Báo chí chống tham nhũng: Từ kinh nghiệm của Trung Quốc...

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Báo chí chống tham nhũng: Từ kinh nghiệm của Trung Quốc... Người Trung Quốc đọc báo nơi công cộng Ngày 5/8, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lư kinh tế trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức hội thảo “Vai trò của báo chí trong việc chống tham nhũng và thúc đẩy phát triển lành mạnh khu vực kinh tế tư nhân: kinh nghiệm của Trung Quốc”. Các đại biểu tại hội thảo đánh giá cao những chính sách, biện pháp của Trung Quốc và cho rằng, một số kinh nghiệm hoàn toàn có thể áp dụng ở Việt Nam.

Tại cuộc hội thảo này, Giáo sư Hu Zhengrong, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát thanh và truyền hình quốc gia Trung Quốc cho biết, nạn tham nhũng là mối quan tâm lớn của Trung Quốc kể từ khi thực hiện chính sách cải cách, mở cửa nền kinh tế từ cuối những năm 70. Trong các biện pháp mà Trung Quốc tiến hành để kìm chế nạn tham nhũng, báo chí đã đóng vai trò quan trọng. Theo giáo sư Hu Zhengrong, Chính phủ Trung Quốc đã có nhiều thay đổi lớn về chính sách với giới truyền thông để nâng cao vai trò độc lập của các phương tiện truyền thông trong việc giám sát, phanh phui các vụ án tham nhũng. Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc bao cấp về tài chính cho các cơ quan báo chí, buộc các cơ quan này phải tự hạch toán tài chính. Từ đây, các cơ quan báo chí không còn tập trung đưa các tin tức “thuận lợi” cho Chính phủ và hoạt động độc lập hơn. Khi điều tra, phát hiện các vụ tham nhũng, báo chí Trung Quốc thường thực hiện theo 2 cách: đăng tải vụ tham nhũng đó hoặc gửi “những báo cáo nội bộ” cho các cơ quan, người lãnh đạo có thẩm quyền để xử lư. Theo giáo sư Hu Zhengrong, chủ trương giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước với báo chí và bước đầu đa dạng hóa sở hữu báo chí đã khiến cho vai trò giám sát, chống tham nhũng của báo chí Trung Quốc được nâng cao.

Bình luận về thuyết trình của giáo sư Hu Zhengrong, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lư kinh tế trung ương cho rằng, trong mấy năm qua, theo quan sát của ông, cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Trung Quốc được đẩy mạnh, nhờ có những thay đổi trong quan niệm về báo chí của lãnh đạo Nhà nước Trung Quốc. Ông Doanh so sánh: trong khi Trung Quốc, nhờ giảm tệ nạn này mà đã thu hút được rất lớn vốn đầu tư của nước ngoài thì hiện nay nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi gặp Thủ tướng Việt Nam lại “không ngừng than về những chi phí đáng xấu hổ (hối lộ)”. Kết luận: tham nhũng đang là yếu tố làm giảm sức cạnh tranh của Việt Nam. Theo ông Doanh, chống tham nhũng không phải chỉ là ở các biện pháp trừng phạt mà phải có sự cải thiện chính sách để “giám sát quyền lực” (mà một biện pháp là thông qua báo chí) và “tăng cường giám sát trách nhiệm cá nhân”.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng đánh giá cao vai trò của báo giới Trung Quốc trong đấu tranh chống tham nhũng. Ông A nói: “Biện pháp của Trung Quốc rất tốt, rất đáng để Việt Nam học tập, đó là để cho báo chí tự chủ dần dần”. Ông đánh giá việc Trung Quốc đặt vấn đề "đa dạng quyền sở hữu báo chí” thực sự là “bước thử nghiệm đột phá”. Theo ông A, hiện nay báo chí Việt Nam không phát huy tốt vai trò giám sát, tố giác tham nhũng. Cũng theo ông Nguyễn Quang A, tham nhũng “tràn lan” không phải là lỗi của cơ chế thị trường như một số đại biểu nói.

Một số đại biểu từ các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam cũng thống nhất rằng, vai trò của báo chí trong việc chống tham nhũng cần được nâng cao bằng các cơ chế, chính sách khuyến khích báo chí làm tốt vai trò giám sát các cơ quan công quyền.

Một vấn đề đáng lưu ư khác được những người tham gia hội thảo đề cập là, giống như Trung Quốc, ngày nay ở Việt Nam cũng có không ít người làm báo vì lợi ích cá nhân, bị cám dỗ bởi đồng tiền nên đã viết sai sự thật, bao che cho người tham nhũng, nhận tiền của tổ chức, cá nhân khi phát hiện ra sai trái của họ để không viết bài... Bởi vậy, bản thân cơ quan báo chí phải mạnh mẽ trong việc chống tham nhũng ngay trong nội bộ mình.



-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), August 05, 2004

Answers

Response to Báo chĂ­ chống tham nhũng: Từ kinh nghiệm của Trung Quốc...

ddi?nh cao tri´ tuê. cua~ loai` ngu*o+i` sao ma`` chu*´ ho.c theo TAU` hoai` vây ???? 1 chu~ nghia~ công sa?n (ngu )....2. cai? cach ruo^ng ddâ´t bao nhieu ngu*o*i` chê´t (a´c ) ...3 gây nên cuô.c chiê´n NAM BAC ( diê.t chu?ng ) 4. kinh tê´ xa~ hôi Cn ( ddâ`n ) dân thi thiêu´a(n ruông ddô`ng bo? hoang cha chung chê´t không ai kho´c .....Tau` bây gio dda~ mo*~ mang kinh tê´ co su*´c pha´t triê? n . ta(ng tru*o*?ng cao ...VN le.t dde.t chay theo ... nhu*ng cai xâu´ cua~ 1 nê`n kinh tê´ phat trien la tham nhung ddu.c khoe´t ..thi cung hoc theo .........bây gio thi hoc cach tru*` tham nhu~ng ..................... hoc theo Tau` nu*a~ rui`...bao gio*` mo*i´ hê´t hoc ha? tro*i` ???????????????????????????ua~ cai´ nây` phai? hoi? Vem moi ddu´ng

-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), August 05, 2004.

Response to BĂ¡o chĂ­ chống tham nhũng: Từ kinh nghiệm của Trung Quốc...

Tôi không hiểu tại sao đảng lại chọn Trung Cộng làm một Kiểu mẫu để chống tham nhũng. Nhiều quốc gia như Đức, Pháp, Hà Lan, Canada, Mỹ, Nhật đă than phiền về sự lạm dụng quyền thế của các quan chức điạ phương đă làm kho dễ các công ty Ngoại muốn đầu tư ở Hoa Lục. Sự Tham Nhũng cũng rất nhiều từ thượng từng cơ sở đến hạ tầng cơ sở, chỉ Đại Hàn, Đài Loan, Sư Tử Thành ( Singapore ) và Nhật là biết đi cưả hậu để làm các hợp đồng buôn bán theo lối đi cưả hậu. C̣n Tây Phương họ đi Cổng Chính đóng thuế một lần mỗi năm dưạ theo phần lời nhuận kiếm được mỗi năm.

Các nước Á châu nhất là Đại Hàn, Đài Loan thích đi cổng hậu, điều này chứng tỏ có sự nhập nhằng không minh bạch. Trung Hoa về kỹ nghệ nặng cũng c̣n đứng sau Đài Loan và Đại Hàn. Nhật Bản là nước co kỹ nghệ Nặng tân kỳ ở Á Châu sản phẩm rất tốt và bền. Kỹ Nghệ nặng của Đại Hàn đang ở vị thế phát triển, nhưng cần nhiều học hỏi. Đại Hàn đă sản xuất được các Khu Trục Hạm KDX vỏ tầu làm ở Đại Hàn, Máy mua của G.E va MTU, Hệ Thống Khai Hỏa và Radar là của các hăng Mỹ. Hải Pháo của Oto Melara Ư, tên lưả hải-hải, không - không, chông tên lưả hải-hải CIWS của Mỹ hoàn toàn, so với loại AEGIS của Sở Pḥng Vệ Biển của Nhật c̣n kém xa.

Trở lại việc chọn Trung Hoa làm kiểu mẫu để chÔng Tham nhũng là sai hoàn toàn. V́ TH hăy c̣n tham nhũng dài dài không thể rập kiểu được. Singapore va Đại Hàn là Hai Nền Kỹ Nghệ kiểu mâũ nếu biết emulate như hai Quố Gia Này nên Kinh Tế Mới PháT triển và tạo niềm tin cho cơ sở công ty ngoại muốn đầu tư vào Việt Nam.

-- Ngo Quyen (ngo.quyen@yahoo.com), August 05, 2004.


Moderation questions? read the FAQ