ta(.ng anh KSBH .....mo´n a(n cho*i cua~ sinh viên SAI GON ....ddoc xong ddu*`ng co´ cu*o*i``

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Thi văn: Cười ra nước mắt

“Tố Hữu được giải Nobel (1960)”; “Chế Lan Viên là một nhà văn, nhà thơ rất nổi tiếng trong thời phong kiến"... Đó là những nhận định lạ lùng trong một số bài thi ĐH môn văn kỳ thi vừa qua, khiến nhiều giám khảo phải giật mình.

Có thí sinh còn viết: "Những tác phẩm của người (Chế Lan Viên) luôn bộc lộ nỗi thống khổ và những tình cảm sâu nặng của những con người phải xa quê hương, đất nước để tìm sự thanh bình cho tổ quốc”; “ Nguyễn Tuân tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920-1987)”; “Chí Phèo là một thanh niên khỏe mạnh, giỏi giang, ai lấy được nó như có một con trâu trong nhà”. Còn Thị Nở “là một người con gái trông chẳng có gì để có thể nói là đẹp nhưng cô ấy lại là một người tốt bụng, làm công cho nhà tên thống lư”.

Trong phần phân tích bài "Giải đi sớm" của Hồ Chí Minh, thí sinh viết: “Trên đường đi cơ cực nhưng người vẫn quan sát khung cảnh chung quanh; vẫn thưởng thức cảnh thiên nhiên như không có gì xảy ra đối với mình. "Lom khom dưới núi tiều vài chú" là "Bác đứng trên núi nhìn xuống dưới núi có một vài chú tiều đang lom khom mặc dù Bác chưa có thể khẳng định là các chú tiều ấy đang làm gì, nhưng Bác thấy những hoạt động lom khom của các chú tiều cũng có thể là đang đốn củi”. Nhan đề của bài "Chiếc lư đồng mắt cua" của Nguyễn Tuân, cứ 10 bài thì có đến 7 bài viết thành "Chiếc lư đồng mắc cua" hoặc "Chiếc lư đồng bắt cua", thậm chí là "Chiếc lư đồng mắc kẹt"....

Bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên cũng có xuất xứ “phong phú” chẳng kém: “Rút ra từ tập thơ "Mặt đường khát vọng”, “được in trong tập thơ "Những vùng trời khác nhau”, “được trích từ tập thơ "Ánh sáng và phù du”...

Giám khảo chấm vài chục bài, thấy phần lớn các ư đều na ná nhau thì tập trung, chú ư hơn đến câu chữ, lối hành văn để đánh giá, phân loại. Và ở đây giám khảo vẫn thấy sự lặp lại gần như y nguyên những lỗi cách đây hơn một tháng đã có người chỉ ra. Chỉ viết lại hai dòng thơ mà thí sinh mắc đến bốn lỗi chính tả: "Cô em sóm núi say ngô tối/ Say hết lò thang đã rực hồng".

Dùng từ sai cũng là căn bệnh trầm trọng của nhiều thí sinh. Nhiều em đã viết: “Dưới ngòi bút của Tố Hữu là con dao đâm chết kẻ thù”; “Chí Phèo trở thành con quái vật để không bị người ta ăn hiếp”; “ Đứa con của bác Xẩm thì ngủ lăn ra đất trở thành bò sát quả là một cuộc sống tàn tạ”.

Không ít thí sinh còn lẫn lộn giữa văn viết và văn nói, nên khi đọc lên nghe ngọng nghịu, ngây ngô: “Chí Phèo đã rời khỏi tù vừa về đến làng thì Chí Phèo đã ra quán nhậu, nhậu cho say sưa, nhậu từ sáng đến tối. Đôi khi nhậu xong Chí Phèo còn đòi bật diêm chỉa vào mái tranh để tống tiền. Thật khủng khiếp, Chí sống chỉ có nhậu và làm cái nghề rạch mặt ăn vạ để kiếm tiền nhậu”; “Có đời nào con gái con đứa (chỉ Thị Nở) lại nằm thẳng ra đất mà ngủ không, lại còn dơ bụng ra nữa chứ, mà nhìn thị có khác nào một khối vuông bất động, bề ngang và chiều dài thân hình có kém gì nhau?”...

Sáng tạo là điều cần được khuyến khích đối với thí sinh trong quá trình làm bài. Nhưng sáng tạo mà là phịa ra những điều không có thật, không có cơ sở từ tác phẩm thì giám khảo dẫu thương học trò đến mấy cũng phải chào thua.

Có thí sinh đã biến Thị Nở thành cô tiên năm 2000: “Đối với tôi thì tôi thấy Thị Nở đẹp, tuy cô xấu đau xấu đớn nhưng mà hỏi thử có ai mà toàn mỹ không? Thị Nở cũng vậy, cô xuất hiện như một nàng tiên mang lại bao ước mơ cho những em nghèo không tình thương mái ấm gia đình”.

Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở càng hiện đại và ly kỳ: “Chí Phèo gặp Thị Nở vào buổi sáng, anh buông lời trêu ghẹo, chọc phá. Thật ra anh thấy Thị Nở quá xấu nên chọc cho vui và cười một cách khoái trá, còn Thị Nở thì ngoe nguẩy bỏ về... Tối đó Chí Phèo mò đến chỗ Thị Nở đang ngủ ở bờ sông. Chí Phèo lấy tay bịt miệng Thị Nở. Thị định la lên nhưng Chí bịt miệng chặt quá, vả lại ở đây cũng thanh vắng. Thị thôi, mặc kệ nó!”; “Và sau khi quay trở về nhà nấu cháo cho Chí Phèo, Thị Nở đã trở lại, trên tay cầm một tô cháo ngùn ngụt khói thơm ngào ngạt. Một tô cháo chỉ rắt thêm chút hành thế mà Chí Phèo ăn lại thấy ngon đến lạ lùng”.

Còn “đứa em liên lạc” trong thơ Chế Lan Viên thì “không chỉ dũng cảm mà còn say mê và có tinh thần trách nhiệm. “Mười năm tròn” thời gian khá dài thế mà “chưa mất một phong thư”. Thời đại ngày nay với nhiều kỹ thuật hiện đại mà đôi khi còn mất thư, thế mà trong hoàn cảnh ấy chưa mất một phong thư nào. Điều này cho thấy được tinh thần trách nhiệm cao độ của người làm công tác liên lạc...”.



-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), August 06, 2004


Moderation questions? read the FAQ