi chiều xế bóng, sống đời thảnh thơi, nào ngờ lại bị stroke tuy không nặng lắm, nhưng làm ảnh hưởng vết thương cũ nơi xương sống nên đă hơn hai năm nay vẫn phải ngồi xe lăn. Lắm lúc cũng buồn và chán nản, nhưng ngoài sự thương yêu lo lắng của vợ con c̣n có các Niên trưởng, các Chiến hữu và bạn bè thường xuyên thăm hỏi và an ủi. Có lần bà cựu Tư Lệnh cũng không ngại đường xa lên thăm và an ủi làm chúng tôi tưởng nhớ và thương tiếc Cánh chim đầu đàn mà chúng tôi luôn kính mến đă sớm bay đi về miền miên viễn. Tôi xin thành thật cám ơn quư vị đă cho tôi những an ủi tinh thần rất quư báu giúp cho tôi chóng lành bệnh. T́nh huynh đệ chi binh trong Binh chủng thật là quư hóa. 

Kết cuộc tôi nhận thấy lúc c̣n trai trẻ chúng ta lo chống giặc Cộng Sản, không bao giờ vui hưởng được cuộc sống an b́nh, hơn nữa chúng ta là lính chiến trường th́ mấy khi hưởng được cái hạnh phúc sum hợp êm ấm bên vợ con. Bây giờ đến tuổi già phải chống lại bệnh tật xảy đến cho chúng ḿnh.

Viết bài nầy ḷng tôi cảm thấy xao xuyến và thương tiếc những chiến sĩ cùng đơn vị đă hy sinh cho tổ quốc thân yêu và cũng luyến nhớ nhiều kỷ niệm khó quên trong đời lính cùng chung trong một đơn vị chiến đấu, hoặc làm việc chung trong một cơ quan. 

Xin thân mến chúc các niên trưởng và chiến hữu sức khỏe tốt để hưởng tuổi về hưu thật an nhàn hạnh phúc. 

Thân mến. 

Cựu chiến hữu Nguyễn Minh Châu

Sau đây là một lời tạ ơn mà vợ tôi xin tặng và ghi ơn tất cả các chiến sĩ, đặc biệt là chiến sĩ TQLCVN. Bài thơ nầy nói lên sự vất vă nhọc nhằn của người lính chiến trường.

-- Nong bi dai' (vietnamcongsans@yahoo.com), September 21, 2004

Answers

Ṇng Bí Đái, cám ơn bạn đă post bài này. Anh tôi trước phục vụ TQLC và đă hy sinh năm 68 để bao vệ Sài G̣n vùng b́nh lợi nơi công trường 5 ém quân và đựng tiếp liệu hậu cần vào khu Yếu khu Tân Sơn Nhất.

-- (Ngô_Quyền@New_Việt_Nam.com), September 22, 2004.

De nghi may anh VAS post lai cai anh Tuong cua cac anh ban Viet Cong Sai Gon ! Xem moi thay nguoi ta con tu te chan voi cac anh !

Toi cac anh bo dit My de chong lai Thong Nhat Dan Toc thi muon doi khong ai co the tha thu ! Khong hieu cac anh co phai goc Viet khong hay goc "Tau" hay goc "Campuchia" !

-- (thuongnhi@yahoo.com), September 22, 2004.


Đối với Cộng Sản Việt Nam lừa bịp và phỉnh gạt là phương tiện, dùng hành động khủng bố giết người để đạt mục đích. Đối với CSVN trong từ ngữ của đảng không có chữ Nhân Đạo. Bác Hồ Chủ Tịt dă học mánh của Lenin và Stalin và đánhcắp 1 câu nói Thà Bắt Lầm, Giết Lầm C̣n Hơn Thả Lộn đây là căn bản đạo đức của mấy chữ Vẹm nhà ta làm ǵ có truyện Nhân Đạo. Đi học 3 tháng thành ra 20 năm đây là lối trả thù hạ cấp chỉ có loài giă thú mới đang tâm làm những cái truyện bất nhân.

Thôi nói ǵ chi nhiều thực tế chứng minh chi hành động nhá, nước nhà đă Hoà B́nh trong 30 năm và nước nhà chiếm giải nhất các quốc gia Đông Nam Á và Phi Châu là XHCNVN là 1 nước tụt hậu cap nhất, Ô Hô Hoà b́nh đă về mà sao đất nước nghèo sơ sắc Ai gây nên cảnh người nô lệ người, ai bán dân cho ngoại bang để kiếm lợi. Một quốc gia m` ṣng bàị nhà chứa, nhà tù nhiều hơn trường học, bệnh viện là 1 nước mọi rợ. AI GÂY RA CẢNH NGHÈO ĐÓI VÀ TỤT HẬU VĂ BĂNG HOẠI VỄ LUÂN LƯ ĐẠO ĐỨC, PHẨM GIA" 1 CON NGƯỜI = ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BỌN MAFIA ĐỎ và Lũ Lê Chiêu Thống Tân Thời, bọn măi quốc cầu vinh. Tội Này Đáng Bi Tiền Nhân Ruồng Bỏ Giống Ṇi Chê.

-- (Ngô_Quyền@New_Việt_Nam.com), September 22, 2004.


Tho gi ma nhu com nguoi lan soi, lung ca lung cung, kho tieu hoa wa!

-- Viet Cuong ( Viet Nam Hung Cuong ) (wilson_beng@yahoo.com), September 23, 2004.

Moderation questions? read the FAQ

MÀU ÁO HOA RỪNG

Các anh mặc áo hoa rừng 
Màu xanh cây lá sậm màu da anh
Áo anh lẩn với rừng xanh
Thủy Quân Lục Chiến anh hùng Việt Nam
Hiên ngang cất bước khắp miền
Giữ yên non nước, an ḥa cho dân
Ḷng dũng cảm, chí hùng anh
Giặc nghe nể sợ oai danh lẫy lừng
Non sông gấm vóc Việt Nam
Các anh góp sức điểm tô nước nhà
Ngờ đâu vận nước tận cùng
Anh hùng lại phải buông tay đầu hàng
Các anh uất ức nghẹn ngào
Súng anh đâu nổ, sao rằng là thua
Ôi thôi quân lịnh thi hành
Ră hàng buông súng, đọa đày từ đây
Ḷng dân ta thán mọi nơi
Tội anh chiến sĩ đọa đày Bắc phương
Trời cao xin chứng cho ḷng
Giải nguy cứu nạn cho người hùng anh
Muôn đời ghi nhớ công anh
Công ơn tất cả, anh hùng vô danh.

Tuyết Nga (ghi ơn các chiến sĩ TQLC/VN)