Mặt trái của văn hoá Việt ảnh hưởng đến dân chủ: bè phái và ham quyền lực

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Mặt trái của văn hoá Việt ảnh hưởng đến dân chủ: bè phái và ham quyền lực

Du Học Sinh

Công cuộc tranh đấu cho dân chủ Việt Nam hiện nay dù diễn ra thuận lợi nhưng vẫn quá chậm bởi nhiều lư do khác nhau. Một trong những lư do chính yếu là sự mất đoàn kết trong cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại. Do lịch sử chia cắt của đất nước cũng như vấn đề tôn giáo, ư thức hệ, người Việt hiện nay vẫn c̣n bị quá khứ ám ảnh và chi phối cách suy nghĩ của ḿnh về xây dựng đất nước và thúc đẩy phát triển dân chủ ở quốc nội. Ngoài yếu tố lịch sử ra, văn hoá dân tộc cũng chính là một tác nhân có ảnh hưởng đáng kể đến sự mất đoàn kết dân tộc. Bài viết này chỉ đề cập đến hai biểu hiện bề trái của văn hoá Việt dễ thấy nhất qua sinh hoạt của người Việt ở hải ngoại: tính bè phái và ham quyền lực.

Chuyện các đoàn thể đấu tranh chỉ trích bôi xấu nhau được phát ngôn thông qua những người tự xưng là chủ tịch hội này hội nọ trên các phương tiện truyền thông báo chí việt ngữ ở Mỹ đă trở thành chuyện "biết rồi, khổ lắm nói măi". Hiện tượng này làm tuổi trẻ Việt ở hải ngoại cũng như tuổi trẻ quốc nội khi tiếp cận với những nguồn thông tin như thế này ít nhiều mất ḷng tin vào thế hệ đi trước, cũng như mất phương hướng trong suy nghĩ về xây dựng quê hương. Họ không thấy ǵ ngoài thù hận anh em, bè phái tranh giành quyền lợi và ảnh hưởng với cộng đồng. Họ không biết là phải tin ai, và theo ai để đóng góp sức ḿnh cho dân tộc. Đa số họ để mặc thế hệ cha anh làm ǵ th́ làm và từ đó không quan tâm đến chính trị, thời cuộc. Một số ít th́ theo cha mẹ ḿnh rồi từ đó kế thừa những quan điểm chính trị vốn đă có tính chia rẽ từ các bậc sinh thành của ḿnh.

Tính bè phái và ham quyền lực luôn đi đôi với nhau để thoả măn tham vọng quyền lực cá nhân. Lịch sử "loạn 12 sứ quân" cũng như "Trịnh Nguyễn phân tranh" vẫn chưa là những bài học chính trị đủ sức thuyết phục những cá nhân ham mê quyền lực và danh vọng. Có thể thấy hiện tượng này qua một ví dụ nhỏ về sự đố kỵ về quyền lực và sự thành công trên đất Mỹ của người việt như sau. Hiện nay, một người trẻ Việt đang thành công trên con đường chính trị như Luật Sư Trần Thái Vân vẫn bị một số vị tiền bối nói xấu và làm giảm uy tín của anh thông qua những ganh tị nhỏ nhoi như giành nhau công trạng đối với cộng đồng người Việt ở quận Cam. Đáng lẽ những vị trưởng thượng phải cổ vơ, trợ giúp thế hệ trẻ Việt Nam trên con đường chính trị. Ngoài việc giúp đỡ trực tiếp luật sư Vân, họ cũng nên lấy luật sư Vân làm gương cho con cháu ḿnh trong việc phục vụ cộng đồng và quyền lợi dân tộc. Đằng này họ lại đứng ra tranh giành công trạng, làm giảm uy tín của nhau. Họ nên biết rằng, con đường chính trị của họ đă bước sang chỗ ngoặc trên chính trường Mỹ cũng như Việt Nam sau này do vấn đề tuổi tác, lịch sử và văn hoá. Họ nên lùi vào sau hậu trường để đào tạo, hỗ trợ thế hệ tiếp nối hoàn thành sứ mạng lịch sử dân chủ hoá đất nước.

Đất nước Việt Nam trẻ trong tương lai gần đây với hơn một nửa dân số sinh sau 1975 (dưới 30 tuổi) sẽ chọn những lănh đạo trẻ có đức có tài, và đặc biệt không bị quá khứ thù hận bắc nam, huynh đệ tương tàn ám ảnh như thế hệ đang cầm trịch trong xă hội Việt Nam cũng như cộng đồng hải ngoại hiện hành. Hai biểu hiện tiêu cực của văn hoá Việt, bè phái và ham quyền lực, sẽ không có chỗ dung thân trong những chính trị gia Việt Nam được dân bầu lên trong một xă hội Việt Nam dân chủ tương lai.



-- Ngo_Quyen (Ngo_Quyen@newVietNam.com), September 04, 2004


Moderation questions? read the FAQ