Các bài tin tức và b́nh luận từ các trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (28-07-2004)

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

-------------------------------------------------------------------------------------------

Hà Nội Vẫn C̣n Bơi Ngược Ḍng

Sơn Hà- Đưa lên lenduong.net - ngày 27/07/2004

Hạ viện Hoa Kỳ đă công bố kết quả bỏ phiếu thông qua dự luật nhân quyền vào sáng ngày 20 tháng Bảy năm 2004, cũng là ngày toàn dân Việt Nam nhớ đến hiệp định chia cắt đất nước 50 năm về trước giữa Việt Minh cộng sản và thực dân Pháp. Dự luật Nhân Quyền Việt Nam 2004 mang danh số HR1587 đă được thông qua ở Hạ Viện Hoa Kỳ với tỷ số áp đảo 323 thuận và 45 phiếu chống. Dự luật này cột điều kiện nhân quyền với những khoản viện trợ mà Hoa Kỳ sẽ cấp cho Việt Nam. HR 1587 sẽ được đưa ra trước Thượng viện để thảo luận và bỏ phiếu, rồi tổng thống phê chuẩn để trở thành đạo luật và chính phủ Hoa Kỳ sẽ phải tuân thủ.

Từ ngày chấm dứt chiến tranh, Hoa Kỳ đă dần dần tháo khoán nhiều khoản viện trợ nhân đạo cho Việt Nam kèm theo những lời kêu gọi cải thiện nhân quyền. Tuy nhiên, với bản chất lọc lừa cố hữu, đảng cộng sản vẫn luôn miệng hứa hẹn rằng sẽ tiếp tục cởi trói về mặt chính trị và hợp tác trong việc t́m kiếm các quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh. Nhưng bao năm qua, công việc t́m kiếm quân nhân Mỹ mất tích th́ nhỏ giọt và mặt sinh hoạt chính trị th́ vẫn bị siết chặt. CSVN trắng trợn đàn áp phong trào đ̣i dân chủ và những tôn giáo đang hoạt động tại Việt Nam, mặc cho thế giới có kêu ca đến đâu.

Quốc hội Hoa Kỳ đă chất vấn chính phủ về khoản tiền của nhân dân Hoa Kỳ đem viện trợ cho Việt Nam có được sử dụng đúng đắn hay không? Viện trợ nhân đạo có được sử dụng đúng chỗ hay không? Nhân dân Việt Nam có được hưởng các quyền tự do hay không? Các báo cáo nhân quyền hàng năm đệ tŕnh trước quốc hội Hoa Kỳ cho thấy nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sử dụng số tiền viện trợ ấy để củng cố chế độ chứ không cải thiện đời sống nhân dân Việt Nam. Báo cáo cũng cho thấy CSVN thẳng tay đàn áp tiếng nói dân chủ, t́m cách tiêu diệt tôn giáo, kiểm soát gắt gao các sắc dân thiểu số tại Việt Nam.

Gần đây nhất, liên tiếp những vụ án xét xử các ông Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ B́nh, Trần Khuê, Phạm Quế Dương, và sắp sửa đây là Nguyễn Đan Quế... Tất cả những phiên ṭa này đều không diễn ra công khai, không đúng với tiêu chuẩn pháp lư quốc tế. Ṭa án do đảng cộng sản dựng lên tự tiện buộc tội bị cáo mà không cho bị cáo có luật sư bào chữa. Các nhà tu hành của các tôn giáo bị bắt giam v́ đ̣i hỏi tự do sinh hoạt tôn giáo như cụ Lê Quang Liêm của Phật Giáo Ḥa Hảo, mục sư Nguyễn Hồng Quang của Tin Lành Mennonite, Linh mục Nguyễn Văn Lư của Công Giáo, nhị vị ḥa thượng Thích Quảng Độ, Thích Huyền Quang của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Những người này chỉ đ̣i hỏi được tự do ngôn luận, tự do tôn giáo,... nhưng họ bị xem là thù địch với chế độ và đang bị giam giữ, quản thúc. Các đợt tấn công bằng vũ lực vào các vùng đất sinh sống của các sắc dân thiểu số trên cao nguyên trung phần, gây ra cảnh chết chóc tang thương và làn sóng chạy nạn khiến cho thế giới bàng hoàng.

Đối với quốc hội Hoa Kỳ, những hành động đàn áp này là vô nhân đạo, là đi ngược với trào lưu tiến hóa của xă hội con người. Do đó, nhà nước nào đàn áp nhân dân như vậy không xứng đáng được hưởng những khoản viện trợ của nhân dân Hoa Kỳ cho đến khi bày tỏ thiện chí thay đổi.

Trong khi ấy, các cơ quan tuyên truyền của đảng cộng sản Việt Nam rầm rộ phản đối Đạo Luật Nhân Quyền Việt Nam 2004. Báo Nhân Dân của đảng CSVN viết rằng, việc thông qua Đạo Luật Nhân Quyền Việt Nam 2004 là "Tạo cớ để hằng năm ở diễn đàn Hạ viện Hoa Kỳ có dịp để vu cáo, nói xấu nhân dân và Nhà nước Việt Nam về các vấn đề nhân quyền, tự do tín ngưỡng, tự do thông tin... từ đó khuyến khích các phần tử phản động, bất măn... trong và ngoài nước tiến hành các hành động cực đoan, gây rối làm mất ổn định xă hội". Đảng cộng sản Việt Nam vẫn cứ tuyên truyền như chỗ không người, nói rằng Hoa Kỳ "vu cáo, nói xấu nhân dân Việt Nam về các vấn đề nhân quyền".

Ở Hoa Kỳ, những khoản tiền viện trợ là tài sản của nhân dân Hoa Kỳ và phải được nhân dân Hoa Kỳ quyết định. Chính phủ không thể sử dụng tài sản ấy nếu nhân dân không cho phép. Do vậy, những khoản tiền viện trợ cho Việt Nam sẽ do quốc hội Hoa Kỳ quyết định với điều kiện Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền. Do đó mới có Đạo Luật Nhân Quyền Việt Nam 2004 mang danh số HR1587. Tiền viện trợ của nhân dân Hoa Kỳ gửi giúp nhân dân Việt Nam phải được sử dụng đúng đắn và được giám sát rơ ràng th́ nhân dân Việt Nam mới được hưởng. Nếu không th́ không được viện trợ. Cớ sao đảng CSVN cho rằng đạo luật ấy là "một thứ sản phẩm sặc mùi vu cáo, bịa đặt trắng trợn và thách thức, chứa đựng những mưu toan can thiệp thô bạo công việc nội bộ của quốc gia khác".

Cả thế giới kêu gọi nhà cầm quyền CSVN hăy bày tỏ thiện chí mà đơn giản nhất là bắt đầu tôn trọng tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. Nếu CSVN vẫn đàn áp những tiếng nói dân chủ, vẫn bắt giam những nhà truyền giáo th́ sẽ bị lên án là không tôn trọng nhân quyền. Không thể nói khác được.

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 28, 2004

Answers

Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người ViĂªtj tỵ nạn cộng sản (28-07-2004)

Cuc Đàm Phán Song Phương Giữa CSVN Và Mỹ Sẽ Tiếp Tục Vào Tháng 10

VNN - Đưa lên lenduong.net - ngày 27/07/2004

(Hà Ni - VNN) Kết thúc buổi làm việc tại Hà Ni cuối tuần qua, Phó đại diện Thương mại Mỹ Josette Shiner cho biết, hai bên đă ấn định thời gian cho ṿng đàm phán song phương tiếp theo về việc CSVN gia nhập WTO vào đầu tháng 10 tới, nhưng vẫn chưa quyết định nước nào sẽ là chủ nhà.

Tiếp xúc với các quan chức hàng đầu của Chính phủ CSVN, bà Shiner đă thông báo Mỹ ủng h và sẵn sàng trợ giúp kỹ thuật cho Việt Nam để đẩy nhanh tiến tŕnh gia nhập WTO. Theo bà Shiner, việc đáp ứng đúng thời hạn các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại Song phương (BTA) là bước tiến cần thiết để CSVN sớm đạt được mục tiêu gia nhập WTO.

Tưởng cũng cần nhắc lại, hôm 22/7, Phó Đại diện Thương mại Mỹ Josette Sheeran Shiner đă tới Hà Ni để thảo luận với các quan chức về các vấn đề thương mại và đầu tư, trong đó có việc CSVN gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ.Chuyến thăm của bà Shiner đă chấm dứt vào ngày 25/7.

Ngoài việc theo dơi các cuc đàm phán thương mại giữa Mỹ và châu Á, Úc và các nước châu Phi vùng cận Sahara..., bà Shiner c̣n giám sát các vụ, cục trong Cơ quan đại diện thương mại Mỹ chuyên phân tích kinh tế, lao đng, xây dựng, năng lực thương mại...

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 28, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người ViĂªtj tỵ nạn cộng sản (28-07-2004)

CSVN Sẽ Dời Cảng Sài G̣n Đi Nơi Khác

VNN - Đưa lên lenduong.net - ngày 27/07/2004

(Sài G̣n - VNN) Cảng Sài G̣n là cảng được ưu tiên được di chuyển nhưng dường như vẫn "giậm chân" tại chỗ v́ chưa xác định rơ vị trí. Tuy nhiên, theo ông Lê Công Minh, giám đốc cảng Sài G̣n, sự di chuyển chậm c̣n có những lư do khác. Theo kế hoạch của Cục hàng hải CSVN, năm 2008, sẽ bắt đầu dời các cảng trong từ năm 2012 đến 2014 là cảng Khánh Hội và 2020 sẽ là toàn bộ cảng Sài G̣n.

Theo ông Minh, việc di chuyển sẽ chậm tới 1 năm. Ngay sau khi có tin cảng Sài G̣n sẽ được di chuyển, nhiều đơn vị và doanh nghiệp đă đầu tư "đón đầu" tại các vị trí có thể di chuyển bằng cách đổ xô đi mua đất, đặc biệt ở khu vực thành phố Vũng Tàu. Chính v́ thế, Bộ Giao thông Vận tải CSVN phải ngưng lại để xem xét và thỏa thuận kế hoạch phân bổ đất ở các nơi có cảng.

Bên cạnh đó, sự hạn chế về nguồn vốn vay để đầu tư cho các cảng cũng làm kéo dài thời gian di chuyển. Thực tế, tổng số vốn đầu tư để di chuyển cảng Sài G̣n xấp xỉ 400 triệu đôla. Do đó, nếu chỉ vay vốn theo cơ chế "thương mại" đơn thuần th́ sẽ rất khó khăn cho các đơn vị kinh doanh cảng trong việc trả lăi. Mặt khác, chủ trương vay vốn để xây dựng cảng phải đáp ứng được các yếu tố có lợi cho đơn vị vay như: phải được cung cấp thiết bị trọn gói, làm thủ thầu công tŕnh... khiến nguồn vốn từ tổ chức nước ngoài bị giới hạn.

"Hiện chỉ có cảng Thị Vải và Hiệp Phước đă t́m được vốn vay từ Nhật Bản" - ông Minh nói, trong khi chờ đợi các nguồn vốn vay ưu đăi cần đẩy mạnh công tác huy động vốn từ doanh nghiệp. Số vốn huy động từ nguồn này sẽ rất lớn nếu như các đơn vị kinh doanh cảng chứng minh được hiệu quả kinh doanh.

Để làm được điều này, ngay từ bây giờ, Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ thích hợp, tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh.

Về vị trí di chuyển cụ thể cảng Sài G̣n, hiện nay chính quyền VC Sài G̣n đang cân nhắc, lựa chọn một trong các đề án của các cơ quan nghiên cứu như: Công ty thiết kế giao thông vận tải phía Nam (Tedi South) và Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia.

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 28, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người ViĂªtj tỵ nạn cộng sản (28-07-2004)

Nhiều tổ chức người Việt hải ngoại đ̣i CSVN thả tức khắc cho BS Quế

Trich tu Nguoi Viet On Line - Tuesday, July 27, 2004 1:53:00 PM tuyen

QUẬN CAM 27-07.- Nhiều hội đoàn vừa cùng kư tên chung trong một bản tuyên bố đ̣i nhà cầm quyền Hà Nội phải trả tự do tức khắc cho Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế mà các tin tức nói ông sẽ phải ra ṭa ở Sài G̣n ngày 29 Tháng Bảy 2004 với sự cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ...”

Dưới đây là nguyên văn bản tuyên bố của các hội đoàn người Việt hải ngoại:

Sau 16 tháng bị bắt một cách độc đoán và bị giam giữ cô lập, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế sẽ bị đem ra xét xử tại Ṭa Án Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh vào ngày 29 Tháng Bảy này, với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để làm phương hại tới quyền lợi quốc gia”. Bác Sĩ Quế đă bị bắt ngày 17 Tháng Ba 2003, bốn ngày sau khi ông lên tiếng chỉ trích là ở Việt Nam không có tự do ngôn luận và tất cả gần 500 cơ sở truyền thông như báo chí, đài phát thanh và truyền h́nh đều là “công cụ tuyên truyền cho quan điểm sai, lỗi thời của D(ảng Cộng Sản Việt Nam. Hiện ở Việt Nam không có báo chí tư nhân độc lập với chính quyền, dù chỉ là một tờ”.

Ba ngày sau khi Bác Sĩ Quế bị bắt, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố ông “đă bị bắt quả tang trong khi có hành động vi phạm luật pháp Việt Nam”. Nhưng trong hơn một năm qua, nhà cầm quyền Việt Nam đă không nêu được bằng chứng về việc này.

Trong khi đó, theo các tin tức đă được các hăng thông tấn quốc tế loan tải rộng răi, Việt Nam đă đề nghị với Hoa Kỳ sẽ thả Bác Sĩ Quế ngay nếu ông chịu rời Việt Nam sống lưu vong ở ngoại quốc. Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, 62 tuổi, đă từng bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam giam giữ không xét xử trong mười năm, từ 1978 đến 1988. Ông bị bắt lần thứ hai vào năm 1990, bị xử 20 năm tù trong một phiên ṭa trá h́nh vào cuối năm 1991, và được cho ra khỏi nhà tù vào năm 1998, do áp lực mạnh của quốc tế. Ông đă cương quyết không chịu rời Việt Nam, v́ theo ông “lưu đày không phải là tự do”. Căn cứ vào các diễn tiến đưa tới phiên ṭa xử Bác Sĩ Quế dự định vào ngày 19 Tháng Bảy, rồi được đổi lại vào ngày 29 Tháng Bảy, các tổ chức kư tên dưới đây nhận định rằng:

1.- Khi chỉ trích nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam trong khuôn khổ vận động nhân quyền và tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế đă công khai hành xử những quyền căn bản đă được thừa nhận trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là một hội viên, và được quy định bởi Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự Và Chính Trị mà Việt Nam đă phê chuẩn từ năm 1982. Bắt giam Bác Sĩ Quế lần thứ ba một cách độc đoán khi ông hành xử quyền công dân đă được luật pháp quốc tế và Hiến Pháp Việt Nam thừa nhận, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đă thiếu tinh thần trọng luật, không xứng đáng là thành viên của cộng đồng thế giới văn minh. Ngoài ra, việc t́m cách đày Bác Sĩ Quế ra ngoại quốc, Đảng Cộng Sản Việt Nam đă không thể che giấu được chủ trương độc tài, không thể chấp nhận phê b́nh chỉ trích trong khi lớn tiếng kêu gọi ḥa giải và đại đoàn kết.

2.- Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam cần sửa lại việc làm sai lầm của ḿnh bằng cách thả ngay Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế vô điều kiện, để ông có thể tái lập cuộc sống b́nh thường, không bị quấy nhiễu hoặc hạn chế sinh hoạt về mọi mặt.

3.- Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam không thể hợp thức hóa việc làm sai trái của ḿnh bằng một bản án định trước, áp đặt lên Bác Sĩ Quế qua một phiên ṭa trá h́nh vào ngày 29 Tháng Bảy, như các phiên ṭa trước đây đă xử Linh Mục Nguyễn Văn Lư, cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn, Luật Gia Lê Chí Quang, Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn, Kư Giả Nguyễn Vũ B́nh, Giáo Sư Trần Khuê và Đại Tá Phạm Quế Dương. Trong trường hợp ra ṭa, Bác Sĩ Quế phải được xét xử theo thủ tục thông thường áp dụng tại ṭa án các nước văn minh, như xét xử công khai, có thân nhân và công chúng tham dự, có đủ thời gian và điều kiện chuẩn bị bào chữa, và quyền tự chọn người bào chữa.

Làm tại hải ngoại, ngày 27 Tháng Bảy 2004.

Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản.

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam.

Phong Trào Quốc Tế Tự Do Tôn Giáo & Nhân Quyền.

Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam.

Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại.

Phong Trào Hưng Ca Việt Nam.

Ủy Ban Tranh Đấu Cho Tù Nhân Chính Trị tại V.N.

Nghị Hội Toàn Quốc tại Hoa Kỳ.

Tập Thể Cựu Chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa.

Cộng Đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Cộng Đồng V.N. tại Wash D.C., MD và Virginia.

Cộng Đồng Người Việt QG, Montreal.

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 28, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người ViĂªtj tỵ nạn cộng sản (28-07-2004)

Tiền giả từ Trung Cộng tuồn vào Việt Nam tăng vọt

Trich tu Nguoi Viet On Line -Tuesday, July 27, 2004 11:43:32 AM tuyen

HÀ NỘI 27-07.- Nhà cầm quyền Hà Nội báo động rằng tiền giả từ Trung Cộng xâm nhập Việt Nam tăng vọt trong 6 tháng đầu năm nay.

Theo báo điện tử VNExpress ngày 27 Tháng Bảy 2004, tại “Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm” diễn ra sáng nay tại Hà Nội “Ban Chỉ Đạo 127 T.Ư.” công bố lượng tiền giả từ Trung Quốc bị thu giữ trong nửa đầu năm lên tới trên 3.4 tỷ đồng, tăng hơn 9 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo đánh giá của “ban chỉ đạo”, ngoài những mặt hàng quen thuộc như vải, rượu, điện thoại di động, nạn nhập lậu tiền giả “đang tăng ở mức báo động”.

VNExpress thuật lại cuộc họp kể rằng: Thủ đoạn hoạt động chủ yếu của dân buôn ngụy trang kín đáo hoặc thuê “cửu vạn” mang vác qua các lối ṃn biên giới. Sau đó, dùng xe máy phân khối lớn đưa tiền vào nội địa tiêu thụ. Trong số 5,100 vụ buôn tiền bị phát hiện, lực lượng công an đă phát hiện 142 vụ, thu giữ gần 3 tỷ đồng.

Vụ buôn tiền gần đây nhất là tại Tân Thanh, Lạng Sơn. Lực lượng biên pḥng Cộng Sản Việt Nam đă bắt quả tang Phạm Văn Thiêm (Gia Lộc, Hải Dương) khi đang vận chuyển 100 triệu đồng tiền giả. Ba tháng trước đó, lực lượng biên pḥng Tân Thanh cũng đă bắt giữ 2 người, thu gần 160 triệu đồng.

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 28, 2004.


Response to CĂ¡c bĂ i tin tức vĂ  bình luận từ cĂ¡c trang website của Người Việt tỵ nạn cộng sản (28-07-2004)

Hà Nội loan báo c̣n khoảng 600,000 tử sĩ mất tích trong chiến tranh

Trich tu Nguoi Viet On Line - Monday, July 26, 2004 2:20:16 PM thdo

HÀ NỘI 27-07.- Trong một bài trả lời phỏng vấn của hăng tin VNExpress hôm 26 Tháng Bảy 2004, Thứ Trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Và Xă Hội Việt Nam - ông Nguyễn Đ́nh Liêu, tiết lộ c̣n khoảng 600,000 liệt sĩ ( tử sĩ ) thời chiến tranh Việt Nam chưa t́m được thấy mộ và số này coi như c̣n mất tích.

Vẫn theo ông Liêu, hiện bộ này quản lư khoảng 1.1 triệu liệt sĩ, nhưng mới quy tập và biết được khoảng 800,000 mộ. Trong đó mới có khoảng 500,000 mộ có tên, địa chỉ số c̣n lại là những ngôi mộ vô danh.

Trước đây nhiều năm, trong một bản phúc tŕnh sau Chiến Tranh Việt Nam, chính quyền Hà Nội đă công bố với thế giới (trong đó có Hoa Kỳ) rằng số tử sĩ mất tích trong chiến tranh Việt Nam chỉ khoảng 300,000 người.

Trong bài phỏng vấn này, hăng tin VNExpress cũng đưa ra một thực trạng thê thảm của những người mà chính quyền Việt Nam gọi là “có công với cách mạng” hiện đang sống trong hoàn cảnh nghèo khó. Theo lời ông Nguyễn Đ́nh Liêu: “Đời sống của người có công hiện c̣n khó khăn lắm, nhất là vấn đề nhà ở. Đặc biệt bà con ở vùng sâu, vùng thiên tai như Quảng Nam, các tỉnh Tây Nguyên... Bản thân người có công tuổi cao, sức yếu, điều kiện kinh tế khó khăn, lại sống trong vùng cộng đồng dân cư nghèo nên không thể đóng góp tiền giúp họ xây nhà”.

Con số mà bộ này đưa ra cho thấy: “Hiện cả nước có 150,000 nhà người có công dột nát, xuống cấp. Trong đó, khoảng 50,000 nhà của 30 tỉnh, thành phố do khó khăn nên không thể đầu tư được...”

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 28, 2004.



Moderation questions? read the FAQ