THEO DỎI CHÂN CON NGOÀI TRẬN TUYẾN

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

THEO DỎI CHÂN CON NGOÀI TRẬN TUYẾN

Cuộc chiến Iraq thực sự diễn ra vào 20 tháng 3 năm 2003 khi trận bom dữ dội đầu tiên thả xuống thủ đô Baghdad và kéo dài trong ba tuần lễ, rồi sau đó chỉ c̣n những cuộc hành quân nhỏ lẻ tẻ; nhưng măi đến ngày 1 tháng 5 năm 2003, Tổng Thống George W. Bush mới chính thức tuyên bố chiến trận Iraq chấm dứt, nay chỉ c̣n phần b́nh định và tiếp theo là phần kiến thiết. Nhưng những ai hay gia đ́nh nào có quân nhân tham dự chiến trận th́ sự theo dỏi con em hay thân nhân ḿnh không những chỉ trong thời gian ngắn ngủi cuộc chiến xảy ra, mà ngay từ khi nhận được lệnh lên đường ra mặt trận ở tận Trung Đông, cho tới khi trở về lục địa an toàn mới hết phập phồng lo âu. Thời gian này kéo dài từ sáu đếùn chín tháng, đó là quảng thời gian qui định chu kỳ bổn phận (duty tour) của quân đội Hoa Kỳ. Dẩu chiến trận chưa chấm dứt hay chiến dịch c̣n kéo dài, th́ quân nhân đang phục vụ ngoài mặt trận cũng được thay thế. Đây là điểm an ủi tinh thần cho kẻ tham chiến cũng như người theo dỏi v́ biết được định kỳ chiến đấu, rồi ra cũng có ngày trùng phùng, không như xưa kia, kẻ chinh phu ra đi không biết ngày về, để vợ cứ ngày ngày bồng con mơi ṃn trông đợi, đến đổi hóa đá, tạo thành ḥn núi vọng phu. Nhưng vừa rồi có lệnh lưu nhiệm các đơn vị đang chiếm đóng ở Iraq thêm một thời gian nữa, v́ tinh h́nh nơi đây bất ổn. Điều này đă gây nên sự bất mản trong hàng quân sĩ và nhứt là những thân nhân của các binh sĩ đang chiến đấu ở Iraq. May mắn thay, con chúng tôi đă trở về lục địa an toàn và cho biết nhiều chuyện rất đáng chú ư sau đây.

Tuy cuộc chiến bùng nổ từ cuối tháng 3 năm 2003, nhưng sự việc t́m lư do để khơi động chiến tranh đă diển ra cách đó cả năm. Khi báo chí vừa đăng tải, rồi đây sẽ có chiến tranh ở Iraq do Hoa Kỳ chủ động th́ dư luận thế giới và ngay cả dân chúng Hoa Kỳ cũng cho đây là sự hăm dọa mà thôi. Vào những tháng cuối cùng của năm 2002 có sự chuyển quân ồ ạt đến vùng Trung Đông, nhưng sự việc cũng chưa ngă ngủ, có chiến tranh hay không, v́ Hoa Kỳ c̣n cần tạo dư luận thuận tiện thế giới qua Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, trong đó có năm nước là Mỷ, Anh, Pháp, Nga và Tàu. Thoạt đầu ai cũng nghỉ rằng Hoa Kỳ sẽ đạt được thắng lợi ít ra là ba thuận: Mỷ, Anh và Pháp và hai chống: Nga và Tàu. Nhưng Tổng Thống Chirac của Pháp chống đối, có sự hổ trợ của Thủ Tướng Đức. Nay c̣n lại chỉ hai thuận là Mỷ và Anh, c̣n ba chống là Nga, Tàu và Pháp. Sự kiện này làm ngạc nhiên khối tự do, riêng dân chúng Hoa Kỳ có những thành phần căm phẩn nước Pháp.

Vào dịp Christmas 2002, con chúng tôi là một sĩ quan cấp Tá, hoa tiêu trực thăng của Marines Hoa Kỳ (như tôi có kể chuyện lại ở bài Đứa Con Lính), về nhà nghỉ phép và cho hay, sau đó sẽ lên đường ra mặt trận, cùng nhằm lúc báo chí đăng tải, quân số Hoa Kỳ ở Trung Đông đă lên tới 250.000 quân, th́ gia đ́nh chúng tôi cũng như hầu hết những gia đ́nh quân nhân Hoa Kỳ khác đều tin chắc rằng chiến tranh Iraq không thể nào tránh khỏi. Chẳng khác nào như cung đă căng, chỉ cần buông tay th́ mủi tên sẽ phóng đi, hay nói một cách chính xác hơn, là không lẽ Hoa Kỳ dàn cả một phần tư triệu quân, hao tốn nhân lực và công quỷ không biết bao nhiêu, lại mang trở về không, với kết quả zéro, mặc dầu về mặt ngoại giao, Hoa Kỳ vẫn c̣n gặp khó khăn v́ Pháp chống đối cho tới phút chót. Lư do v́ ảnh hưởng chính trị và quyền lợi kinh tế, xin miển bàn luận.

Ngày 23 tháng 1 năm 2003, trước khi lên đường ra mặt trận, con chúng tôi ở Camp LeJeune, North Carolina, bản doanh chính của Marines Hoa Kỳ, gửi một điện thư cho gia đ́nh, gồm chúng tôi và những anh chị em nó ở Houston, Arizona, California, Hawaii, Tennessee, Philadelphia và Pháp, báo tin, với tâm trạng cuồng nhiệt, đang chuyển quân dụng xuống tàu thủy v́ nó kiêm luôn Sĩ Quan Bảo Tŕ, riêng dụng cá nhân cũng đă trên 200 lbs, nhưng vẫn c̣n thiếu một vài món đồ lặt vặt, sẽ tính liệu sau. Đoàn quân sẽ khởi hành sau đó một tuần lễ và đến nơi sau một tháng bằng đường biển. Nó cũng không quên cho chúng tôi hay địa chỉ mới của nó, thư tín sẽ do American Red Cross đảm trách, tuy có phần chậm, phải từ hai tới ba tuần lễ mới tới nơi. Và nó cũng dặn ḍ gia đ́nh đừng gửi thức ăn hay bất cứ vật dụng ǵ cho nó, v́ nó đă có đủ. Riêng về phần gia đ́nh, nó cho hay vợ nó đang nằm ở nhà thương v́ giải phẩu ruột. Nhận được phần tin sau, gia đ́nh chúng tôi đều xúc động, v́ nó ra đi trong lúc vợ đau ốm nặng, làm sao mà an tâm được. Ai nấy cũng ở xa, khác tiểu bang hay khác lục địa, chỉ c̣n cách trả lời chúc nó lên đường bằng an và cầu mong cho vợ nó chóng lành; riêng nhà tôi đêm ngày cầu nguyện Ơn Trên ban phúc lành cho nó. Trong những ngày đó, ai cũng nh́n thấy trên ba hệ thống truyền h́nh chính của Hoa Kỳ, cảnh vợ con và quyến thuộc tiển đưa chiến binh ḿnh ra mặt trận một cách bịn rịn cảm động, và chúng tôi chắc rằng con chúng tôi trước khi lên đường cũng đă đến bên giường vợ, nói lời tạm biệt một cách xót xa.

Năm ngày sau, 28 tháng 1 năm 2003, nhận được qua điện thư hai ảnh của nó ở dưới tàu, đang trên đường đi, chúng tôi ai nấy đều an tâm, khi nh́n thấy nét mặt của nó vui vẻ, dáng điệu thảnh thơi với quân phục áo liền quần, không nai nịt và đầu trần, ngồi bên cạnh bạn đồng đội cũng có nét mặt tươi tắn, đang làm việc có vẽ nhàn hạ.

Ngày 19 tháng 2 năm 2003, nó cho hay, đoàn quân đang tiến vào vùng chiến trận, nên rồi đây mọi tin tức và thư tín đều bị phong tỏa, gia đ́nh đừng lo âu. Tuy được nó trấn an, nhưng là cha mẹ, chúng tôi rất phập phồng lo lắng, v́ trong thời gian này chính phủ Hoa Kỳ đang gặp khó khăn về việc đưa quân vào đất liền gần vùng chiến, đó là nước Turkey phía Tây Bắc, chỉ cách Iraq bằng nước nhỏ Syria và một eo biển hẹp của Địa Trung Hải, rất thuận lợi cho việc hành quân, nhưng chánh phủ Turkey từ chối. Đây là sự kiện hết sức bất lợi, có thể nguy hại cho cả chiến cuộc và số thương vong sẽ lên cao. Turkey đ̣i được bồi thường hay lệ phí đóng quân là 26 tỷ đô la. Ban đầu Hoa Kỳ trả giá 10 tỷ, Turkey eo sách, v́ biết rằng chiến phí sẽ lên cao, nếu như các đoàn tàu chở quân cứ lênh đênh trên mặt biển ngày này qua ngày khác, sẽ làm sai lệch kế hoạch hành quân và nhứt là tinh thần quân sĩ sẽ xuống thấp. Bị bắt bí, Hoa Kỳ chấp nhận bồi thường 26 tỷ, nhưng Turkey không dám nhận số tiền này v́ áp lực rất nặng của đa số dân chúng theo Hồi Giáo có cảm t́nh với dân chúng Iraq cùng đồng tôn giáo, nên lên án Hoa Kỳ gây chiến. Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc phản đối, Turkey không cho Hoa Kỳ đóng quân, ai cũng nghĩ rằng cuộc chiến sẽ đ́nh hoản. Nhưng sau đó Hoa Kỳ và Anh Quốc được thêm sự ủng hộ của Tây Ban Nha. Sau các buổi họp, ba nhà lănh đạo, ra thông cáo chung, đồng ư đánh Iraq. Ngày 20 tháng 3 năm 2003, Tổng Thống George W. Bush ra lệnh khởi chiến.

Tuy theo dự đoán, thế nào chiến trận Iraq cũng xảy ra, nhưng khi nghe tin chính thức, chúng tôi không khỏi rúng động, liền theo dỏi tin tức qua báo chí và truyền h́nh. Khi nh́n trên các đài truyền h́nh thấy chiếc CH-53 đầu tiên bị rớt, nhà tôi hốt hoảng, v́ đây là loại trực thăng con chúng tôi đang lái, nhưng khi nghe lại tin tức, biết được, đây là trực thăng thuộc Chiến Đoàn 1st Marines từ Căn Cứ San Diego, nên chúng tôi an tâm phần nào.V́ con chúng tôi thuộc Chiến Đoàn 2nd Marines từ Camp LeJeune, North Carolina. Cùng tham gia chiến trận này c̣n có Chiến Đoàn 3rd Marines từ Hawaii nữa.Chiến Đoàn 1st Marines và 3rd Marines đánh giặc trên đất liền như Bộ Binh, 1st Marines tiến đánh phía Nam, trong lúc 3rd Marines tấn công phía Bắc Iraq; c̣n 2nd Marines đảm trách tiếp vận, như chuyên chở binh sĩ, quân cụ gồm các súng nặng kể cả đạn dược và xăng nhớt từ các chiến hạm đậu ngoài khơi, đưa vào bờ cách tới 50 dặm hay là 20 phút bay, hoặc từ các căn cứ tiếp vận hậu phương đến tiền tuyến.

Những ngày sau đó, chúng ta lại thấy trên màn ảnh của các hệ thống truyền h́nh, cuộc hành quân hằng trăm trực thăng, trong đó có cảnh tai nạn khủng khiếp của năm sáu trực thăng đâm nhau v́ băo cát. Tuy nghe tin tức, biết phi đoàn này thuộc 1st Marines, nhưng muốn an tâm hơn, chúng tôi c̣n t́m đọc tin tức chiến sự hằng ngày nơi các tờ báo lớn ở địa phương, như nơi chúng tôi đang cư trú có tờ Houston Chronicle, ngoài trang nhứt đăng những tin quan trọng, ở nơi trang hai đăng danh sách các binh sĩ tử nạn, bị thương và mất tích, danh sách này cập nhật hằng ngày. Thông thường, số thương vong của một trận chiến đều do hỏa lực địch gây nên, nhưng qua kinh nghiệm của các trận chiến trước đây ở Persian Gulf và Bosnia, một phần tư số tử vong quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh đều do tai nạn phi cơ và cơ giới cũng như hỏa lực bạn gây nên, thật đáng tiếc. Như hiệïn tại, trận chiến này đang diển ra ở vùng sa mạc, mà băo cát là một trở ngại ghê gớm, không lường trước được. Các trực thăng đă từng bay trong băo cát với độ nh́n không đầy một trăm thước trước mặt, nên sống chết bắt buộc phải bay thấp sát mặt đường để khỏi bị lạc hướng. Bởi vậy đă có những tai nạn trực thăng v́ va chạm hệ thống điện cao thế hay những cao ốc hoặc đâm đầu vào đồi núi.

Đúng một tuần lễ sau ngày khởi chiến, 27 tháng 3 năm 2003, chúng tôi rất mừng khi nhận được điện thư của con chúng tôi từ mặt trận gửi về, cho hay vẫn b́nh yên và đang hành sự như những ǵ mọi người nh́n thấy trên các màn ảnh hệ thống truyền h́nh; tuy mệt nhọc, đôi khi gần như kiệt sức (exhausted) v́ bay bổng nhiều, từ 10 tới 12 giờ mỗi ngày và hằng đêm phải trách nhiệm bảo tŕ phi cơ, do toán chuyên viên thuộc hạ của nó gồm 244 người đảm trách. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi 10 ngày đầu cuộc chiến, đă phải thay 15 đầu máy bị hư. Chính nó đă bị hư máy hai lần khi từ trong bờ bay ra hạm đội. May thay, CH-53 ba máy, nó tắt máy hư, bay với hai máy c̣n lại, đáp trên hạm đội an toàn. Nó rất hảnh diện về thuộc cấp của ḿnh đă chu toàn công tác bảo tŕ một cách tốt đẹp, nên đă ghi trong điện thư “ I love my men very much”. Ngoài công tác hành quân ra, nó c̣n phải viết 44 thư đề nghị khen thưởng cho 44 quân nhân thuộc cấp. Tôi có hỏi, đây là công tác thuần túy tham mưu, đợi khi chiến sự chấm dứt, về hậu cứ làm không được sao ? Nó trả lời, cần có gấp, pḥng khi thượng cấp thăm viếng mặt trận có thể thăng cấp những chiến sĩ hữu công ngay tại chỗ, để nâng cao sĩ khí. Nó bảo, điều nhức đầu là phải viết làm sao để cố tránh những sự lặp đi lặp lại trong số 44 thư khen thưởng kia.

Ngày 13 tháng 4 năm 2003, nó gửi điện thư cho biết đă cứu hai binh sĩ Bộ Binh trong trường hợp hi hữu. Hôm đó nó bay thứ nh́, hoa tiêu dẩn đạo đi lệch hướng ngoài ba dặm, khi trực thăng nghiêng ḿnh chửa cho ngay hướng, nó nh́n thấy hai người mặc đồ lính bị một xe pick up màu trắng đuổi, đang chạy thục mạng giữa sa mạc, đưa tay lên trời vẩy qua vẩy lại, cố ư làm cho các trực thăng đang bay chú ư, nó báo cáo lại cho phi hành đoàn dẩn đạo. Sĩ quan hoa tiêu chánh này trả lời rằng phi cơ thiếu xăng, nên tiếp tục không hành. Nó, v́ ḷng trắc ẩn khi biết đích xác là đồng đội, khi nh́n thấy hai quân nhân kia viết giữa cát hai chữ SOS to tướng, nó cho trực thăng hạ xuống và bốc hai binh sĩ kia lên tàu và đưa về cứ điểm tiếp vận gần nhứt. Đây là hai quân nhân thuộc Army’s 3rd Infantry Division, lái xe Humvee đi lạc, xe bị kẹt giữa sa mạc cát. Sự việc xảy ra cả một tuần lễ nay mà chưa được đơn vị báo cáo mất tích, là điều hết sức ngạc nhiên. Phần nó, đêm nào trước khi đi ngủ cũng đếm từng đầu người không những các quân nhân đang yên giấc trong các lều trại mà ngay cả những binh sĩ đang ngũ ở những xó xỉnh bên ngoài v́ quá mệt nhọc hay muốn phơi ḿnh dưới sương đêm. Nó bận rộn đến đổi chỉ có thể ăn trong lúc đỗ xăng cho phi cơ, dĩ nhiên là ăn toàn đồ hộp, và mỗi đêm chỉ ngủ chừng bốn tiếng đồng hồ là nhiều nhứt. May thay trận chiến xảy ra trong thời gian ngắn ngủi ba tuần lễ mà thôi. Ngày 1 tháng 5 năm 2003, Tổng Thống George W. Bush tuyên bố chiến dịch Iraq Peace đă đạt được mục đích, quân đội Hoa Kỳ đă làm chủ t́nh h́nh đất nước Iraq, mọi cuộc hành quân qui mô đă chấm dứt, các chiến hạm bắt đầu rơiø vùng hành quân. Nghe tin này, ai có thân nhân ở mặt trận Iraq đều phấn khởi và mong người thân yêu của ḿnh chóng trở về. Gia đ́nh chúng tôi cũng không ngoại lệ.

Ngày 7 tháng 5 năm 2003, chúng tôi nhận điện thư của con báo cho hay, đang có rất nhiều việc cần phải làm trước khi trở về, sớm lắm cũng phải hai tháng nữa, dĩ nhiên là thu dọn chiến trường, trước hết là sửa chửa các trực thăng để có thể chuyên chở binh sĩ và quân cụ từ bờ ra các chiến hạm. Kèm theo diện thư kia c̣n có h́nh chụp toán lính bảo tŕ bên cạnh một CH-53, kẻ ngồi dưới đất và ngay cả nơi trục cánh quạt và trên nắp máy, kẻ qú, kẻ đứng, ai nấy mặt mày hớn gở, tôi đếm đúng 102 người. Cuối tháng 5 năm 2003 đă có hàng không mẩu hạm chở Chiến Đoàn 1st Marines về đếùn căn cứ mẹ ở San Diego. Nghe tin này, nhà tôi hỏi, chừng nào con chúng ta mới trở về. V́ đă đọc tin tức, nên tôi trả lời, c̣n lâu. Các toán lính vừa về đến nội địa Hoa Kỳø đă phục vụ ở chiến trường hơn 9 tháng, nên ưu tiên trước. Tính theo thời gian, con chúng tôi mới ra trận có bốn tháng mà thôi. Nếu như hai tháng nữa nó được về nhà cũng là may mắn lắm rồi.

Bất ngờ, ngày 11 tháng 6 năm 2003, chúng tôi nhận điện thư của vợ nó, cho hay nó đang trên đường về, tàu chiến sẽ đến nơi vào ngày chúa nhật 22 tháng 6 năm 2003, với lời mời gia đ́nh chúng tôi ai rảnh rổi hăy đến chung vui. Chúng tôi một số chuẩn bị lên đường đón rước; chưa kịp vui mừng, th́ nay lại lo lắng, khi con chúng tôi cho hay, giữa đường về, khi tàu chiến đang ở ngoài khơi Phi Châu, được lệnh phải quay trở lại xứ Liberia, di chuyển kiều dân ra khỏi nước v́ nơi đây đang có nội chiến. Đoàn quân gồm 3,900 binh sĩ, chỉ cần 1,900 trong số độc thân lưu lại thi hành chiến dịch ở Liberia, c̣n 2,000 có vợ con th́ cho về Hoa Kỳ trước. Nó viết thêm, nó rất sốt ruột phải đợi vài ngày nữa lệnh hành quân này mới xác thực. Một tuần lễ sau, nhận được tin đích xác, tàu chở đoàn quân sẽ về đến nơi vào ngày 28 tháng 6 năm 2003, đậu ngoài khơi Camp LeJeune, North Carolina. Theo thường lệ, ngày đó chuyên chở binh sĩ và quân dụng vào bờ, qua ngày hôm sau 29 tháng 6 năm 2003, mới là ngày chính thức đón rước đoàn quân viển chinh trở về, khi từng đoàn trực thăng bay hợp đoàn từ ngoài hạm đội bay vào bờ. Dĩ nhiên là có cuộc đón rước tưng bừng, như đây là một ngày hội của toàn căn cứ Camp LeJeune, mọi người, không những là vợ con và thân nhân binh sĩ mà gồm cả số đông đảo dân chúng địa phương hưởng ứng, ai cũng ngước mắt nh́n về phía đoàn trực thăng đang bay, tay phất cờ, miệng la hét Welcome home rần trời, át cả tiếng động cơ khi tiến gần, đă tạo nên mộât cảnh huyên náo khác thường hầu như vô trật tự, v́ mọi người ai cũng nôn nóng muốn gặp mặt sớm thân nhân ḿnh. Có những bà mẹ, tay bồng tay dắt những em bé rất thơ dại với nước mắt lưng tṛng, cùng ḥa nhập trong thác người, bị lấn té sóng soài dưới đất, nhưng cố gắng đở các con đứng lên, chạy theo cho kịp đoàn người phía trước, không một lời trách móc. Thật là cảm động.

Tối lại, niềm vui bắt đầu lắng dịu, tôi đă hỏi con chúng tôi về thơi gian đoàn quân chờ đợi ở ngoài khơi, khi Turkey không cho lên bờ, vậy th́ sau đó đỗ quân ở đâu ? Qua báo chí và nay con chúng tôi cho biết, cuối cùng Hoa Kỳ bắt buộc phải đưa các đoàn quân này vào Kuwait, mặc dầu ở đây đất hẹp, không đủ chỗ rải quân cho một đoàn quân khổng lồ với những cơ giới và quân cụ nặng nề. Bởi vậy các vị lănh đạo cao cấp quân sự đă thay đổi một phần nào kế hoạch nguyên thủy, cho quân đội chiếm ngay tức khắc vùng đất phía Nam Iraq giáp biên giới Kuwait và lập rất nhiều cứ điểm tiếp vận để đón nhận đoàn quân bấy lâu đang lênh đênh ngoài khơi. Khi Sư Đoàn Thiết Giáp đă lên bờ đầy đủ, lập tức tiến ngay về phía Bắc Iraq, để kịp yểm trợ lực lượng diện địa ở đây, đến đổi các tài xế xe thiết giáp phải lái xe liên tục 72 tiếng đồng hồ, mới có thể đáp ứng yểm trợ như kế hoạch hành quân đă định. Sự kiện này đă gây nhiều tai nạn chết người thảm khốc dọc đường v́ tài xế thiếu ngủ mệt mơi. Đoàn xe tiến nhanh đến đổi xăng nhớt tiếp tế không kịp trên đoạn đường 200 cây số thiếu an ninh, v́ chưa có thám thính đi trước và bộ binh hộ tống dọc hai bên đường. Khi đó các CH-53 phải chở 2,000 gallons xăng cho mỗi chuyến, rất nặng nề, v́ trời nóng, thường là 120 độ F, làm giảm sức mạnh của động cơ. Nóng đến đổi nước lạnh mang theo, khi uống thành nước nóng. Tuy nóng như thế, nhưng phi hành đoàn bắt buộc phải mang trong người mấy loại áo an phi, kể cả súng pḥng thân, nặng gần cả trăm lbs. Ngoài quân phục ra, c̣n mang thêm áo giáp có miếng sắt chống đạn trước ngực, tiếp là áo vest bằng lưới đựng những trang bị cấp cứu, bên ngoài khoác bộ áo chống hóa học, có cả găng tay và mặt nạ; hông đeo súng ngắn và có cả súng M-16 để bên cạnh. May thay quân đội Iraq yếu kém và mất tinh thần, nên đă không gây tử vong cho quân đội Hoa Kỳ trên đoạn đường tiến quân này.

Lớp tuổi chúng ta hầu hết hy sinh tuổi thanh xuân để bảo vệ nước nhà, chiến đấu đêm ngày với phương tiện hạn hẹp, nên rất gần gủi với tử thần, nhưng không hề quan ngại, mà chỉ quyết tâm hoàn thành công tác. Nay con chúng tôi tùng sự quân đội Hoa Kỳ, đă từng tham gia ba cuộc chiến lớn ngoài Hoa Kỳ: Persian Gulf, Bosnia và nay Iraq. Khi lâm trận, quân đội Hoa Kỳ sử dụng hỏa lực tối đa, bằng những trận bom, hỏa tiền và bằng trọng pháo nữa, nếu như mục tiêu ở gần, với mục đích vô hiệu hóa tiềm năng kháng cự của địch, hầu giảm thiểu thuơng vong cho quân bạn. Nhưng ngược lại binh sĩ Hoa Kỳ phải đối diện với vùng xa xứ la, khí hậu khắt nghiệtï với bao bệnh tật hiểm nghèo, đó cũng là những yếu tố hăm dọa sanh mạng. Và nhứt là phải xa nhà trong một quảng thời gian dài. Nhớ lại cách nay đúng nửa thế kỷ vào những năm 1950-1952, tôi đang c̣n phục vụ bên Lục Quân, thường đi hành quân xa, cả đôi ba tháng mới được trở về hậu cứ và nhứt là đóng quân ở những đồn bót hẻo lánh xa xôi và thiếu an ninh, cả ba tháng mới có một kỳ tiếp tế đạn dược và lương thực và cả năm mới được đi phép một lần. Sau khi sang Không Quân, bay bổng hành quân nguy hiểm và thường hay biệt phái xa nhà đôi ba tuần lễ. Là chiến sĩ, tức là chấp nhận hy sinh, tôi coi đây là những công tác thường xuyên không hề lưu tâm. Nhưng sự an nguy về tính mạng của tôi ở ngoài tiền tuyến hay ở những vùng hẻo lánh xa xôi, và sự vắng mặt lâu ngày của tôi là sự lo âu phập phồng triền miên và sự mong đợi mơi ṃn khôn nguôi của nhà tôi và các người thân yêu tôi ở hậu tuyến. Nhưng là người trong cuộc, tôi nào đâu có hay. Nay tôi theo dỏi chân con chúng tôi ngoài mặt trận Iraq, tôi mới cảm thông nổi ḷng của nhà tôi và những người thân yêu tôi hồi đó.

Ngày 16 tháng 7 năm 2003.

Mệ

-- Việt_Nam_Quê_Hương_Ta (Viet_Nam@Quê-Hương.govt), September 08, 2004


Moderation questions? read the FAQ