VN câ`n nhiêu` kiê´n tru´c su* ,yeu tô? quô´c V.V ...ddêß xây lai mây´ cai´ ddô? na´t nây``

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Ai đã lũng đoạn Seaprodex Việt Nam? (tiếp theo) Trung tâm chế biến thủy sản bị bỏ hoang Bài 2: Trách nhiệm của Bộ Thủy sản đến đâu? Một trong những nhân vật không thể không nhắc tới trong việc góp phần đẩy "con tàu" Seaprodex VN đến bờ phá sản là ông Lê Hòa Bình, Phó tổng giám đốc Seaprodex VN.

Ông Bình đã từng đứng đơn tố cáo ông Nguyễn Đình Phương và trong đơn này tự nhận là "một cán bộ tâm huyết với sự sống còn của tổng công ty", nhưng thực tế khi còn làm Giám đốc liên doanh Viettrosco, ông Bình đã "góp phần" làm liên doanh này lỗ hơn 2,6 tỉ đồng chỉ trong 3 năm (1993-1996) và tiêu vong. Thế nhưng, sau đó ông Bình lại được cất nhắc lên chức vụ Phó tổng giám đốc, kiêm thêm chức Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản Bình Đại (Bến Tre). Trên cương vị mới này, ông Bình đã từng kư bán một lô xe cho Công ty TNHH Toàn Thiện trị giá trên 67 ngàn USD để rồi công ty này "xù" nợ; kư hợp đồng tư vấn thiết kế dự án Trung tâm Chế biến thủy sản Sóng Thần với một đơn vị tư nhân và cho tạm ứng 63 triệu đồng nhưng chẳng thu được bản thiết kế nào (!?); lãnh đạo Công ty CP Thủy sản Bình Đại để mất khoảng 120 ngàn USD trong tổng số vốn góp hơn 325 ngàn USD...

Về trách nhiệm của Bộ Thủy sản trong quản lư Seaprodex VN, Thanh tra Nhà nước kết luận: "Chưa thực hiện tốt chức năng quản lư cấp trên đối với toàn bộ hoạt động của Tổng công ty Thủy sản VN nhất là công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra giám sát đối với việc hoàn thiện tổ chức bộ máy, quản lư vốn, tài sản, hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty để chấn chỉnh công tác quản lư, xử lư theo thẩm quyền hoặc yêu cầu tổng công ty, các đơn vị thành viên xử lư kịp thời đối với các tập thể, cá nhân có sai phạm khuyết điểm, nhất là các sai phạm khuyết điểm trực tiếp gây tổn thất về kinh tế cho Nhà nước; chưa kịp thời xử lư theo thẩm quyền hoặc phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan, thống nhất biện pháp xử lư hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lư kịp thời những vấn đề tồn tại về tài chính của tổng công ty"...

Cũng không khá gì hơn là trường hợp của Phó tổng giám đốc Đặng Nguyên Dũng. Ông Dũng đương nhiệm chức Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu và chế biến thủy sản số 3 trong 10 năm (1992-2002), rất nhiều lần ông bị các cán bộ nhân viên công ty lên tiếng tố cáo. Cuối năm 2002, Seaprodex VN đã lập một đoàn thanh tra nội bộ và sau đó kết luận cả 7/7 nội dung tố cáo tiêu cực ở Công ty Xuất nhập khẩu và chế biến thủy sản số 3 đều đúng, thậm chí còn hơn thế. Đơn cử, cán bộ công nhân viên công ty tố cáo "Công ty có 5,8 tấn tôm vỏ có giá trị cao tồn kho nhưng khi kiểm kê bị mất khoảng 2 tấn", khi thanh tra xác định số tôm vỏ mất lên đến hơn 4,1 tấn, trị giá hơn 600 triệu đồng, mà trách nhiệm chính thuộc về ông Giám đốc Đặng Nguyên Dũng. Hai mặt hàng khác là cá dấm trắng và cá sơn la công ty tồn kho hơn 3 tấn nhưng cũng bị "bốc hơi", thanh tra kết luận thực tế hàng đã bị bán nhưng tiền thì không thấy nộp về Phòng Kế toán công ty hơn 300 triệu đồng. Chưa hết, ông giám đốc này còn suưt "xơi" luôn hơn 10 tấn cá, mực, ghẹ, bạch tuộc "tiết kiệm" (hàng thu hồi từ phế phẩm) của công nhân viên công ty... Sai phạm rõ ràng nhưng ông Dũng chẳng những không bị xử lư mà còn được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc Seaprodex từ 1996, kiêm thêm nhiều chức vụ quan trọng, để rồi sau đó tiếp tục làm thất thoát tiền tỉ của Nhà nước. Các ông phó như vậy, hàng tổng cũng không thua kém. Ông Lê Văn Phát - sau hàng loạt sai phạm đã nêu - vẫn được bổ nhiệm vào chức Tổng giám đốc đầu năm 1996, đưa "con tàu" Seaprodex sau đó liên tục trượt dốc. Mặc kệ, cuối năm 1998, ông Lê Văn Phát lại được cất nhắc lên chức Chủ tịch HĐQT Seaprodex VN, kiêm thêm chức Chủ tịch HĐQT ở 7 liên doanh, liên ngành; thế vào chức Tổng giám đốc là ông Nguyễn Đình Phương, đương kim Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Seaprodex Sài Gòn. Liên tục trong các năm 1996 - 1999, doanh thu chế biến, xuất khẩu của Seaprodex Sài Gòn chỉ đạt 60-70% kế hoạch, nhưng kim ngạch nhập khẩu thì tăng đến trên 23%. Đáng lưu ư, trong thời gian này có nhiều khoản nợ phải thu khó đòi lên đến 11,4 tỉ đồng đã không còn hồ sơ chi tiết (?!), khiến đoàn Thanh tra Nhà nước khi thanh tra đã không thể xác định được tính xác thực của số công nợ này. Chưa hết, liên quan đến ông Phương còn có nhiều khoản tài chính lên đến cả triệu USD (tiền kinh doanh xăng dầu 750 ngàn USD, tiền vật tư nhận từ Trung tâm Thương mại Xuất nhập khẩu thủy sản 267 ngàn USD và hơn 203 triệu đồng...) nhưng sau đó đã không được làm rõ...

Khi đơn thư tố cáo tiêu cực ở Seaprodex gửi đến các cấp lãnh đạo ngày càng nhiều, tháng 6.2000, Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã tìm hiểu và nhận định cả hai ông Lê Văn Phát và Nguyễn Đình Phương đều có những khuyết điểm trong điều hành sản xuất - kinh doanh, dẫn đến mất đoàn kết nội bộ ở đơn vị... Đến lúc này, Bộ Thủy sản mới tiến hành cho thanh tra ông Chủ tịch HĐQT (tháng 8.2000) và ngày 6.9.2000 đã tiến hành họp kiểm điểm ban lãnh đạo tổng công ty. Nhiều người cho rằng Bộ Thủy sản lúc đó lẽ ra cần phải thay nguyên "dàn" lãnh đạo tổng công ty nhưng cuối cùng chỉ ông Lê Văn Phát bị cho thôi chức Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Đình Phương tiếp tục giữ chức Tổng giám đốc. Và, thực tế cho thấy sau đó nội bộ Seaprodex Việt Nam vẫn tiếp tục mất đoàn kết, thậm chí còn phân hóa sâu hơn, đơn thư tố cáo tiêu cực vẫn tiếp tục gửi đến các cấp lãnh đạo, vượt cấp đến những đồng chí lãnh đạo cao nhất, và "con tàu" Seaprodex tiếp tục chìm trong nợ nần, mất vốn...



-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), August 05, 2004

Answers

Response to VN cĂ¢`n nhiêu` kiê´n tru´c su* ,yeu tĂ´? quô´c V.V ...ddêĂŸ xĂ¢y lai mĂ¢y´ cai´ ddĂ´? na´t nĂ¢y``

Kết luận của Thanh tra Nhà nước về Seaprodex VN: Mất vốn, nguy cơ mất vốn và nợ lên đến gần 580 tỉ đồng Trụ sở Seaprodex ở TP Hồ Chí Minh Ngày 21/7, Thanh tra Nhà nước đã chính thức công bố kết luận thanh tra tại Tổng công ty (TCT) Thủy sản Việt Nam (Seaprodex VN).

Theo đó, tổng vốn giao cho TCT năm 1995 là 374 tỉ đồng (chưa kể vốn của 11 đơn vị gia nhập TCT năm 1997) thì đến 31.12.2001 phần vốn mất hơn 150 tỉ đồng và hơn 3,86 triệu USD; nguy cơ mất vốn hơn 136,88 tỉ đồng; nợ phải trả nhưng không có khả năng thanh toán hơn 232,37 tỉ đồng; hầu hết các công ty liên doanh đều hoạt động không hiệu quả, dẫn đến mất vốn 8,589 tỉ đồng và hơn 2,86 triệu USD... Việc TCT không nộp và sử dụng không đúng mục đích 35,37 tỉ đồng tiền thu từ cổ phần hóa là vi phạm quy định về quản lư tài chính nhà nước. Liên quan đến dự án đầu tư Trung tâm chế biến thủy sản ở Sóng Thần II (Bình Dương), TCT sử dụng vốn từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp để đầu tư là không đúng Quyết định đầu tư, không đúng quy định; trong quá trình thực hiện dự án có sai phạm làm thất thoát tiền nhà nước; việc dừng triển khai dự án khi chưa có văn bản cho phép của Bộ Thủy sản là sai thẩm quyền...

Thanh tra Nhà nước cũng xác định hội đồng quản trị (HĐQT), Ban Tổng giám đốc TCT qua các thời kỳ phải chịu trách nhiệm do đã không làm tốt công tác quản lư, chỉ đạo điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh... Cụ thể, ông Võ Văn Trác, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, Chủ tịch HĐQT TCT từ 1995-1998 chịu trách nhiệm về việc kư quyết định đầu tư xây dựng công trình cầu bến cơ khí thủy sản Sông Hàn gây lãng phí toàn bộ vốn đầu tư (khoảng 11 tỉ đồng); cùng lãnh đạo TCT chịu trách nhiệm về các khoản nợ khó đòi hơn 255 ngàn USD... Ông Lê Văn Phát (nguyên Tổng giám đốc từ 12.1995-1998 và Chủ tịch HĐQT 1998- 2000) chịu trách nhiệm về quản lư, xử lư theo thẩm quyền phần vốn liên doanh do Công ty XNK thủy sản bàn giao trị giá 139,247 tỉ đồng; chịu trách nhiệm về việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh; về việc quản lư và xử lư theo thẩm quyền các khoản công nợ, lỗ lũy kế, hàng hóa kém, mất phẩm chất của toàn TCT phát sinh trước 1995 và các khoản công nợ, lỗ phát sinh trong giai đoạn 1995-2000; các khoản nợ khó đòi hơn 255 ngàn USD... Ông Nguyễn Đình Phương (Tổng giám đốc TCT từ tháng 11/1998-2003) và ông Phạm Mạnh Hoạt (quyền Chủ tịch HĐQT từ 2000 đến nay) chịu trách nhiệm về việc điều động và sử dụng vốn ngân sách thu từ nguồn cổ phần hóa không đúng quy định số tiền hơn 35,37 tỉ đồng; việc không thực hiện được mục tiêu của dự án đầu tư Trung tâm Chế biến thủy sản tại Sóng Thần... Ông Phương khi còn làm Phó tổng giám đốc TCT kư văn bản cho tàu Sea 08 hoạt động dù trước đó Tổng giám đốc đã cho ngừng khai thác, dẫn đến tàu bị mắc cạn, tổng thiệt hại hơn 20 tỉ đồng...

Thanh tra Nhà nước kiến nghị, ngoài việc kiểm điểm các cá nhân liên quan, giao các cơ quan chức năng làm rõ mục đích và động cơ của một số cá nhân có liên quan đến việc mua tàu Sea 08, việc xây dựng Nhà máy đông lạnh Nam Ô, xây dựng xưởng đóng tàu thuyền Sông Hàn không trả được cả gốc và lãi vốn đầu tư, khai thác không hiệu quả; việc thực hiện dự án Trung tâm Chế biến thủy sản; nợ khó đòi 53,55 tỉ không có hồ sơ..., nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cơ quan điều tra để xử lư.



-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), August 05, 2004.


Response to VN cĂ¢`n nhiêu` kiê´n tru´c su* ,yeu tĂ´? quô´c V.V ...ddêĂŸ xĂ¢y lai mĂ¢y´ cai´ ddĂ´? na´t nĂ¢y``

Lũng đoạn tài chính kinh hoàng ở Seaprodex VN (tt) Trung tâm chế biến thủy sản bị bỏ hoang Ở vào thời điểm Seaprodex VN liên tục thua lỗ, trên thương trường lại có nhiều công ty kinh doanh, chế biến và xuất khẩu thủy hải sản ăn nên làm ra, kim ngạch xuất khẩu lên đến cả trăm triệu USD/năm như Camimex, Cafatex, Fimex Việt Nam... Vì thế, không thể đổ lỗi cho khách quan thị trường, mà nguyên nhân chính dẫn Seaprodex VN đến bên bờ vực thẳm là chính sự yếu kém trong quản lư của một số cán bộ lãnh đạo...

Bài 2: Ai đã đẩy con tàu Seaprodex đến bờ vực phá sản?

Người phải chịu trách nhiệm đầu tiên về những khoản thua lỗ, nợ nần khổng lồ của Seaprodex VN phải kể đến chính là những lãnh đạo trực tiếp của các công ty thành viên làm ăn kém hiệu quả. Trong số 6 công ty thành viên đang hoạt động cầm chừng hoặc ngưng hoạt động chờ phá sản, giải thể, người ta thấy có nhiều khoản tài chính quá mập mờ, khó hiểu, có những khoản nợ hàng tỉ đồng không còn hồ sơ gốc...

Điển hình ở Công ty Dịch vụ và Xuất nhập khẩu thủy sản Seaprodex, trong tổng số nợ phải thu khó đòi gần 300 triệu đồng tính đến 31/12/2003 có hơn 42 triệu do một nguyên phó giám đốc công ty thiếu, phần còn lại thuộc một cá nhân cùng làm việc trong ngành! Nhưng ly kỳ hơn là vụ mua tàu Sea 08 của công ty này để dẫn đến khoản phải trả không có khả năng thanh toán lên đến trên 42 tỉ đồng. Tàu Sea 08 thực chất được sử dụng từ năm 1979, đến thời điểm cuối thập niên 1980 Công ty Dịch vụ và Xuất nhập khẩu thủy sản Seaprodex mua về đã quá cũ, nhưng không hiểu sao lãnh đạo công ty này vẫn vồn vã mua mà không cần lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật, tính toán hiệu quả kinh tế... Vì vậy, ngay khi đưa vào khai thác tàu Sea 08 đã... lỗ nặng, với tổng lỗ từ 1991 - 1997 là hơn 18,2 tỉ đồng. Không biết lãnh đạo công ty này báo cáo thế nào mà hồ sơ xin vay vốn của công ty được các cán bộ tín dụng của 2 ngân hàng xác nhận "Tàu đang hoạt động bình thường", "Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả"... để trình lãnh đạo ngân hàng duyệt cho vay. Hậu quả là đến cuối năm 2003, khi đoàn Thanh tra Nhà nước tiến hành kiểm tra thì số nợ Ngân hàng Đầu tư phát triển Hà Nội đã lên đến hơn 13 tỉ đồng, nợ Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội hơn 1,4 triệu USD và 5,4 tỉ đồng. Chưa hết, chuyến đi cuối cùng của con tàu đã bị mắc cạn tại cảng Cửa Lò (Nghệ An) khiến tàu hư hỏng nặng, phải bán rẻ...

Bên cạnh trách nhiệm trực tiếp của lãnh đạo các đơn vị thành viên làm ăn kém hiệu quả, nhiều cán bộ, nhân viên Seaprodex VN cho rằng có phần trách nhiệm rất quan trọng của ban lãnh đạo Seaprodex VN. Tháng 9/2000, Ban Cán sự Đảng Bộ Thủy sản cũng đã có cuộc họp và quyết định kiểm điểm một số người có trách nhiệm. Những tưởng sau đợt kiểm điểm này, nội bộ Seaprodex VN sẽ đoàn kết để vực dậy hoạt động sản xuất - kinh doanh của đơn vị, nhưng con tàu Seaprodex vẫn tiếp tục "trục trặc". Sau đợt kiểm điểm, đơn thư tố cáo những sai phạm tại Seaprodex vẫn tiếp tục dày lên và đáng lưu ư là những đơn thư này do chính những người có trách nhiệm ở Seaprodex VN gửi đến các cấp lãnh đạo.

Được biết, trong tháng 7 này, Thanh tra Nhà nước sẽ chính thức công bố kết luận thanh tra Seaprodex VN. Những khuất tất, sai phạm về tài chính ở Seaprodex VN ở mức độ nào sẽ được làm sáng tỏ, được chuyển đến các cơ quan chức năng để tiếp tục xử lư đúng người đúng tội. Tuy nhiên, quá trình diễn ra những sai phạm tài chính, quản lư ở Seaprodex VN kéo dài suốt một thập niên với rất nhiều đơn thư tố cáo, dư luận không thể không đặt câu hỏi: cơ quan chủ quản là Bộ Thủy sản đã ở đâu trong vụ việc này để một tổng công ty hàng đầu trượt dài đến kết cục như hiện nay?...

Tổng giám đốc Seaprodex VN Nguyễn Đình Phương: Mất vốn chủ yếu là từ những đơn vị trước khi sáp nhập

Ngay sau khi Báo Thanh Niên đăng bài Lũng đoạn tài chính kinh hoàng ở Seaprodex VN, ông Nguyễn Đình Phương, Tổng giám đốc Seaprodex VN, đã đến tòa soạn Báo Thanh Niên trình bày một số vấn đề liên quan đến hoạt động của Seaprodex VN. Để rộng đường dư luận, chúng tôi trích đăng những giải trình của ông Phương liên quan đến nội dung Báo Thanh Niên đã đăng. Ông Phương cho biết:

Về tình hình tài chính chung của Seaprodex VN

Về nguyên nhân của con số thua lỗ: chủ yếu là do những đơn vị trước khi sáp nhập, tiếp nhận vào tổng công ty từ trước 1995 đã hoạt động không hiệu quả, nợ phải thu khó đòi, nợ phải trả không có khả năng thanh toán,... chưa được các cấp có thẩm quyền xử lư. Cụ thể tổng công ty đã đề nghị xử lư các tồn tại về tài chính khi tiếp nhận 17 doanh nghiệp thành viên tại thời điểm giao vốn 1/1/1995 là 137,99 tỉ đồng và khi tiếp nhận 11 thành viên thời điểm 1997 là 18,44 tỉ đồng

nhưng không được các cấp có thẩm quyền xử lư nên đã phát sinh thêm chênh lệch tỷ giá, lãi vay... Tuy nhiên, chúng tôi vẫn có lãi: năm 1998 lợi nhuận là 20 tỉ đồng, năm 2003 lợi nhuận là 60 tỉ đồng, tăng gấp 3 lần.

Về vấn đề cổ phần hóa:

Theo phương án cổ phần hóa (Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản đông lạnh 4, Công ty Xuất nhập khẩu thủy đặc sản, Công ty cổ phần Minh Hải) đã được Bộ Thủy sản phê duyệt thì tiền bán cổ phần được giữ lại để đầu tư cho Trung tâm Chế biến thủy sản xuất khẩu. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện có một số văn bản hướng dẫn chưa được rõ ràng, vì vậy đến năm 2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định 64 cho phép tổng công ty được giữ lại tiền bán cổ phần tại các doanh nghiệp thành viên khi thực hiện cổ phần hóa. Chúng tôi đã kiến nghị Bộ Tài chính xác định đúng số tiền phải nộp vào Quỹ Sắp xếp doanh nghiệp trung ương. Chúng tôi đã nộp vào quỹ này 8,1 tỉ và nếu trừ các khoản đầu tư vào Trung tâm Chế biến thủy sản ở Sóng Thần, tiền trợ cấp người lao động mất việc thì chúng tôi chỉ còn phải nộp hơn 4,7 tỉ đồng nữa thôi, chứ không lên đến 43 tỉ như thanh tra tính toán.

Về đầu tư vào Trung tâm Chế biến thủy sản Sóng Thần:

Theo phương án cổ phần hóa các công ty đã được phê duyệt thì việc chúng tôi sử dụng vốn đầu tư hơn 16 tỉ đồng từ tiền bán cổ phần là đúng, việc HĐQT điều động vốn đầu tư vào trung tâm này cũng đúng theo quy định và quy chế hoạt động. Còn việc phải tạm ngưng đầu tư tiếp trung tâm này là do thiết kế kỹ thuật và dự toán có nhiều sai sót nên không lập được hồ sơ mời thầu; tổng công ty đã mời Công ty Tư vấn CC thiết kế và lập tổng dự toán nhưng đơn vị này không thực hiện được; đồng thời xét thấy tính hiệu quả của dự án không khả thi, do đó đến tháng 3.2003 HĐQT có nghị quyết tạm ngưng việc triển khai dự án. Quyết định của HĐQT là phù hợp tình hình thực tế và theo quy định của Nghị định 52.



-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), August 05, 2004.


Response to VN cĂ¢`n nhiêu` kiê´n tru´c su* ,yeu tĂ´? quô´c V.V ...ddêĂŸ xĂ¢y lai mĂ¢y´ cai´ ddĂ´? na´t nĂ¢y``

chu´ng mây` ddu*`ng noi´" NGUY ",pha?n ddông pha´ hoai ddâ´t nu*o*´c nha´

-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), August 05, 2004.

Moderation questions? read the FAQ