EU cùng các nước Đông và Đông Nam Á tiến hành hội nghị thượng đỉnh ASEM tháng 10 tới ở Hà Nội.

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

EU cùng các nước Đông và Đông Nam Á tiến hành hội nghị thượng đỉnh ASEM tháng 10 tới ở Hà Nội. Ngoại trưởng Đan Mạch được hãng Reuters trích lời cho hay họ đã nhất trí sẽ cho Miến Điện được gửi một phái đoàn cấp thấp hơn tới hội nghị, trong khi còn làm chặt hơn những lệnh trừng phạt đối với nước này.

Phái đoàn đó được hiểu là ở cấp bộ trưởng ngoại giao chứ không phải thủ tướng.

Trước đó Miến Điện đă lên tiếng phê phán Anh Quốc trong lúc Liên hiệp Âu châu đang tiến đến gần việc giải quyết vụ tranh căi về Miến Điện để ASEM 5 có thể diễn ra vào tháng tới ở Việt Nam.

Chính phủ Miến Điện ra một tuyên bố nói 'Nhiều người ở châu Âu tin rằng thái độ hết sức tiêu cực của Anh đối với Myanmar và các hành động bất công đối với ASEAN đang phá hoại thiện chí của toàn châu lục'.

Keu Goi Toan Dan Hay Doan Ket Co Mat Ca Quoc te Den Ngay Gio Do Lat Do Congsan Ha noi ....TOan Dan Hay THAM GIA MOI NOI LAT DO CONGSAN...



-- Ho Chi Minh (vietnamcongsans@yahoo.com), September 15, 2004

Answers

Response to EU cùng các nước ĐĂ´ng và ĐĂ´ng Nam Á tiĂŞ́n hành hĂ´̣i nghị thượng đỉnh ASEM tháng 10 tới ở Hà NĂ´̣i.

Các nước Á-Âu đau đầu vì vấn đề Miến Điện Nhân vật đang phủ bóng lên ASEM vào tháng 10 tới tại Hà Nội Một trong các chủ đề chính trong chuyến viếng thăm của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tới Anh quốc là việc chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Á Âu theo dự kiến sẽ diễn ra tại Việt Nam vào tháng Mười tới. Vấn đề khúc mắc hiện nay vẫn là chuyện có mở rộng hội nghị để bao gồm ba tân thành viên ASEAN là Lào, Campuchia và Miến Điện, cũng như mười nước Châu Âu mới gia nhập EU.

Cụ thể hơn đó là chuyện tiến triển dân chủ ở Miến Điện sẽ đi tới đâu từ nay tới tháng Mười.

Trong khi đó Thủ tướng Anh Tony Blair đã tuyên bố không thể tham gia hội nghị tại Việt Nam.

Anh là quốc gia đã từng đăng cai hội nghị Thượng đỉnh ASEM lần hai và chính ông Tony Blair là người chủ trì hội nghị hồi năm 1998.

Mặc dù vậy đại sứ Anh tại Việt Nam Robert Gordon nói với đài BBC trong cuộc phỏng vấn nhân dịp kết thúc chuyến đi của phái đoàn Việt Nam rằng ông Tony Blair sẽ không tham dự hội nghị tại Việt Nam.

Tuy nhiên ông Gordon nói rằng lý do không phải là vấn đề khúc mắc hiện nay tức là Miến Điện.

Cả Việt Nam và Thái Lan đều muốn Miến Điện gia nhập ASEM

Đài BBC đã hỏi ông vấn đề này có được đề cập tới trong cuộc gặp của hai ngoại trưởng Việt Nam và Anh tại Luân Đôn trong khuôn khổ chuyến thăm của Chủ tịch Trần Đức Lương hay không.

Ông trả lời: "Có, họ có đề cập tới và đồng ý rằng đây vẫn là một vấn đề."

"Hiển nhiên là ông Nguyễn Dy Niên và cả chúng tôi đều muốn hội nghị thành công. Ông Niên rất hy vọng là có thể tìm được cách để hội nghị mở rộng với mười nước thành viên EU mới và ba hội viên mới của ASEAN sẽ diễn ra tốt đẹp."

"Tuy nhiên, như tôi đã nói hiện Miến Điện vẫn là vấn đề và hai phía đang cố gắng để giải quyết chuyện này càng sớm càng tốt. Cũng không còn nhiều thời gian nữa vì hội nghị sẽ diễn ra vào đầu mùa thu."

Khó khăn cho chủ nhà

Hội nghị ASEM sẽ là một trong những sự kiện lớn nhất mà Việt Nam từng tổ chức và họ rất muốn mọi chuyện diễn ra suôn sẻ.

Vấn đề chính của hội nghị lần này theo các chuyên gia sẽ là mở rộng ASEM, tức là sự tham gia có thể có của ba tân thành viên ASEAN và mười quốc gia mới gia nhập Châu Âu.

Tôi hỏi rằng cái đó (vấn đề kinh tế) quan trọng hơn hay tình hình của một nước quan trọng hơn? Tôi thì tôi chọn thị trường.

Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Khoan

Nhưng chỉ một nước duy nhất đang cản trở công tác chuẩn bị cho ASEM đó là Miến Điện.

Vậy với tư cách là quốc gia chủ nhà, Việt Nam nhận xét ra sao về việc tiến trình dân chủ ở Miến Điện ảnh hưởng tới tổ chức hội nghị ASEM?

Phó Thủ tướng Vũ Khoan trả lời câu hỏi của đài BBC ở Luân Đôn đã phát biểu: "Về ASEM 5, chúng tôi đang chuẩn bị rất tích cực và hy vọng nó sẽ thành công tốt đẹp."

"Cái gì quan trọng nhất đối với ASEM? Đối với Châu Á, với những thành viên của ASEM tạo nên thị trường khoảng 1,6 tỷ người và có thể hơn thế."

" Về phía Châu Âu, nếu cộng với các thành viên mới sẽ là thị trường khoảng gần 500 triệu người. Hai thị trường hợp lại với nhau sẽ tạo ra thị trường cực kỳ rộng lớn trên thế giới và mang lại lợi ích cho cả hai bên."

"Tôi hỏi rằng cái đó quan trọng hơn hay tình hình của một nước quan trọng hơn? Tôi thì tôi chọn thị trường."

Hoãn hội nghị vì Miến Điện?

Mặc dù vậy, Đại sứ Anh tại Việt Nam nói rằng đây là câu trả lời chung mà phía Việt Nam thường đưa ra.

Trên thực tế, ông nói, ASEAN có ba trụ cột quan hệ, đó là chính trị, kinh tế và văn hóa; và Việt Nam với tư cách là quốc gia chủ trì đang cố gắng thu xếp để tất cả các khía cạnh này đều được thảo luận.

Trong khi đó chuyên gia phân tích tình hình Miến Điện Larry Jagan nói rằng Châu Âu khó lòng chấp nhận ngồi cùng bàn với Miến Điện nếu không có những thay đổi đáng kể.

''Tôi nghĩ rằng nếu không có những thay đổi chính trị thực tế tại Miến Điện thì các đối tác Châu Âu sẽ không chấp nhận bất kỳ sự mở rộng nào đối với ASEM.''

Ông Blair sẽ không dự ASEM

''Vấn đề chính mà họ muốn là Miến Điện trả tự do cho Bà Suu Kyi và cho tới nay điều này có vẻ như sẽ không xảy ra. "

"Điều trớ trêu là đặc phái viên của Việt Nam tới Miến Điện, ông Nguyễn Dy Niên cũng được hứa hẹn là bà Suu Kyi sẽ được thả trong tháng Tư cũng như Miến Điện đã từng hứa với Thủ tướng Thái Lan, Ngoại trưởng Thái Lan và Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc nhưng không thực hiện.''

Nhưng ông Jagan cũng đồng ý rằng dường như các nước Phương Tây đã đặt qúa nhiều sự chú ý vào vấn đề thả hay không thả bà Suu Kyi.

"Một điều rõ ràng là ở mức độ nào đó, chuyện quốc tế tập trung vào Aung San Suu Kyi không làm cho chính quyền Miến Điện lo ngại.

"Bà là biểu tượng của những khát vọng của người Miến Điện, nhưng rõ ràng là bà đã được thả rồi bắt lại ít nhất là bốn lần cho tới nay."

"Phương Tây quan tâm nhiều tới Aung San Suu Kyi nhưng các nước ASEAN lại muốn thấy những biểu hiện cụ thể về thay đổi dân chủ."

"Chẳng hạn như nếu đảng NLD của bà Suu Kyi tham gia vào Đại hội Quốc gia khai mạc trong tháng trước thì đây sẽ là dấu hiệu cho thấy có tiến bộ. Rất tiếc điều này đã không xảy ra."

Bà là biểu tượng của những khát vọng của người Miến Điện, nhưng rõ ràng là bà đã được thả rồi bắt lại ít nhất là bốn lần cho tới nay

Larry Jagan, phân tích gia tình hình Miến Điện

Phân tích gia Larry Jagan cũng nói rằng đột phá cho bế tắc hiện nay không nhất thiết phải là chuyện bà Suu Kyi được thả, mà có thể là một thay đổi theo xu hướng dân chủ nào khác, chẳng hạn việc đưa ra một hiến pháp mới.

Châu Âu hiện đang rất muốn tìm một giải pháp thỏa hiệp vì các nước thành viên mới của EU không có thái độ cứng rắn đối với Miến Điện.

Trong khi đó ASEAN cương quyết với lập trường ba hay là không, có nghĩa là Châu Âu phải chấp nhận cả ba thành viên mới của ASEAN bao gồm cả Miến Điện, nếu không hội nghị tới đây sẽ không bao gồm bất kỳ thành viên mới nào của cả hai phía.

Larry Jagan nói rằng thậm chí có thể ASEM sẽ bị hoãn lại. Đây không phải là điều các nước Châu Á hay bản thân Việt Nam muốn thấy và ông Jagan cho rằng đây cũng là điều một số nước Châu Âu đang cân nhắc.

BBC .UK

-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), September 15, 2004.


Moderation questions? read the FAQ