Cuoc Doi Doi Thay

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Cuoc Doi Doi Thay

Tâm T́nh Của Một Thế Hệ

Nguyễn Minh Châu

* Vài lời mở đầu:

Các niên trưởng và chiến hữu thân mến, đây là một bài viết đầu tiên trong đời tôi v́ tôi không phải là nhà văn, và tôi cũng không có cái khiếu viết văn nhứt là văn chương lưu loát bóng bảy nên chưa bao giờ viết cái ǵ cho ai đọc. Nhưng hôm nay tôi nghĩ đây cũng là sự tiêu khiển thời gian phải ngồi xe lăn, chẳng hoạt động được ǵ nhiều nên thử viết một chuyện ngắn và cũng vơi đi phần nào sự buồn chán. Trong bài viết nầy tôi không kể lại chuyện chiến trường v́ các Niên trưởng và Chiến hữu đă và đang viết rất nhiều về những trận đánh gay go và oanh liệt của binh chủng thiện chiến từng làm cho địch quân khiếp sợ.

Bài viết nầy có h́nh thức tạp ghi, tôi xin tóm lược kể lại những sự việc đặc biệt đă xảy ra làm chúng ta khó quên, có vui và buồn. Tôi chỉ nói phớt qua những chặng đường mà hầu hết chúng ta đều trải v́ tuổi của chúng ta đều sinh ra trong thời ly loạn từ hồi Pháp thuộc, đến giặc Cộng sản, rồi bỏ nước ra đi sống đời lưu vong. 

Cuộc đời đổi thay (Tóm lược)

* Xă hội thời Pháp thuộc.

Sự nghèo đói và xă hội bất công hồi thời Pháp thuộc là động cơ thúc đẩy học sinh nghèo dễ nghe lời tuyên truyền của bọn Việt Minh. Sau khi quân Nhựt đầu hàng năm 1945 tôi được 12 tuổi. Hồ Chí Minh và đồng bọn nắm thời cơ cướp chánh quyền. Quân đội Anh giúp quân Pháp trở lại Việt Nam. Lực lượng Cộng sản rút hết vào bưng biền bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhà tôi ở ngoại ô tỉnh Trà Vinh vùng mất an ninh, đêm đêm bọn du kích Việt Minh thường di chuyển sột sạt bên hè nhà. Đồn của lính Maroc đóng cách làng tôi ở khoảng gần một cây số. Lâu lâu chúng thấy điều ǵ nghi ngờ th́ dùng trung liên bắn xối xả vào làng cho nên nhà nào cũng có hầm ẩn núp, cuộc sống hết sức là nguy hiểm. Người dân đa số rất nghèo v́ sau đệ nhị thế chiến nền kinh tế khó khăn, những nhu cầu như gạo, đường, sữa, bột ḿ, vải, dầu hỏa vv... thỉnh thoảng được chánh phủ cấp phiếu để bán rẻ cho dân nghèo, nhưng các con buôn tiêu ḷn bán cho dân giàu với giá cao hơn. Dân nghèo th́ nghèo thêm v́ sống với vật giá đắc đỏ. 

Lúc mẹ tôi c̣n sống có mua vài mẫu ruộng xa tận trong bưng, lúc nầy t́nh h́nh mất an ninh chẳng ai dám vào thu lúa. Năm 1947, lợi dụng hoàn cảnh túng thiếu của cha tôi, một tên cán bộ Việt Minh trước là tá điền tên Đẩu đến móc nối cha tôi tiếp tế lương thực và thuốc men cho chúng, hắn hứa sẽ thâu tiền lúa ruộng cho cha tôi. Nếu từ chối th́ sợ chúng buộc tôi cha tôi là Việt gian v́ tên Đẩu biết lúc trước cha tôi có làm việc cho Tây, bằng không th́ phải dọn nhà ra tỉnh lỵ mà ở. Nhưng ra tỉnh nhà đâu ở và làm ǵ để sinh sống. Cha tôi đành phải nhận công tác nầy v́ ít nhứt cũng có thêm được chút ít tiền để sống qua ngày. Lúc nầy tôi được 14 tuổi, bọn Việt Minh tuyên truyền chính nghĩa của chúng là giành độc lập cho nước nhà, cứu đói dân nghèo và sẽ không c̣n bất công xă hội. Có một số bạn học lớp tôi đă theo bọn chúng vào bưng biền. Những lời tuyên truyền nầy lần hồi thấm nhuần vào tư tưởng tôi và tôi không ngại hiểm nguy lănh trách nhiệm cha tôi giao phó.

* Nền Giáo Dục Thời Pháp Thuộc.

Nền giáo dục thời ấy quá khắc khe, một số ít thầy giáo rất gắt gỏng, học sinh nghèo ít được thầy cô giúp đỡ bằng học sinh con nhà giàu có, hoặc cha mẹ có địa vị trong chánh quyền thời Pháp. Lúc thời đó học mỗi ngày 2 buổi, giờ nghỉ trưa từ 11:30 đến 2 giờ chiều, sống với bà kế mẫu, gia đ́nh nghèo nên 3 anh em chúng tôi phải vừa làm bài ở trường vừa làm việc nhà như cưa cây, chẻ củi, đào ao nuôi gà vịt, cho gia súc ăn để sống qua ngày. Không lúc nào chúng tôi có th́ giờ nghỉ ngơi hoặc tắm rửa trước khi trở lại trường học buổi chiều. Tôi học lớp Nhứt ở trường Tiểu học Trà Vinh, một hôm thầy giáo gọi tôi lên trên bục trả bài. Ông ngửi mùi hôi hám do mồ hôi nhễ nhại thắm với bụi đường v́ đi học xa giữa nắng hè. Ông đưa tay véo trái tai tôi kéo thật mạnh làm tôi xiểng niểng và đau điếng rơm rớm nước mắt, nhưng ông cũng chưa tha c̣n sỉ nhục tôi: “mấy ngày rồi mầy không tắm rửả, mầy hôi quá mặt mầy vằn vện trông giống như mặt ‘Uất Tŕ’ ” . (Ư nói Uất Tŕ Cung, một nhân vật trong Thuyết Đường. LTS) Cả lớp cười ồ lên làm tôi nhục nhă, ḷng câm hờn sôi sục nhưng chẳng dám trách than! Tôi liền nghĩ ra ư tưởng của tuổi trẻ là chắc tôi phải bỏ học để theo lực lượng Việt Minh chống lại chế độ ngược đăi dân nghèo như thế nầy. Nhưng tôi cố gắng chịu đựng để lấy bằng tiểu học xong thi vào trung học cho có một ít học vấn v́ c̣n quá trẻ tuổi. May mắn tôi đă đậu kỳ thi tuyển vào Petrus Kư và lên Saigon học, về sau cha tôi thấy việc làm nầy nguy hiểm quá và bịnh lao nặng phải cần lên Saigon chữa trị. Từ đấy gia đ́nh tôi không c̣n liên lạc với bọn Việt Minh nữa và cuộc đời tuổi ấu thơ thay đổi từ đây.

* Đa số thanh niên của thế hệ chúng ta đều trưởng thành từ quân đội. 

Tôi đă ra trung học năm 1953 trong lúc chiến trường đang gay go ở Điện Biên Phủ, những học sinh nghèo không có khả năng để lên đại học. Lúc ấy tôi chưa nghĩ đến vấn đề ṭng quân, thời đó tôi chẳng biết ǵ là chủ nghĩa Cộng sản và Quốc gia v́ ở trường chỉ có chương tŕnh học mà thôi. Lúc ấy vấn đề tuyên truyền chống chủ nghĩa Cộng sản không được phổ biến rộng răi nơi học đường cũng như ngoài quần chúng, sau nầy tôi nhận xét đây là vấn đề thiếu sót rất trầm trọng. 

Trong khi đầu óc đang quanh quẩn vấn đề t́m nghề học để có cuộc sống tự túc v́ đang sống với người chị. Tháng Tư năm 1954, tôi nhận được lệnh tŕnh diện nhập ngũ tại Đệ nhứt Quân khu để học khóa V tại trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Trong ḷng vừa lo nhưng vừa mừng là ḿnh sẽ không phải lo lắng cho vấn đề mưu sinh nữa. Rồi đây tôi sẽ như các bạn học cùng lớp đă t́nh nguyện vào quân ngũ trước tôi đă ra trường khóa 9 hoặc khóa 10 Vơ Bị Đà Lạt. Tôi sẽ là một sĩ quan mang cấp bậc Thiếu úy với một gạch vàng chói trên đôi vai, lúc ấy người dân hay gọi là Quan Một. Tôi sẽ có được một cuộc sống thoải mái với tiền lương của sĩ quan Quân đội Quốc gia Việt Nam, tôi sẽ không c̣n là một học sinh nghèo nữa. Nhưng rồi đây cuộc sống của ḿnh sẽ ra sao? Chắc chắn là sẽ gian nan nguy hiểm nơi chiến trường không biết sống chết ngày nào. Sự nghĩ ngợi nầy làm tôi nhớ đến một anh cùng xóm lớn tuổi hơn tôi. Vào năm 1951, anh ấy đă mang hai gạch vàng trên vai, bị tử trận tại miên Tây. Sự việc nầy làm cho tôi cảm thấy lo sợ, thôi phó mặc cho số mạng. Nhưng trước mắt tôi sắp có được một cái nghề để sinh sống.

* Những kỷ niệm của đời sinh viên sĩ quan, quân phục của quân đội Pháp. 

Tôi không bao giờ quên bộ đồ treillis của quân đội Pháp vải thật dầy cộm để tập trận, thường hay có những con rận nằm trong đáy quần cắn da ngứa ngáy rất khó chịu làm nổi ghẻ lác; thỉnh thoảng có sự gây gổ giữa 2 người, kẻ nằm giường từng trên và người nằm từng dưới khó tánh nổi quạu, v́ anh ở trên bị rận cắn găi sột sạt làm cái giường cứ lắt-lư hoài anh ở dưới không ngủ được. Tôi cũng không quên đôi giầy bottes da sần sùi rất cứng đế có gai, mới mang là bị pḥng chân, đau nhói hai gót chân trên mỗi bước đi. 

Lần đầu tiên trong đời mặc bộ quân phục tuy rộng phùng ph́nh và rất nặng nề, nhưng tôi cũng như các bạn lính mới ṭ te khác nh́n vào tấm gương thấy ḿnh có dáng oai hùng khoái chí lắm. Lúc ấy tôi nghĩ rằng chắc mấy bạn kia cũng cùng một cảm giác bồi hồi và xúc động như tôi v́ sự thay đổi cuộc đời từ một học sinh giờ đây trở thành một người lính sống trong khuôn khổ kỷ luật, v́ ở trường Thủ Đức có nửa ngày mà tôi đă thấy cái kỷ luật cứng như thép của nhà binh rồi. Mỗi lần sĩ quan cán bộ đi ngang qua hoặc dừng lại, một khóa sinh đại diện đứng nghiêm chỉnh hô Fixe. Sau này cơ bản thao diễn gọi là phắc, tất cả brigade đều nhanh nhẹn đứng nghiêm phăng phắc, tôi thấy ông Thiếu úy nầy thật là oai vệ. 

Buổi chiều chúng tôi được một Thiếu úy dẫn đến một lớp học tŕnh diện ông Đại úy người Pháp, ông nầy cho phép chúng tôi ngồi xuống xong ông tự giới thiệu ông là Đại úy tên ..."tôi không c̣n nhớ" đặc trách về Chiến Tranh Tâm Lư, lúc ấy gọi là Guerre Psychologique. Viên Đại úy mở lời đón chào chúng tôi và nói: Tôi rất hănh diện và hy vọng rằng các anh sẽ là những sĩ quan ưu tú của Quân Đôi Quốc Gia Việt Nam.

Ông vào đề ngay giải thích về chủ nghĩa Cộng sản và chế độ Quốc gia tự do là thế nào. Tôi không bao giờ quên câu ông nói rằng: Lối chào của Cộng sản và của người Quốc gia bộc lộ tâm ư khác nhau của mỗi cách: bọn Cộng Sản chào với bàn tay nắm lại biểu lộ sự giấu giếm bí ẩn, người Quốc Gia chúng ta chào với bàn tay mở rộng chứng tỏ con người của chúng ta thẳng thắn không hiểm độc. Các anh nhớ lại lịch sử đă cho thấy sau khi CS lật đổ chế độ Nga Hoàng, chúng cho rằng đường lối của Cộng Sản là công bằng xă hội. Nhưng ngược lại người dân phải sống lầm than khổ sở mất cả tự do dân chủ. Mấy anh là những người sẽ chỉ huy binh lính đánh bọn Việt Minh để bảo vệ nước Việt Nam của mấy anh sống trong tự do no ấm.” Từ đây tôi bắt đầu suy nghĩ: À th́ ra chúng ta cần phải có một quân đội hùng mạnh để bảo vệ cuộc sống ấm no hạnh phúc cho người dân, như vậy ḿnh có được một cái nghề rất là vinh hạnh: một ,,,Chiến Sĩ bảo vệ đất nước Việt Nam khỏi ách độc tài Cộng Sản.

* Món ăn cá tra làm chuẩn.

Cá tra là loại cá rất rẻ tiền mà ở Mỹ cấm không cho nhập cảng từ Việt Nam v́ không hạp vệ sinh. Nhà thầu cho ăn cá tra kho và canh chua cá tra gần như hằng ngày. Loại cá này hôi lắm, những sinh viên có tiền th́ lên câu lạc bộ, c̣n đám nghèo chúng tôi cũng phải ráng ăn để lấy sức tập.



-- Nong bi dai' (vietnamcongsans@yahoo.com), September 21, 2004

Answers

Xin loi Anh VAS lam on xoa dum 2 de tai duong bi hu..dum post first ok nhung post next lai bi lock ..khong hieu ..Xin anh xoa dum

-- Nong bi dai' (vietnamcongsans@yahoo.com), September 21, 2004.

Tôi đả thử delete cái thread bị hư nhưng không được, phải cầu cứu tới Mr. VAS Moderator thôi. Anh VASM nhớ delete luôn một trong hai cái "Hồi ký 1980" (cái đầu bị error).

-- VAS Cleaner (VAS_Cleaner@Yahoo.com), September 22, 2004.

Done!

-- VAS Moderator (vasgatekeepers@yahoo.com), September 22, 2004.

Ong Nong Bi Dai nay lai Phap, trong dep trai ra phet ! Gia qua roi, lac hau cu ky mat roi....... Nhung cau chuyen rat hay, quay nguoc lai thoi gian de bon tre tui toi ngam nghi coi choi. Please continue........

-- Viet Cuong ( Viet Nam Hung Cuong ) (wilson_beng@yahoo.com), September 22, 2004.

Moderation questions? read the FAQ