Cờ quốc gia Việt Nam bước khởi đầu quyết định

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Cờ quốc gia Việt Nam bước khởi đầu quyết định Giáo già TMX

--------------------------------------------------------------------------------

San Jose, 9-5-2003 H.,

Tại tiền đ́nh quận hạt Santa Clara, Bắc California, sáng ngày Chúa Nhựt 4-5-2003, một buổi lễ Thượng kỳ Quốc gia Việt Nam đă được Ban Đại Diện Cộng Đồng Bắc California, phối họp cùng các đoàn thể quốc gia, tổ chức trọng thể, với sự tham dự đông đảo của quan khách Việt-Mỹ và đồng bào địa phương, có một số không nhỏ đến từ Nam California và các thành phố khác ở Bắc California.

Đây là buổi lễ thượng kỳ Quốc gia Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ đầu tiên được thành phố San Jose ban hành Tuyên ngôn (Proclamation) cho treo hợp pháp, sau khi nhiều thành phố khác ở Nam California đă ban hành Quyết nghị (Resolution) nh́n nhận việc treo hợp pháp lá cờ nầy tại các địa phương đó.

Điều đặc biệt cần ghi nhớ trong buổi lễ nầy là sự hiện diện của các đại diện dân cử Mỹ gốc Việt gồm có Nghị viên trẻ Andy Quách, Luật sư Trần Thái Văn, Luật sư Nguyễn Quốc Lân, những người chủ động thành công trong việc cho ra đời các Quyết nghị công nhận lá cờ Quốc gia Việt Nam tại các thành phố Westminster và Garden Grove ở Nam California, bên cạnh các vị dân cử chánh gốc Mỹ lên tiếng hứa hẹn sẽ tiến hành việc ban hành các Quyết nghị tương tự ở địa phương Milpitas và San Jose trong thời gian gần.

Lời hứa nầy đă được thực hiện hai ngày sau đó, tức ngày Thứ Ba 6-5-2003, tại thành phố Milpitas, Quyết Nghị mang số 7300 đă được thông qua với đa số tuyệt đối 5/5, trước sự nồng nhiệt hoan hô của hơn 500 người lưu dân Việt, tham dự chật ních sảnh đường và từng lầu của Ṭa Thị Chánh.

Những Quyết nghị và Tuyên ngôn công nhận lá cờ Quốc gia Việt Nam được ban hành, ngoài việc cho cờ được phép treo hợp pháp, nó c̣n có thêm một ư nghĩa trọng đại nữa là minh định sự phủ nhận lá cờ đỏ sao vàng của bạo quyền Việt cộng trong cộng đồng người Việt lưu cư hải ngoại.

Đồng thời, nó cũng phủ nhận ảnh hưởng của Việt cộng trên tập thể hơn 3 triệu người dân Việt lưu cư hải ngoại. Nó minh bạch phơi bày cho dư luận thấy và biết rằng người Việt lưu cư hải ngoại là những nạn nhơn cộng sản, những người tỵ nạn cộng sản, chớ không phải là công dân của bạo quyền Việt cộng. Họ là người Việt Nam chớ không phải là Việt cộng. Họ không là Việt kiều như Việt cộng vẫn nói và đă có nhiều người lầm lạc. Họ càng không phải là ‘khúc ruột ngàn dặm xa’ như lời tuyên truyền lừa mị của Việt cộng, nhằm lôi kéo những người xa xứ lọt vào ṿng tṛn đỏ cho chúng lợi dụng và ḅn rút mồ hôi, tiền của..., cho chúng củng cố chế độ độc đảng độc tài, tiếp tục áp chế 80 triệu dân ở quốc nội, lừa đảo hơn 3 triệu người lưu cư tỵ nạn ở hải ngoại và dư luận quốc tế nông cạn, thiếu suy xét và dễ tin.

Điều nầy sẽ góp phần không nhỏ cho vụ án ông Nguyễn Hữu Luyện và các thành viên trong vụ kiện tập thể [class action] chống lại University of Massachusetts Boston, v́ William Joiner Center của Đại học nổi tiếng khuynh tả và thân cộng nầy đă thuê mướn các văn nô Việt cộng viết các luận văn tập chú vào chủ đề "Tái Xây Dựng Diện Mạo Và Quê Hương Người Việt Ở Nước Ngoài," ["(Re)constructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora"] với ư đồ kéo lê ng̣i viết của hai văn nô Việt cộng Hoàng Ngọc Hiến & Nguyễn Huệ Chi trên những trang thảm sử của người lưu dân Việt tỵ nạn cộng sản, bóp méo sự thật về lịch sử h́nh thành Cộng đồng Người Việt Quốc gia tại hải ngoại, để biến chúng thành những tài liệu lừa bịp các sinh viên ngành sử và các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam mai sau chẳng may lọt vào University of Massachusetts Boston, như Việt cộng đă từng lừa bịp cả thế giới bằng quá nhiều sử liệu ngụy tạo, khiến dư luận lầm lạc ngưỡng mộ tội phạm Hồ Chí Minh, và đồng bọn gian ác lănh đạo hàng đầu Việt cộng, trong hơn nửa thế kỷ qua.

Các Quyết nghị công nhận cờ Quốc gia Việt Nam đă giúp cho dư luận Hoa Kỳ và thế giới thấy rằng lập luận từ lâu của Việt cộng và tay cho rằng 'việc chống cộng chỉ do một nhóm nhỏ những người già nua, thiếu khả năng hội nhập chủ xướng, không được sự ủng hộ và quan tâm của giới trẻ' chỉ là ngụy biện, v́ Quyết nghị đầu tiên được ban thành ở thành phố Westminster không do 'nhóm nhỏ những người già nua, thiếu khả năng hội nhập' vận động h́nh thành mà do Nghị viên trẻ Andy Quách chủ động làm ra và được rất nhiều người trẻ như anh ủng hộ.

Họ dứt khoát không là những người chống cộng già nua, thiếu khả năng hội nhập như Việt cộng và tay sai vẫn cố gắng lái tầm nh́n của một số người ngu ngơ hướng về phía một thiểu số cá biệt nào đó, để gian trá rêu rao đánh lừa dư luận. Trái lại, họ đă hiên ngang minh thị ḿnh là những con dân Việt Nam hội nhập vào xă hội mới, ở vùng đất họ lưu cư, hănh diện nhận ḿnh là con dân Việt Nam, nhưng không bao giờ chấp nhận sự cai trị của bạo quyền Việt cộng ở quê nhà, đồng thời cũng không chấp nhận bất cứ mọi liên hệ công dân nào với các sứ quán của Việt cộng ở hải ngoại.

Sau đó, các Quyết nghị nối tiếp được ban hành ở các thành phố khác cũng được chủ động và ủng hộ bởi những người trẻ khắp nơi, đă thêm một lần nữa mạnh tay vạch rơ đường ranh Quốc-Cộng, cho thấy Việt cộng ở hải ngoại chỉ hiện diện ở các sứ quán của chúng như các ốc đảo lẻ loi. Nếu có ai được nhận diện ở bên ngoài ốc đảo th́ đó chỉ là những tên tay sai, hoặc các con buôn đỏ, mà sự hiện diện của chúng chưa hề có một lần dám minh danh, cũng bởi Việt cộng không dám công khai cho chúng lộ diện, mặc dầu mọi người hầu hết đều biết cả tên lẫn việc làm của chúng.

Cũng từ đó, những ai tự nhận ḿnh là Việt kiều là họ mặc nhiên tự nhận họ là Việt cộng, bởi họ đă chọn nhận danh xưng do Việt cộng đặt cho, chọn đứng về phía Việt cộng, chọn nhận các dịch vụ do sứ quán Việt cộng cung cấp như cung cấp cho một người Việt theo Việt cộng. Vấn đề tế nhị cần lưu ư ở đây là có một số người đến các sứ quán Việt cộng để xin visa đi Việt Nam, với nhiều lư do khác nhau, nếu họ nhận ḿnh là Việt kiều theo cách gọi của Việt cộng, th́ đương nhiên họ là Việt cộng; trái lại, nếu họ đến đó để xin visa nhập cảnh Việt Nam [cho dầu có quốc tịch bản xứ hay chưa] như bao nhiêu người cư ngụ ở các quốc gia ngoài lănh thổ Việt Nam [cho dầu mang bất cứ quốc tịch nào] th́ họ không là Việt cộng, bởi họ không chọn danh xưng Việt kiều do Việt cộng ban, không chọn đứng dưới lá cờ đỏ sao vàng; mà họ chọn đứng dưới lá cờ Quốc gia Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ.

Như vậy, đứng dưới lá cờ Quốc gia là đứng bên nây lằn ranh Quốc-Cộng. Hay nói cách khác, chỉ có những người Việt lưu cư tỵ nạn cộng sản [cho dầu có quốc tịch ở nước tạm dung hay c̣n là cư dân tạm trú] mới đứng dưới lá cờ nền vàng ba sọc đỏ được luật pháp bản xứ công nhận.

Nghị viên Andy Quách, từ Quyết nghị được ban hành ở Westminster, đă khởi đầu cho nhiều Quyết nghị và Tuyên ngôn khác tuần tự ban hành trên lănh thổ Hoa Kỳ [nó cũng đang tiến đến lănh vực Tiểu bang, khởi đầu là Virginia rồi California...] đă giúp người Việt lưu cư hải ngoại thấy rơ hơn thế đứng của hơn 3 triệu người không chấp nhận cộng sản, thấy rơ hai chữ Việt kiều và 'khúc ruột ngàn dặm xa' chỉ là tṛ lừa của Việt cộng. Đây là bước khởi đầu quyết định.

Mới đây, ngày 25-4-2003, Việt cộng cho ra mắt 'Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng' (Fund for Overseas Vietnamese Community) với ngân khoản 7 tỷ tiền Việt cộng để làm chuyện gây rối và moi tiền người Việt lưu cư hải ngoại. Chính Bộ trưởng Ngoại giao Việt cộng Nguyễn Dy Niên đă tuyên bố trong ngày ra mắt rằng: "Quyết định thành lập Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng chứng tỏ sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng như t́nh cảm của đồng bào trong nước với đồng bào sống xa Tổ quốc".

Khi có dịp Ba sẽ trở lại phân tích những lời nói của các cán bộ hàng đầu Việt cộng với chủ tâm của chúng [điển h́nh như Nguyễn Đ́nh Bin, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Việt cộng, kiêm chủ nhiệm Ủy ban đối phó với Việt kiều] trong buổi lễ ra mắt này, cùng với dư luận đồn đoán chung quanh ngân khoản 7 tỷ tiền Việt cộng sẽ được bọn tham nhũng chia chác ra sao khi điều hành quỹ nầy.

Vấn đề Ba muốn đặt ra để con thấy rơ sự quan tâm của Việt cộng đối với người tỵ nạn cộng sản lưu cư hải ngoại là quan tâm gán cho họ hai chữ Việt kiều để t́m cách lũng đoạn các cộng đồng đang quyết liệt chống cộng, quan tâm moi tiền họ một cách hợp pháp, mà không sợ vi phạm luật pháp sở tại, có thể khiến chúng bị truy tố, quan tâm lập tờ căn cước đỏ cho người lưu dân Việt tỵ nạn cộng sản...; so với thứ quan tâm mà chúng dành đối xử với người dân bất hạnh bị chúng cho đi làm 'lao nô' ở nước ngoài, mà chuyện dă man mới được phô bày thêm một lần nữa, từ Hà Nội đến Malaysia.

Theo tin mới nhứt được loan đi từ Hà Nội th́ chiều ngày 7-5-2003, 41 nạn nhơn bị cán bộ đảng viên Việt cộng lừa đảo mất nhiều ngàn đô la để được đi Malaysia lao động bất hợp pháp, khiến họ bị trục xuất [lại bị Ṭa Đại sứ Việt cộng tại Malaysia buộc mỗi người phải nộp $400 đô la tiền vé máy bay 'hồi gia'] đă về đến Hà Nội với 'thân tàn ma dại' [gia đ́nh mỗi người c̣n phải nộp thêm $20.000 cho người đại diện lên đón họ về quê].

Căn cứ trên lời thuật lại của nạn nhơn tên Đào Văn Thao [SN 1977, ở xă Đại Hưng] th́ vào tháng 7/2002, qua hệ thống phát thanh của nhà nước Việt cộng xă thông báo tuyển lao động sang làm việc tại Malaysia, anh và 41 người khác đă nộp 25-27 triệu đồng cho ông Đào Sĩ Trung, Phó Chủ tịch kiêm trưởng công an xă, và ông Đào Ngọc Thạch, đảng ủy viên kiêm thường trực ủy ban xă, để lo thủ tục. Đến tháng 9/2002 anh và mọi người lần lượt được ông Đào Phong Nhă là người môi giới đưa qua Malaysia bằng visa du lịch. Khi đến nơi, anh và hàng trăm người mới biết bị lừa v́ chẳng có hợp đồng làm việc như đă thông báo trước khi đi. Ở xứ người, tất cả phải sống chui lủi trốn cảnh sát v́ không có giấy tờ tùy thân, bởi họ đă bị Đào Phong Nhă đưa vào các điểm tập trung, thu hết giấy tờ tùy thân, ngày nào có việc th́ anh ta cho đi làm, không có th́ thôi. Một vài người được Nhă cấp giấy tờ th́ sau nầy bị cảnh sát Malaysia bắt mới biết là giấy tờ giả...

Nạn nhơn Thao cũng cho biết thêm là 17 người của xă Đại Hưng và gần 60 người ở các tỉnh khác đă bị cảnh sát nước sở tại bắt giam và phạt tù 3-6 tháng v́ tội lao động bất hợp pháp và sử dụng giấy tờ giả do Đào Phong Nhă đưa cho.

Măi đến ngày 23-4-2003 các nạn nhơn mới t́m đến được Ṭa Đại sứ Việt cộng để nằm vạ ở đó nhiều ngày đ̣i được đưa về nước. Hiện vẫn c̣n 100 người lao động đang tá túc tại đây . Ngoài ra, c̣n nhiều lao động khác sống vất vưởng trên hè phố Malaysia.

Trong lúc đó, theo tiết lộ của Bộ Lao động Việt cộng th́ chúng dự trù xuất cảng khoảng 50.000 nhân công ra nước ngoài để làm việc lao động, để hằng năm số người nầy gởi về nước khoảng 1.4 tỷ đô la.

Xem đó, con hẳn thấy cái quan tâm của Việt cộng đối với Việt kiều trong tầm tay chúng, bị chúng lừa gạt lấy tiền cho đi nước ngoài lao động bất hợp pháp, bị trục xuất, bị luật pháp nước ngoài xử đánh đ̣n... không biết nhục, không được mau lẹ giải quyết, c̣n bị moi thêm tiền vé máy bay 'hồi gia'; so với Việt kiều bị chúng gán cho tên để lợi dụng quấy phá cộng đồng, cấu kết với bọn con buôn đỏ moi tiền những kẻ du lịch Việt Nam, moi tiền những kẻ ham được áo gấm về làng, moi tiền những kẻ hư thân mất nết, ăn chơi, trụy lạc, vô liêm sỉ, moi tiền những kẻ ngu ngơ muốn về quê làm giàu trên mồ hôi và nước mắt của đồng bào... và để giao lưu củng cố độc đảng độc tài... Con thấy nó như thế nào?!

Cả hai cùng là Việt kiều, cùng là nạn nhơn cộng sản! Ôi, hai tiếng Việt kiều đều xuất phát từ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Việt cộng!

Hẹn con thư sau, Giáo Già

-- Que-Huong (Que-Huong@PMGovt.Org), August 20, 2004


Moderation questions? read the FAQ