Bối Cảnh Việt Nam trong cuộc chiến Tranh lạnh

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bài phát biểu trước Đại hội Quốc tế Y sĩ Việtnam Tự do “Bản nghiên cứu tổng kết cuộc chiến Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh”

Lê Quế Lâm

Kính thưa Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn, Chủ tịch Ban chấp hành Kính thưa Bác sĩ Vơ văn Phước, Chủ tịch Hội đồng Đại diện, Kính thưa quí vị Nha Y Dược sĩ tham dự Đại hội, Kính thưa quí vị quan khách,

Trước tiên tôi xin chân thành cám ơn ban Tổ chức Giải Văn học, Hội đồng giám khảo và Hội Quốc tế Y sĩ Việt Nam Tự do đă vinh danh tác phẩm Việt Nam Thắng và Bại. Đây là vinh dự vô cùng lớn lao v́ cuốn sách này là “Bản nghiên cứu tổng kết cuộc chiến Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh” mà tôi muốn tường tŕnh đến các chiến hữu thân yêu và đồng bào ruột thịt hiểu được thực chất cuộc chiến đẫm máu, kết thúc trong đau thương nhưng lại tạo ra triển vọng tươi sáng cho dân tộc.

Dù cuộc chiến đă chấm dứt, song tôi vẫn âm thầm tiếp tục trách nhiệm trong hoàn cảnh khó khăn mà khởi đầu là tám năm tù cải tạo. Sau đó mạo hiểm vượt biên, khi đến được bến bờ tự do, tôi không nghĩ đến tương lai bản thân, dồn hết tâm trí để sớm hoàn thành trách nhiệm. Sau hai năm tận lực, tác phẩm ra đời vào năm 1987. Quyển sách đầu tiên tôi gởi tặng Bác sĩ Bùi Trọng Cường, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do Úc châu. Tôi vô cùng cảm kích khi B/S Cường nhận xét đó là “một tài liệu lịch sử vô giá đối với thế hệ trẻ Việt Nam tị nạn ở hải ngoại. Có lẽ tôi nói không quá đáng khi nghĩ rằng đó chính là quyển sách gối đầu giường cho các em học sinh, sinh viên, thế hệ con cháu chúng ta tại hải ngoại khi muốn học hỏi về lịch sử Việt Nam cận đại. Đây là một tài liệu không thể thiếu được trong tủ sách của mọi gia đ́nh người Việt quốc gia”.

Dù đă in xong 1000 quyển, phí tổn khá nhiều song tôi phải hủy bỏ tất cả v́ nhận thấy tác phẩm của ḿnh chưa đáp ứng với kỳ vọng của bác sĩ Cường. Sau 5 năm cố gắng nữa, quyển sách ra đời lần thứ hai, hoàn chỉnh xúc tích hơn. Tôi cảm thấy bớt hỗ thẹn khi đọc lại những lời giới thiệu nồng nhiệt của ông Chủ tịch CĐNVTD Úc châu. Tŕnh bày những t́nh tiết này, tôi muốn nói lên sự xúc động, không những quí vị vinh danh tác phẩm, mà c̣n vinh danh tác giă. Một người, chấp nhận cuộc sống thanh bần để chu toàn trách nhiệm trong cảnh quốc phá gia vong. Tôi càng phấn chấn hơn khi nghĩ rằng, chỉ có những người c̣n nặng nợ với quê hương mới cảm thông với người luôn ưu tư đến tiền đồ đất nước. Đó lại là những trí thức ưu tú, tiếng nói của họ có thể hiệu triệu được ḷng người, xoay vận được thế nước. Trong niềm phấn khởi đó, xin phép Đại hội cho tôi có đôi lời về tác phẩm vừa được vinh danh.

Cho đến nay, cuộc chiến VN vẫn c̣n nhiều bí ẩn. Ngay từ 1955 khi Hồ Chí Minh chuẩn bị dùng vũ lực thôn tính Miền Nam, Tổng Bí thư Đảng CSTQ Đặng tiểu B́nh đă cảnh cáo giới lănh đạo Đảng CSVN phải trù liệu hai t́nh huống: “một là thắng, một là mất cả Miền Bắc Xă hội Chủ nghĩa”. Năm 1981, đến lượt Hoa Kỳ hé lộ mưu đồ qua lời tuyên bố của TT Ronald Reagan với các cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở VN “các anh chiến đấu trở về không mang theo chiến thắng, không phải v́ các anh bị đánh bại, mà v́ người ta không muốn các anh chiến thắng”.

Cuộc chiến VN, thực chất như người ta thường gọi là cuộc chiến ủy nhiệm của các cường quốc. Muốn hiểu rơ phải đặt nó vào đúng bối cảnh thế giới lúc bấy giờ: đang diễn ra cuộc xung đột giữa Thế giới Tự do (TGTD) và Quốc tế Cộng sản (QTCS), c̣n được gọi là chiến tranh lạnh. VN là một trong những đấu trường chính của cuộc xung đột, ngay từ khởi đầu cho đến hồi kết thúc. Tôi cố gắng ghi lại những sự kiện xảy ra theo đúng nguyên trạng của nó, kết hợp với tài liệu chính thức, để tạo thành một toàn cảnh chung. Từ đó mới thấy được những bí ẩn, góp phần giải thích tại sao HK tham chiến, lư do họ rút lui. Và từ t́nh trạng đất nước bi đát đến triển vọng tươi sáng liên hệ như thế nào?

Tôi dự định đặt tên sách là “Quá khứ bi thảm, tương lai huy hoàng”, song tựa đề này có vẻ lạc quan, đầy ảo tưởng, khi CSVN đă toàn thắng. Họ tập trung cả triệu quân nhân công chức vào trại cải tạo. Tại HK, ư nghĩ bại trận hầu như chế ngự trong dư luận, đến độ người ta không ngừng cổ vũ cho khẩu hiệu “không để xảy ra một vụ VN khác nữa”. Vă lại từ quá khứ đến tương lai không đơn giản như khi rời khỏi đất nước là đă giă từ quá khứ bi thảm, đến được bến bờ tự do là bắt đầu tương lai huy hoàng. Đối với lịch sử dân tộc, đó là một đoạn đường dài. Đành rằng có gieo nhân, song cần phải có thời gian vun bồi, mới có ngày gặt quả. Trong giai đoạn chuyển tiếp, trước khi lịch sử lật sang trang mới vàng son, phải luận bàn về lẽ thắng bại, mất c̣n trước đă. Do đó ấn phẩm năm 1987 mang tựa đề “Việt Nam -Thắng Và Bại, Mất và C̣n”. Đến khi chính thức xuất bản năm 1993, tựa đề Mất và C̣n không c̣n diện hiện, v́ sợ người đọc có thể hiểu lầm, đây là lập luận của kẻ bại trận nay muốn phục thù. Đó không phải là ư định của tác giả.

Kính thưa Quí vị,

Những người cộng sản thường tự đắc lập đi lập lại câu nói đầy thách thức của Lenin “Ai thắng Ai”. Dựa vào đó, tôi đặt tựa đề quyển sách là Việt Nam Thắng và Bại. Cái thắng đă rơ ràng, sau khi CSVN thống trị toàn thể Đông Dương, Tổng Bí thư Leonid Brezhnev lớn tiếng tuyên bố trước Đại hội XXV Đảng CSLX năm 1976: “Sự bành trướng của chủ nghĩa CS trên toàn cầu là bước tiến không thể nào đảo ngược được”. C̣n cái bại th́ măi bốn năm sau khi tác phẩm Việt Nam Thắng và Bại được ấn hành, người ta mới chứng kiến được sự sụp đổ của Liên Xô.

Riêng VN, người quốc gia đă bại để dân tộc thắng: chấm dứt chiến tranh, thống nhất tổ quốc. Nhưng CSVN dành cái thắng đó để bành trướng đế quốc Liên Xô, thực hiện đấu tranh giai cấp. Hậu quả là dân tộc phải bại: gánh thêm cuộc chiến Đông Dương lần ba, đồng bào phải bỏ xứ ra đi, một phần đất nước lọt vào tay ngoại bang. Đối với lịch sử không có sự ngẫu nhiên, các biến cố xảy ra đều theo đúng qui luật bất di bất dịch: luật nhân quả. Sau Liên Xô, sẽ đến lượt kẻ ủy nhiệm của nó, rập khuôn đúng theo mô h́nh của nó, cũng phải tiêu vong. Ngày tàn của CSVN cũng là buổi b́nh minh của dân tộc.

Kính thưa quí vị,

Hôm nay trong không khí trang trọng của Đại hội, tập trung những tinh hoa của Cộng đồng người Việt tự do ở hải ngoại, tôi xin phép được tŕnh bày vế thứ hai “Việt Nam- Mất và C̣n”. Năm 1975, hầu như chúng ta mất tất cả. Mất v́ lúc bấy giờ VNCH hoàn toàn lệ thuộc vào Quốc hội Mỹ, trong khi đồng minh chúng ta quyết định rút lui để chuyển sang thế trận khác. Chánh quyền Hànội đă thề quyết hi sinh đến đứa con VN cuối cùng để thôn tính MN. Chúng ta không thể tiếp tục hi sinh xương máu một cách vô ích, và cũng không thể giữ vững được nền dân chủ tự do lâu dài. T́nh thế bắt buộc, chúng ta không c̣n sự chọn lựa nào khác. Không nên đổ lỗi oán trách người khác, không có lợi lộc ǵ. Mà hăy âm thầm chuẩn bị, chờ ngày quang phục quê hương khi thời cơ đến.

Cuối cùng sự chiến đấu và hi sinh của QLVNCH đă được vinh danh. Ngày 20/7/2001, Hạ Viện Mỹ đă thông qua Nghị quyết H.C.R.322 tuyên dương sự hi sinh cao quí của QLVNCH cho lư tưởng dân chủ và tự do. Liên Xô sụp đổ không phải là sự kiện ngẫu nhiên, thắng lợi của TGTD cũng không phải “bất chiến tự nhiên thành”. Lịch sử không chấp nhận điều đó. Nó xuất phát từ sự bức tử MNVN hồi năm 1975. HK đă thực hiện kế khổ nhục, t́m cái bại chiến thuật ở VN để tạo cơ hội giành cái thắng chiến lược làm suy vong CSQT. Chính v́ đó Newt Gingrich, nguyên Chủ tịch khối Đa số Hạ viện Mỹ đă mô tả cuộc chiến của họ ở VN như sau: “Chúng ta tạo ra cuộc chiến mà chúng ta sẽ thua, và chúng ta dàn dựng cái thua đó theo cách chúng ta đă vạch”. Lư tưởng dân chủ và tự do là mục tiêu của TGTD, tranh đấu cho loài người trên hành tinh này. Có thể nói chiến tranh thế giới không xảy ra v́ VN đă gánh chịu tất cả. Hay là nhờ chiến tranh VN mà không có Thế chiến thứ ba, một trận thư hùng mà ai cũng tin rằng sẽ vô cùng khốc liệt mới dứt điểm được một chủ nghĩa phi nhân.

Qua nghị quyết của Quốc hội HK, thế giới mới thấy được bản chất cao đẹp của người VN: một dân tộc có ḷng thủy chung, ân đền nghĩa trả. Họ biết thế nào là t́nh và nghĩa, giữa cái chung và cái riêng, để sẳn sàng hi sinh t́nh riêng v́ đại nghĩa chung. QLVNCH đă hoàn thành trách nhiệm đối với đất nước, khi kết thúc chiến tranh với một hiệp định tuyệt hảo cho dân tộc. Nhưng v́ nghĩa chung chưa trả, QLVNCH đành phải hi sinh t́nh riêng dân tộc, chịu bại trận năm 1975 để góp phần giúp TGTD đánh bại chủ nghĩa thâm độc và tàn ác nhất trong lịch sử loài ngựi. Đó là niềm tự hào vô biên của ḍng giống con Lạc cháu Hồng, nhất là đối với những người đang sống tha hương. Họ hănh diện là một người VN . Đài tưởng niệm chiến tranh VN tại nghĩa trang quốc gia Arlington chưa đủ. Sự hiện diện của người Việt ở các nước TGTD, gợi cho người dân bản địa nhớ rằng có một thời đất nước họ đă sát cánh chiến đấu với dân tộc này. Đó cũng là cảm nghĩ của một người Úc, nhà bỉnh bút nổi tiếng ông Greg Sheridan. Trong bài viết nhân kỷ niệm 25 năm ngày 30/4 đăng trên báo The Australian, ông viết: “đối với ngưới Úc chúng ta, sự có mặt của những người Úc gốc Việt ở đây là một niềm vinh quang, nhắc nhở rằng có một thời chúng ta tham chiến ở VN”.

Ngoài thanh danh chói rạng muôn đời, được ghi vào lịch sử Quốc hội Mỹ. QLVNCH c̣n để lại cho thế hệ kế tiếp hai di sản quí báu, vô cùng cần thiết cho đại cuộc quang phục quê hương. Đó là HĐ Paris 1973 và Cộng đồng người Việt Tự do hải ngoại.

Chấm dứt chiến tranh bằng một hiệp định ḥa b́nh là mục tiêu của TGTD khi HK nhảy vào cuộc chiến. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta đă trả bằng một giá đắc: trên một triệu binh sĩ thương vong. Coi HĐ Paris 1973 là “tờ giấy lộn” là sĩ nhục QLVNCH, TGTD và cả cơ quan LHQ, v́ HĐ đă được một hội nghị quốc tế về VN có sự tham dự đầy đủ của 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo An và sự chứng kiến của TTK/LHQ “long trọng ghi nhận, tuyên bố tán thành và ủng hộ”. Lên án HK phản bội, bán đứng MN tự do cho CS, càng làm tủi hổ vong linh 32 vạn chiến hữu chúng ta và đồng minh đă bỏ ḿnh v́ cuộc chiến chống Cộng tại VN. HĐ Paris 73 là một hiệp định tuyệt hảo cho dân tộc. HK đă lợi dụng nó để chấm dứt chiến tranh. CSVN cũng lợi dụng nó để thống nhất đất nước. Giờ đây sẽ đến lượt chúng ta đ̣i HK và CSVN thực hiện nốt phần c̣n lại: tôn trọng và thực thi những quyền thiêng liêng và căn bản của nhân dân VN được ghi trong Chương IV của hiệp định mà cho đến ngày họ vẫn chưa được hưởng. Đó là:

* Quyền tự quyết của nhân dân, thông qua các cuộc tổng tuyển cử dân chủ tự do có quốc tế giám sát (điều 9)

* Thực hiện việc ḥa giải, ḥa hợp dân tộc, xóa bỏ hận thù và mọi hành động trả thù, phân biệt đối xử..( điều 11 a)

* Bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí.. (điều 11 b)

Ngoài cơ sở pháp lư để đấu tranh, đ̣i món nợ mà HK và CSVN c̣n thiếu nhân dân VN, chúng ta c̣n có một thực lực hùng mạnh. Đó là Cộng đồng người Việt Tự do hải ngoại.. Dù chỉ chiếm 3% dân số VN, nhưng theo tính toán của K/s Nguyễn Gia Kiểng, người Việt hải ngoại có trọng lượng của một tổng sản lượng 50 tỉ đô la gấp đôi GDP trong cả nước. Thừa khả năng đầu tư vào VN 3 tỉ đô la mỗi năm, gấp ba lần số đầu tư của ngoại quốc vào VN năm 2000. Ngoài sức mạnh tài chính, theo L/s Lâm Lễ Trinh, Cộng đồng Việt hải ngoại c̣n có nhiều tiềm năng trí tuệ: một đội ngũ không dưới 300 ngàn chuyên viên lỗi lạc Theo ông, không có một nước nào tại Châu Á -và ngay cả trên thế giới-, có một cái vốn chất xám quư giá như thế, đào tạo bởi quốc tế.

Hănh diện nói đến Cộng đồng Việt hải ngoại, từ diễn đàn quan trọng này, cho phép tôi có đôi lời với các bạn trẻ VN. Các bạn có mặt tại các nước tiên tiến hiện nay, không phải là sự ngẫu nhiên hoặc cái may mắn của cuộc đời mà do công lao xương máu của thế hệ cha anh đi trước. Họ đă hi sinh cho TGTD, nên HK và các nước tự do mở rộng ṿng tay đón nhận hơn một triệu thuyền nhân chúng ta. Sau đó qua chương tŕnh ODP và HO, hàng chục ngàn gia đ́nh quân cán chính VNCH lại lần lượt đến Mỹ. Tuổi trẻ VN gặp môi trường thuận lợi, thi thố tài năng không nhượng bất cứ sắc dân nào trên thế giới. Các bạn làm sống lại h́nh ảnh hào hùng của phong trào thanh niên t́m đường xuất ngoại học hỏi để canh tân đất nước do hai cụ Phan phát động hồi đầu thế kỷ 20. Các bạn có bổn phận đối với đồng bào, sự hưng vong của tổ quốc và những quốc gia đă cưu mang chúng ta. Đất nước quang hưng ngày mai trông cậy vào các bạn.

Đất nước kêu gọi các bạn dấn thân tiếp nối vai tṛ lịch sử trong thời điểm thuận lợi hiện nay, HK đă trở lại VN. Họ “mở lại cuộc tranh đấu với một cơ hội tuyệt diệu, cho Hà nội hưởng qui chế mậu dịch b́nh thường -một điều mà CSVN rất mong đạt được”. Đồng thời “tuyên bố công khai với đồng minh của chúng ta là nhân dân VN rằng chúng ta vẫn giữ ư định hoàn tất sứ mạng nguyên thủy của ḿnh là giúp dân tộc VN tạo dựng một chánh quyền dân chủ trong phương cách ḥa b́nh. HK không bao giờ v́ quyền lợi thương mại, mà bỏ qua tính chất bạo tàn của chế độ, hoặc quên những quyền tự do của nhân dân VN”. Đó là những lời của Dân biểu Henry J. Hyde Chủ tịch Ủy ban Liên lạc quốc tế (tức Ủy ban Đối ngoại) Hạ viện HK, nhờ Ngoại trưởng Colin Powell chuyển đến Hànội, nhân chuyến đi VN tham dự hội nghị Asean, được đăng tải trên tờ The Wall Street Journal ngày 25/7/2001.

Ngày nay chúng ta không lệ thuộc bất cứ một thế lực nào, lại có chính nghĩa, chúng ta sẽ có tiếng nói mạnh khiến người Mỹ và Bộ chính trị Đảng CSVN phải lắng nghe. Dựa vào sức mạnh thông tin và chất xám, chúng ta lên tiếng liên tục, mạnh mẽ vượt trên thái độ im lặng từ bấy lâu nay.

Đối với Đảng CSVN, chúng ta không chủ trương lật đổ, không đ̣i hỏi họ phải từ bỏ quyền lực, cũng không bao giờ mong muốn một Roumania thứ hai xảy ra tại VN. Chúng ta chỉ yêu cầu họ xóa bỏ điều 4 trong hiến pháp v́ đảng CSVN đă cắt đất của tổ tiên để lại, nhượng cho ngoại bang dù chỉ vài chục cây số vuông ở Ải Nam Quan và thác Bản Giốc, th́ không c̣n xứng đáng để giành quyền độc tôn lănh đạo đất nước. Muốn xây dựng đất nước phồn vinh, đ̣i hỏi mọi người VN dù thuộc sắc tộc nào, theo tôn giáo nào, dù sống bất cứ ở đâu…cũng đều b́nh đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Chúng ta yêu cầu CSVN hủy bỏ việc phân biệt giữa người kinh và thượng, giữa đảng viên và quần chúng, giữa người trong đảng và ngoài đảng, giữa người trong nước và ngoài nước. Đó là h́nh thức kỳ thị, phân biệt đối xử, chia rẽ dân tộc.

Đối với HK và các nước TGTD, họ luôn “tôn trọng lối chơi ngay thẳng và ṣng phẳng”. Chúng ta bày tỏ cho họ thấy QLVNCH đă chiến đấu và hi sinh như thế nào cho lư tưởng dân chủ và tự do, và góp phần như thế nào cho thắng lợi của TGTD. Chúng ta nói lên ḷng tri ân đối với các cựu chiến binh HK và đồng minh đă chiến đấu giúp VN chấm dứt chiến tranh với một hiệp định hoàn hảo. Ngày nay HK đă mở lại cuộc tranh đấu, chúng ta nhắc họ nhớ đến sứ mạng nguyên thủy và tại sao đă chiến đấu ở VN. Lưu ư HK nhớ rằng họ đă kư HĐ Paris 1973 với ba phe ở VN, chớ không phải chỉ với CSVN. Thân sinh đương kim tổng thống HK, trong diễn văn nhậm chức ngày 20/1/1989 đă long trọng tuyên bố: “Những quốc gia vĩ đại cũng như những vĩ nhân phải giữ lời hứa. Khi HK nói điều ǵ, HK nói lên định tâm của ḿnh, hoặc đó là một hiệp định quốc tế, một lời giao ước hay một lời nguyền trên thềm cẩm thạch”.

Kính thưa quí vị,

Ngày trước cha anh chúng ta không hoàn thành được trách nhiệm bảo vệ tự do hạnh phúc cho một nửa đồng bào. Ngày nay chúng ta tiếp tục trách nhiệm, đấu tranh đ̣i thực hiện những thành quả do người đi trước để lại, sẽ mang lại tự do hạnh phúc cho cả nước. Chúng ta có vinh dự lớn, viết những trang cuối cùng trong quyển tranh đấu sử vĩ đại của dân tộc, trong bước ngoặc: chấm dứt quá khứ bi thảm, mở đầu tương lai huy hoàng.

Cuối cùng tôi xin nói lên cảm nghĩ chân thành. Người viết sử chỉ là một cá nhân tầm thường. Thắng bại của đất nước mới là điều trọng đại thiêng liêng. Hội Quốc tế Y sĩ VN Tự do vinh danh tác phẩm lịch sử Việt Nam Thắng và Bại, chính là vinh danh những người làm nên lịch sử, chớ không phải người viết sử. Đó là những chiến binh dũng liệt của QLVNCH ngày trước. Đó là những đứa con VN ở hải ngoại hiện nay -biết có tổ quốc để tôn thờ, hănh diện và sẳn sàng dấn thân nối tiếp sứ mạng cứu nước.

Tôi cũng rất phấn khởi được biết, chỉ trong một thời gian tương đối ngắn, đă có trên 150 tác phẩm do những cây bút thuộc nhiều bộ môn từ khắp năm châu gởi tới tham dự. Nền Văn học VN hải ngoại vô cùng phong phú đa dạng, thăng hoa cao độ nhờ tiếp thu nhiều nguồn tư tưởng và khuynh hướng tự do phóng khoáng…Nhưng vẫn không quên cội nguồn dân tộc. Việc Hội đồng tuyển chọn Giải Văn học vinh danh một tác phẩm lịch sử đấu tranh, minh chứng nền văn học VN hải ngoại vẫn ḥa nhịp với cuộc đấu tranh chung của toàn dân chống CS độc tài, kiến tạo một nước Việt Nam Tự do Dân chủ, Nhân quyền được tôn trọng. Chúng ta mang tiếng vong quốc để chờ ngày phục quốc, chớ không bao giờ vong bản. “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách” vẫn nằm trong tâm khảm của những đứa con VN, v́ quốc nạn phải xa rời đất tổ. Thừa hưởng của tiền nhân một giang san hoa gấm, những truyền thống hào hùng cao đẹp, chúng ta phải giữ ǵn, điểm tô thêm và trao đủ lại cho hậu thế. Giới cầm bút cũng là những sứ giă VN đốt lên ngọn đuốc làm rạng danh đất nước.

Trước khi dứt lời, tôi xin cám ơn Hội Quốc tế Y sĩ Việt Nam Tự do dành cho tôi vinh dự được phát biểu tại Đại hội trọng đại này. Kính chúc Đại hội thành công tốt đẹp. Kỳ vọng ước mơ của B/s Vơ Văn Phước sẽ trở thành sự thật: Đại hội kỳ VI Nha Y Dược sĩ Việt Nam Tự do năm 2006 sẽ được tổ chức tại đất nước Việt Nam tự do.

Trân trọng kính chào quí vị.

Lê Quế Lâm

-- Dan_Ve Ho Nai (Dan-Ve@KhaiTuCSVN.com), August 27, 2004

Answers

Thac mac dang yeu cua Chi bua : Hoi 2 chu Le que Lam & Ho nai : -Chi bua thac mac la bao nhieu member bac si CA (hoi y si VN) da tung bi xich tay trong vu an ban tien Medicare CA hoi 1982 ?

-- Chi bua (broeker@sbcglobal.net), August 29, 2004.

Chi Bua, you are off topic, so I will not discuss about this. Let the justice system works here ok. I like the justice here, it is fair not the one that you live under the People Court System, other words : Kanguroo court in VietNam. Ciao

-- Dan_Ve Ho Nai (Dan-Ve@KhaiTuCSVN.com), August 29, 2004.

Moderation questions? read the FAQ