Lai them 1 tin buon cho vietnam

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Hàng loạt doanh nghiệp dệt may nguy cơ đóng cửa

Trong buổi họp bàn Làm thế nào để doanh nghiệp may mặc VN và công nhân có thể tồn tại trong năm 2005" sáng qua tại TP HCM, bà Brenda Jocobs, đại diện các nhà nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ đă đưa ra những cảnh báo khi quota của các quốc gia thành viên WTO được băi bỏ mà VN vẫn bị áp dụng.

Theo bà Jocobs, ngay khi hệ thống hạn ngạch cho các nước thành viên WTO được băi bỏ, xuất khẩu dệt may sang thị trường Mỹ sẽ đối mặt với nhiều rào cản mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa quen. V́ khi đó, sẽ có nhiều nước đưa hàng vào và phía Mỹ sẽ đưa ra các loại h́nh bảo hộ mới cho doanh nghiệp trong nước.

Một h́nh thức bảo hộ có thể dễ thấy nhất đó là các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng may mặc. "Các doanh nghiệp Việt Nam nên chuẩn bị tốt thủ tục để chống đỡ khi các vụ kiện bán phá giá xảy ra", bà Jocobs khuyến cáo.

Một điểm khác mà các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chú ư, đó là khi hạn ngạch không c̣n, các công ty Mỹ sẽ thay đổi cách làm của ḿnh. Trước đây, sau khi giao hạn ngạch, các khách hàng Mỹ chỉ việc chờ đến thời hạn để nhận hàng đủ chỉ tiêu và chất lượng. Nhưng sau 2005, họ phải chọn lựa kỹ càng trước khi kư hợp đồng nhập khẩu.

Mỹ sẽ t́m đến những nước nào có nguyên phụ liệu và sản phẩm tốt, có nhiều lợi thế. Họ sẽ có nhiều lựa chọn hơn khi vẫn c̣n hạn ngạch.

Và theo bà Jocobs, khi xem xét mua hàng, chắc chắn họ sẽ đến những nơi không c̣n hạn ngạch như Hong Kong, Trung Quốc, Ấn Độ... chứ không phải Việt Nam (v́ Việt Nam vẫn chưa phải là thành viên WTO). Trung Quốc hiện vẫn được xem là đứng đầu bảng trong những nước có thành tích xuất khẩu, trong khi đó Việt Nam chỉ mới đứng thứ 8. Và Trung Quốc có thể sẽ phát triển hơn nữa ngoài các Cat hàng miễn quota.

"Phân tích 3 điểm trên, có thể nh́n thấy nguy cơ nhiều nhà máy dệt may Việt Nam sẽ đóng cửa. V́ khách Mỹ sẽ quay sang hợp tác với các nước không c̣n hạn ngạch. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không c̣n thị trường xuất khẩu. Nếu chỉ bán trong thị trường nội địa sẽ không có nhiều lợi nhuận", bà Jocobs cảnh báo.

Việc phân bổ quota dệt may đến nay vẫn chưa được rơ ràng cũng là một bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, giữa lúc mà thị trường thế giới đang cạnh tranh gay gắt.

Cùng chung quan điểm với bà Jocobs, ông Kemp Chalmers Chủ tịch hiệp hội may mặc Hàn Quốc cho rằng, trong 2005 người mua hàng sẽ xem xét kỹ những sản phẩm hàng hóa và những doanh nghiệp nào được ưa chuộng. Họ cũng xem xét cân đối giữa chất lượng sản phẩm và giá cả. "Điều này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường và Việt Nam đang là một nước có nhiều điều bất lợi. V́ cho tới nay phương án phân bổ quota vẫn chưa được chính thức công bố cho các doanh nghiệp", ông Chalmers nói.

Đại diện cho cơ quan chủ quản của ngành dệt may, Thứ trưởng Công nghiệp Bùi Xuân Khu cũng thừa nhận những khó khăn đang đón đợi các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ông Khu cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam có thể vượt qua được thách thức bởi ngành dệt may có nhiều lợi thế về nhân lực và vẫn có thể phát triển tốt thị trường nội địa. "Quan trọng nhất ở đây là các doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn nữa đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Điển h́nh như dệt Thái Tuấn hiện đang bán chạy trên thị trường nội địa" - ông Khu lạc quan nói.

Để tháo gỡ bớt khó khăn cho doanh nghiệp, Tổng thư kư Hiệp hội Dệt may Thêu đan TP HCM đề nghị Chính phủ hỗ trợ chi phí để đào tạo nguồn nhân lực may mặc. Đồng thời bỏ phí quota cho các doanh nghiệp trong 2005.

Thùy Vinh

-- Nong Duc Manh (vietnamcongsans@yahoo.com), August 01, 2004

Answers

VietNam Hien Nay co nen kinh te coi troi nua mua. Thue ma thi khong cong minh, cac cong ty ngoai quoc phai dong thue cho nha nuoc, roi cac dia phuong de vao tui cac quan chuc nho dia phuong dieu nay khac xa voi An Do, Su Tu Thanh ( Singapore ) can ke nhat la Thai Land.

De hap dzan cac cong ty ngoai quoc vao Vietnam, tinh trang thue ma phai dung dan coi trong tao san cua cac Cong Ty Ngoai dong thoi dat mot luat lao dong de bao ve nhan cong de chanh bi boc lot boi cac cong ty Nam Han , Dai Loan, Ma Lai...

-- Ngo Quyen (ngo.quyen@yahoo.com), August 01, 2004.


Chết đứng! Khá nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu gần như chết đứng khi nhận được công văn của vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu Bộ Thương mại (TM) Phạm Thế Dũng kư ngày 13-9.

Công văn đề nghị: “Các doanh nghiệp (DN) dệt may đàm phán, thuyết phục khách hàng lùi các đơn hàng xuất khẩu cat. 338-339 (áo sơmi dệt kim nam, nữ chất liệu bông) cuối tháng chín, mười, mười một tới sau ngày 10-12-2004 (nếu giao đường biển) hoặc đầu năm 2005 (nếu giao bằng đường hàng không), nhằm tránh t́nh trạng hàng hóa bị lưu kho tại cảng Hoa Kỳ”.

Nguyên nhân của đề nghị này, theo Bộ TM, là do số lượng hạn ngạch (quota) cat.338-339 (tính đến ngày 9-9-2004) xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đă được cấp visa (là một loại giấy phép chỉ có riêng nước Mỹ áp dụng đối với hàng dệt may nhập khẩu từ các nước vào Mỹ) đă đạt mức 97%. Tức là cat. 338-339 xuất khẩu vào Mỹ sắp bị “khóa sổ” do hạn ngạch đă gần đầy.

Ông L. - tổng giám đốc Công ty may H - gần như không giữ nổi b́nh tĩnh khi nhận được “hung tin” này. Công văn kư ngày 22-7-2004 Bộ TM đă khẳng định “hạn ngạch sẽ được tính đến hết ngày 31-12-2004 (tính theo ngày tàu rời cảng cuối cùng của VN)”.

“Bây giờ chúng tôi phải trả lại hạn ngạch cho bộ, thông báo hồi lại với khách, hoặc buộc phải xuất tháo bằng máy bay nếu không muốn đống hạn ngạch đang cầm trở nên vô giá trị” - ông L. bức xúc nói. “Thiệt hại về mặt vật chất là một lẽ, nhưng mất uy tín với khách hàng th́ không cách ǵ bù đắp được. Thật quá vô lư!” - giám đốc một công ty may quốc doanh ngao ngán nói.

Cũng theo ông này, để chuẩn bị cho thị trường năm 2005, các DN liên tục hội thảo t́m giải pháp để giảm giá thành, kể cả kêu gọi bỏ phí hạn ngạch để lôi cuốn khách hàng.

Thế nhưng với những bất cập trong quản lư, chính sách phân bổ hạn ngạch của liên bộ cứ tái diễn như thế này, liệu khách hàng nào có thể an tâm đặt hàng ở VN?

Hiện nay, dù bộ chỉ mới có thông báo yêu cầu DN khai báo lượng hàng đang xuất, chuẩn bị xuất và chưa xuất... để bộ nắm t́nh h́nh lượng hạn ngạch thực c̣n đang có ở DN, nhưng các DN buộc phải tự cứu ḿnh trước khi sự việc trở nên xấu hơn bằng cách gấp rút đàm phán với khách hàng để giao hàng càng sớm càng tốt. “Trước mắt chúng tôi phải thuê hai máy bay xuất hàng gấp, mất đứt gần 1,4 triệu USD. Để tránh tổn thất nặng nề hơn chúng tôi buộc phải làm vậy”.

Với các diễn biến trên, lượng hạn ngạch của cat. 338-339 mà Bộ TM đă cấp cho DN trong nước có khả năng vượt quá số hạn ngạch mà phía Mỹ đă giao cho VN. Hoặc số liệu do Bộ TM cung cấp cho hải quan Mỹ không khớp nên mới dẫn đến cớ sự đáng tiếc này.

“Nếu Bộ TM đă giao đúng, giao đủ lượng hạn ngạch cho DN th́ không việc ǵ phải lo lắng với mức thông báo chỉ c̣n 3% c̣n lại kia của phía Mỹ”, một DN lập luận. Lập luận này hoàn toàn có cơ sở khi thông báo phân bổ hạn ngạch cho DN là do Vụ Xuất nhập khẩu Bộ TM cấp trên cơ sở nguồn có của bộ (theo hiệp định).

Visa chỉ được cấp sau khi DN xuất hàng với đầy đủ hồ sơ như bill tàu, tờ khai hải quan đă xuất hàng, thông báo phân hạn ngạch của Bộ TM, biên lai thu phí hạn ngạch tương ứng của ngân hàng.

Năm ngoái t́nh trạng này đă xảy ra một lần. Lúc đó, Bộ TM cho rằng do có sự gian lận của một số DN trong việc chuyển tải bất hợp pháp nên số liệu cấp visa giữa hải quan Mỹ và VN không khớp.

Nhưng năm nay, giữa VN và Hoa Kỳ đă thiết lập hệ thống mạng quản lư visa điện tử (ELVIS), và hải quan Hoa Kỳ chỉ làm thủ tục nhập khẩu cho các lô hàng đến từ VN sau khi nhận được thông báo qua mạng của Bộ TM.

Vậy tại sao lại xảy ra điều bất thường này?



-- Nong bi dai' (vietnamcongsans@yahoo.com), September 16, 2004.


Moderation questions? read the FAQ