XIN CHO BIET QUI VI NGHI SAO VE DE TAI NAY O DAI WWW.BBCVIETNAMESE.COM

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Giải pháp cho Việt Nam trước ASEM Thứ trưởng ngoại giao Anh Mike O'Brien muốn Việt Nam vận động Miến Điện Quốc vụ khanh Ngoại giao Vương quốc Anh đến Việt Nam mang theo thông điệp khiến Việt Nam khó xử trên trường quốc tế. Bàn đến hội nghị thượng đỉnh ASEM vào tháng Mười tới đây tại Hà Nội, ông Mike O'Brien nói sự hiện diện của thủ tướng Tony Blair phụ thuộc vào thái độ của Việt Nam với vấn đề nhân quyền ở Miến Điện. Nếu được đặt trong vị trí lãnh đạo Việt Nam hoặc cố vấn cho giới lãnh đạo Việt Nam, cần phải cân nhắc và phân tích trên bối cảnh chính trị quốc tế, quí vị sẽ có giải pháp hay sáng kiến nào cho Việt Nam trước bài toán khó này? Xin mời tham gia diễn đàn của Ban Việt Ngữ đài BBC, sử dụng Hộp tiện ích đặt bên góc phải, đánh bằng phông chữ UNICODE. ------------------------------------------------------------------------------------------------- Trương, Oslo Đi với bụt mặc áo cà sa. Đi với ma mặc áo giấy. Đó là thức thời. Nhưng ở đây ĐCSVN=C/quyền VN không phải là không hiểu rơ điều đó. VN chẳng qua cũng chẳng có nhân quyền ǵ nhiều hơn Miến điện là bao! Nhưng đây là cơ hội để VN chứng minh ḿnh đă thức tỉnh khỏi men chiến thắng của mấy thập niên qua. Tôi nghĩ: "Thà làm đầy tớ người giàu và nhân bản hơn là làm bạn với tên quân phiệt mà lại nghèo. Hăy thương nhân dân VN hơn q/phiệt Miến điện. Nên nhớ "con dâu" của Anh quốc c̣n đang bị quản thúc tại Miến điện, không dễ ǵ họ chịu thua! Nguyễn Bình, Virginia, Hoa Kỳ Nước Anh có "dính dáng" với Myanmar cũng như Pháp, Mỹ đối với Việt Nam. T́nh cũng nặng, mà thù cũng "sâu". Trong chiến tranh thế giới lần hai, hàng chục ngàn lính Anh đă bị thương vong, cầm tù và chết trong những nhà tù khủng khiếp của Nhật. Giờ đây chắc ngồi buồn nhớ tới chuyện xưa nên muốn mượn tay Việt Nam để lại tiếp tục xen vào chuyện của nước khác. Tiếc rằng chính phủ Anh đă quên câu châm ngôn của họ "Birds of the same feathers flock together", dịch nôm na là "ngưu tầm ngưu, mă tầm mă", cho nên chắc họ cũng chỉ uổng công vô ích mà thôi. Giống như bảo thằng chuyên ăn cắp đi khuyên thằng ăn cướp nên bỏ nghề vậy. Cách hay nhất là nước Anh hăy lo chuyện của chính ḿnh (chẳng hạn coi chừng mấy thằng khủng bố nó đánh bom London) và hăy để nhân dân Myanmar tự đứng lên lật đổ chế độ quân phiệt độc tài. Trường hợp Việt Nam cũng vậy. Hăy để nhân dân VN tự t́m cách thoát ṿng nô lệ t́m tới ánh sáng của tự do. Người Mỹ đă thất bại ở VN, cũng như người Anh đă thất bại ở Myanmar. C̣n mặt mũi nào mà cứ đ̣i hỏi, chỉ trích người ta vi phạm nhân quyền này nọ. Mấy ông dân biểu Mỹ nên lo chuyện của tiểu bang ḿnh nơi những cử tri Mỹ đă bầu cho họ đang sinh sống. Nếu mấy ông bực ḿnh về việc VN vi phạm quyền làm người, th́ đừng có "chơi với nó" nữa, và trong "lănh thổ" của ḿnh là Quốc Hội Mỹ hăy biểu quyết dẹp ba cái qui chế Tối Huệ Quốc, Hiệp Định Thương Mại, viện trợ nhân đạo..nọ kia. Chứ không nên lên mặt báo quốc tế lớn tiếng chỉ trích, xen vào việc nội bộ của nước khác. Người VN không yếu hèn, không khuất phục một ai, ngay cả những tên độc tài giảo quyệt, ác ôn và gian manh nhất. Tức nước th́ vỡ bờ, lo ǵ không xảy ra? Vả lại, người nước ngoài càng can thiệp th́ người trong nước càng ỷ lại, càng ngày càng yếu hèn đi, chẳng có ích ǵ cả. Tiện đây, xin hỏi Lệ Chi mấy câu. Lê Chi nói Việt Nam là một nước độc lập à ? Độc lập mà sao mấy ông chủ Đài Loan đánh đập công nhân ở Đồng Nai, chính phủ Việt Nam không dám xử (chỉ để tiền đô "xử" mà thôi) ? C̣n việc mấy ông "chồng" Đài Loan đưa "vợ" Việt Nam lên Ebay bán đấu giá trên Internet, cũng không thấy báo chí Việt Nam nhắc đến lấy một tiếng ? Hay là chính phủ của nước VN độc lập này sợ há miệng mắc quai với mấy ông chủ đầu tư Đài Loan ? Độc lập mà từ mười mấy năm quaTrung Quốc xây hơn mười đập lớn trên thượng nguồn sông Cửu Long ảnh hưởng rất nặng nề vào hệ sinh thái sống nước của đồng bằng miền Tây Nam Bộ mà chính phủ VN lại chẳng hề dám lên tiếng phản đối hoặc thông báo cho dân biết ? Con người khác con vẹt ở chỗ là mỗi khi phát ngôn th́ biết suy nghĩ. Nhưng có nhiều người lại chỉ thích nói theo, nói "bài bản", nói "khẩu hiệu" nên nghe hơi giống...vẹt. Hoàng Thanh, Hà Nội Nước Anh trước có "công" là không theo đuôi Mỹ xâm lược VN,nay họ có cơ hội không mắc "tội" không giúp VN nhận ra láng giềng TQ chơi đẹp hay là xấu, cách pḥng tránh cái lấn át kiểu mới của Tàu. Lợi ích kinh tế trực tiếp của Anh ở VN th́ ít thôi trừ phi VN trỏ nên phát triển rực rỡ,văn minh như Âu châu. Nhưng Anh cũng có nước lùi trong mọi trường hợp, đó là con bài Miến Điện. Riêng cách này,cũng đủ để VN học tập ngựi Anh lắm rồi!? Legend, HCMC Về chuyến thăm Việt Nam của giới quân sự Anh và Mỹ, tôi không bàn cãi với các bạn về vị thế của VN. Tôi chỉ nghĩ... Họ cần gì ở VN thì họ mới đến. Không nói về Kinh tế hay chính trị, theo các bạn Việt Nam có gì quan trọng trong lĩnh vực quân sự khiến người Anh và Mỹ quan tâm ??? Lê Chi, Melbourne, Úc Việt nam không có ǵ là khó xử cả. Là nước độc lập, Việt nam vẫn có thể giao hảo với cả hai Anh và Miến Điện, với mức độ thân thiết có thể khác nhau tuỳ theo nhu cầu. Hồng Hà, Hà Nội Thục Quyên không thuyết phục tôi được khi nói chính phủ Anh xử tệ với BBC (việc này đă có ông Hutton xem xét và tự chairman + director của BBC ra đi, và chính phủ Anh vẫn tôn trọng sự độc lập của BBC) và nghe lén LHQ ( chưa có kết luận rơ ràng). C̣n việc Anh theo đuôi Mỹ ấy: họ là đồng minh chiến lược từ sau WW II, VN không theo đuôi ai cả (?) có độc lập tự do (?) mà để biên giới bị cắt xén. Rơ là kém cỏi nhưng không muốn sửa đổi mà chỉ cố vạch lỗi của kẻ khác đă chỉ lỗi cho ḿnh. Tự kiêu quá. Từ Thứ, HCMC Xin chú ư: Chính phủ hiện nay ở Việt Nam mong được làm bạn với tất cả các nước khác không có nghĩa là chính phủ ở VN hiện nay không có chính kiến riêng! Chính kiến của VN sẽ được hiểu sau 1 lọat các hoạt động "ngầm" của Hội Đồng Anh, Đại sứ Anh dù rằng cho đến bây giờ mọi người bên ng̣ai cứ việc "đồn đoán"! ASEM-5 sẽ cố gắng lôi kéo càng nhiều lănh đạo càng tốt - để tạo thanh thế và hậu thuẫn cho VN trong các hoạt động quốc tế sau này. Sự hiện diện của Tony Blair & những "ông trùm" khác (Miến Điện chẳng hạn) sẽ giúp được ǵ cho VN? Mức độ của từng đối tác ra sao? Khai thông A th́ sẽ khai thông B được chứ? Nếu mục tiêu đặt ra là gia nhập WTO th́ lộ tŕnh sẽ phải đi qua là ǵ? Miến Điện có thể giúp cho VN đi được đến đâu? Tiếng nói của Anh có khá hơn tiếng nói của Miến Điện giúp VN vào WTO không? (Những đối sách cổ điển dựa vào các câu thành ngữ đơn giản đă trở thành vô nghĩa thậm chí tai hại!) Bạn có dám đánh cược với tôi không? Bắt kèo nào? Sự hiện diện của Mike O'Brien và trước đó là tướng Jackson cùng nhiều "thông tin có độc giả chọn lựa" khiến người ta liên tưởng đến ASEM-5 có Tony. Chuyện làm sao đối phó với vụ "Nhân Quyền" th́... dễ thôi. Một bạn nào đó sẽ thắc mắc "dễ là sao?": Xin thưa CÙNG ĐẾN VN ĐỐI THOẠI! Trần Nữ, tp.HCM Nước Anh là cái quái ǵ mà đi gây sức ép với Việt Nam. Cần chi. Việt Nam không cần nước Anh. Nowhereman, Hanoi Tôi nghĩ ông Mike O'Obien có quyền tŕnh bày quan điểm của phía Anh trong thông điệp của ḿnh, nhưng hẳn không đến mức là phải 'chọn anh, hay tôi' (Anh hay Miến), như thính giả Việt Hoàng nói. Nếu chịu khó để ư về những lần họp trước của ASEM/ASIAN/ etc, câu chuyện Myanmar cũng được các host countries lúc đó xử lư đủ khéo léo với người Anh. Xin phép dẫn sách xưa ra một tí được không? Người xưa dạy 'bán anh em xa, mua láng giềng gần', và liệu nước Anh xa xôi kia đă hội đủ điều kiện là 'anh em xa' chưa nhỉ, nhưng chắc chắn là Myanmar là láng giềng gần rồi. Không nhẽ trên chiếc chiếu đ́nh của Việt nam ngày họp ASEM lại chật chỗ đến nỗi phải chọn người này, bớt người kia???? Hiệp, tp.HCM Ý kiến của bạn Việt Hoàng ở Moscow thật là xác đáng. quả là khó xử cho chính quyền hiện tại ứng xử cho trọn vẹn đôi đường. Sự lựa chọn này cũng chính là sự nhận thức và đang chuyển hướng của Đảng và chính quyền Việt nam nhưng không tuyên bố rộng rãi, vì sự tồn tại hợp pháp của Đảng và chính quyền. Sự công khai đứng về phía tự do dân chủ của đảng và chính quyền sẽ là một may mắn lớn cho dân tộc Việt Nam. Nhưng điều đó ở hiện tại thì có lẽ còn xa vời ở đằng trước. Dù sao thì chúng ta cũng có quyền hi vọng cho một Việt nam giàu mạnh, dân chủ và tự do trong tương lai. Nguyễn Thanh Trung, Biên Hòa Tôi không muốn nói đúng hay sai, tôi chỉ muốn bàn xem làm thế nào có lợi cho dân tộc, cụ thể là có lợi cho hơn 80 triệu người dân.Nếu nh́n nhận trên khía cạnh này, hẳn các bạn cũng thấy chúng ta nên lựa chọn thế nào rồi. Vai tṛ quan trọng của Anh đối với VN th́ quá rơ ràng: thị trường to lớn, có tiếng nói quan trọng trong quan hệ VN-EU, sắp tới sẽ là nước châu Âu viện trợ nhiều nhất cho VN, thân thiện với Anh cũng giúp Vn thêm cân bằng với ông bạn láng giềng Trung Quốc "ḷng dạ khó lường" ... C̣n Miến Điện với VN chẳng qua là "đồng bệnh tương thân" mà thôi. Nói rằng nếu VN bỏ rơi MĐ th́ sau này sẽ "há miệng mắc quai" v́ t́nh trạng nhận quyền của ḿnh, tôi thấy không đúng. Thân hay không thân th́ t́nh trạng nhân quyền của VN vẫn vậy, thân thiết với chính quyền hiện tại của MĐ chỉ làm h́nh ảnh của chúng ta tệ hơn mà thôi. Anh ưu đăi Vn không phải v́ "thương" Vn hơn MĐ mà v́ Vn đem lại lợi ích lớn hơn, vai tṛ quan trọng hơn và h́nh ảnh quốc tế tốt hơn. Vn làm vậy cũng không phải là khuất phục Anh, họ đem lại lợi ích cho ta, th́ họ sẽ đ̣i điều họ muốn. Cái Anh muốn trong trường hợp này- dù có vẻ đạo đức giả, suy cho cùng chỉ làm Vn khó xử một chút. MĐ chẳng thể trách móc ǵ VN được, chúng ta đâu có lấy ǵ của họ? Họ chỉ có thể tự trách ḿnh mà thôi.Vn chẳng có lư do ǵ để "hi sinh" v́ MĐ cả. Tất nhiên chúng ta cũng sứt mẻ chút ít cái "nguyên tắc" Asean là phản đối can thiệp của bên ngoài. Nhưng cái "tinh thần" Asean hiện nay chưa thể là chỗ dựa cho ai cả khi mà mỗi nước thành viên đều đang vật lộn lo cho bản thân. Quan hệ với MĐ sẽ xấu đi, nhưng MĐ cần Vn hơn chiều ngược lại. C̣n Vn th́ cần Anh hơn MĐ và hơn Anh cần Vn. Tiến Mỵ, USA Muốn chọn Anh hay Miến Điện, chúng ta hăy xét về chính sách ngoạI giao của VN. Chính sách ngoạI giao của VN trong lãnh vực Ktế, Chính Tri, và Quân sự được dựa trên mặt địa dư chính trị.. Nó đươc tóm tắt trong 2 giai đoạn sau đây: Giai đoạn 1: Từ khi LX và các nước Đông Âu sụp đổ đến năm 2002, chính sách ngoạI giao của VN được dựa trên 2 trục- Bắc-Nam và Đông-Tây. Trên từng vấn đề môt, VN t́m cách cân bằng ảnh hưởng từ 4 phía. Ví dụ về vấn đề tranh chấp chủ quyền Trường Sa va Hoàng Sa, VN dùng Asean (Nam) để cân bằng áp lực từ Bắc phương – Trung Quốc. Trên măt Nhân Quyền, VN vẫn giữ quan hệ ktế và ngoạI giao vớI Nga và các nước Đông Âu (phương Đông) để làm đốI trọng vớI phương Tây- Anh, Pháp, Đức& Mỹ. Giai đoạn 2: Từ 2002 đến nay, thế cân bằng nay đă thay đổi. Nh́n về phương Nam (Asian) chính sách ngoạI giao và ktế vẫn không thay đổI lắm tức là không xen vào nộI bộ của nhau và các nước sản xuất dùng nhân công là chính. Nh́n về phương Đông th́ không có kết quả ǵ mấy (Dung Quất). Về phương Bắc coi như tạm thờI ổn định sau khi kư kết hiệp định phân chia biên giớI vớI Trung Quốc. V́ vậy, VN sẽ dồn mọI nỗ lực về phương Tây. VN đă kư hiệp định thương mai vớI Mỹ và đưa đến phát triển ktế trông thấy. Bước kế tiếp sẽ là nhận thêm đầu tư và viện trợ ktế trong đó có Anh, lẫn quân sự từ Hoa Kỳ, và kế đến mang tầm quan trọng là gia nhập WTO. Nhưng càng về phương Tây th́ gặp nhiều trắc trở Nhân Quyền như có thể khắc phục được bằng đàn áp. Theo truyện Tây Du Kư, tôi nghĩ thầy tṛ Đường Tăng vẫn đi về Tây Phương thỉnh kinh (tế). Và như thế Miến Điện sẽ hy sinh để giữ lấy quan hệ tốt vớI Anh trong mục tiêu gia nhập WTO và viện trợ trước mắt. Nguyễn, Paris Tôi nghĩ Việt Nam không cần phải nhức đầu tìm giải pháp gì cả. Chính sách đối ngoại của Việt Nam là làm bạn với tất cả các nước là rất thực dụng. Nếu Anh Quốc vì lý do nhân quyền không muốn tham dự là quyền của họ. Việt Nam không thể loại trừ Miến Điện vì thật ra tình hình nhân quyền của hai nước cũng chẳng hơn kém gì nhau.

-- tuoitrevietnam (tuoitrevietnam@yahoo.com), July 26, 2004

Answers

toi giam ca' 100% la vietnam om chan thang Anh Quoc '..Viet cong hien gio khoai dollars chet me. ...khoi coi khoi doc gi het cung thay la ro rang ....

-- Nong Duc Manh (vietnamcongsans@yahoo.com), July 26, 2004.

Them tiep ..

Cai dam cong san khong om chan Anh Quoc thi toi ngay tan cua congsan se khong con duong chay do'' ,,

Nhan gium Nong duoc manh ,Tran duc Luong ,,va cai dam cong san cho' ,,Rang hay lo duong dot truoc di neu khong thi khong con duong nao chay nua het'

-- Nong bi dai' (vietnamcongsans@yahoo.com), July 26, 2004.


Trần Dũng, tp.HCM Việt Nam đang thực hiện một chính sách ngoại giao đúng đắn và khôn ngoan, "làm bạn với tất cả các nước". Miến Điện là một thành viên của hiệp hội các nước Asian, nghĩa là ngoài VN có ít nhất 8 nước khác cũng công nhận và đang làm bạn với Miến Điện.

V́ vậy không có lư do ǵ mà VN không mời Miến Điện tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEM. Việc mời các nước có những suy nghĩ khác nhau về cùng một vấn đề hoặc nhiều vấn đề đến VN tham dự ASEM âu cũng là cách thể hiện sự dân chủ vậy.

Việt Hoàng, Moscow Quả thật là thông điệp của ông Mike O'Brien đă khiến cho chính quyền VN rất khó xử. Rơ ràng VN phải lựa chọn, hoặc là Anh hoặc là Miến Điện ? Nếu chọn Anh th́ rơ ràng VN đă thể hiện thái độ với Miến Điện, có nghĩa là phê phán t́nh trạng thiếu nhân quyền ở Miến Điện ! Điều này cũng rất khó cho VN bởi v́ VN t́nh trạng về nhân quyền cũng không hơn ǵ Miến Điện.

Nhưng nếu VN chọn Miến Điện thay v́ Anh, th́ rơ ràng những chỉ trích của Mỹ, Châu Âu, các tổ chức Nhân quyền Thế giới về VN từ xưa đến nay là có cơ sở khi VN chọn đứng chung hàng ngũ với những nước độc tài, thiếu Dân chủ như Miến Điện ... Như vậy h́nh ảnh của một nước VN sẽ bị xấu đi trong mắt Anh , Mỹ , Châu Âu và thế giới.

Thật ra mà nói Hội nghị ASEM - 5 cũng không có những tác dụng mạnh mẽ để thúc đẩy phát triển Kinh tế cho VN nhiều, nhưng nó có ư nghĩa về mặt ngoại giao, dọn đường cho những kế hoạch cụ thể sau này. Ví dụ như việc VN sẽ tham gia vào WTO ... chẳng hạn. Điều mà Thế giới chờ đợi là thái độ của VN trong vấn đề này hơn là những kết quả mà hội nghị đạt được.

Với một nước dân chủ mà chính quyền luôn đặt lợi ích của Dân tộc lên trên hết th́ VN phải chọn Anh thay v́ chọn Miến Điện, nhưng với thông lệ từ trước tới nay của VN (bảo vệ sự tồn tại của đảng với bất cứ giá nào, kể cả phải hy sinh quyền lợi của Nhân dân), tôi tin rằng VN sẽ chọn mời Miến Điện thay v́ chọn mời Thủ tướng Anh Tony Blair !

Nguyễn Bình, Virginia, Hoa Kỳ Tôi ở Mỹ, nhưng tôi chưa bao giờ ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lăng Iraq của Mỹ của ông Tony Blair và tổng thống Bush. Sự giả dối đă phô này, không c̣n ǵ để bàn căi. Dân Mỹ cũng đă từ từ hiểu ra. Có rất nhiều dân biểu quốc hội Mỹ cũng đang rất bất b́nh về việc khám phá rằng Iraq không có vũ khí "giết người hàng loạt". Chắc chắn ông Bush sẽ phải trả giá cho hành động của ông trong cuộc bầu cử sắp tới. Dân chủ là vậy, luôn luôn có hai mặt của nó.

Tuy nhiên, khác với những chế độ độc tài, ít nhất nền dân chủ của Mỹ cũng cho phép người dân cho phép lên tiếng phản đối chính sách của nhà nước hoặc thay đổi thể chế chính trị khi họ muốn (hăy nhớ lại Ti Vi Việt Nam hay chiếu cảnh người Mỹ biểu t́nh chống chiến tranh Iraq).

Trong quá khứ, Mỹ đă từng vi phạm nhân quyền rất nặng nề. Trong chiến tranh với người da đỏ (là thổ dân trước khi người da trắng xâm nhập), chính phủ Mỹ đă nhiều lần phản bội ḥa ước, và có rất nhiều vụ tàn sát đẫm máu các ngôi làng da đỏ, trẻ em người già đều bị giết sạch không tha. Việc bắt người da đen từ Phi Châu qua làm nô lệ cho các đồn điền bông vải cũng là một ví dụ nữa về việc vi phạm nhân quyền của người Mỹ.

Tuy nhiên, lịch sử Mỹ đă không dấu diếm những chuyện này, và ít nhất tổng thống Lincohn đă "gỡ" được nỗi "nhục" cho nước Mỹ bằng cuộc chiến giải phóng nô lệ và thống nhất Nam Bắc. Dĩ nhiên, quá khứ không thể thay đổi được, và chính phủ Mỹ đă có nhiều cố gắng để đền bù lại những sai trái của ḿnh. Nói ǵ th́ nói việc Mỹ hay chỉ trích vi phạm nhân quyền ở các nước khác là chuyện không nên.

Tôi chưa bao giờ thích giọng điệu của các dân biểu Mỹ hay chính phủ Mỹ lên án Việt Nam là vi phạm nhân quyền, mặc dù đó là sự thật trăm phần trăm. Người Mỹ hăy lo cho việc của họ, và vấn nạn của người Việt hăy để người Việt tự lo lấy, nếu có áp bức th́ lo ǵ không có đấu tranh? Lịch sử Việt Nam đă có nhiều cuộc khởi nghĩa chống đàn áp bất công mà không cần đến sự can thiệp của ngoại bang. Vấn đề chỉ là thời gian mà thôi.

Vả lại, lịch sử là măi măi, c̣n các chế độ độc tài chỉ là tạm thời, dù có muốn "vinh quang muôn năm" cũng không được. Tần Thủy Hoàng đốt sách, giết học tṛ, t́m thuốc trường sinh bất lăo, dựng Vạn Lư Trường Thành...tồn tại được bao lâu? Tượng Lê Nin dựng được mấy chục năm th́ bị dân Nga giựt sập? C̣n Mao Trạch Đông, một thời là đồng chí, quan thầy thân thiết của Đảng CSVN, cũng muốn "vinh quang muôn năm" đấy chứ, dựng bao nhiêu tượng, vẽ biết bao nhiêu bức h́nh vĩ đại, nhưng rốt cuộc cũng đă bị lịch sử đưa vào quên lăng.

Có lẽ các quan ở VN cũng lờ mờ nhận thức được điều này, nên hăng hái kiếm tiền đô cho con đi du học (Mỹ!), gửi ngân hàng nước ngoài, thậm chí c̣n mua nhà bên... Mỹ , để pḥng khi...trái gió trở trời!

Nguyẽ̃n Hữu Quý, Việt Nam Cho đến bây giờ vẫn c̣n có những người nh́n "nước Anh & thế giới" với "cặp mắt mang h́nh viên đạn". Thật đáng thương khi họ được sinh ra cùng với những mặc cảm về chính bản thân ḿnh: phải làm "kẻ bài bác", "kẻ vô tri" suốt đời dù rằng họ ngồi hằng giờ trên internet!

Bạn Minh nào đó khoe: Chỉ cần đi một ṿng Đức, Bỉ...VN có thể vào WTO/ HĐBA-LHQ mà không biết rằng có người chỉ cần mất 10 phút để làm những chuyện "ghê gớm" hơn nhiều. Mong rằng Tướng Jachson & ngài O'Brien có thể làm được nhiều việc hữu ích hơn Hội Đồng Anh.

Phạm Dũng Phê phán của Thục Quyên về tư cách của chính phủ Blair bên Anh rất xác đáng . "Chân ḿnh th́ cứt rê rê, lại c̣n cầm đuốc đi soi chân người" thế nhưng người thận trọng th́ cũng nên coi kỹ lại chân ḿnh, sạch hay dơ th́ cũng nên rửa thêm một lần cho chắc ăn, chẳng thiệt ǵ cho chính bản thân ḿnh. Chẳng lẽ chân chúng ta đều dơ là ...huề sao?

Thục Quyên, tp.HCM Thật nực cười cho ông Blair ! Là người luôn theo đuôi Mỹ, làm bất cứ điều ǵ để Mỹ hài ḷng kể cả việc dựng chuyện để xâm lăng Iraq, nay ông Blair lại yêu sách nước này nước khác v́ lư do nhân quyền.

Xin hỏi ông Blair, gây chiến tranh để hàng ngh́n người Iraq vô tội bị chết, nghe lén điện thoại của ông Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, xử tệ BBC, gây lên cái chết của tiến sỹ Kelly chỉ v́ những họ đă nói ra sự thật... những cái đó có phải là vi phạm nhân quyền hay không ? Thật đúng là "Chân ḿnh th́ cứt rê rê, lại c̣n cầm đuốc đi soi chân người".

Minh, tp.HCM Mấy ông Việt kiều và một số bạn trẻ ở Vietnam suy nghĩ đi. Sau chuyến thăm của Tổng Bí Thư đến Đức, Bỉ, họ ủng hộ Vietnam gia nhập WTO và ứng cử ở Hội Đồng Bảo An LHQ, rơ ràng vị trí của Vietnam đang mạnh lên trên thế giới. Tôi nghĩ vậy.

Việt Hoàng, Matxcơva

Việc Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Anh viếng thăm Việt nam là một điều tốt đẹp theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) . Trước hết với chính quyền Việt nam nước Anh có một vị thế hết sức quan trọng trên trường Quốc tế. Anh là một trong 3 nước cùng với Pháp và Đức được coi là trụ cột của Liên Minh Châu Âu, thứ hai nữa Anh là một đồng minh rất thân cận của Mỹ có thể ví như một đôi bạn song hành.

Như vậy sự quan tâm và giúp đỡ của Anh sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho Việt nam. Điều cũng rất tốt cho những người Dân chủ hay là Đối lập ở Việt nam đó là cùng với sự giúp đỡ về Kinh tế giúp Việt nam hội nhập với Thế giới, chính quyền Anh đồng thời cũng tỏ ra rất quan tâm và theo dơi các vấn đề về nhân quyền.

Việc ông Mike O'Brien nhắc đến vấn đề nhân quyền ở Miến điện cũng là lời cảnh báo cho Chính quyền Việt nam, VN muốn ḥa nhập vào Thế giới th́ không những chỉ có các vấn đề Kinh tế mà c̣n cả vấn đề về Nhân quyền nữa. Việc Ông nêu tên đích danh những người bị bắt giữ v́ đă nói lên quan điểm của ḿnh như Bác sĩ Phạm Hồng Sơn ... đă cho ta thấy sự quan ngại sâu sắc của Thế giới đối với vấn đề Nhân quyền ở Việt nam.

Đă đến lúc VN cần biết lắng nghe và thay đổi phần nào, đừng để đến lúc rơi vào t́nh trạng đáng buồn như Miến điện ... Về vai tṛ của VN trên trường Quốc tế và khu vực thật ra th́ chẳng có ǵ là quan trọng và ghê gớm cả nhưng Việt nam có một vị trí vô cùng quan trọng trên bàn cờ Quốc tế.

V́ vị trí quan trọng đó mà trước đây người Mỹ đă phải can thiệp vào VN và giờ Mỹ và các nước Châu Âu vẫn luôn chú ư đến chúng ta. Ngày xưa Mỹ can thiệp vào VN để ngăn chặn sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng sản vào Đông Nam Á, ngày nay Mỹ vẫn quan tâm đến VN cũng để ngăn chăn sự ảnh hưởng của chủ nghĩa bành trướng Mao Trạch Đông ra khu vực và Thế giới.

Mỹ, Anh và tất cả các nước Dân chủ và Văn minh trên thế giới đang muốn làm bạn với VN, Họ đang ch́a tay ra và mong VN hăy nắm lấy ... Tuy nhiên rất tiếc là Chính quyền cộng sản VN vẫn không biết nắm lấy cơ hội , họ sợ mất đi quyền lợi của bản thân mà đành nhắm mắt trước quyền lợi cuả cả Dân tộc.

Tôi tin rằng nếu không v́ vị trí quan trọng đó ảnh hưởng đến chiến lược toàn cầu của Mỹ th́ VN ta cũng chịu chung một số phận như Miến điện, Bắc Triều Tiên hay Cu ba ... mà thôi ( có nghĩa là vẫn bị Mỹ cấm vận cho đến tận bây giờ).

Lojza Tran, CH Séc

"Mạnh v́ gạo, bạo v́ tiền", nếu đặt vấn đề dùng vai tṛ VN trên trường quốc tế và khu vực để gây ảnh hưởng đến các nước khác là không tưởng. Song với quan hệ Việt - Anh và cách đặt vấn đề của thứ trưởng ngoại giao Anh, tôi cảm thấy họ đang mặc cả với VN để lấy cái ǵ đấy mà họ thích (chưa chắc họ đă cần). Vấn đề dân chủ và nhân quyền tại VN và châu Á đúng là tồi tệ thật, nhưng không cần sự "giúp đỡ" kiểu trịnh thượng như nước Anh.

-- tuoitrevietnam (tuoitrevietnam@yahoo.com), July 26, 2004.


Mấy ông Anh này thực dân thiệt! Họ chỉ là khách mời của ASEM ( vùng châu Á – Thái B́nh Dưong) mà lại lấn chủ vô lư như vậy. Toàn bộ 11 nước ASEAN đều công nhận và chơi với chính phủ Myanmar bất chấp sức ép của Mỹ và Tây Âu. ASEAN và nhân dân VN đang nh́n xem chính phủ VN có thực sự mang tiếng là độc lập không. Hành động bán rẻ nước láng giềng lấy dollar ( mà chưa chắc có) sẽ khiến ASEAN xem xét lại mối quan hệ với VN, sẻ khiến các nước thuộc thế giới thứ 3 nh́n lại các câu khẩu hiệu ngoại giao mà VN đang kêu gọi.

-- (vankhoi179@yahoo.com), July 26, 2004.

Moderation questions? read the FAQ