Các bài tin tức và b́nh luận từ các trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (04-09-2004)

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

-------------------------------------------------------------------------------------------

Gửi ông Bùi Tín

Trich tu mang Y KIen

- Trần Ngọc Nam

Thưa ông Bùi Tín!

Là thế hệ hậu sinh, được sinh ra và lớn lên trong thời b́nh, được học tập và giáo huấn về tinh thần yêu nước, thương ṇi nên tôi cũng có nhiều điều trăn trở cho công cuộc cải cách trong nước trong giai đoạn hiện nay.

Tôi cũng nghe nhiều về ông, một sĩ quan khá cao cấp của quân đội Việt Nam- điều này cũng cho mọi người they được quá tŕnh sống và chiến đấu của ông ra sao. Tuy nhiên, các thông tin về bản thân ông tôi cũng chưa được rơ.

Mặt khác, ông cũng là một thành viên – hết sức tích cực – tuyên truyền những thông tin phải nói là thâm cung bí sử của Đảng CS Việt nam. Có điều tôi c̣n băn khoăn đó không phải là tính xác thực của những thông tin do ông đăng tải mà là những thông tin đó được đăng tải với mục đích ǵ, phục vụ cho lí tưởng nào và v́ ai.

Thưa ông, đối với tôi, CHXH hay cao hơn là CNCS là những ước vọng và lí tưởng cao đẹp của xă hội loài người- chắc ông cũng hiểu điều này khi trở thành người lính cụ Hồ năm xưa. Thực tế của xă hội có thể thay đổi và đối với tôi hiện nay, chế độ CNXH hay TBCN không khác ǵ nhan nhưng tôi hiểu rằng ai ai cũng mong cho một xă hội mà người người no ấm, nhà nhà yên vui, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành … tuy con đường có thể c̣n nhiều cản trở. Và tôi nghĩ rằng ông cũng là con người như vậy.

Tại sao tôi lại nghĩ thế ? Chính trong thời chiến, ông vẫn là người sĩ quan QĐ ND Việt nam nhưng trong thời b́nh ông lại không chịu nổi cuộc sống do ḿnh chiến đấu giành giật lại va đă phải ra đi phiêu bạt xứ người.

Tôi cũng hiểu rằng dù ở đâu hay lúc nào cũng có người phải người trái, người này người nọ và có thể v́ lí tưởng, v́ chính kiến tốt đẹp của ḿnh mà ông phải dạt đi nhằm tránh các cuộc đối đầu không cân sức ?!

Tôi biết rằng trong ĐCS Việt nam đang diễn ra nhiều cuộc đấu đá nhằm tranh giành quyền lực, nhằm hạ bệ nhau, trả thù nhau … và đó là cái tất nhiên trong một thể chế chính trị. Tuy vậy, những thành phần ding quyền lực chính trị đó đặt lợi ích của ḿnh lên trên và chà đạp lên quyền lợi và lợi ích lâu dài của Nhân Dân th́ chúng ta cần phải vạch ra và phán xét một cách dân chủ và công bằng.

Ngay bây giờ có thể ông không coi CNXH là cái ǵ nhưng tôi nghĩ rằng điều đó không quan trọng, điều quan trọng là những việc làm của ông là phục vụ lí tưởng nào của ông mà thôi. Đó cũng là điều mà tôi suy nghĩ nhiều về đồng bào ta đang ở ngoài nước và họ cần phải có một góc nh́n một cách khách quan và chân thực để từ đó có những phán xét tốt hơn và đưa ra nhiều ư kiến tốt hơn phục vụ lợi ích Tổ quốc.

V́ vậy tôi không nghĩ ràng chỉ v́ những thành kiến cá nhân của ông với một ai đó hoặc của họ với ông mà ông phải từ bỏ quê hương đi ra xứ người. Tôi mong nhận được những cảm nghĩ của ông và những kinh nghiệm chính trị của bản thân ông. Rất có thể sau khi hiểu được ông, ông lại có thêm một cộng sự, một người giúp đỡ ông nhiệt t́nh nhất v́ lí tưởng chung. Là người đảng viên (chưa chính thức) nên tôi mong muốn được làm việc ǵ đó để làm cho Đảng trong sạch và lành mạnh, dân chủ hơn, Tôi không phản đối đa Đảng và tôi they (*)chính ĐCS thân yêu của chúng ta tách ra làm 2 Đảng để tranh đấu công khai dân chủ th́ tốt cho dân, cho nước biết bao.

Hi vọng ông nhận được thư này và hiểu được những ǵ tôi viết!

Chúc ông thành công trong sự nghiệp lí tưởng của ḿnh!

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), September 04, 2004

Answers

Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (04-09-2004)

Một kẻ mua bán phụ nữ ở Việt Nam bị bắt trong lúc t́m cách đưa 4 phụ nữ sang Trung Quốc.

VOA - 03 Sep 2004, 14:34 UTC

Cũng theo tin của hăng thông tấn Pháp, một kẻ mua bán phụ nữ ở Việt Nam đă bị bắt trong lúc t́m cách đưa 4 phụ nữ sang Trung quốc để hành nghề mại dâm.

Phái viên AFP trích lời một viên chức thuộc lực lượng biên pḥng Việt Nam nói rằng nghi can Phạm Tiến Long, 26 tuổi, cư ngụ ở thành phố Hồ chí Minh, đă bị bắt hôm thứ 7 vừa qua khi dùng thuyền nhỏ vượt sông Bắc Luân ở Móng Cái để đưa 4 nạn nhân sang Trung quốc.

Các nạn nhân, tuổi từ 18 đến 32, cũng bị giới hữu trách tạm giam để thẩm vấn. Một viên chức an ninh của cửa khẩu Móng Cái nói rằng nhà chức trách đang mở rộng cuộc điều tra và cộng tác với giới hữu trách Trung quốc cùng với công an thành phố Hồ chí Minh để phá hủy mạng lưới buôn người này.

Được biết, tháng 6 vừa qua, Việt Nam và Trung quốc đă phát động một chiến dịch hỗn hợp với Quĩ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc để bài trừ tệ nạn mua bán phụ nữ và trẻ em giữa 2 nước láng giềng theo chủ nghĩa Cộng sản này.

Theo lời các giới chức của Quĩ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc, t́nh trạng trai thừa gái thiếu ở Trung quốc cộng với sự khó khăn trong việc kiểm soát đường biên giới chung giữa hai nước là những nguyên do làm gia tăng các hoạt động buôn lậu người giữa Việt Nam và Trung quốc.

---------------------------------

Nghiên cứu suy thoái đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên TP Sai Gon

Trich tu mang Y Kien - Tuổi Trẻ - Thứ Năm, 02/09/2004

TT - Chiều 31-8-2004, tại Sở Khoa học - công nghệ TP SG, một đề tài khoa học với cái tên nóng hổi "Sự suy thoái đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên ở TP SG: thực trạng - nguyên nhân và giải pháp khắc phục" (do ông Nguyễn Trung Trực - hiệu trưởng Trường Cán bộ TP - làm chủ nhiệm) đă được nghiệm thu giai đoạn 1.

Hội đồng khoa học đánh giá cao kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài này và cho rằng đây là một vấn đề rất cần tiếp tục nghiên cứu, đào sâu, đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau ... Nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập 311 ư kiến về "t́nh trạng suy thoái đạo đức lối sống nói chung của cán bộ, đảng viên ở TP SG hiện đang ở mức độ nào ?". Kết quả cho thấy có 18% trả lời là "rất nghiêm trọng", 36,3% cho là "nghiêm trọng", "tương đối nghiêm trọng" 40,5% và "không có ǵ nghiêm trọng" 5,1%.

Bà Phạm Phương Thảo - chủ tịch Hội đồng nhân dân TP.SG, chủ tịch hội đồng nghiệm thu - đánh giá đây là đề tài nghiên cứu khoa học rất cần thiết và đă đạt được những kết quả bước đầu. Bà đề nghị nhóm cần chú trọng nghiên cứu t́m giải pháp mạnh mẽ, khả thi nhằm giúp guồng máy chính quyền hoạt động sáng tạo hơn, năng động hơn ... Đề tài này tiếp tục thực hiện và dự kiến kết thúc vào quí 1-2005.

QUỐC THANH

--------------------------------

Cần cứu ḍng sông Mekong

BBC

Thời báo Kinh tế Viễn Đông vừa có bài cảnh báo về nguy cơ đang xảy đến với ḍng Mekong và cuộc sống của 70 triệu người dân Đông Nam Á.

Trong bài mang tựa đề Mekong At Risk, cây bút Barry Wain của tờ Thời báo Kinh tế Viễn Đông (Far Eastern Economic Review 26.08.2004) đă nói đến nguy cơ mức nước hạ thấp và nguồn cá bị tiêu diệt dần ở sông Mekong.

Bài báo nói đến t́nh trạng mất nước ở cảng sông Chiang Khong, miền Bắc Thái Lan, nơi mực nước xuống thấp nhất kể từ 20 năm qua.

Theo bài báo th́ cư dân quanh sông Mekong ở các nước Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng xấu cả về môi sinh, giao thông và nguồn sống v́ con sông dài 4800km nay bị khai thác bừa băi.

Nhưng mối đe dọa lớn nhất, theo tác giả Barry Wain là các đập thủy điện Trung Quốc xây ở tỉnh Vân Nam. Dự tính chỉ một nhà máy tại Xiaowan sẽ tạo ra một hồ chức nước có chiều rộng 169km vào năm 2013.

Cũng theo tác giả th́ Ủy ban sông Mekong tức The Mekong River Commission (MRC) là một cơ quan vô tác dụng (nguyên văn 'người vệ sỹ không răng- toothless guardian) trong việc bảo vệ con sông.

Ủy ban do Thái Lan, Việt Nam, Lào và Campuchia lập ra năm 1995 để điều phối việc khai thác cũng như bảo tồn sông Mekong.

Nhưng Trung Quốc không tham gia ủy ban này và không bao giờ thảo luận với Ủy ban về các hoạt động của họ liên quan đến sông Mekong.

Trên ḍng Mekong, Trung Quốc có hai đập thủy điện đă hoàn tất ở Manwan và Dachaoshan, hai đập nữa đang xây dựng và ba đập đang được lên kế hoạch.

Trung Quốc cho rằng việc xây các đập thủy điện sẽ giúp cải thiện cuộc sống của cư dân sống ở hạ lưu sông.

Nhưng theo bài báo của Thời báo Kinh tế Viễn Đông th́ các nước khác cũng xây thủy điện. Lào đă xây hai đập ở một nhánh của Mekong với mục đích bán điện cho Thái Lan và c̣n có kế hoạch xây thêm hai đập nữa.

Năm 1998 Việt Nam cũng xây xong thủy điện ở Yali, trên nhánh sông Sesan và công tŕnh này bị nghiên cứu do Oxfam America đánh giá là 'có tác hại xấu' cho 50 ngh́n nông dân Campuchia ở đoạn hạ lưu cách đó 80 km.

Việc xả nước không báo trước hoặc v́ sự cố trong quá tŕnh xây dựng đập và sau đó đă giết chết 39 người Campuchia, đa số trong một vụ xảy ra tháng Hai năm 2000.

Theo tờ Thời báo Kinh tế Viễn Đông th́ đại diện Việt Nam tại MRC đă có lời xin lỗi về vụ này nhưng Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định thủy điện Yali 'không gây ra ảnh hưởng môi trường nào nghiêm trọng'.

Thái độ chung của Trung Quốc, theo bài báo, là 'thô', trong khi các nước như Thái Lan và Lào th́ thường muốn giữ quan hệ tốt với Bắc Kinh.

Thời báo Kinh tế Viễn Đông trích lời David Jezeph, một chuyên gia làm việc cho Liên Hiệp Quốc đóng tại Bangkok nói rằng việc khai thác sông Mekong bừa băi và các dự án phát triển rủi ro cao sẽ dẫn đến khủng hoảng.

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), September 04, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (04-09-2004)

Việt Nam: Giáo Dục Hay Giáo Gian?

Trich tu mang Viet Bao - Phạm Trần

Các Nhà giáo kêu Trời như bọng : Giáo dục nước ta đi đường nào ? Hoa Thịnmh Đốn.- "Giáo dục Việt Nam đang ở "vùng trời" nào trên bản đồ giáo dục thế giới và chất lượng của nó cụ thể thế nào có lẽ không mấy người biết một cách chính xác. Song, hầu như ai cũng đều ...mường tượng rằng nền giáo dục nước ta đang ở mức khá thấp và tiếp tục tụt hậu với những cuộc cải cách mà càng cách lại càng thêm rối...."

Đó là lời giáo đầu gợi ư trên mục Diễn Đàn của báo điện tử VietNamnet ở trong nước hôm 19-8-2004 để mời gọi độc giả hiến kế chấn hưng nền giáo dục cho đất nước.

Cuộc thảo luận được báo này thực hiện sau khi có lời lời kêu gọi của Phan Văn Khải, Thủ tướng chính phủ trong cuộc hội thảo quốc gia về Giáo dục hồi trung tuần tháng 7/2004. Khải nói với các Nhà giáo và chuyên viên Giáo dục hàng đầu của Việt Nam : " Tôi kêu gọi các Nhà giáo dành tâm huyết đánh giá khách quan t́nh h́nh giáo dục. Qua đó, cùng Chính phủ t́m ra đúng nguyên nhân, khắc phục những yếu kém, thúc đầy nền giáo dục nước nhà. Chính phủ sẽ mạnh tay với các hiện tượng tiêu cực, gian lận."

Nhưng Bà Trần Thị Tâm Đan, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng nói thêm về t́nh trạng gian lận : " Trong 10 năm qua, sự gian dối trong giáo dục tuy chỉ tồn tại trong một bộ phận dân cư, song ở đâu, cấp học nào cũng có. Sự gian dối thể hiện rơ nhất trong kỳ thi Đại học."

Giáo sư Trần Thanh Đạm phát biểu : "Giáo dục của chúng ta hiện nay như cỗ xe 2 bánh: 1 bánh cao, 1 bánh thấp. Chúng ta đào tạo nhiều mà dùng ít, học cao mà thất nghiệp."

Nhà giáo Hoàng Tụy cho biết nguyên nhân: "Giáo dục phổ thông hiện có 3 "khối u" cần cắt bỏ, đó là: Thi cử nặng nề nhưng không thực chất; nạn học thêm, dạy thêm tràn lan; chất lượng sách giáo khoa không cao nhưng giá lại quá cao. Hậu quả do những "khối u" đó gây ra là chi phí giáo dục ph́nh to, nhưng hiệu quả đầu tư cho giáo dục lại rất thấp."

Ban Biên tập của VietNamnet khẳng định: "Rơ ràng, chất lượng giáo dục đang là nỗi bức xúc của toàn xă hội với những vấn nạn như bằng giả; học thêm, dạy thêm; mua bán bằng cấp; mua điểm; tăng học phí; học vẹt, học tủ v.v... Điều này thể hiện rất rơ quan 197 ư kiến chất vấn của cử tri tại kỳ họp thứ 5, khoá XI vừa qua (của Quốc Hội). Vậy, đâu là nguyên nhân của t́nh trạng tŕ trệ trong giáo dục mà Đảng và Nhà nước từ lâu luôn coi việc đầu tư vào ngành này là quốc sách ...?"

Quốc sách đâu không thấy mà chỉ thấy Nguyễn Minh Hiển, Bộ trưởng Giáo dục trần t́nh nản chí : " So sánh về chỉ số thông minh, th́ học sinh Việt Nam không thua kém học sinh các nước. Tuy nhiên, kết quả đo chỉ số sáng tạo lại thấp hơn học sinh các nước phát triển....Điều đáng lo ngại là một số nhà giáo và cán bộ quản lư giáo dục, thiếu gương mẫu về đạo đức và lối sống, cá biệt c̣n có người vi phạm pháp luật, làm giảm sút uy tín, đội ngũ của ngành trước xă hội...."

PHẢN ỨNG

Nếu chỉ có "một số" thôi mà làm hỏng được toàn bộ chính sách giáo dục th́ việc ǵ, lĩnh vực nào ở Việt Nam cũng hỏng. Bởi v́, như độc giả kimcuong (không có dấu và viết thường) viết ngày 28-8-2004 : "Hiện nay tôi nhận thấy nền giáo dục của ta hướng về chính trị,văn chương nhiều trong khi đó chính trị và văn chương phải có năng khiếu và sự yêu thích. Bộ Giáo dục chỉ căn cứ vào báo cáo và thành tích, trong khi đó Bộ là nơi phải linh động theo dơi t́nh h́nh xă hội để áp dụng vào việc giáo dục cho con người th́ Bộ lại không làm..."

Hậu quả của sự "không làm" này đă đẻ ra không biết bao nhiêu những điều vô lư, tính bất cập trong giáo dục như nhận xét của độc giả Infin (28-8-2004): " Các hệ chính quy đào tạo qúa lư thuyết cứng nhắc, trong khi thực hành chỉ có tính tham khảo, không đưa ra 1 kết quả thực tế mà xă hội cần. Dường như chúng tôi học Đại học chỉ để nghiên cứu chứ không phải để làm việc...Về học, theo tôi chỉ khoảng 30% là tâm huyết học hành c̣n lại là chỉ đối phó (Quay cóp, chạy điểm...). Về dạy th́ nhất là việc thỉnh giảng người giáo viên chỉ đến lớp làm "rẹ rẹt" 1, 2 tuần cho xong 1 môn là hết trách nhiệm..."

Tác giả NO NAME th́ trách móc: " Tại sao trên thế giới có những phương pháp giáo dục rất hay mà sao chúng ta không chịu học hỏi người ta ? Tôi thấy chúng ta cứ suốt ngày ngồi ṃ mẫm, nghĩ cách này cách nọ. Cái ǵ của người ra tốt mà ḿnh chẳng chịu học nên chất lượng giáo dục cứ lùi hoài, không bằng ai."

Ông Nguyễn Hải Đăng phản ảnh về chủ trương tạo thành tích ngay từ bậc Tiểu học của Bộ Giáo dục : " Tôi thật sự thất vọng khi thấy kết quả chúng ta cân cặp học sinh tiểu học ở Hà Nội. Tôi thất vọng khi Bộ Giáo dục tuyên bố đă đạt được những thành tựu giáo dục. Giáo dục là cho toàn bộ một dân tộc và những thế hệ của dân tộc đó phát triển chứ không phải là để phát triển ở một vùng nào đó. Chúng ta đang mắc kẹt ở cái nề nếp xây dựng điểm...Nếu tồn tại chương tŕnh giáo dục như Bộ Giáo dục đang thực hiện với học sinh tiểu học Việt Nam có lẽ tôi sẽ cho con của tôi du học ngay từ tiểu học. V́, chương tŕnh đó quá kém, từ thiết kế đến giảng dạy..."

Vấn đề được gọi là "xây dựng điểm" ở đây là tệ nạn giáo viên được lệnh của cán bộ Hiệu trưởng phải cho điểm cao đến 90 hay hơn, dù bài làm của học sinh không đáng được hưởng điểm cao và phải bị phạt không cho lên lớp. Mục đích "xây dựng điểm" của cán bộ trách nhiệm là nếu để cho trường ḿnh có nhiều học sinh kém th́ sẽ bị cấp trên phê b́nh, kiểm điểm, khiển trách có ảnh hưởng đến đồng lương, chức vị. Do đó mà ta không lấy ǵ làm lạ khi thấy các Tỉnh, Thành phố đều thi đua loan báo kết quả các kỳ thi tốt nghiệp đạt tỷ lệ từ 90% đến 99,9%. Thậm chí ở vài nơi c̣n đạt đến 100 điểm trong các kỳ thi!

T́nh trạng này không phải mới diễn ra mà đă có từ thuở "mở cửa"1986 mà có thấy ông Nhà nước ngó ngàng ǵ đâu ! Cuối cùng rồi cũng đâu vào đó cả. Chuyện ǵ cũng hoàn thành kế hoạch, đạt chỉ tiêu và cán bộ nào cũng làm tốt nhiệm vụ.

V́ vậy mà độc giả Tân TN mới phát biểu (25-8-2004) : " Giáo dục nước ta đúng là gặp "cơn khốn khó" như các bạn b́nh luận. Nhưng phải làm ǵ để chấn hưng th́ đó là vấn đề lớn mà việc đầu tiên là phải đánh giá lại cho thật khách quan, nghiêm túc, từ đó mới đưa ra giải pháp và kết hoạch chấn hưng lại nền giáo dục. Quốc hội phải tổ chức đánh giá độc lập nếu cần th́ nhờ chuyên gia, tổ chức quốc tế người ta đánh giá giúp. Không nên giao cho Bộ Giáo dục đánh giá. Nước ta đặc biệt ở chỗ, những người mang trọng trách khi làm không tốt chức trách th́ không thấy ai xin từ chức hoặc bị mất chức (Khác hẳn với các nước tiên tiến...) ."

Ông bà ta thường nói "nhân nào th́ quả ấy" thật không sai. Nếu đem áp dụng cho giáo viên th́ mộ số không nhỏ thiếu khả năng và sa sút đạo đức nghề nghiệp đă làm cho các bậc phụ huynh lo lắng.

Ông tranduythai nói : " Có lẽ chúng ta không cần phải nói nhiều đến hiện trạng dẫn đến chất lượng đào tạo hiện nay. Chúng ta chỉ cần t́m hiều rơ để khắc phục nguyên nhân đă và đang xẩy ra. Theo ư kiến và suy nghĩ riêng của tôi th́ để cải thiện t́nh h́nh giáo dục hiện nay chúng ta cần xem xét lại một số vấn đề : Đề cao đạo đức nghề nghiệp đội ngũ giáo viên các cấp. Bởi, đây là phần nhạy cảm nhưng chúng ta cần phải xem xét tại sao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ đào tạo lại đi xuống như vậy ...?" (25-8- 2004)

Cùng ngày này, tác giả Huy Vinh Linh phản ảnh trong thư gửi VietNamnet: " Tôi thấy học sinh và sinh viên Việt Nam toàn học chạy, học không đi với hành, ngay cả bản thân tôi khi học đại học cũng vậy nên cho đến khi đi làm tôi đă thấy rất bỡ ngỡ, phải mất nhiều thời gian tôi mới tiếp cận được công việc. C̣n một điều nghịch lư mà tôi thấy bấy lâu nay vẫn tồn tại đó là tŕnh độ giáo viên hiện nay. Đấy là đầu vào của các trường sư phạm: Có rất ít học sinh có học lực khá, giỏi thi vào những trường này. Tôi lấy ví dụ các bạn tôi (Có rất nhiều) khi học phổ thông toàn học lực b́nh thường, có người học lực c̣n yếu thế mà họ vẫn đỗ vào các trường Đại học, Cao Đảng sư phạm. Vậy th́ làm sao có thể có được một lực lượng giáo viên giỏi để đào tạo ra những học sinh giỏi ?"

Thư của ông Hùynh Cao Vân (25-8- 2004) bổ túc thêm nỗi lo lắng này : " Tôi nghĩ, một trong những nguyên nhân làm cho tŕnh độ học sinh hiện nay kém là do các cấp 1,2,3 học sinh được đào tạo kém chất lượng . Chúng ta có bằng chứng về điều này rất rơ qua sự chênh lệch lớn giữa kết quả tốt nghiệp Phổ thông Trung học và kết quả đậu Đại học. Nhiều trường ở cả ba cấp chạy theo thành tích và t́m mọi cách nâng kết quả học tập của các em. Đây là một h́nh thức GIẾT CHẾT học sinh v́ các em và cả cha mẹ các em không biết tŕnh độ thực tế để t́m cách sửa chữa. (Và khi đến cấp 3 kể như VÔ PHƯƠNG CỨU CHỮA)."

Tác giả Quang (24-8-2004) bổ túc về tệ nạn thành tích : " Tại sao chất lượng giáo dục Việt Nam thấp ? Sẽ có hàng trăm ngàn câu trả lời. Nhưng tôi thấy nổi cộm một điều là BỆNH THÀNH TÍCH. Rất nhiều trường dùng tỷ lệ học sinh/sinh viên tốt nghiệp làm thành tích báo cáo, có rất ít (Thậm chí chẳng có) trường lấy chất lượng của học sinh/sinh viên làm thành tích..." Thật vậy, kết quả của các kỳ thi tuyển sinh viên vào Đại học rất kém và đôi khi xen lẫn tính khôi hài và mất nhân cách của thí sinh dự thi. Tỷ dụ như có nhiều học sinh không làm được bài nhưng lại làm Thơ t́nh, Thơ trào phúng chọc ghẹo thầy cô, vẽ h́nh nam nữ sa đọa hoặc viết Thư năn nỉ chấm đậu, nếu không sẽ bị bố mẹ đánh, đuổi khỏi nhà v.v... rồi nộp cho Giáo chức coi thi!

Tính trung b́nh có từ 65 đến 80% học sinh rớt thi vào Đại học, nhưng không ai biết số phận của những thi sinh không đậu sẽ ra sao và sẽ làm ǵ để sống!

Độc giả Hoang Thanh viết cho VietNamnet ngày 25-8-2004 : " Tôi không dám bàn đến tất cả các cấp học mà chỉ có ư kiến về bậc đại học. Có quá nhiều ư kiến cho rằng cần phải thay đổi chương tŕnh (Là cái chất) mà ít ai để ư đến cái "hồn" của bậc đại học ! Vậy, "hồn" là ǵ ? Đó là, phong cách, quan hệ giữa thầy - tṛ, tṛ - tṛ! Nhiều lúc tôi có cảm tưởng đến lớp học giống như đến một siêu thị có kẻ mua người bán và bán xong là rồi! Người bán không cần biết người mua sử dụng món hàng như thế nào (Ở sịêu thị đôi lúc họ c̣n để ư sức mua, c̣n đại học th́ ...) Đa phần sinh viên sống xa nhà. Ngày xưa học cấp 3 họ ngoan thế, chăm học thế nhưng hăy thử thống kê : Có bao nhiêu phần trăm tụt dốc khi lên đại học ? V́ sao vậy ..Bạn bè đại học mà mấy năm không biết được tên nhau (Dẫu ít nhưng vẫn có), c̣n không nói chu::12Ề4::n với nhau th́ quá nhiều, chứ đừng nói tạo được quan hệ tốt !..."

Để kết luận cho bài viết này, chúng ta hăy cùng đọc lời phát biểu của Đăng Khoa trên VietNamnet ngày 25-8- 2004 : " "Cải tổ giáo dục" - phải nói như vậy mới xứng tầm phát triển của đất nước ta trong thời kỳ hiện nay. Thực trạng giáo dục: Chương tŕnh giáo dục quá tải (nhồi nhét quá sức cho học sinh/sinh viên) , nạn dạy thêm, học thêm tràn lan, chất lượng sút kém so với các nước trong khu vực. Loạn thầy, thiếu thợ. Bằng cấp tràn lan. Hiện tượng "bằng thật, học giả" c̣n nhiều...Việc kiểm tra của ngành giáo dục và các ngành có trách nhiệm về việc sử dụng bằng cấp yếu và thiếu gây ra hàng loạt những bất cập trong việc sử dụng bằng cấp. Các cấp, các ngành khi tuyển chọn ,lao động toàn chú trọng vào bằng cấp mà không chú trọng đến năng lực thực tế. Nhiều cán bộ có chức quyền chạy bằng cho bản thân, tuyển chọn con em ḿnh vào ngành, sau đó cho đi "học" để chạy bằng nhằm được đề đạt vào các chức vụ quan trọng trong cơ quan ḿnh phụ trách. Việc cấp văn bằng học vị c̣n nhiều bất cập, chưa chú trọng đến năng lực mà thiên về lư thuyết. V́ vậy nước ta : "Người người là Tiến sỹ", "Nhà nhà là Giáo sư" nhưng các công tŕnh khoa học kỹ thuật áp dụng trong thực tế rất ít. Con đường lấy bằng cấp cho một người quá ư dễ dàng v́ ở đâu cũng có đại học. Việc chuẩn hoá cán bộ chỉ nói trên văn bản giấy tờ c̣n thực tế hầu như chẳng ai kiểm tra....."

Đó là nội dung của việc học và hành ở trong nước ngày nay. Những nhận xét ngay thẳng của Đăng Khoa đă lột tả được tất cả nỗi bi thảm của nền Giáo dục trong thời kỳ "Đổi mới" của đảng Cộng sản Việt Nam. Những "sản phẩm" của nền giáo dục này đă và sẽ đem lại cho xă hội được những ǵ ?

Nhưng không phải chỉ có tác giả Đăng Khoa mới nh́n ra những bất cập như thế mà trước đây đă có vô số Nhà giáo danh tiếng trong nước nêu ra những thiếu sót trong Giáo dục và kêu gọi Nhà nước sửa chữa cấp thời mà có thấy thay đổi ǵ đâu !

Từ ông Thủ tướng đến Bộ trưởng Giáo dục và các cán bộ chuyên trách chỉ biết làm một việc : Đó là cùng thi đua "than văn", cùng phấn khởi "hứa suông" và cùng hồ hởi "đùn đẩy trách nhiệm."

Cuối cùng th́ càng "cải cách" bao nhiều, Giáo dục càng sa sút, tụt hậu bấy nhiêu. -/-

Phạm Trần (9-2004)

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), September 04, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (04-09-2004)

to cha tui viet cong ...... dden khi ddang vien tui no thoi nat ..tham nhung hoi lo thi tui no goi la THANH PHO SAI GON .... co phai tui no so cai thoi no lam cho cai ten THANH PHO HO CHI MINH no thoi them hay ko ...... 1 lu lua bip >>> NGUY NGU*~

-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), September 04, 2004.

Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (04-09-2004)

Nghiên cứu suy thoái đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên TP Sai Gon Trich tu mang Y Kien - Tuổi Trẻ - Thứ Năm, 02/09/2004

TT - Chiều 31-8-2004, tại Sở Khoa học - công nghệ TP SG, một đề tài khoa học với cái tên nóng hổi "Sự suy thoái đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên ở TP SG: thực trạng - nguyên nhân và giải pháp khắc phục" (do ông Nguyễn Trung Trực - hiệu trưởng Trường Cán bộ TP - làm chủ nhiệm) đã được nghiệm thu giai đoạn 1.

Hội đồng khoa học đánh giá cao kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài này và cho rằng đây là một vấn đề rất cần tiếp tục nghiên cứu, đào sâu, đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau ... Nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập 311 ư kiến về "tình trạng suy thoái đạo đức lối sống nói chung của cán bộ, đảng viên ở TP SG hiện đang ở mức độ nào ?". Kết quả cho thấy có 18% trả lời là "rất nghiêm trọng", 36,3% cho là "nghiêm trọng", "tương đối nghiêm trọng" 40,5% và "không có gì nghiêm trọng" 5,1%.

Bà Phạm Phương Thảo - chủ tịch Hội đồng nhân dân TP.SG, chủ tịch hội đồng nghiệm thu - đánh giá đây là đề tài nghiên cứu khoa học rất cần thiết và đã đạt được những kết quả bước đầu. Bà đề nghị nhóm cần chú trọng nghiên cứu tìm giải pháp mạnh mẽ, khả thi nhằm giúp guồng máy chính quyền hoạt động sáng tạo hơn, năng động hơn ... Đề tài này tiếp tục thực hiện và dự kiến kết thúc vào quí 1-2005.

QUỐC THANH

-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), September 04, 2004.


Moderation questions? read the FAQ