Các bài tin tức và b́nh luận từ các trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (06-08-2004)

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

-------------------------------------------------------------------------------------------

Tượng đài Điện Biên Phủ mới xây mà đă bị nứt và lún

RFA - 2004-08-04 - Gia Minh

Báo chí Việt Nam vừa nêu ra thêm một điển h́nh về căn bệnh h́nh thức,chạy theo thành tích của nhà cầm quyền Hà Nội. Đó là phát hiện t́nh trạng nứt, lún ở tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, công tŕnh chào mừng 50 năm đánh thắng lực lượng Pháp chiếm đóng.

"Tượng đài to, đẹp lắm." Đó là ư kiến của người dân sống tại Điện Biên về tượng đài mới được dựng tại thành phố quê huơng họ nhân dịp lễ hội rất hoành tráng mừng 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ hồi ngày 7 tháng năm vừa qua. Đây là một chiến thắng mà người dân Việt Nam rất tự hào v́ nó chấm dứt ách đô hộ của người Pháp không chỉ tại Việt Nam mà cả vùng Đông Duơng- Việt, Miên, Lào.

Thế nhưng, gần đây báo chí trong nuớc như báo Tuổi Trẻ, Lao Động cho đăng nhiều bài phóng sự nêu lên hiện tượng nứt, lún tại công tŕnh đó. Một người dân sống ngay nơi có tượng đài xác nhận về việc báo chí nêu lên cũng như đưa ra nhận xét về nguyên nhân của t́nh trạng nứt, lún đó: "Đúng là thế và có thể tượng nặng quá."

Vào chiều ngày 14 tháng 7 vừa qua, các cơ quan chức năng gồm Sở Văn hóa- Thông tin Điện Biên, các đơn vị thiết kế, tư vấn giám sát, thi công họp tại văn pḥng Ban quản lư dự án di tích Điện Biên.

Ông Luơng Phượng Các, phó giám đốc Sở Văn hóa Thông Tin Điện Biên với tư cách đại diện phía chủ đầu tư sau khi thừa nhận với Báo Lao Động là có hiện tượng nứt, lún, nghiêng tại công tŕnh tượng đài, nói rằng công tŕnh hiện vẫn c̣n trong giai đọan thi công, chưa được nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng, cho nên đặt vấn đề công tŕnh xuống cấp là chưa thỏa đáng.

Tiếp đó, Báo Tuổi Trẻ phỏng vấn giám đốc Công ty Mỹ Thuật Trung uơng, đơn vị phụ trách thi công công tŕnh, bà Vơ Thị Hồng, th́ được bà này cho biết là nền móng lún, phần kè nứt, lư do là do làm tạm. Bà nói truớc ngày khánh thành công tŕnh chừng 15 ngày nhiều vị lănh đạo Nhà Nuớc lên xem và cho rằng để kịp thời điểm khánh thành là ngày 30 tháng tư th́ cố gắng làm tạm cho xong, và thế là đơn vị chọn phuơng án ốp gạch, ốp đá tạm và không đổ đất cho móng công tŕnh. Bà Hồng nói là móng chưa đóng cọc và chưa rải đất rải cát nên lún. Theo lời bà Vơ Thị Hồng th́ lănh đạo góp ư nên làm tạm, có văn bản hẳn hoi; và khi làm tạm th́ xảy ra sự cố.

Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính, một người có tiếng trong ngành kiến trúc tại Việt Nam, phát biểu về nguyên nhân của sự cố tại tượng đài Điện Biên Phủ: "Làm gấp th́ hậu quả như đă thấy vậy thôi." Kiến trúc sư Lê Hiệp, người chủ tŕ phần thiết kế của tượng đài Điện Biên Phủ, trong trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ cũng thừa nhận là đă chọn phuơng án thiết kế sai, tức là móng kè sân hành lễ theo phuơng thức lệch tâm. Theo ông th́ ở địa thế b́nh thường th́ phuơng thức này chấp nhận được nhưng ở địa h́nh đồi núi như Điện Biên th́ rất nguy hiểm. Kiến trúc sư Lê Hiệp c̣n nói may là sạt lở sớm như vậy chứ nói dại lỡ mà có chuyện đổ tường chết người th́ không biết hậu quả đến đâu.

Ông Lê Hiệp c̣n cho biết chuyện ông cũng từng bị thúc ép phải hoàn thành sớm một công tŕnh lớn đó là đài tưởng niệm liệt sĩ Bắc Sơn nhằm cho kịp chào mừng Đại hội đảng lần thứ 8. Thế nhưng lúc đó ông đủ can đảm để từ chối lời động viên của ông cựu bộ trưởng xây dựng Ngô Xuân Lộc lúc bấy giờ, đại ư là làm ǵ mà kỹ tính thế, thời cơ có một không hai, làm ǵ có ai có công tŕnh được cả bộ chính trị đến cắt băng khánh thành. Tuy vậy đến lần này th́ ông Lê Hiệp không từ chối được v́ theo ông có rất nhiều người cần đến sự đồng ư của ông để công việc được tiến hành, trong đó có kỹ sư, công nhân cần việc làm; mà nếu ông không nhận làm th́ cũng có người khác nhận thiết kế. Kiến trúc sư Vuơng Thừa B́nh, trong bài đăng trên mục Sự Kiện & Dư Luận của báo Tuổi Trẻ, viết rằng tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được khánh thành gấp gáp để kịp phục vụ lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Thời gian thi công giai đọan một lẽ ra cần hai năm th́ chỉ được chưa đầy sáu tháng nên t́nh trạng lún nứt nghiêm trọng quanh chân tượng đài nếu không xảy ra mới là chuyện lạ. Tác giả Bút Bi của Báo Tuổi Trẻ th́ viết ‘cái kiểu làm tàm tạm để kịp chào mừng ngày lễ đâu phải bây giờ mới có. Lại nữa công tŕnh bạc tỉ nhưng là tỉ của chung, có ǵ th́ nhân dân cùng chịu. Căn pḥng nhà anh, tiền túi bỏ ra, sức mấy mà dám làm tạm.

Xin phép được nhắc lại, tổng kinh phí cho giai đọan một công tŕnh tượng đài chiến thắng Điện Biên phủ là 37 tỉ đồng. Tổng chi phí giai đọan hai là phần làm vườn hoa, đường đi dạo, đường lên tượng đài dự kiến từ 20 đến vài chục tỉ.

Tượng đài này được đánh giá là tượng bằng đồng lớn nhất nuớc Việt Nam. Tượng có chiều cao 12,6 mét, bệ cao 3,6 mét, nặng 220 tấn. Tượng được đặt trên đồi D1 ở vị trí trung tâm thành phố Điện Biên Phủ. Tác giả tượng là nhà điêu khắc Nguyễn Hải thuộc Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Việc đúc thực hiện tại xưởng của ông Nguyễn Trọng Hạnh ở Ư Yên Nam Định.

------------------------------------

Hà Nội: lănh đạo Tổng Cục 2 bỏ trốn, nhà riêng ông Lê Đức Anh được canh gác cẩn mật

RFA - 2004-07-30

Hà Nội hiện đang xôn xao v́ tin hai sĩ quan lănh đạo tổng cục 2 đă bỏ trốn, và nhà riêng của cựu đại tướng Lê Đức Anh đang được công an canh gác bên ng̣ai cẩn mật suốt ngày đêm.

Nguồn tin riêng của chúng tôi từ bộ quốc pḥng Việt Nam, không muốn tiết lộ danh tính, cho biết hai nhân vật lănh đạo tổng cục 2, ông Vũ Chính và con rể là ông Nguyễn Chí Vịnh, đă rời khỏi nhà riêng đi đâu không ai biết.

Nguồn tin tiết lộ thêm, giới lănh đạo Hà Nội hịên rất bối rối v́ đă không thể ngăn được vụ việc bị tiết lộ rộng răi. Nhiều cán bộ đảng viên lăo thành trong và ng̣ai quân đội muốn Bộ chính trị nhân bưc thư tố cáo của thượng tuớng Nguyễn Nam Khánh hăy lọai trừ ngay những tay chân của ông Lê Đức Anh và những nhân vật bảo thủ ủng hộ ông.

----------------------------------------

Câu Lạc Bộ Dân Chủ Việt Nam

Tin Ghi Nhận:

· Các tổ chức nhân quyền quốc tế và chính phủ Hoa kỳ đă lên tiếng đả kích Việt Nam về việc phạt tù Bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Thông cáo của Hội Ân xá Quốc tế nói rằng Hội vô cùng bất măn trước án tù 30 tháng mà Bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị tuyên phạt trong một phiên xử kín và không có luật sư biện hộ. Các viên chức của đại sứ quán Hoa kỳ ở Hà nội cho báo chí biết rằng bộ ngoại giao ở Washington đă hối thúc Việt Nam trả tự do ngay tức khắc cho bác sĩ Quế và tất cả những người khác đang bị giam cầm v́ đă bày tỏ ư kiến của ḿnh một cách ôn ḥa.

Sáng 29-7-2004, ông Phạm Quế Dương đă được Hà nội trả tự do về lai với gia đ́nh. Riêng ông Trần Khuê, bị bắt sau ông Dương một ngày, cũng bị kết án 19 tháng tù, và cũng được trả tự do sau ông Dương một ngày.

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), August 06, 2004

Answers

Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (06-08-2004)

Dân Thiểu Số Mất Đất Sống?

Trich tu Viet Bao - Phạm Trần

Đồng bào Dân tộc tội t́nh ǵ mà bị trừng phạt?

Hoa Thịnh Đốn.- Chính sách đàn áp người Dân tộc thiểu số của nhà nước Cộng sản Việt Nam , đặc biệt tại các tỉnh dọc biên giới Việt- Lào-Trung Hoa và Cao Miên không c̣n là chuyện nhỏ mà đă trở nên nghiêm trọng đang đe dọa sự sống c̣n của họ.

Nguyên nhân do người dân tộc chống lại chủ trương giành đất đuổi nhà, kỳ thị giai cấp, chủng tộc và v́ họ không chịu gia nhập vào các tổ chức Tôn giáo do Nhà nước quản lư, đặt biệt là Thiên Chúa giáo gồm Công giáo và Tin lành.

Hậu qủa của chiến dịch chống phá mạnh mẽ có tổ chức của cán bộ và lực lượng an ninh Nhà nước nhằm vào hai sắc dân H'Mông và người Thượng ở một số tỉnh ở Tây bắc vào Tây nguyên (Cao Nguyên miền Nam) từ những năm cuối thế kỷ 20 sang đầu thế kỷ 21, đă khiến cho hàng ngàn dân mất đất, mất nhà và phải hành đạo bí mật hoặc phải uống máu gà hay thú vật khác thề trước mặt cán bộ bỏ đạo để được sống b́nh yên.

Phong tục uống máu thú vật thề hứa không làm điều ǵ của dân tộc H'Mông hay người Mông, nói theo ngôn ngữ của Hà Nội, là một lễ nghi có tính linh thiêng đă được truyền tụng từ đời này qua đời khác. Những người bắt buộc phải làm việc này tự nhận ḿnh đă làm điều xấu xa và có tội với ḍng Tộc, bản làng v́ đă vi phạm tập quán của người H'Mông.

Nhưng vải thưa không che được mắt Thánh. Những bằng chứng của chính sách đàn áp dân tộc thiểu số của Cộng sản Việt Nam đă được chứng minh nhiều lần trong các báo cáo hàng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ, Liên hiệp Châu Âu, Quốc hội Mỹ và của các tổ chức Tôn giáo và Nhân quyền Thế giới.

Hà Nội phủ nhận việc này bằng lập luận: "Thực tế ở Việt Nam không hề có đàn áp tôn giáo, cũng không có giáo dân nào bị bỏ tù v́ hành đạo của ḿnh. Chỉ có người bị trừng phạt do không thực hiện nghĩa vụ công dân, vi phạm pháp luật, phá hoại trật tự công cộng." (TTXVN, 2- 6-2004)

Hà Nội bảonhững bằng chứng của Quốc tế là do "Những kẻ vu khống đă cố t́nh thổi phồng nhiều điều. Và chúng c̣n cố t́nh liên hệ các sự vụ dân sự, h́nh sự thành vụ việc tôn giáo, biến việc trừng trị những kẻ vi phạm pháp luật thành đàn áp tôn giáo." (TTXVN, 2-6-2004) Tuy nhiên CSVN lại không đả động ǵ đến kế họach di dân ào ạt người Kinh (người Việt thuần túy) từ miền Bắc vào Cao Nguyên, nói là để quân b́nh dân số và phát triển kinh tế từ thập niên 1980, nhưng thực chất là chiếm những vùng đất mầu mỡ đă canh tác từ nhiều Thế kỷ qua bởi các sắc dân thiểu số.

Hà Nội đă quốc hữu hoá đất đai trong khắp lănh thổ từ sau năm 1975 để cho dân thuê lại canh tác. Chủ trương này, trên h́nh thức là công bằng v́ đất đai là của toàn dân, kể cả 54 sắc dân thiểu số, không ai có quyền tiếm dụng và làm chủ nhiều đất đai trong khi người khác lại không có đất canh tác.

Tuy nhiên thực tế đă chứng minh chính sách này đă tạo ra nhiều bất công trong xă hội v́ người thực sự làm nghề nông lại không có đất làm mùa, phải đi làm công cho những cán bộ, đảng viên đảng CSVN cả đời chưa bao giờ biết trồng cây lúa, củ khoai nhưng lại làm chủ hàng hà sa số đất đai và những trang trại ruộng vườn thẳng cánh c̣ bay trên Cao Nguyên và ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Một số báo trong nước, trong đó có báo Thanh Niên đă viết và nhiều Đại biểu Quốc hội vùng Cửu Long đă nói lên t́nh trạng tréo cẳng ngỗng này. Họ cũng tố cáo những Cán bộ có chức có quyền đă cấu kết và giả mạo giấy tờ để chiếm giữ đất đai bất hợp pháp cho ḍng họ, người thân quen và cán bộ lănh đạo của các tổ chức cán bộ, nghiệp đoàn từ Xă lên Huyện rồi từ Huyện lên Tỉnh. Thậm chí có những người ở Thành phố xa tít mù khơi chỉ biết ăn sung mặc sướng và chỉ tay năm ngón cũng có tên trong hộ khẩu "nông dân" làm chủ nhiều chục mẫu đất mầu mỡ trong khắp lănh thổ!

V́ vậy, chế độ Tá điền (làm thuê cho địa chủ) , từng được Hồ Chí Minh và đảng CSVN hô hào tiêu diệt trong thời kỳ Thực dân - Phong kiến và trong thời kỳ chiến tranh được gọi là "giành độc lập" và "giải phóng" lại tái phát mạnh mẽ hơn dưới thời Cộng sản Lănh đạo hậu chiến !

Tạp chí Quốc pḥng Toàn dân đă phần nào xác nhận những việc làm trái lương tâm này của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bài báo có đọan viết : " Tuy nhiên, thực tế vừa qua ở một số địa phương thực hiện chưa tốt những chủ trương, chính sách trên (Chú thích : Đó là việc Nhà nước hứa "tôn trọng quyền sử dụng đất đai ổn định của đồng bào đă sử dụng lâu dài hoặc khai phá đất hoang hóa một cách hợp pháp thành đất mầu mỡ")

của Đảng, Nhà nước, như việc quy hoạch đất đai, rừng khi tiến hành thiếu chính sách, kế họach cụ thể đối với đồng bào ở từng buôn làng nên đă xẩy ra một số hiện tượng như : một số hộ địa phương thiếu đất sản xuất hoặc bán nhượng đất tùy tiện, tŕnh độ canh tác thấp, dẫn đến t́nh trạng một số không nhỏ đă trở thành người làm thuê cho nông trường hoặc làm thuê cho người có nhiều đất đai...Từ t́nh trạng trên đă dẫn đến việc tranh chấp đật đai, rừng giữa đồng bào địa phương với đồng bào các dân tộc nơi khác đến, làm cho mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân trở nên phức tạp hơn."

Không làm ǵ có t́nh trạng "đồng bào dân tộc nơi khác đến" đông đảo đến độ có thể làm xáo trộn cuộc sống b́nh yên của khoảng 4 triệu đồng bào thuộc trên 20 sắc dân, trong đó ba sắc dân Bahnar,Jarai và Rhade chiếm đa số ở Cao Nguuyên (theo ước tính của Nhà nước) . Những người mà báo này nói là đến từ "nơi khác" chính là số người Kinh được Nhà nước đưa vào từ các tỉnh ít đất nhưng đông dân ở miền Bắc và ḍng họ nhà cán bộ, bộ đội, đảng viên.

Hàng trăm "đơn vị kinh tế" của Nhà nước hay các "trang trại" của cán bộ đă được dựng lên và được Nhà nước bảo vệ để chiếm các khu đất mầu mỡ trên Cao Nguyên và hàng ngàn mầu đất trù phú khác ở vùng Cửu Long. Người dân trong nước và nông dân "không có ruộng cầy" gọi lớp người này là Tư Bản Đỏ từ sau 1975. Chữ "Đỏ" là tượng trưng cho người CSVN.

Người Thượng và các dân tộc thiểu số khác, c̣n được gọi là dân tộc Degar hay "Những Người Con của Núi rừng", đă bị mất quyền làm chủ trên các thửa đất mà Tổ tiên họ đă canh tác trong nhiều Thế kỷ. V́ vậy mà dân tộc thiểu số đă nổi lên chống đối mạnh mẽ từ sau năm 1990. Những cuộc biểu t́nh xuống đường đ̣i lại đất, đ̣i Nhà nước phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của họ đă xẩy ra hồi tháng 2-2001 và tháng 4-2004. Nhiều người Dân tộc bị thiệt mạng, hàng trăm người khác bị bắt giam hay mất tích đă liên tiếp xẩy ra từ đó.

Nhiều "người Con của Núi rừng" đă phải bồng bế nhau trốn sâu vào rừng núi hẻo lánh để tránh bị ruồng bắt. Vài ngàn người khác may mắn hơn đă trốn được sang Cao Miên xin tị nạn. Cơ quan Tị nạn Liên Hiệp Quốc và các Tổ chức nhân quyền và Tôn giáo trên Thế giới đă can thiệp với chính quyền Cao Miên để bảo vệ quyền tị nạn của những người này.

THÙ ĐỊCH ĐÂU RA ?

Hà Nội không coi việc bỏ nước trốn sang Cao Miên của người Dân tộc là do chính sách đàn áp của ḿnh. Ngược lại họ coi sự ra đi là v́ người Dân tộc đă nh5e dạ nghe theo những lời xúi bẩy của "những thế lực thù địch với Việt Nam."

Tạp chí Quốc pḥng Toàn dân nói về việc này bằng ngôn ngữ vu oan: " Với bản chất nu6oi dưỡng hận thù chống phá cách mạng của các thế lực thù địch, th́ đây là kẽ hở để chúng lợi dụng xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Chúng giương chiêu bài "dân chủ", "dân tộc", "tôn giáo", "nhân quyền" kích động, tập hợp những người nhẹ dạ chống đối Đảng, chính quyền địa phương, gây ra vụ bạo loạn chính trị tháng 2-2001 và vụ gây rối trong các ngày 10 và 11 tháng 4 năm 2004 ở hai tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai."

" Thực tế những điểm nóng ở Tây Nguyên diễn ra thời gian qua cho thấy một vấn đề là bọn phản động luôn cấu kết với các thế lực thù địch nước ngoài t́m mọi cách chống phá cuộc sống b́nh yên của đồng bào các dân tộc, chống phá cách mạng nước ta.Chúng thường lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của một số người trong đồng bào dân tộc thiểu số và những sai lầm, khuyết điểm của một số cán bộ ta trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước để vu cáo, xuyên tạc chống phá ta, ḥng thưc hiện ư đồ nham hiểm của chúng..."

Một trong những vũ khí tuyên truyền chống lại người Dân tộc ở Cao Nguyên của Hà Nội hiện nay là những cuộc nổi dậy của người Thượng nằm trong âm mưu đen tối của Tổ chức người Thượng của ông Kok Ksor đ̣i tự trị, chia rẽ lănh thổ, chia rẽ dân tộc để thành lập một Chính quyền được gọi là Nhà nước Degar. V́ vậy mà một lực lượng quân đội và công an hùng hậu đă được Hà Nội đưa tới vùng này để sống chen với dân Thượng theo chủ trương ba cùng : "cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm" nhưng thực chất là canh chừng và kiểm soát họ.

Trong khi đó ở vùng Tây Bắc Việt Nam, tiếp giáp với Lào và Trung Hoa là nơi có các dân tộc lớn như H'Mông, Thái, Dao, Tày sinh sống cũng đang bị Nhà nước ḱm kẹp và canh chừng bằng chiêu bài tố cáo họ đang bị các "thế lực thù địch" xúi giục nổi loạn để thành lập một nhà nước độc lập lấy tên là "Vương quốc H'Mông tự trị." (?)

Lời cáo buộc này đă do Tạp chí Nghệ thuật Quân sự nêu lên và đă được Ban Dân vận Trung ương đảng CSVN đăng lại ngày 22-7-2004.

Bài báo viết : " Các thế lực thù địch lợi dụng những khó khăn phức tạp ở Tây Bắc đ4a và đang x6am nhập, chống phá vào mọi lĩnh vực trong đời sống xă hội của các d6an tộc nh8àm tuyên truyền, lôi kéo, mua chuộc, ly khai nh8àm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, âm mưu thành lập khu tự trị. Nhiều cá nhân, tổ chức gián điệp, t́nh báo đ4a xâm nhập trái phép quan biên giới, hoặc thông qua các hoạt dộng hợp pháp như: du lịch, từ thiện, t́m kiếm thị trường đầu tư...tiếp c65an đồng bào để truyền đạo trái phép (nhất là đạo Tin Lành, đạo Thiên chuá giáo), móc nối tập hợp lực lượng phản động, những kẻ bất măn với chế độ t5ao dựng lực lượng ngầm. Gần đây chúng sử dụng các phương tiện phát thanh b8àng tiến H'Mông tuyên truyền, tung tin về thành lập "Vương quốc H'Mông tự trị". Chúng rỉ tai, mua chuộc, xúi giục, lôi kéo các già làng, trưởng bản; vận động, kích động đồng bào di cư tự do với quy mô ngày càng lớn...."

"Thực hiện chiến lược "diễn biến hoà b́nh" trong các d6an tộc thiểu số ở Tây Bắc, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng vấn đề d6an tộc, tôn giáo ḥng xuyên tạc chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước nhằm mục đích gây mất ổn định về chính trị - xă hội, đe dọa đến an ninh, quốc pḥng."

Để chống lại "diễn biến hoà b́nh:", tờ báo kêu gọi tăng cường tuyên truyền; thực hiện tốt hơn nữa chính sách tôn giáo - dân tộc của nhà nước; đẩy mạnh công cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng; phát triển văn hoá, xă hội; phát triển kinh tế và xây dựng chính sách quốc pḥng toàn dân để đáp ứng khi có t́nh huống xẩy ta.

Nếu chỉ đọc bài báo của "Tạp chí Nghệ thuật quân sự" hay tin vào tuyên truyền của CSVN th́ ai cũng thấy Cao Nguyên và Tây Bắc đang lâm nguy nên cần phải có biện pháp ổ định v́ không ai muốn nh́n thấy cảnh đất nước đang thống nhất lại bị vỡ ra thành ba mảnh !

Có ai trong số người Kinh đa số và 54 Dân tộc anh em thiểu số lại muốn chuyện này xẩy ra. Nhưng có ai nh́n ra cái bẫy đă được Nhà nước giăng ra bằng những lư do mơ hồ và nguy hiểm để chụp đầu những người Dân tộc anh em và những người Kinh ủng hộ họ chống lại chính sách chiếm đất, chiếm nhà và tiêu diệt tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo đang lên cao ở Việt Nam.

Những "Người con của Núi rừng" và người dân tộc H'Mông và những dân tộc khác ở Tây Bắc có truyền thống quây quần, đoàn tụ, bao bọc cho nhau khi no cũng như khi đói hay gặp lúc hoạn nạn. Họ không bao giờ bỏ làng, bỏ bản nếu không bị đàn áp hay bị thiên tai, bệnh dịch của núi rừng.

Sở dĩ người Thượng phải trốn vào rừng, chạy sang Cao Miên hay người H'Mông phải tự bỏ làng, bản tha phương cầu thực , để bảo vệ sự sống c̣n của gịng dơi chỉ v́ ngày nay, dưới thời cai trị của CSVN, họ đă bị một thiểu số người Kinh có súng đạn cầm quyền hất đi chén cơm và đạp lên niềm tin mănh liệt vào Tôn giáo của họ. Vấn đề vỏn vẹn chỉ có vậy.

Phạm Trần (8-04)

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), August 06, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (06-08-2004)

Vô Gia Cư Bên Ḷng Hồ

Trich tu Viet Bao

Thờ́ gian gần đây, rất nhiều dân nghèo miền Trung lập nghiệp ở các khu "kinh tế mới" đă phải đối mặt với hạn hán, mất mùa. Nhiều gia đ́nh quay về quê cũ để kiếm sống, và bi thảm hơn là họ trở thành những kẻ vô gia cư ngay trên làng quê ḿnh, như trường hợp của 133 gia đ́nh tại 1 làng ở huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam. Báo Người Lao Động viết về t́nh cảnh của những gia đ́nh này như sau.

Làm ăn không được ở khu kinh tế mới, 133 gia đ́nh trong diện di dời quay về ḷng hồ Việt An (B́nh Lâm, Hiệp Đức, Quảng Nam) nhưng không chuyển được hộ khẩu, thành dân ngụ cư nghèo khổ trên chính quê hương ḿnh.

Hồ thủy lợi Việt An (tại thôn 5, B́nh Lâm) được xây dựng vào năm 1995. Hơn 100 hộ dân ở thôn 5 phải đến định cư nhiều vùng cùng xă B́nh Lâm. Khi c̣n ở ḷng hồ, mỗi hộ gia đ́nh ai cũng có vài mẫu đất để sản xuất. Nhưng đến khu tái định cư, mỗi hộ c̣n vài trăm mét vuông đất vườn, với 2 -3 sào ruộng làm kế sinh nhai. Trong số 133 hộ, chỉ có vài người được đền bù 50 đến 60 triệu đồng, c̣n đa số là 20 đến 30 triệu đồng. Về nơi ở mới, nhiều người không đủ đất để sản xuất, tiền đền bù nhận được chỉ đủ để xây nhà và mua gạo. Chưa đầy một năm, tiền cũng không c̣n. Ngày ngày người dân ṃ cua, bắt cá, làm nương rẫy kiếm sống.

Năm 1999, khi tỉnh Quảng Nam vận động dân đi vùng kinh tế mới ở Đức Dục, Ngọc Hồi (Kon Tum), gần 40 hộ dân ở ḷng hồ Việt An bán nhà, bán vườn, bán ḅ... ra đi, mong thoát khỏi cảnh nghèo túng. Ngày ra đi về nơi "miền đất hứa" Đức Dục, cũng băng rôn cùng đoàn xe tiễn đưa rầm rộ, người dân ai cũng phấn khởi. Nhưng rồi, sự thể không như mong đợi. Anh Nguyễn Văn Đông kể lại: Ở Đức Dục đất toàn sỏi đá, khô khốc, cây cối không lên nổi. Tỉa hạt ngô, gieo hạt lúa chẳng thấy nảy mầm. Càng khủng khiếp hơn khi trong đất có cả bom, ḿn thời chiến c̣n sót lại. Chưa có ai tử vong nhưng bị thương th́ khá nhiều. Hầu hết rủ nhau đi làm thuê kiếm sống qua ngày. Chưa đầy một năm, họ kéo nhau trở về quê cũ, sống bám nơi ḷng hồ. Chỉ duy c̣n hộ bà Nguyễn Thị Hương ở lại, nhưng gia đ́nh bà cũng chia nhau đi nhiều nơi, kẻ vào Lâm Đồng, người về quê hương.

Báo NLĐ viết tiếp: Trở về quê hương, không ruộng vườn, nhà cửa, họ dựng tạm một túp lều quanh ḷng hồ Việt An sinh sống. Công việc hằng ngày của họ là làm thuê, ở mướn, đàn ông đi phụ hồ, đàn bà đi trông con, giữ nhà cho người ở thành phố. Gần 4 năm trở lại quê hương nhưng không một ai chuyển được hộ khẩu từ Đức Dục về. Con cái họ sinh ra không có giấy khai sinh, lớn lên không được làm giấy chứng minh nhân dân, làm giấy nhập học cũng gặp không ít khó khăn. Trên nguyên tắc họ không được phép xây nhà, v́ họ là dân Đức Dục. Sắp tới, đời sống của những người dân nơi đây sẽ càng khó khăn hơn, v́ vừa qua huyện Hiệp Đức đă cho một số nhà đầu tư thuê hồ Việt An để nuôi cá nước ngọt. Nương rẫy quanh ḷng hồ cũng sẽ bị thu hồi đề trồng rừng pḥng hộ. Đó là nói, c̣n sự thực bao giờ người dân ḷng hồ thoát cảnh "ngụ cư" trên chính quê ḿnh th́ chưa thể biết.

-------------------------------

Trần Đại Sơn Và Lănh Đạo Đảng CSVN

Lâm Phong - Đưa lên lenduong.net -ngày 31/07/2004

Hăng thông tấn AP ngày 28 tháng 7 cho biết rằng chiến hạm Mỹ Wilbur Curtis với thủy thủ đoàn trên 300 người đă vào hải cảng Đà Nẵng và đậu lại đó 5 ngày. Bản tin viết "Khu trục hạm Curtis Wilbur được hướng dẫn bởi 4 tầu tuần Việt Nam đă vào bến Tiên Sa vời cờ bay phấp phới và thủy thủ trong quân phục trắng đứng trên boong. Dẫn đầu bởi hạm trưởng John T Lauer, thủy thủ đoàn đă đi trên thảm đỏ để được tiếp rước bằng hoa và những lời chào mừng từ một hàng rào tiếp đón gồm những quan chức Việt Nam dân sự và quân sự điạ phương" .

Quang cảnh mô tả có lẽ cũng không khác 39 năm trước đây khi những người lính Thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng giúp VNCH dưới áp lực quân đội CS Bắc Việt và được tiếp đón ân cần bằng những ṿng hoa và nét cười sung sướng. Điều khác biệt là năm 1965, Mỹ đổ bộ giúp Việt Nam Cộng hoà, c̣n bây giờ th́ Mỹ tới do sự mời chào của CHXHCNVN. Bàn về mối quan hệ Mỹ Việt, có người đă cho rằng Mỹ hợp tác với Việt Nam ngày nay là để Việt Nam đóng vai tṛ trái độn chống sự bành trướng của Trung Quốc. Ư kiến này là nhắc lại lời thượng nghị sĩ John McCain, một cựu tù nhân Mỹ ở Hoả Ḷ, đă nói sau khi được Hà Nội mời đến thăm Việt Nam đầu thập niên 90.. Suy nghĩ này thoát thai từ quan niệm Việt Nam là tiền đồn chống Cộng thời chiến tranh lạnh, sau khi Mao Trạch Đông chiếm được Hoa Lục và mở ra chiến tranh xâm lấn Đại Hàn. Với sự khác biệt là ngày nay Trung quốc không hô hào tiến lên diệt đế quốc tư bản Mỹ mà là nước có thương vụ rất lớn với Mỹ. Lại có người giục giă nhà nước phải thành thật thân gần với Mỹ để Mỹ giúp cho Việt Nam được phồn vinh. Suy nghĩ này là do thấy trước mắt nước nhược tiểu nào liên hệ với Mỹ th́ đời sống cũng dễ thở hơn Việt Nam xă hội chủ nghĩa, ít ra là bề ngoài.

Bản tin AP cũng nhắc lại 58,000 lính Mỹ tử trận và con số ước tính chừng 3 triệu người Việt Nam thương vong trong cuộc chiến đă qua. Với sự thiệt hại nhân mạng to lớn này, và những tổn hại tinh thần trầm trọng khác c̣n tồn tại tới nay, người ta có thể hiểu tại sao Dương Thu Hương đă khẳng định rằng cuộc chiến chống Mỹ cứu nước là cuộc chiến tranh ngu xuẩn nhất và tàn hại nhất trong lịch sử dân tộc. Lượng giá cho đúng mấy chục năm ḥ hét và xốc tới quyết tiêu diệt cho kỳ được "tên đế quốc tư bản đầu sỏ" để sau cùng trải thảm đỏ mời kẻ thù không đội trời chung trở lại, thật khó có cách nào khác hơn lối nói huỵch tẹt của người nữ văn sĩ họ Dương. Cho nên chỉ c̣n có một cách như đảng và nhà nước hô hào, là "quên đi quá khứ".

Quá khứ không nói th́ ai cũng quên đi, nếu mà nó không ảnh hưởng ǵ tới thực tại. Nhưng thật khó để quên nếu mà nó c̣n đè nặng lên hiện tại như là trường hợp ông Trần Đại Sơn cho thấy. Ông Sơn là cựu chiến binh 75 tuổi đời, 57 tuổi đảng. Trong thư ngày 20 tháng 7/2004 gửi cho lănh đạo đảng và nhà nước, ông Sơn nêu lên tài liệu 17 tháng 6/2004 của thượng tuớng Nam Khánh yêu cầu lănh đạo đảng điều tra về việc tổng cục II t́nh báo mà ông nói rằng đă biạ đặt tố giác nhiều nhân sự đảng và nhà nước bị CIA mua chuộc. Danh sách này khá dài, từ Nông Đức Mạnh tới Vơ Nguyên Giáp tới Mai Chí Thọ. Về phiá tổng cục II th́ cũng có Lê Đức Anh bị liên can..

Khó mà có thể nói rằng ai là người bị CIA mua chuộc và ai cáo gian. Vơ Nguyên Giáp ư? thực không thể tưởng tượng được. Nhưng nếu người ta biết ông Giáp đă từng được trùm mật thám Pháp đỡ đầu, đă từng đóng vai ông thiện với bộ đội thời cải cách ruộng đất để cứu cho quân đội khỏi sụp, và cũng là người bị coi là có tư tưởng xét lại Liên Sô th́ có ǵ lạ nếu ông Giáp ngày nay xét lại lần nữa và chủ trương theo Mỹ? Mai chí Thọ là tay sắt máu coi miền Nam sau 1975, nhưng tại sao nay lại viết thư phê b́nh sai lầm đảng phạm phải trong chính sách đối với "nguỵ quân nguỵ quyền"? Phan Diễn kể là giới trẻ đang lên sau nhiều chuyến đi ra ngoại quốc tiếp xúc với các giới chính trị và tham mưu th́ ai biết được sự thể đàng sau? Tức là toàn bộ lănh đạo cao cấp nhất của đảng đều liên can. Chống Mỹ bao nhiêu lâu để đến t́nh trạng này cho đảng th́ người cán bộ với mối quan tâm v́ đảng cao như Trần Đại Sơn sớm muộn ǵ cũng phải có cùng kết luận với DTH.

Lâm Phong

(ngày 29 tháng 7/2004)

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), August 06, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (06-08-2004)

Tammy Trần Trong Ḷng Cộng Đồng Việt Nam

Nguyengọcchấn CNN - Đưa lên lenduong.net -ngày 23/07/2004

WESTMINSTER - Trong những cuộc họp báo, sinh hoạt cộng đồng, đoàn thể, chúng ta luôn luôn bắt gặp một thiếu nữ, rất chỉnh tề, chú ư lắng nghe và ghi chép diễn biến từng buổi lễ. Nhiều người ṭ ṃ đặt dấu hỏi về cô, đến khi được giới thiệu, cô lên máy vi âm, rất khoan thai tự giới thiệu:

"Thưa quư ông bà, cô, chú, bác, cháu là Tammy Trần, phụ tá văn pḥng Dân Biểu Lou Correa, cháu xin đại diện ông, hiện đang công tác tại Sacramento để..." Sự xuất hiện của Tammy Trần và các đại diện dân cử khác, trong những dịp quan hôn tang tế, gây cho ta cảm t́nh với những ông bà dân cử địa phương, muốn lắng nghe tiếng nói của người Việt Nam qua việc đón nhận con em chúng ta vào bộ tham mưu của họ.

Sau mỗi lần gặp mặt, Tammy thường đến chào hỏi cô bác, thăm sức khỏe từng người cũng như ghi nhận cảm tưởng của quan khách và xin được đem về tŕnh với ông dân biểu. Tôi biết ông Lou Correa qua một vài sinh hoạt từ trước. Ông ân cần giới thiệu về Tammy là một phụ tá đắc lực trên nhiều phương diện. Cô bé nhanh nhẩu nhận làm quen: "Bố cháu là bạn của bác"; Th́ ra Tammy là con gái dược sĩ Trần Cầu, người nổi danh hoạt động cộng đồng rất tích cực suốt hai thập niên qua. Tôi chỉ nhớ thoang thoảng, Trần Cầu có 4 cô con gái, mỗi lần có những biến cố quan trọng, ông xung phong toàn bộ nhân sự này vào những công tác: Dán cờ vàng ba sọc, viết biểu ngữ, in thư mời, dán tem, và các cháu rất hăng hái đi biểu t́nh nữa. Bẵng đi một dạo, con gái lớn của người dược sĩ tôi quen đă thành một thiếu nữ năng nổ như bố và đi vào ḍng chính trong sinh hoạt xă hội.

Tammy hoàn toàn là một người Mỹ "giấy", sinh ở Long Beach, lớn lên tại Quận Cam, học Fountain Valley trọn học tŕnh trung tiểu học. Tôi hỏi: Tammy sanh ra lớn lên tại Mỹ, bố mẹ có ép cháu học tiếng Việt không? Tại sao Tammy lại nói và viết tiếng Việt Nam thành thạo như thế này?

Cô bé tâm sự: Thưa chú, có lẽ nó bắt nguồn từ lúc Tammy lên 10. Cháu sinh hoạt trong vài đoàn thể thiếu nhi. Nhiều bạn cháu vừa từ Việt Nam qua, chưa nói được tiếng Mỹ, tiếng "Ta" cháu mù tịt. Sự trao đổi tư tưởng giữa chúng cháu gặp trở ngại. Cháu cố ráng t́m hiểu tiếng Việt đồng thời giúp các bạn làm quen tiếng Mỹ. Khoảng cách khép lại dần và rồi chúng cháu đối thoại bằng cả hai ngôn ngữ.

Bố mẹ có khuyến khích cháu học tiếng Việt và hứa, nếu nói giỏi sẽ cho Tammy về thăm ông bà nội ngoại ở Việt Nam. Măi đến năm lên 10 cháu mới "Pass cái test", Mùa Hè năm 1990 cháu được về quê nội lần đầu trong đời.

Sau chuyến đi 3 tháng này đời sống và suy nghĩ của cháu hoàn toàn thay đổi. Với đầu óc non nớt của đứa bé từ Mỹ về Việt Nam, cháu không thể tưởng tượng nổi v́ sao ở Mỹ đồ ăn thừa thăi đến phí phạm mà ở quê cháu người ta lại thiếu ăn, có người chết v́ đói. Đôi giày Bata (Sneakers) cũ mèm của cháu được mấy nhỏ bạn nh́n thèm thuồng không dám chớp mắt. Nội đưa cháu đi thăm nhiều bà con làng nước. Ngày mới về cháu c̣n nói năng ngu ngơ thế mà chẳng mấy ngày sau cháu đă líu lo chơi đùa với con nít cḥm xóm và kể chuyện bên bển cho các anh chị.

Song song với những chuyện vui, hay, lạ cháu cũng chứng kiến nhiều cảnh buồn, đau, ngỡ ngàng. Một việc Tammy thấy tận mắt vẫn ám ảnh cháu tới bây giờ, và là động lực chính đưa cháu vào lănh vực hoạt động xă hội. Một buổi tối, cháu và bà nội đi xóm về, cháu thấy một thanh niên to lớn, lôi đứa con gái ốm tong, chừng 14 tuổi vào ngơ hẻm, hăm hiếp đứa con gái ấy. Cháu nắm tay lôi nội lại nhưng nội sợ hăi, bịt miệng, bồng cháu lên, đưa ngay về nhà. Nội nói đó là chuyện của người ta, không được thắc mắc.

Trở lại Mỹ, song song với việc học, Tammy tích cực tham gia các sinh hoạt trong trường, ngoài xă hội. Năm 1994, Tammy gia nhập Tổ Chức Trẻ Về Nguồn, rồi VPAC vận động người Việt Nam đi bầu, tiếp tay cô Xuyến Đông và anh Đỗ Hoàng Điềm. Tammy làm quen với sinh hoạt chính trường và thu thập nhiều kinh nghiệm qua các cuộc tranh luận giữa dân biểu Robert Donan và bà Loretta Sanchez. Vừa học USC, Tammy vừa làm Intern cho nhiều firm về bang giao quốc tế, đó cũng là môn học chính Tammy muốn hoàn tất bằng Ph.D ngành Political Science, hay luật sư và ước vọng sẽ về dạy học để mở mang dân trí ở quê nhà. Sau một thời gian sinh hoạt tích cực, năm 2002, Tammy Trần được Dân Biểu Lou Correa, quận hạt 69, California, chọn làm phụ tá tại văn pḥng của ông tại Quận Cam. Nói tới Lou Correa, Tammy Trần học hỏi được rất nhiều. Trước khi gia nhập chính trường, ông dạy học tại trường Đại Học Cộng Đồng Rancho Santiago. Tuy Lou Correa thuộc Đảng Dân Chủ nhưng ông đặt quyền lợi của đồng bào trên quyền lợi của đảng, bằng chứng ông đă hiên ngang chống lại việc nhóm luật sư đưa ra dự luật khắt khe làm khó dễ, có thể gây thiệt hại tới phải dẹp tiệm cho hàng ngàn thợ nail. Ông chống lại dự luật ngăn chặn dịch vụ y tế cho trẻ em và những gia đ́nh di trú bất hợp pháp.

Lou Correa được xem như người bạn của cộng đồng Việt Nam. Trong cuộc tranh đấu cho nhân quyền ông luôn luôn sát cánh với người Việt, lên tiếng trước diễn đàn để phản đối nhà cầm quyền Việt Nam.

Từ khi làm việc với Dân Biểu Lou Correa, Tammy Trần có cơ hội và phương tiện thực hiện những công tác xă hội đáng kể. Tháng Ba năm 2004, Tammy tham dự hội nghị UNICEF tại Nam Dương. Từ đây Tammy ghé Đài loan để t́m hiểu vấn nạn liên quan tới phụ nữ Việt Nam. Đó là chuyện các nàng dâu Việt Nam lấy chồng Đài Loan. Tới Đài Bắc Tammy được sự trợ giúp hướng dẫn của hai Linh Mục Nguyễn Văn Hùng và Cha Nguyễn Minh Chính thuộc giáo xứ Lữ Châu.

Tammy đă nghe và chứng kiến nhiều cảnh đau ḷng và tủi nhục cho người phụ nữ Việt Nam. Theo thống kê cuối năm 2003, có 99,128 cô dâu Việt Nam, trong đó có 47,062 vụ hôn nhân hợp pháp với người Đài Loan, đă có quốc tịch. Khoảng 52, 066 cô dâu chưa hợp thức hóa, không có quốc tịch. Hai vị Linh Mục đưa Tammy tới trung tâm sinh hoạt của các cô dâu Việt Nam, cô đă tiếp xúc và nghe được nhiều chuyện đau ḷng.

Trên báo chí, trên Ebay, người ta mang h́nh ảnh con gái Việt nam lên rao bán như một món đồ, giá khoảng 180 ngàn Đài tệ, tương đương 5 ngàn Mỹ kim. Công ty môi giới được sự bao che của nhà nước, đứng ra quảng cáo ở Dài Loan và tuyển mộ tại Việt Nam. V́ nghèo túng, thất nghiệp và vô vọng, các cô gái phải ghi danh tuyển cô dâu cho người Đài Loan. Các cô được hứa hẹn hàng ngàn mỹ kim để giúp đỡ gia đ́nh. Họ phải trải qua thủ tục "tuyển vợ" rất bôi bác. Các cô gái quê lên tỉnh chờ khách phải sống trong những trại tập trung. Khách tới xem "hàng" được mang đi thử trong mấy ngày. Nhiều cô sau mấy lần thử vẫn chưa "trúng tuyển" phải sống nhiều tháng, có khi nhiều năm tại chỗ ở xô bồ. Nếu được khách chấm sẽ làm thủ tục xuất cảnh với tư cách du lịch. Nhiều khi khách tới xem hàng là những chàng trai hào hoa phong nhă, nhưng, khi sang tới Đài Loan th́ người chồng chính thức là một anh già dịch, tật nguyền, bệnh hoạn. Các cô trở thành người đày tớ phục dịch cho kẻ tật nguyền này. Tệ hại hơn, nhiều cô gái sang Đài Loan với tư cách làm dâu cho một người, khi đặt chân lên xứ lạ, bị ép ngủ với nhiều người trong cùng một gia tộc và làm quà cho bạn hữu khác. Các cô không chịu, bỏ trốn trở thành di dân lậu, cảnh sát bắt được sẽ bị tù và chờ ngày trả về Việt Nam bằng phương tiện tự túc, nhưng lấy tiền đâu mua vé máy bay, cuối cùng lại nhờ môi giới xin lỗi chồng để được trở về tiếp tục làm kiếp tôi đ̣i nhục nhă, hoặc kiếm được người chồng hờ nào khác sống qua ngày, hoặc rơi vào các ổ điếm rẻ tiền và chết dần với bệnh hoạn.

Tammy trở lại Mỹ với những dữ kiện chua chát, đóng góp thêm vào kho tàng tội ác của nhà nước Cộng Sản bóc lột nhân phẩm người phụ nữ Việt Nam. Từ đó Tammy dốc hết nghị lực, khả năng và phương tiện đi vận động chính giới hầu ngăn chặn dịch vụ ô nhục này.

Tammy tâm sự, đây là một nỗ lực phải được sự tham gia của nhiều giới. Chúng ta có thể vận động với chính giới dân cử Hoa kỳ, vận động tài chánh để yểm trợ những hoạt động cứu giúp các cô dâu Việt Nam thoát cảnh sống chết dở.

Để kết thúc, Tammy cho tôi xem một bản tin vừa xảy ra ở Đài Loan đúng vài tuần trước. Ngày 23 Tháng Sáu hai thanh niên Đài Loan, Hà Kiến Huân và Tiêu Chí Hào bị bắt v́ tội dùng súng uy hiếp cô dâu Việt Nam Vũ Thị T.T. (21 tuổi) trói hết tay chân, dán băng keo bịt miệng, chở đến bán cho một ổ điếm giá 1800 US đôla.

Khi được cảnh sát giải thoát, cô Vũ thị T.T. không nói được tiếng Hoa, khai qua thông dịch viên; cô nhập cảnh vào Đài Loan theo diện "lấy chồng xứ lạ" đă hơn một năm, chồng cô tên ǵ cô cũng chẳng biết, chỉ nghe người ta gọi là A Minh Chẩy. Hiện nay cô T.T. đang bị giam trong tù cảnh sát. Hàng trăm cô gái đồng cảnh ngộ, đang trong t́nh trạng chờ trả về nước bằng phương tiện tự túc.

Lời cuối với Tammy là: "Được chứng kiến những chuyện trái tai gai mắt như vầy, là thiếu nữ Việt nam, cháu làm sao ngó lơ".

Các bạn trẻ muốn tiếp tay với Tammy, xin liên lại với Tammy ở số (714) 285-0355.

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), August 06, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (06-08-2004)

Nhận định sơ khởi về Pháp lệnh tôn giáo của Cộng sản Việt Nam

· Linh mục Nguyễn Hữu Giải và Linh mục Phan Văn Lợi Đưa lên lenduong.net - ngày 5/08/2004

(Nhân hội thảo về Pháp lệnh của Hội đồng Liên tôn vào tháng 8-2004 tại California, Hoa Kỳ)

Kính thưa Quư vị Thượng tọa, Mục sư, Hiền tài, Linh mục thuộc Hội đồng Liên tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ

Kính thưa Quư tham dự viên và toàn thể đồng bào, Chúng tôi là hai linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải và Phêrô Phan Văn Lợi, thành viên Hội đồng Liên tôn đoàn kết quốc nội, trong tâm t́nh hiệp thông với linh mục Nguyễn Văn Lư, linh mục Chân Tín và với hết mọi thành viên Hội đồng Liên tôn đoàn kết quốc nội, xin được có đôi lời về Pháp lệnh tôn giáo mà Cộng sản Việt Nam vừa ban hành mới đây.

Chúng tôi xin nhận định về lư do, mục đích, biện pháp và hậu quả của Pháp lệnh này.

Về lư do của Pháp lệnh tôn giáo, theo chúng tôi nghĩ là có ba:

Lư do thứ nhất: CS vốn là một đảng phái và chế độ toàn trị độc tài tự bản chất, luôn nuôi tham vọng quản lư xă hội, định h́nh văn hóa và uốn nắn lương tâm theo chủ thuyết phi nhân bản, phản dân tộc của ḿnh. Bỏ tham vọng này th́ CS sẽ không c̣n là CS nữa.

Lư do thứ hai: CS biết rằng tôn giáo là một thế lực tinh thần mạnh mẽ, có sức giáo dục ḷng người, động viên ư chí và cải tạo xă hội mà lại hoàn toàn đối nghịch với CS về mọi phương diện và không thể đội trời chung với CS.

Lư do thứ ba: CS đang thấy các tôn giáo tại Việt Nam -cụ thể là những vị chức sắc và tín đồ dũng cảm- đang lần lượt đứng lên để đ̣i lại tự do cho ḿnh và cho đồng bào, phơi bày mặt thật và làm lung lay quyền lực của CS. Tiếng nói của các giáo hội ngày càng mạnh mẽ, uy tín của các giáo hội ngày càng dâng cao.

Về mục đích của Pháp lệnh tôn giáo, chúng tôi thiết nghĩ cũng có ba: Mục đích thứ nhất: Làm cho các tôn giáo không thể phát triển về tổ chức cũng như bị tê liệt trong hoạt động, hầu ảnh hưởng tốt lành của các tôn giáo bị giới hạn lại nơi quần chúng và trên toàn xă hội.

Mục đích thứ hai: Làm cho các tôn giáo, v́ bị trói buộc tứ bề, chỉ c̣n dồn tâm trí và sức lực để bảo toàn cơ cấu và sinh hoạt có sẵn của ḿnh, và như thế ngày càng lệ thuộc nhà nước trong cơ chế xin- cho.

Mục đích thứ ba: Làm cho các tôn giáo đánh mất bản chất của ḿnh là trở thành lương tâm cho xă hội, thầy dạy cho con người, chứng nhân cho chân thiện mỹ, để cuối cùng trở thành công cụ ngoan ngoăn trong tay đảng CS.

Về biện pháp của Pháp lệnh tôn giáo, theo thiển ư của chúng tôi là có năm, như chúng tôi đă có lần tŕnh bày chi tiết trong bài viết "Sợi xích sắt năm ṿng".

Biện pháp thứ nhất: Siết chặt cương vị của các tôn giáo, nghĩa là công nhận tư cách pháp nhân cho tôn giáo. Hiện nay, ngoại trừ Công giáo, th́ Phật giáo quốc doanh, Ḥa hảo quốc doanh, Cao đài quốc doanh và Tin lành quốc doanh mới được công nhận như pháp nhân. C̣n các Giáo hội chính thống như Phật giáo Thống nhất, Ḥa hảo thuần túy, Cao đài đích thực và một số Hội thánh Tin lành đều bị đặt ra ngoài ṿng pháp luật, chẳng có hy vọng được CS công nhận.

Biện pháp thứ hai: Siết chặt nhân sự của của các tôn giáo, bằng cách kiểm soát việc chiêu sinh, huấn luyện, tấn phong và bổ nhiệm hàng chức sắc cũng như chức việc, bằng cách thọc sâu vào việc tự điều hành của các ḍng tu, đặc biệt bằng cách cấp giấy phép hành nghề tôn giáo (như thấy trong dự thảo Nghị định áp dụng Pháp lệnh) để loại trừ những người được huấn luyện và hoạt động ngoài ṿng kiểm soát của chính quyền.

Biện pháp thứ ba: Siết chặt hoạt động của các tôn giáo, trước hết bằng cách tạo ra khái niệm "truyền đạo hợp pháp" và "truyền đạo bất hợp pháp", thứ đến là giới hạn địa điểm hoạt động: trong phạm vi các nơi thờ tự (do đó cấm truyền đạo tại gia đ́nh, học đường, công sở, bệnh viện, nhà tù và thậm chí trên internet), cuối cùng bằng cách bắt đăng kư hoặc xin phép trước mọi hoạt động tôn giáo dù lớn dù nhỏ.

Biện pháp thứ tư: Kiểm soát tài sản của các tôn giáo, một là để t́m cách giới hạn việc phát triển của tổ chức tôn giáo, hai là để t́m cách chiếm đoạt cướp bóc các tài sản này như vô vàn trường hợp đă chứng minh. Ngoài ra, khi để cho tài sản của các giáo hội ở vào t́nh trạng pháp luật không rơ ràng trong bộ luật dân sự, CS khiến các giáo hội không thể sử dụng quyền sở hữu của ḿnh được.

Biện pháp thứ năm: Kiểm soát việc liên lạc của các tôn giáo, nhằm làm cho các giáo hội mất đi sự hỗ trợ về tinh thần lẫn vật chất của các đồng đạo hải ngoại, làm cho ảnh hưởng tôn giáo từ bên ngoài khó xâm nhập vào Việt Nam, làm cho thế giới khó biết rơ về hiện trạng của tôn giáo tại quốc nội.

Về hậu quả do Pháp lệnh gây ra, chúng tôi nghĩ rằng cũng có ba:

Hậu quả thứ nhất là hậu quả cho CS: Pháp lệnh càng phơi bày bộ mặt vừa tàn bạo, vừa ngu xuẩn, vừa gian dối giả nhân giả nghĩa của CS, cho thấy các lănh đạo CS, đầu thế kỷ XXI này, vẫn nuôi cuồng vọng tiêu diệt những thực thể tinh thần rất tốt đẹp đă tồn tại hàng ngàn năm trên đất Việt.

Hậu quả thứ hai là hậu quả cho dân tộc Việt Nam: Đảng CS, chủ nghĩa CS và chế độ CS đă, đang và sẽ chỉ tạo ra những nhà giáo vô lương tâm, những y sĩ vô đạo đức, những quan ṭa vô liêm sỉ, những viên chức vô trách nhiệm và những thế hệ trẻ vô lư tưởng. Tôn giáo lúc này đang cần cho đất nước hơn bao giờ hết, thế mà CS vẫn nhất quyết trói tay các giáo hội lại.

Hậu quả thứ ba là hậu quả cho các tôn giáo: Pháp lệnh sẽ đẩy các giáo hội hoặc đến chỗ phải thỏa hiệp luồn lách để tồn tại, đánh mất bản chất và sứ mệnh hầu bảo toàn sinh hoạt và cơ cấu, như thế là chỉ c̣n lại cái vỏ; hoặc đến chỗ phải đứng lên để đương đầu với bạo quyền vô thần duy vật trong tinh thần hiếu ḥa nhưng can đảm của các vị tử đạo, hầu bảo vệ bản chất của ḿnh.

Để kết luận, vấn đề cấp thiết đặt ra cho mọi người dân Việt trong và ngoài nước đặc biệt các tôn giáo là phải bằng mọi giá, giải thể cho được chế độ CS duy vật vô thần đang phá bỏ di sản quá khứ của tổ tiên, làm băng hoại bao thế hệ hiện tại và đẩy dân tộc vào một tương lai mịt mờ; đồng thời phải làm mọi cách để các giáo hội được phục hoạt và phát triển trong tự do để canh tân đất nước như đă làm hồn sống cho dân tộc và văn hóa dân tộc suốt gịng lịch sử.

Xin kính chào và cảm ơn tất cả Quư vị. Xin Thiên Chúa, qua lời cầu nguyện và gương sáng của các thánh tử đạo, ban đầy tràn đức thông tuệ, ḷng can đảm và chí quyết tâm cho mọi tín đồ tôn giáo Việt Nam. Gởi đi từ Huế ngày 27-07-2004.

Lm Phêrô Nguyễn Hữu Giải và Lm Phêrô Phan Văn Lợi

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), August 06, 2004.


Moderation questions? read the FAQ