50 Nam Cua Tham Kich Chia Doi - Hiep Dinh Geneve

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

-------------------------------------------------------------------------------------------

50 Năm Của Thảm Kịch Chia Đôi - Hiep Dinh Geneve

Lư Thái Hùng - Đưa lên lenduong.net - ngày 22/07/2004

Nếu tính từ năm 1847, khi người Pháp bắt đầu đánh phá cửa biển Đà Nẵng, rồi mở các cuộc chiến tranh xâm chiếm những tỉnh miền Nam cho đến khi kư Hiệp định Genève vào năm 1954, để rút ra khỏi Việt Nam sau thất bại tại trận Điện Biên Phủ, nước Pháp đă để lại trên nước ta hai ’dấu ấn’ lịch sử quan trọng và chính nó là nguồn gốc của những thảm kịch sau này. Hai dấu ấn đó là 1/Ḥa ước Giáp Thân hay c̣n gọi là Ḥa ước Patenôtre năm 1884, đánh dấu sự thống trị của nước Pháp trên cơi Việt Nam; 2/Hiệp định Genève kư kết giữa Pháp và Việt Minh để kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương, đánh dấu sự chia cắt Việt Nam tại vĩ tuyến 17 vào ngày 21 tháng 7 năm 1954.

Nếu Ḥa ước Patenôtre năm 1884, triều đ́nh nhà Nguyễn đă phải công nhận sự bảo hộ của Pháp sau gần 4 thập niên chiến đấu trong tuyệt vọng với gậy tầm vông, giáo mác của một quốc gia nghèo nàn lạc hậu, th́ Hiệp định Genève năm 1954, đảng Cộng sản Việt Nam qua h́nh bóng của Việt Minh đă v́ chủ nghĩa Cộng sản mà chịu các áp lực của hai đàn anh Liên Xô và nhất là Trung Quốc, chấp nhận chia đôi Việt Nam với Pháp, sau gần chín năm phát động cuộc chiến tranh kháng Pháp từ năm 1946 không cần thiết chút nào cho dân tộc. Thật vậy, đáng lư ra, tháng 8 năm 1945, khi người Nhật đầu hàng sau Thế Chiến Thứ Hai, đă là cơ hội lớn cho dân tộc Việt Nam giành lấy độc lập và thống nhất đất nước sau 80 năm nằm dưới sự cai trị của người Pháp; nhưng chính đảng Cộng sản Việt Nam qua h́nh bóng Việt Minh, đă chỉ v́ muốn tiêu diệt những đảng phái Quốc gia, để dễ dàng áp đặt chủ nghĩa cộng sản trên một đất nước vừa mới thu hồi độc lập, nên đă rước Pháp vào miền Bắc qua hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946 rồi chính họ lại khởi động cuộc chiến chống Pháp vào cuối năm 1946, để tạo ra bi kịch chia đôi đất nước vào năm 1954.

Năm mươi năm qua, những sự thật đàng sau hậu trường liên quan đến những sắp xếp chia cắt Việt Nam qua Hiệp định Genève, cho chúng ta càng thấy rơ là nếu đảng Cộng sản Việt Nam coi sự độc lập và thống nhất toàn vẹn lănh thổ là mục tiêu tối hậu của những đàm phán như phía chính quyền miền Nam và không đặt chủ nghĩa cộng sản cao hơn quyền lợi tối thượng của dân tộc, th́ họ đă không vi phạm vào hai điều cơ bản sau đây, dẫn đến những thảm kịch trên đất nước kéo dài đến ngày hôm nay.

Điều vi phạm thứ nhất là họ đă đánh mất chính nghĩa dân tộc ngay trên bàn hội nghị sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Phải nói là mặc dù đảng Cộng sản Việt Nam phát động cuộc chiến tranh chống Pháp vào cuối năm 1946 là vô ích nhưng lúc đó, trong không khí vừa thu hồi độc lập và đảng Cộng sản đă dấu tung tích của họ qua Mặt Trận Việt Minh nên hầu hết mọi người dân Việt Nam, v́ tấm ḷng yêu nước và căm thù Thực dân nên đă xả thân chiến đấu v́ nền độc lập dân tộc. Do đó, chiến thắng Điện Biên Phủ không phải là của đảng Cộng sản mà là của những người Việt yêu nước chống Pháp vào lúc đó; nhưng đă bị đảng Cộng sản điều hướng vào mục tiêu giành đất cho chủ nghĩa cộng sản, nên đă tự ḿnh qua đại diện là Phạm Văn Đồng, nói với đại diện Pháp trong một hội nghị kín giữa họ với Pháp, đề nghị thiết lập giới tuyến quân sự, đưa đến việc chia cắt Việt Nam, vào ngày 25 tháng 5 năm 1954. Đề nghị của Phạm Văn Đồng đă tạo một sự bất ngờ đối với Pháp v́ họ không tin là phía Việt Minh mở lời đề nghị chia cắt Việt Nam mà lúc đó, Pháp chỉ muốn t́m một thỏa hiệp ngưng bắn, v́ đang ở trong t́nh trạng tuyệt vọng về quân sự ở Việt Nam và sa lầy chính trị ở Đông Dương.

Điều vi phạm thứ hai là họ đă đem sự độc lập của dân tộc để đánh đổi sự yểm trợ và hậu thuẫn của Liên Xô, đặc biệt là Trung Cộng vào lúc đó, cho sự thành lập chính quyền cộng sản tại miền Bắc Việt Nam. Phải nói là sau cuộc chiến tranh Triều Tiên từ năm 1950 đến năm 1953, Trung Cộng bị kiệt quệ và rất sợ người Mỹ thay thế người Pháp nhảy vào Đông Dương. Trong khi đó, Liên Xô đang phải đối đầu với Hoa Kỳ trong việc pḥng thủ và tái xây dựng Âu Châu sau Đệ Nhị Thế Chiến. V́ thế cả Liên Xô lẫn Trung Cộng, tuy là nước đỡ đầu cho Việt Minh để bành trướng chủ nghĩa cộng sản ở Đông Dương, nhưng lúc đó v́ lợi ích riêng tư của mỗi nước mà đă t́m cách ’kiềm chế’ đảng Cộng sản Việt Nam không cho thừa thắng xông lên. Lúc đó, đảng Cộng sản Việt Nam rất ấm ức nhưng v́ muốn có sự hậu thuẫn của hai đàn anh để xây dựng chủ nghĩa cộng sản tại miền Bắc, nên sau chót đă dễ dàng chấp nhận các đề nghị của Pháp, nhất là vị trí chia cắt từ vĩ tuyến 13 tụt xuống là vĩ tuyến 17.

Chính những vi phạm nói trên, hiệp định Genève vào năm 1954 đă mang đến cho dân tộc hai thảm kịch mà ngày hôm nay vẫn c̣n hằn sâu trong tâm khảm của mọi nguời Việt Nam: Thảm kịch thứ nhất là sự chia đôi đất nuớc, dẫn đến chia đôi ḷng người mà ngày hôm nay, mặc dù Việt Nam đă được gọi là thống nhất, nhưng sự thống nhất này chỉ là biểu hiện của một sự cưỡng chiếm sau cùng của đảng Cộng sản Việt Nam trên toàn thể Việt Nam, nhằm thiết lập guồng máy vô sản chuyên chính chứ không nhằm kiến tạo một quốc gia độc lập và tự do dân chủ như họ rêu rao. Sự dối trá cùng với những thủ đoạn trấn áp bạo lực trong suốt tiến tŕnh cộng sản hóa đất nước, đảng Cộng sản Việt Nam c̣n làm cho ḷng người ly tán và không dám sống thật với những suy nghĩ hay ao ước của ḿnh. Hậu quả là tuy cùng nói với nhau một ngôn ngữ, chia xẻ với nhau một đất nước nhưng mỗi người sống trong một ốc đảo riêng. Thảm kịch thứ hai là sự chia đôi đất nước, dẫn đến cuộc chiến tranh Quốc - Cộng kéo dài trong 20 năm sau đó, đă không chỉ làm thiệt mạng hàng triệu người dân vô tội, tàn phá tài nguyên quốc gia mà c̣n hủy hoại một nửa tiềm lực dân tộc, đang ở trong thời kỳ sung măn nhất ở miền Nam, rất cần thiết cho phát triển đất nước sau những năm dài chinh chiến, lại bị ném vào các trại tù tập trung được mệnh danh là những trại học tập cải tạo.

Tuy nhiên, trong cả hai ḥa ước nói trên, dân tộc Việt Nam đă hoàn toàn bị áp đặt bởi những thế lực bên ngoài, nhất là trong hiệp định Genève, đă không có sự chọn lựa về cái gọi là thế đứng của "dân tộc" để giải quyết lấy tương lai của ḿnh. Nếu dân ta bị thực dân Pháp đô hộ v́ sự nhu nhuợc của Triều Nguyễn và v́ sự nghèo nàn lạc hậu của đất nước ở đầu thế kỷ 19; th́ lúc Việt Nam rơi vào hoàn cảnh chia đôi của năm mươi năm về trước, dân ta hoàn toàn không có một tiếng nói ǵ trên bàn hội nghị, mặc dù có sự đại diện của đảng Cộng sản Việt Nam và phía chính quyền miền Nam; nhưng tất cả đă quyết định bởi bộ tứ gồm Pháp, Liên Xô, Trung Quốc và Anh trong những cuộc mật đàm riêng giữa họ với nhau. Nhưng điều ngang trái là hai phe liên hệ của Việt Nam, đặc biệt là đảng Cộng sản Việt Nam lại cho đấy là những thắng lợi của chính họ và gọi đó là "ḥa để tiến". Quả thật nếu cho rằng sự sụp đổ miền Nam Việt Nam vào năm 1975 là bước tiến của đảng Cộng sản Việt Nam sau khi chấp nhận ḥa với Pháp vào năm 1954, th́ rơ ràng là đảng Cộng sản Việt Nam đă thắng; nhưng chỉ có nhân dân Việt Nam là hoàn toàn thất bại. Bởi v́ từ năm 1975 cho đến nay, đảng Cộng sản Việt Nam đă có tất cả những ǵ họ muốn; nhưng đất nước và con người Việt Nam đă mất sức sống và không c̣n nội lực để vươn lên, sau những năm tháng dài chính chiến.

Do đó, vấn đề thống nhất Việt Nam, qua sự chiến thắng của đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1975 đă không thể hàn gắn những đau thương do chính họ gây ra vào năm 1954 trên cả hai miền Nam và Bắc. Quan trọng hơn, họ lại không biểu hiện được khả năng ổn định và phát triển Việt Nam một cách nhanh chóng và sâu rộng trong 30 năm qua mà lại đẩy đất nước rơi vào t́nh trạng tụt lùi nên có thể nói là nếu đảng Cộng sản Việt Nam thiết tha với quyền lợi dân dộc, họ đă không ra tay tiêu diệt các đảng phái quốc gia lúc cướp chính quyền từ tay quân đội Nhật vào tháng 8 năm 1945 và không rước Pháp ra Bắc vào tháng 3 năm 1946, th́ nuớc ta đă có độc lập và hoà b́nh từ hơn 50 về trước và chắc chắn đă tránh thảm kịch chia đôi.

Lư Thái Hùng

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 24, 2004

Answers

Response to 50 Năm Của Thảm Kịch Chia ĐĂ´i

Bam vao de nghe ve lich su bien con Hiep dinh Geneve 1954 cam on.

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 24, 2004.

Response to 50 Năm Của Thảm Kịch Chia ĐĂ´i

Từ Điện Biên tới Genève

Nguyễn Ngọc Giao

Cách đây đúng 50 năm, Hội nghị Genève đă kết thúc cuộc « chiến tranh Đông Dương ». Người ta vẫn lấy 20.7 làm ngày kí kết Hiệp định. Thực ra, đến nửa đêm ngày hôm đó, cuộc đàm phán vẫn chưa ngă ngũ. Đến 2 giờ sáng ngày 21, hiệp nghị đ́nh chỉ chiến sự ở Việt Nam và Lào mới hoàn thành, mang chữ kí của ông Tạ Quang Bửu, thay mặt Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, và thiếu tướng Delteil, thay mặt Tổng tư lệnh Quân đội Liên hiệp Pháp tại Đông Dương. Hiệp nghị ngưng chiến ở Campuchia phải đến cuối buổi sáng mới kí xong. Và buổi chiều ngày 21, Hội nghị mới họp phiên bế mạc để thông qua văn bản « Tuyên bố cuối cùng ». Hai văn kiện này (Tuyên bố cuối cùng và Hiệp nghị đ́nh chỉ chiến sự) hợp thành « Hiệp định Genève » năm 1954 về Việt Nam, đều ghi ngày 20.7.1954. Để h́nh thức công pháp quốc tế được tôn trọng, vào lúc nửa đêm ngày 20.7, hai chiếc kim đồng hồ ở pḥng lớn Palais des Nations đă được giữ bất động ở con số 12. Thủ thuật ngoại giao hiếm có này được sử dụng để « giữ lời » cho trưởng đoàn Pháp, thủ tướng Pierre Mendès-France :đêm 19-6, trước quốc hội Pháp, « PMF » (được cử thay thế Joseph Laniel) đă cam kết sẽ tái lập hoà b́nh ở Đông Dương trong ṿng một tháng, muộn nhất là ngày 20.7.1954, nếu không ông sẽ từ chức.

Chi tiết đó không phải là điều « bất thường » duy nhất của Hội nghị và Hiệp định Genève. Chúng ta c̣n nhớ trong suốt hai thập niên sau đó, chính quyền Hoa Kỳ và Việt Nam cộng hoà vẫn một mực khăng khăng là họ không hề « kư » hiệp định (đồng thời họ lại tố cáo « bên kia » đă « vi phạm hiệp định ») do đó họ không bị hiệp định « ràng buộc ». Luận điểm này, về mặt h́nh thức, không hoàn toàn sai : văn bản Tuyên bố cuối cùng không mang chữ kư của ai cả (khi bắt đầu hội nghị, ngoại trưởng Hoa Kỳ Foster Dulles đă thề thốt không bao giờ kí chung một văn bản nào với đại diện « Trung Cộng »), nhưng các trưởng đoàn (kể cả trưởng đoàn Mĩ, Bedell Smith) đă đọc tuyên bố « ghi nhận » hiệp định. Trưởng đoàn « Quốc gia Việt Nam », ông Trần Văn Đỗ, phản đối việc chia cắt đất nước, nhưng đó chỉ là lời phản đối suông. Về mặt chính trị, Tuyên bố cuối cùng khẳng định « giới tuyến quân sự chỉ có tính chất tạm thời, hoàn toàn không thể coi là một ranh giới về chính trị hay về lănh thổ » (điều 6), « việc giải quyết các vấn đề chính trị, thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lănh thổ, sẽ phải làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những tự do căn bản bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín (...) cuộc tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7 năm 1956 ». Thái độ tránh cam kết của chính quyền Eisenhower và lời phản đối của chính quyền Ngô Đ́nh Diệm thực ra là nhằm chống tổng tuyển cử thống nhất đất nước (sau này, tổng thống Mĩ đă thẳng thắn thừa nhận trong hồi kí rằng nếu tổ chức bầu cử th́ « các nhà quan sát đều cho rằng Hồ Chí Minh sẽ giành được 80 % phiếu bầu »).Việc chia cắt đất nước (mà Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị phủ nhận về mặt nguyên tắc) theo vĩ tuyến 17, như mọi người đều biết, là kết quả của sự từ chối tổng tuyển cử. Về mặt văn bản, hai miền Bắc và Nam chỉ là vùng tập kết quân sự và quản lí tạm thời. Mà văn bản hiệp nghị đ́nh chỉ chiến sự lại được kí kết hẳn hoi : hai năm sau, khi quân đội Pháp rút khỏi miền Nam theo một sự thoả thuận giữa Pháp và chính quyền VNCH, th́ đương nhiên chính quyền này là người kế tục chữ kí của tướng Delteil.

Nói dông dài về câu chuyện « kí kết » như vậy để dứt điểm một cuộc căi chày căi cối hết sức vô duyên và 50 năm sau trở thành vô nghĩa. Về thực chất, sự chia cắt đất nước là do sự áp đặt quốc tế trong bối cảnh chiến tranh lạnh (sẽ đề cập trong phần sau). Ngay ở đây, thiết tưởng chỉ cần kể lại một sự việc mà ít người biết chính xác : tối 22- 7 (một ngày sau khi Hội nghị Genève bế mạc), trưởng đoàn Trung Quốc Chu Ân Lai mời cơm tối 5 người : Sananikone (đại diện Chính phủ Hoàng gia Lào), Tep Phan (Chính phủ Hoàng gia Cam-puchia), Phạm Văn Đồng và Tạ Quang Bửu (Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà), Ngô Đ́nh Luyện (Chính phủ Quốc gia Việt Nam, em trai út của thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm). Theo lời kể của luật gia Hoàng Nguyên (thành viên phái đoàn VNDCCH) :

« Như vậy là có cả bốn đoàn đại biểu Đông Dương. Chu Ân Lai đề nghị mọi người nâng cốc chúc Bảo Đại, vua Lào và vua Campuchia mà không hề nhắc tới việc Việt Nam bị chia cắt. Chu Ân Lai nói : Chủ nghĩa Mác chỉ là một cách làm, người ta gắn bó với nó v́ nó mang lại những kết quả tốt đẹp, nhừng điều mấu chốt đối với Trung Quốc vẫn là thống nhất đất nước (mà không nói đến thống nhất Việt Nam). Chu Ân Lai xếp Ngô Đ́nh Luyện và Tạ Quang Bửu ngồi gần nhau, và gợi ư cho hai người cùng nhau ôn lại kỉ niệm của thời gian hai người học chung một trường [trường Quốc học Huế, chú thích của DĐ]. Khi Ngô Đ́nh Luyện nhận xét rằng chiến tranh đă phá hoại nhiều di tích cổ truyền của Việt Nam, Chu nói luôn rằng Luyện có thể tới Bắc Kinh để xem những cổ tích nguyên mẫu. « Nhưng tôi sẽ đi với tư cách ǵ ? », Luyện hỏi. « Tại sao các ông không đặt một cơ quan đại diện ngoại giao ở Bắc Kinh ? ». Câu trả lời làm Phạm Văn Đồng, Tạ Quang Bửu giật bắn người lên. » (xem [HN] trang 45, lời tường thuật này phù hợp với tư liệu của nhà sử học Pháp François Joyaux, nhưng đầy đủ chi tiết hơn).

Giai thoại vừa kể trên cho ta hiểu ư kiến của ông Phạm Văn Đồng nhiều năm sau :

« Tổng kết hội nghị Genève năm 1954 sau này, Phạm Văn Đồng nói : 'Mĩ- Anh Pháp dần dần đi đến nhất trí về việc chia cắt Việt Nam (đây là nói chia cắt lâu dài). Liên Xô, Trung Quốc rất tán đồng giải pháp ấy và ép ta. Vấn đề này đối với tôi không c̣n nghi ngờ ǵ nữa. Ta chưa độc lập, tự chủ, ta cả tin bạn' » (sđd, tr. 52).

Trước khi trở lại t́nh thế của phái đoàn Việt Nam ở Genève, phân tích tương quan lực lượng ngoại giao quốc tế tại Hội nghị, cũng cần trở lại sự kiện lịch sử diễn ra một ngày trước trước khi Hội nghị về Đông Dương mở đầu : chiến thắng Điện Biên Phủ 7-5-1954. « Đấu tranh quân sự gắn liền ngoại giao », như câu thơ ứng khẩu của luật sư Phan Anh tối ngày 8-5 (sđd, tr.17). Lần đầu tiên và cho đến nay, lần duy nhất trong lịch sử, một nước thực dân và một nước thuộc địa ngồi vào bàn đàm phán sau một đại bại như vậy. J.-P. Chéve-nement, trước khi lên làm bộ trưởng quốc pḥng Pháp, có lí khi ông gọi Điện Biên Phủ là chiến thắng « Valmy của các dân tộc thuộc địa ».

Điện Biên Phủ, nhà sử học Phan Huy Lê nhận xét rất đúng, « là một trận quyết chiến mà cả hai phía đều chấp nhận, biết trước và ra sức chuẩn bị, quyết tâm giành thắng lợi » (Xưa và Nay, số 210, 4-2004, tr 3). Chỉ cần nói thêm : mỗi phía đều muốn giành thắng lợi quyết định trước khi bước vào bàn hội nghị.

Hồi kí của tướng lĩnh và chiến sĩ hai bên cũng như các công tŕnh sử học Âu-Mĩ đă kể lại tường tận diễn biến trận đánh 55 ngày đêm lịch sử này (*). Điều đáng ngạc nhiên là các hồi kí của hai bên không hề mâu thuẫn nhau, mà phù hợp và bổ sung nhau (chỉ cần đối sánh hồi kí của thiếu tướng Langlais và hồi kí của đại tướng Vơ Nguyên Giáp, xem [L] và [G1] trong thư mục ở cuối bài). Mâu thuẫn và bất nhất chỉ có trong thành kiến của người ta về Điện Biên Phủ. Đó là những thành kiến hoặc ngộ nhận một phần xuất phát từ những tin tức báo chí tuyên truyền ở thời điểm 1954 (thí dụ : không ít người vẫn tin rằng ở Điện Biên Phủ, Việt Minh dùng chiến thuật « biển người »), một phần v́ trong một thời gian dài, phía Việt Nam không công bố về sự viện trợ của Trung Quốc (và đến khi Việt Nam và Trung Quốc xung đột, th́ phía Trung Quốc thổi phồng vai tṛ của ḿnh ở Điện Biên Phủ), đó là không kể những định kiến có tính chất « ư thức hệ » (thí dụ : một vài nhà báo Pháp muốn biến ĐBP thành một trận giao tranh giữa quân đội Pháp và quân đội Trung Quốc, h́nh như đối với họ, như vậy thất bại đỡ « ê chề » hơn ; tương tự, một vài nhà « nghiên cứu » không ngần ngại ngồi an toạ ở Orange County năm 2004 mà kể vanh vách chuyện ĐB, phong cho tướng Trần Canh vai tṛ chỉ huy, trong khi chỉ cần đọc tài liệu Âu Mĩ hay các hồi kí Việt Nam và Trung Quốc, cũng biết rằng Trần Canh làm cố vấn ở chiến dịch biên giới, năm 1950, rồi về nước, không hề có mặt ở ĐBP).

V́ vậy, trong bài này, chúng tôi không nhắc lại diễn biến trận đánh (có thể t́m thấy trong các sách) mà chỉ đề cập đến một vài điểm mấu chốt thường được hiểu sai, hoặc cho đến gần đây, mới có thể biết rơ thực hư.

Trước hết, là tương quan lực lượng giữa đôi bên. Quân số và vũ khí, thiết bị của mỗi bên, cả hai bên đều biết ngay từ những ngày đầu một cách khá chính xác :

Trên toàn bộ chiến trường Đông Dương, quân số Liên hiệp Pháp lớn hơn hẳn quân đội kháng chiến : 445 000 người (1/3 là lính Âu Phi, 2/3 lính Việt Nam) – 193 000. Tính theo đơn vị : phía Pháp có 267 tiểu đoàn (mỗi tiểu đoàn có từ 800 đến 1000 người), phía kháng chiến 127 tiểu đoàn (trung b́nh 635 người). Tuy nhiên, phía kháng chiến có 2 lợi thế lớn : ngoài chủ lực quân, có khoảng 2 triệu dân quân ; đại bộ phận quân Pháp phải phân tán, đóng chốt, dàn mỏng khắp các địa bàn c̣n chủ lực quân của kháng chiến có thể tập trung đánh ở những những địa bàn có chọn lựa.

Tại Điện Biên Phủ, Pháp tập trung 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh, 2 tiểu đoàn pháo 105 li (24 khẩu), 2 tiểu đoàn súng cối 120 li (24 khẩu), 1 đại đội pháo 155 li (4 khẩu), 1 đại đội xe tăng 18 tấn (10 chiếc). Không quân : ngoài số máy bay tại chỗ (2 sân bay), Pháp huy động 2/3 lực lượng máy bay chiến đấu ở toàn Đông Dương và hầu hết máy bay vận tải, về sau có thêm cả máy bay vận tải của Mỹ. Tổng số quân Pháp tại chỗ : 12 000 quân (trước khi vào trận, tướng Navarre đề nghị đưa thêm 3 tiểu đoàn, nhưng de Castries phải từ chối v́... không c̣n chỗ). Kể cả các đợt tiếp viện trong 2 tháng, tổng số quân Pháp lên tới 16 000 người.

Phía kháng chiến : 27 tiểu đoàn (với quân số trung b́nh bằng 2/3 tiểu đoàn Pháp) thuộc 9 trung đoàn bộ binh, 1 trung đoàn sơn pháo 75 li (24 khẩu), 2 tiểu đoàn pháo 105 li (24 khẩu), 4 đại đội súng cối 120 li (16 khẩu), 1 trung đoàn cao xạ pháo 37 li (24 khẩu) và 2 tiểu đoàn công binh.

Như vậy là về mặt quân số, tỉ lệ phía tiến công so với phía pḥng thủ thấp hơn 3/1 (là tỉ lệ b́nh thường của một cuộc bao vây tấn công). Vũ khí phía Việt Nam được trang bị tốt hơn trước (do viện trợ của Trung Quốc), song vẫn c̣n thua Pháp, nhất là về đạn dược. Chỉ tính riêng đạn 105 li, Pháp đă bắn khoảng 130 000 trái, phía Việt Nam chỉ có tổng cộng 20 000 trái, gồm : 11 000 viên chiến lợi phẩm của chiến dịch biên giới, 3 600 viên do Trung Quốc viện trợ kèm theo pháo, 440 viên chiến lợi phẩm ở mặt trận Trung Lào, 5 000 viên do Pháp thả dù xuống Điện Biên Phủ (khoảng 1/3 vũ khí và vật dụng thả dù rơi vào tay kháng chiến)(xem [G1], trang 348).

Thoạt trông, sự chênh lệch về đạn dược có vẻ như khó tin, nhất là khi ta đọc cảm tưởng của binh sĩ Pháp thoát chết trong trận « mưa pháo » đêm 13.3 ở đồi Béatrice (Him Lam) và Gabrielle (Độc Lập) : 2000 viên đại bác rót tập trung và chính xác vào hai ngọn đồi này đă đạt hiệu quả tối đa và gây kinh hoàng cho toàn bộ tập đoàn cứ điểm, trong khi đại bác của phía Pháp cấp tập bắn ra tứ phía, không t́m ra mục tiêu (như ta biết, Piroth đă tự sát 24 giờ sau).

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 24, 2004.


Response to 50 Năm Của Thảm Kịch Chia ĐĂ´i

Điều mà gần đây người ta mới biết là ở thời điểm 1953-54, kho vũ khí của Trung Quốc cũng gần cạn sau 3 năm chiến tranh Triều Tiên (xem [Z]). Hồi kí của tướng Giáp cũng xác nhận : Trung Quốc đă vét ở các đơn vị pháo binh được thêm 7 400 viên đại bác 105 li (cho đủ số 10 000 đă hứa), nhưng số đạn này tới nơi vào trung tuần tháng 5.54 khi trận đánh đă kết thúc. Tướng Pierre Langlais, « người chỉ huy thực sự » ở Điện Biên Phủ (lúc đầu là trung tá, rồi được phong đại tá tại trận) đă viết trong hồi kí của ông : « Et si l'on veut bien regarder les choses en face, l'aide chinoise au Vietminh n'était qu'une goutte d'eau à côté du torrent du matériel américain qui coulait dans nos rangs. » ([L], tr.150, tạm dịch : « Nếu phải nói ṣng phẳng, th́ viện trợ của Trung Quốc cho Việt Minh chỉ là một giọt nước so với ḍng suối vật liệu Hoa Ḱ chảy tràn trề trong hàng ngũ chúng ta »).

Nếu chỉ căn cứ vào tương quan lực lượng (quân số và vũ khí, tiếp tế) nói trên, không thể nói trước ai sẽ thắng ai, càng không thể nói thắng lợi đó là « tất yếu ». Tất nhiên, tướng Navarre và Bộ chỉ huy Pháp đă mắc nhiều sai lầm, trong đó nghiêm trọng nhất không phải là họ không biết đối phương có bao nhiêu lực lượng, mà v́ họ tin chắc rằng Việt Minh không thể mở ra một trận đánh dài quá 7 ngày tại một địa điểm cách hậu phương từ 300 đến 500 km (đường tiếp tế lại đi qua rừng sâu núi cao). Tuy vậy, họ hoàn toàn có cơ sở để nghĩ rằng Việt Minh sẽ « găy răng » khi muốn tiêu diệt « con nhím » Điện Biên (49 cứ điểm, 12 tiểu đoàn) pḥng thủ kiên cố : năm 1953, Việt Minh không tiêu diệt được nổi cứ điểm Nà Sản (chỉ có 2 tiểu đoàn). Tấn công và tiêu diệt một tập đoàn cứ điểm như Điện Biên Phủ vào mùa xuân năm 1954 là một bài toán mà tướng Giáp chưa có lời giải, không có kinh nghiệm. Và Navarre có thể hi vọng « bẻ găy xương sống » đối phương trong trận này để giành thế thượng phong trên bàn đàm phán. Đầu năm 1954, Navarre chỉ sợ một điều : Việt Minh không sa vào bẫy Điện Biên. Sau này, Navarre và Cogny (chỉ huy chiến trường Bắc Bộ) sẽ đổ lỗi cho nhau, nhưng đầu tháng 3, trước giờ nổ súng, Navarre bắt đầu lung lay, muốn điều thêm 3 tiểu đoàn, th́ de Castries từ chối v́ « hết chỗ », c̣n Cogny phản đối v́ « làm như vậy nhỡ Giáp sợ, không dám tấn công nữa th́ hỏng kiểu ». Không riêng bộ chỉ huy Pháp mà các quan chức Pháp (bộ trưởng Pleven, Jacquet, de Chevigné, tướng Ely, đô đốc Auboyneau) và Anh Mĩ (Sir Malcolm MacDonald, các tướng Mĩ O'Daniell, Trapnell, tướng Anh Spear và Lowell) đi thăm « con nhím » về đều lạc quan và tin tưởng.

Về phía Việt Nam, lạc quan và tin tưởng cũng thể hiện rơ trong kế hoạch « đánh nhanh thắng nhanh » trong vài ngày mà bộ chỉ huy tiền trạm đă thông qua từ tháng 12.53 với sự « gợi ư » của cố vấn Trung Quốc Mai Gia Sinh (Mei Jiasheng), đảo lộn hẳn kế hoạch « đánh chắc tiến chắc » của Tổng quân uỷ (dự kiến kéo dài khoảng 45 ngày, bắt đầu vào trung tuần tháng 2). Pháo được « kéo vào » trận địa để chuẩn bị nổ súng ngày 25.1 trước khi « nhân hải » (biển người) tràn ngập cứ điểm của quân địch như Giải phóng quân Trung Quốc đă làm ở Triều Tiên mấy năm trước.

Ngày 12.1, đại tướng Vơ Nguyên Giáp ra tới mặt trận. Tướng Vi Quốc Thanh (Wei Guoqing), trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc, cũng tới nơi vào thời điểm này. Thấy kế hoạch « đánh nhanh thắng nhanh » không ổn, không bảo đảm chắc thắng (và vượt khả năng của bộ binh, pháo binh, lại gây ra những thương tổn quá mức chịu đựng của quân đội), tướng Giáp muốn tranh thủ sự đồng t́nh của Vi Quốc Thanh trước khi quyết định đổi kế hoạch, nhưng cố vấn Trung Quốc vẫn một mực : « Qua bài học Nà Sản, tất cả đều nhất trí là ở Điện Biên Phủ lần này ta nên tranh thủ đánh sớm đánh nhanh và có nhiều khả năng đánh thắng » (xem [G1] và các bài của Phan Huy Lê và Hoàng Minh Phương, Xưa và Nay, số 208 và 210).

Bây giờ, chúng ta biết rơ tướng Giáp, sau một đêm không ngủ, nhức đầu, sáng 26.1.1954, trên trán buộc một bó ngải cứu, đă đi tới « một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của ḿnh » như thế nào. Ông phải một ḿnh quyết định, rồi tranh thủ sự đồng ư của Vi Quốc Thanh và thuyết phục các tướng lĩnh trong bộ chỉ huy trong cuộc họp buổi sáng 26. Lần này, trưởng đoàn cố vấn đă nhanh chóng ủng hộ ư kiến của « Vơ Tổng » v́ bản thân ông cũng đă thấy vấn đề từ mấy ngày trước. Theo tài liệu của Trung Quốc, th́ ngày 24.1, ông đă gửi điện về Bắc Kinh. Một vài bài báo Trung Quốc đă hé ra ư rằng chính lănh đạo Bắc Kinh đă đề ra việc đổi kế hoạch. Nhưng nay mọi sự đă minh bạch : bức điện của Bắc Kinh, theo tài liệu của hồ sơ lưu trữ Trung Quốc, đề ngày 27.1, và đến mặt trận một ngày sau khi Bộ tư lệnh Việt Nam đă quyết định, pháo đă được « kéo ra », và đại đoàn 308 của tướng Vương Thừa Vũ đă rời trận địa, tiến quân « nghi binh » sang Thượng Lào (xem bài của Phan Huy Lê đă dẫn). Về phía Việt Nam, để bảo mật, báo cáo của tướng Giáp gửi chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban thường vụ Đảng Lao động không dùng đường vô tuyến và do giao liên cầm tay, phải nhiều ngày mới về tới An toàn khu.

Chiến thắng Điện Biên tất nhiên là công lao của bao nhiêu chiến sĩ đă anh dũng chiến đấu và hy sinh, của hàng trăm ngàn dân công gánh bộ hay đẩy xe thồ hàng trăm kilômét từ Việt Bắc, từ Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, ra mặt trận. Nhưng bao nhiêu công lao ấy rất có thể đă không trở thành chiến thắng nếu không có quyết định ngày 26.1.1954. Quyết định ấy biểu lộ bản lĩnh của một bậc đại tướng. Ư nghĩa hơn cả, nó là một bài học quư báu về tinh thần độc lập và trách nhiệm. Trách nhiệm đối với vận mạng dân tộc. Độc lập, phải giành lấy từ kẻ thù. Và độc lập đối với cả đồng minh cồng kềnh mà hào quang chiến thắng một phần là thực tế khách quan, song một phần cũng do sự ngây thơ cả tin.

Trong phần sau về hội nghị Genève, chúng ta càng thấm thía bài học đó. Và hiểu tại sao, 20 năm sau, Việt Nam đă cương quyết và kiên định thương lượng trực tiếp, tay đôi với Hoa Ḱ, từ chối mọi « hội nghị Genève ».

Nguyễn Ngọc Giao

--------------------------------------------------------------------- -----------

(*) Phát súng khai hoả trận ĐBP nổ vào lúc 17g05 ngày 13.3.1954 ; quân Pháp hạ súng đầu hàng vào lúc 17g30 ngày 7.5. Trận ĐBP kéo dài đúng 55 ngày 25 phút. Nếu tính 13.3 là ngày thứ nhất, th́ 7.5 là ngày thứ 56. Tuy nhiên, các sách báo vẫn thường viết tuỳ tiện 55, 56, thậm chí 57 ngày.

Thư mục :

[G1] Đại tướng Vơ Nguyên Giáp, ĐIỆN BIÊN PHỦ Điểm hẹn lịch sử, hồi ức, Hữu Mai thể hiện, nxb Quân đội Nhân dân, 2000.

[G2] Đại tướng Vơ Nguyên Giáp, Đường tới ĐIỆN BIÊN PHỦ, hồi ức, Hữu Mai thể hiện, nxb Quân đội Nhân dân, 2001.

[G3] Đại tướng Vơ Nguyên Giáp, Chiến đấu trong ṿng vây, hồi ức, Hữu Mai thể hiện, nxb Quân đội Nhân dân, 1995.

[HN] Hoàng Nguyên, Hội nghị Genève năm 1954 về Đông Dương, tài liệu nội bộ, 2002, 84 trang.

[L] Général Pierre LANGLAIS, DIEN-BIEN-PHU, editions France-Empire, Paris, 1963.

[PR] Pierre ROCOLLE, Pourquoi DIEN BIEN PHU ?, Flammarion, 1992.

[R] Alain RUSCIO, DIEN BIEN PHU La fin d'une illusion, Coll. Racines du Présent, L'Harmattan, 1987.

[YG] Général Yves GRAS, Histoire de la guerre d'Indochine, Coll. L'Aventure coloniale de la France, Denoël, 1992.

[Z] Qiang ZHAI, China & The Vietnam Wars, 1950-1975, The University of North Carolina Press, Chapel Hill and London, 2000.

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 24, 2004.


Response to 50 Năm Của Thảm Kịch Chia ĐĂ´i

Nguyên Nhân và Hậu Quả của Hiệp Định Genève 1954

Trần Đức Tường - (LÊN MẠNG THỨ HAI 12 THÁNG BẢY 2004)

Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp Định Genève về Việt Nam đă được kư kết. Vĩ tuyến 17 đă là ranh giới chia đôi hai miền đất nước. Gần một triệu người miền Bắc đă rời bỏ quê hương di cư vào Nam. "Chấm dứt một cuộc chiến tranh bằng biện pháp chia đôi lănh thổ sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh khác...". Phái đoàn Quốc Gia Việt Nam và Hoa Kỳ đă không kư tên vào bản Hiệp Định Genève chia đôi đất nước. Một nửa thế kỷ đă trôi qua, nhưng dân tộc Việt Nam không thể nào quên được cái ngày đau thương khi giang san một giải đă bị chia cắt bởi dă tâm của thực dân và cộng sản.

Không có tham vọng viết sử, tiểu luận này chỉ nhằm nhắc lại những biến cố, những hậu quả của việc chia đôi đất nuớc hầu đáp ứng phần nào nhu cầu t́m hiểu về một quá khứ gây nhiều ẩn ức của các thế hệ trẻ ngày nay. Tiến bộ khoa học cộng với thời gian đủ dài để ta có thể phóng tầm nh́n t́m về hoàn cảnh Việt Nam sau Thế Chiến Thứ Hai, về cuộc Chiến Tranh Đông Dương (1946-1954) với trận đánh Điện Biên Phủ, về Hội Nghị Genève và bản Hiệp Định đ́nh chiến ngày 20/07/1954, về cuộc Di Cư vĩ đại của đồng bào miền Bắc vào Nam, về những vết thương hằn sâu trên da thịt dân tộc Việt Nam gây ra bởi gịng sông Bến Hải...

Việt Nam Sau Thế Chiến Thứ Hai

Thực dân Pháp đă có mưu đồ xâm lược nước ta từ cuối thế kỷ thứ 18 khi Gia Long đưa Hoàng Tử Cảnh sang Pháp làm con tin để cầu viện giúp ḿnh đánh nhà Tây Sơn. Mưu đồ này đă được thực hiện bằng đường lối ngoại giao và nhất là quân sự. Chúng sử dụng chiến thuyền bắn phá cửa biển Đà Nẵng (1847), chiếm hết 6 tỉnh Nam Kỳ (1859-1867) rồi đánh ra miền Bắc. Ḥa ước năm Giáp Thân (1884) hay c̣n gọi là ḥa ước Patenôtre đă biến Việt Nam thành thuộc địa của Pháp. Từ đó, Pháp đă coi Việt Nam, gồm cả 3 kỳ và hai nước láng giềng là Ai Lao và Cao Miên là Đông Dương thuộc Pháp (Indochine Française). Nước ta hoàn toàn mất độc lập chủ quyền. Triều đ́nh chỉ làm v́, mọi việc hành chánh, kinh tế, ngoại giao đều do người Pháp làm chủ.

Từ khi thực dân Pháp khởi sự đánh chiếm nước ta và suốt trong thời kỳ đất nước mất vào tay người Pháp, nhân dân ta luôn luôn t́m cách khởi nghĩa kháng chiến. Từ vua quan trong triều đến dân dă khắp nơi, những anh hùng dân tộc như Vua Duy Tân, vua Thành Thái, như Trương Định, Phan Đ́nh Phùng, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Hoa Thám, vv... đă tổ chức những cuộc khởi nghĩa vơ trang đánh đuổi thực dân. Những nhà ái quốc như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thái Học và bao nhiêu người khác đă nổi lên đấu tranh giành độc lập. T́nh thế chỉ tạm yên vào khoảng năm 1935.

Từ năm 1933, t́nh h́nh thế giới sau Đệ Nhất Thế Chiến (1914-1918), hai cường quốc Âu Châu là Pháp và Anh tỏ vẻ mệt mỏi, nhất là Pháp c̣n lúng túng về chính trị trong các công cuộc xây dựng lại. Lúc đó, Hitler (Đức), Mussolini (Ư) và Nhật Bản đă kư thỏa ước 3 bên (25/11/1933) lập thành lực lượng "Trục". Bắt chước Hitler vẫn coi Áo và Ba Lan thuộc Đức, Mussolini coi Ethiopia và Libya thuộc Ư, quân đội Nhật đă tiến chiếm Măn Châu vào ngày 7/7/1937.

Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nh́ đă chính thức bắt đầu vào ngày 1/9/1939 tại Âu Châu. Từ Tiệp Khắc, quân đội Đức Quốc Xă của Hitler đă xua quân vào Ba Lan trước hết rồi đồng loạt tấn công các nước các nước trên chiến trường phía Đông nước Đức. Đến năm 1940, Hitler mở mặt trận phía tây. Quân đội Đức nhảy dù xuống Ḥa Lan và Bỉ (10/05/1940), đồng thời dội bom xuống các thành phố phía Bắc nước Pháp giáp giới với Bỉ. Sau 18 ngày đêm cầm cự, vua Léopold của Bỉ đă phải đầu hàng vào ngày 28/05/40. Thanh toán được Bỉ, quân Đức tiến xuống phía Nam và đánh vào nước Pháp. Paris bị dội bom. Trong lúc Mussolini tuyên chiến với Pháp. Pháp bị lưỡng đầu thọ địch. Chính phủ Pháp lúc đó do thống tướng Pétain cầm đầu đă tuyên bố ngưng bắn vào lúc nửa đêm ngày 17/06/40. Nước Pháp đă lọt vào tay của Đức. Chính phủ Pétain rút về đóng tại Vichy và có chính sách cộng tác với kẻ xâm lược. De Gaulle bay sang Anh và hô hào kháng chiến, kêu gọi người Pháp vượt biển qua Anh gia nhập "Lực Lượng Pháp Tự Do", chiến đấu bên cạnh quân đội Đồng Minh.

Tại Đông Dưong, chính quyền bảo hộ nh́n thấy thế lực của Nhật đang tiến đánh Trung Hoa (1937), nên đă phục ṭng chính phủ Vichy ở mẫu quốc. Với đường lối này, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương trở nên đồng minh của lực lượng "Trục". Sau khi tiến chiếm Hà Nội vào năm 1939 và sau khi Pháp đầu hàng Đức, quân đội Nhật vẫn để chính quyền thực dân tiếp tục cai trị và phải có nghĩa vụ hậu cần cho quân đội Thiên Hoàng. T́nh trạng này tiếp tục cho đến năm 1945.

Sau khi quân đội Đồng Minh đổ bộ lên bờ biển Normandie và giải phóng nước Pháp, chính phủ Vichy bị lật đổ và bị bắt, De Gaulle lên nắm chính quyền. Chính quyền thực dân tại Đông Dương quay lại thần phục De Gaulle và v́ vậy đă ở thế thù nghịch với quân đội Nhật đang bị thua trận trên chiến trương Thái B́nh Dương. Ngày 9/3/45 người Nhật trao tối hậu thư cho toàn quyền Pháp, Decoux, yêu cầu đặt toàn bộ quân đội Pháp tại Đông Dương dưới quyền chỉ huy và điều động của Nhật. Decoux từ chối và đă bị bắt ngay, không kịp ra lệnh cho lực lượng Pháp dưới quyền. Quân đội Nhật bất thần tấn công các doanh trại và cơ sở của chính quyền thuộc địa. Chỉ trong một đêm họ đă thanh toán xong toàn bộ cứ điểm của Pháp, bắt giam tất cả các quan chức Pháp. Sử gia Phan Khoang đă viết : "Sáng ngày 10/3/45 cờ Nhật phất phới từ Nam Quan đến Cà Mâu. Ngày ấy Đại Sứ Yokohama yết kiến vua Bảo Đại ở Điện Kiến Trung, tuyên bố trao trả độc lập cho nước Việt Nam". Bảo Đại, sau đó đă tuyên bố hủy bỏ tất cả những hiệp ước kư kết với Pháp trước đó và mời nhà trí thức Trần Trọng Kim ra thành lập chính phủ. Tuy "thoát khỏi" ách nô lệ của Pháp, nhưng chính phủ này vẫn phải đi theo đường lối thân Nhật và quân đội Nhật vẫn chiếm đóng trên đất nước ta.

Sự cai trị của Pháp coi như bị gián đoạn. Trong lúc đó đảng Cộng Sản Đông Dương và các đảng phái quốc gia hoạt động ráo riết để giành độc lập. Mặt Trận Việt Minh do cộng sản thành lập đă chiếm ưu thế nên khi Nhật đầu hàng vào tháng 8/45, trong khoảng trống chính trị lúc đó, họ đă huy động được quần chúng Việt Nam nổi lên cướp chính quyền ngày 19/8/45. Hồ Chí Minh đă đọc tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/45 tại Hà Nội, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa. Trong buổi lễ Hồ Chí Minh đă tuyên đọc mấy lời thề mà lời thề đầu là "Cương quyết không thương thuyết với Pháp". Tuy nhiên, t́nh thế phức tạp lúc đó ở nước ta với sự hiện diện của quân đội Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch tới tước khí giới quân đội Nhật đă gây bất ổn cho Hồ Chí Minh và đảng cộng sản. Việt Minh rất mong quân đội Trung Hoa sớm rút khỏi Việt Nam. Đồng thời, tham vọng lấy lại thuộc địa của thực dân Pháp cũng khiến họ thương thuyết với Trung Hoa để quân đội của họ có thể thay thế quân đội Trung Hoa ở Việt Nam. Hồ Chí Minh đă thà phản bội lời thề, thương thuyết với Pháp c̣n hơn bị hại bởi Quốc Dân Đảng Trung Hoa và Việt Nam. V́ thế ông ta đă kư với Sainteny Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 chấp nhận Việt Nam là một nước tự do trong Liên Hiệp Pháp và để quân đội Pháp tiến vào miền Bắc. Tướng Leclerc của Pháp đă dẫn đoàn quân hơn 10.000 bộ binh và trên 100 chiến xa đổ bộ tại Hải Pḥng. Cũng nên nhắc là theo tinh thần Hiệp Định Sơ Bộ 6/3/46 quân đội Pháp với 15.000 quân hợp tác với 10.000 quân Việt Nam (Việt Minh) để giữ an ninh trên lănh thổ miền Bắc. Việt Minh có sự cam kết của Pháp là sẽ không can thiệp vào những vụ xung đột giữa Việt Minh và các đảng phái quốc gia, nên đă rảnh tay tấn công vào trụ sở Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) tại Hà Nội và các chiến khu của VNQDĐ tại các tỉnh ở miền Bắc.

Nhưng ư đồ giành lại thuộc địa của Pháp rất là mạnh mẽ trong giới cầm quyền ở Pháp, đặc biệt là De Gaulle. Quân đội Pháp đă mang quân tiến chiếm tất cả những công thự và cơ quan của Pháp trước kia. Thái độ khiêu khích ngày càng gia tăng và cuộc chiến đă bùng nổ ở nhiều thành phố, đặc biệt là Hải Pḥng, Bắc Ninh. Ngày 19/12/1946, Hồ Chí Minh đă kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Những năm đầu, Việt Minh rất yếu thế : vừa đánh vừa xây dựng lực lượng. Chiến thuật họ thường dùng là chiến tranh du kích mà họ học được của Mao Trạch Đông với phương châm "tứ khoái, nhất măn". Về chiến lược, họ chủ trương trường kỳ kháng chiến, tiêu hao địch. Hậu cần họ lấy tại chỗ, trong nhân dân. V́ vậy quân đội viễn chinh của Pháp phải ngày đêm đi càn quét, đi lùng địch mà không phát hiện. Về vũ khí, Việt Minh chủ yếu chỉ có súng nhẹ. Vũ khí cộng đồng thường là đại liên, trung liên, súng cối 60 ly, súng cối 81 ly. Chủ yếu, lúc đầu là những vũ khí cũ của Pháp, Mỹ, Anh, Nhật để lại sau Đệ Nhị Thế Chiến. Nhiều nơi c̣n dùng gậy gộc, giáo mác, tầm vông vạc nhọn. Họ có lập ra một vài "công binh xưởng" để chế tạo lựu đạn nội hóa, bom ba càng và một số ḿn bẫy. Từ năm 1950, tức là sau khi Mao Trạch Đông chiếm được toàn bộ Trung Quốc, hỏa lực và quân số của Việt Minh mới phát triển. Họ đă thành lập được những đơn vị cấp trung đoàn rồi "đại đoàn" (tương đương sư đoàn hiện nay). Súng ống họ đă có pḥng không, đại bác không dật (DKZ) và pháo binh gồm 105 và sơn pháo 75 ly. Vũ khí và quân trang, quân dụng đă do đàn anh Trung Cộng tiếp tế qua biên giới phí bắc. Những năm cuối của trận đánh, Việt Minh đă phản công và quân chính quy chấp nhận trận địa chiến với Pháp, trong lúc, quân địa phương và dân quân, tự vệ của họ tiếp tục đánh du kích. Kết quả là hệ thống đồn bót của quân đội Pháp bị cô lập.

Nhận thấy tự ḿnh tiến hành một cuộc chiến tranh vũ trang không kham nổi, Pháp đă phải nhờ tới ông Bảo Đại. Họ cam kết công nhận nền độc lập của Việt Nam không cộng sản do Bảo Đại làm quốc trưởng của "Quốc Gia Việt Nam". Những người không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản, những người từng là nạn nhân của cộng sản vô thần đă lần lượt quy thuận Quốc Gia Việt Nam. Quân Đội Việt Nam được h́nh thành và chiến đấu bên cạnh quân đội Pháp.

Cuộc chiến kéo dài đến tháng 7/1954. Sự tính toán chủ quan, sai lầm của tướng lănh Pháp đă dẫn đến việc dồn quân vào thung lũng Điện Biên Phủ, xa mọi hậu cứ tiếp vận, tạo cơ hội cho Việt Minh tổ chức trận địa tiến hành một trận đánh lớn dẫn đến sự thất thủ của tập đoàn căn cứ Điện Biên Phủ, quân Pháp đầu hàng lúc17 giờ 30 chiều ngày 5/5/1954. Hội nghị Genève về Việt Nam khai mạc ngay ngày hôm sau khi Điện Biên Phủ thất thủ.

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 24, 2004.


Response to 50 Năm Của Thảm Kịch Chia ĐĂ´i

Hội Nghị và HIệp Định Genève.

Trong suốt gần 9 năm chiến tranh Đông Dương, t́nh h́nh chính trị ở nước Pháp rất rối ren. Năm 1946 nền Đệ Tứ Cộng Ḥa Pháp ra đời với tổng thống Vincent Auriol. Dưới nhiệm kỳ của ông, vừa phải lo chỉnh đốn nền chính trị, hành chánh, kinh tế, xây dựng lại nước Pháp sau chiến tranh, vừa tiến hành một cuộc chiến tranh thu hồi thuộc địa ở Đông Dương cách mẫu quốc hàng chục ngàn cây số. Chính khách Pháp lo tranh giành địa vị. Chỉ trong 9 năm đó đă có 2 đời tổng thống và 17 lần thay đổi chính phủ. Có nhiều chính phủ lên chưa được mấy ngày đă bị lật đổ... Nắm được yếu tố này nên Hồ Chí Minh với sự hỗ trợ của Liên Xô và Trung Cộng đă nắm chắc phần thắng trong tay. Nói cách khác, đây là một trong những yếu tố khiến Pháp bại trận thê thảm ở Đông Dương. Thật sự, người ta đă bỏ rơi những người lính của Pháp đang thi hành nhiệm vụ trên chiến trường Đông Dương.

Trong lúc Điện Biên Phủ thất thủ th́ cũng là lúc chính phủ Laniel sụp đổ và người lên thay thế vào ngày 17/6/54 là Mendès France. Ông có một lời hứa "Nếu trong 4 tuần lễ, vào ngày 20/7 tới đây, tôi không đạt được một cuộc ngưng bắn tại Đông Dương, tôi sẽ từ chức". Thực t́nh, nếu ông không thành công mà có từ chức th́ cũng như 16 ông "chủ tịch hội đồng bộ trưởng" (thủ tướng) tiền nhiệm của ông thôi. Nhưng ư chí quyết liệt thực hiện lời hứa của ông bằng bất cứ giá nào kể cả hy sinh số phận hàng triệu con người th́ ngoại trừ đảng viên cộng sản hay xă hội, khó ai làm nổi. Ông thuộc đảng Xă Hội Pháp.

Sau Đệ Nhị Thế Chiến, thế giới, đặc biệt là Á Châu đă là sân khấu của một cuộc chiến tranh khác. Đó là cuộc chiến tranh ư thức hệ giữa chủ nghĩa cộng sản bành trướng do Liên Xô và Trung Cộng thống lănh và khối các nước dân chủ Tây Phương, đứng đầu là Hoa Kỳ. H́nh thức cuộc chiến tranh lạnh là "chiến tranh ủy nhiệm". Các cường quốc lănh đạo không trực tiếp đụng độ với nhau, nhưng khơi mào, nuôi dưỡng các cuộc chiến tranh ở những quốc gia nhỏ bé. Cuộc chiến tranh mà cộng sản gọi là "chiến tranh giải phóng" trên chủ trương, phong trào "giải phóng dân tộc" thực chất là chiến tranh bành trướng chủ nghĩa cộng sản. Cuộc chiến tranh tại Việt Nam bùng nổ từ cuối năm 1946 và cuộc chiến tranh Triều Tiên khởi sự vào ngày 25/6/1950. Cả 2 cuộc chiến đều khốc liệt, đều là gánh nặng cho các quốc gia tham chiến. Nhưng thực sự th́ khối "thế giới tự do" sốt ruột nhiều hơn với cuộc chiến tranh Triều Tiên v́ có nhiều quốc gia Tây Phương tham dự. Sức ép nội bộ của từng quốc gia khiến họ cần phải có một cuộc đàm phán để chấm dứt sự tham chiến của họ. Họ cũng chẳng tha thiết ǵ đến vấn đề chiến tranh Đông Dương v́ chỉ có Pháp liên quan và v́ thế Pháp đă t́m đủ cách để đưa vấn đề Việt Nam vào cuộc đàm phán mà họ rất cần. Họ thực sự hết lực theo đuổi và muốn rút ra trong danh dự. V́ thế trong Hội Nghị tứ cường (Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô) ngày 25/1/1954 tại Bá Linh, Pháp đă t́m mọi cách thuyết phục các nước kia đưa vào nghị tŕnh vấn đề "chấm dứt chiến tranh, tái lập ḥa b́nh tại Đông Dương".

Hội Nghị Genève khai mạc vào ngày 26/4/1954 với sự tham dự của đại biểu 19 quốc gia để bàn về chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Đông Dương. Một ngày bàn về Triều Tiên, một ngày bàn về Việt Nam. Có các phái đoàn cường quốc đứng đầu 2 phe : Phe cộng sản có Liên Xô do Molotov làm trưởng đoàn, Trung Cộng do Chu Ân Lai hướng dẫn. Phe thế giới tự do có Hoa Kỳ với ngoại trưởng John Foster Dulles, Anh Quốc với Anthony Eden và Pháp với Georges Bidault. Các nước liên hệ có phái đoàn Quốc Gia Việt Nam, Việt Minh, Lào, Cao Miên, Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên. Sau đây, chỉ nói về các cuộc đàm phán về vấn đề Việt Nam mà thôi.

Hội nghị Genève về Việt Nam chính thức được đẩy mạnh ngay sau khi Điện Biên Phủ thất thủ và đă khai mạc vào ngày 8/5/1954.

Phái đoàn Quốc Gia Việt Nam gồm có các ông : Nguyễn Quốc Định, ngoại trưởng (chính phủ Bửu Lộc) là trưởng đoàn, Nguyễn Khắc Khê, Trần Văn Tuyên, Trương Văn Ch́nh, Bửu Kính, Đoàn Thuận. Đến ngày 10/5, phó thủ tướng Nguyễn Trung Vinh được cử làm trưởng đoàn và tăng cường thêm ông Nguyễn Duy Thanh.

Phái đoàn Việt Minh có Phạm Văn Đồng là trưởng đoàn và các ông Phan Anh, Trần Công Tường, Hoàng Văn Hoan, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Thanh Hà, Hà Văn Lâu, Nguyễn Thanh Sơn, Đặng Tính, Trần Lâm, Hoàng Nguyên, Trần Thanh, Lê Văn Chánh.

Phái đoàn Pháp có ngoại trưởng Bidault. Phái đoàn Anh, có ngoại trưởng Eden. Phái đoàn Mỹ có thứ trưởng ngoại giao Bedell Smith. Phái đoàn Liên Xô có Molotov. Phái đoàn Trung Cộng có Chu Ân Lai. Phái đoàn Lào có Phumi Sananikone. Phái đoàn Cao Miên có Tep Than.

Lúc đầu, nghị tŕnh họp cách ngày và họp công khai, có báo chí tham dự. Mỗi bên lên đọc quan điểm của ḿnh. Sau 4 phiên họp như vậy, tại phiên họp ngày 14/5, Molotov đă thông báo kể từ kỳ họp tới là ngày 17/5 các phiên họp sẽ không công khai và được thu hẹp lại : mỗi phe chỉ có 3 đại biểu. Tại phiên họp ngày 26/5, Pháp và Việt Minh thỏa thuận về ngưng bắn và rút quân về các khu vực ấn định. Việt Minh đề nghị chia đôi lănh thổ Việt Nam, Pháp rút về phía Nam, Việt Minh rút về phía Bắc. Hội nghị cũng lập ra một tiểu ban quân sự để bàn cụ thể về ngưng bắn và rút quân. Phía Việt Minh có Tạ Quang Bửu thứ trưởng quốc pḥng, Đại tá Hà Văn Lâu và Hoàng Nguyên, thông dịch viên. Phía Pháp Việt có Tướng Delteil, Đại tá Brébisson..., Đại tá Lê Văn Kim, LS. Trần Văn Tuyên, Đại tá Trần Văn Minh và LS. Bửu Kính. Phiên họp đầu tiên của tiểu ban này diễn ra ngày 2/6. Trên địa thế, đă có những cuộc gặp gỡ, đàm phán về quân sự giữa hai phái đoàn quân sự Việt Minh và pháp Việt tại Trung Giá.

Trong suốt tiến tŕnh Hội Nghị, Việt Minh luôn đ̣i chia đôi lănh thổ. Thoạt đầu, với chiến thắng Điện Biên, họ đ̣i chia đôi ở vĩ tuyến 13. Phía Pháp đ̣i vĩ tuyến 18. Phái đoàn Việt Nam từ đầu luôn chống lại biện pháp chia đôi đất nước. Dưới sức ép của Liên Xô và Trung Cộng, Việt Minh từ bỏ đ̣i hỏi vĩ tuyến 13 và chấp thuận vĩ tuyến 17. Trưởng phái đoàn Quốc Gia Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Định đă tuyên bố ngay : "Tôi để cho phái đoàn Việt Minh trách nhiệmđối với lịch sử... Chia đôi, nghĩa là sớm muộn cũng lại có chiến tranh".

Trong lúc đang diễn ra Hội Nghị Genève th́ tại Việt Nam, Bảo Đại đă mời Ngô Đ́nh Diệm làm thủ tướng. Ngày 7/7/54, ông Diệm thành lập chính phủ và BS. Trần Văn Đỗ làm Bộ Trưởng ngoại giao thay thế Nguyễn Quốc Định. Ông cũng thay ông Định làm trưởng phái đoàn Việt Nam tại Genève. Ông Đỗ khi biết Việt Nam sẽ bị chia đôi, đă đứng lên phản đối, giọng nghẹn ngào v́ xúc động trong bầu không khí im phăng phắc của cả Hội Nghị. Biến cố này được nhà báo Pháp Jean Lacouture và LS. Trần Văn Tuyên viết lại.

Nội Dung Hiệp Định Genève Về Việt Nam.

Hiệp Định Genève về Việt Nam đă được chính thức kư kết vào lúc 3 giờ 50 phút sáng ngày 21/7/1954. Nhưng trên tường, theo đề nghị của Mendès France, đồng hồ vẫn chỉ 12 giờ khuya ngày 20/7 để hắn có thể giữ được lời hứa. Một sự gian lận lịch sử. Một mối nhục cho nước Pháp ngay trong một Hội Nghị quốc tế, tại một quốc gia ngoài lănh thổ Pháp.

Nội dung Hiệp Định có 47 điều và một phụ lục và được tóm tắt như sau :

Lệnh ngưng bắn có hiệu lực từ ngày 22/7/54 vào lúc 0 giờ, giờ Genève, tức 7 giờ sáng giờ Sài G̣n. Tuy nhiên thời điểm ngưng bắn cụ thể được ấn định tại Bắc Việt lúc 8 giờ sáng ngày 27/7 ; tại Trung Việt lúc 8 giờ sáng ngày 1/8 ; và tại Nam Việt lúc 8 giờ sáng ngày 11/8.

Lằn ranh giới tuyến chia đôi Việt Nam là vĩ tuyến thứ 17 Bắc. Cụ thể trên địa thế là từ cửa sông Bến Hải, theo gịng sông đến làng Bồ Hô Su và biên giới Việt-Lào. Hai bên bờ sông, một vùng phi quân sự rộng 5 km là trái độn giữa 2 vùng. Theo Hiệp Định, lằn ranh này chỉ tạm thời và sẽ có cuộc tổng tuyển cử để thống nhất 2 miền vào tháng 7/1956 (thời điểm này chính Pháp đă đơn điệu ấn định không có sự đồng ư của Quốc Gia Việt Nam). Trong thời gian chờ tổng tuyển cử, mỗi bên có quyền quản trị hành chánh ở khu vực của ḿnh.

Cấm phá hủy cơ sở trước khi rút quân ; cấm trả thù hoặc ngược đăi những người đă cộng tác với đối phương khi trước ; cấm đưa thêm quân đội, vũ khí hoặc lập căn cứ quân sự ở vùng đối phương. Việc giám sát đ́nh chiến được giao cho một Ủy Hội quốc tế gồm Gia Nă Đại, Ba Lan và Ấn Độ. Lúc đầu Việt Minh từ chối và đ̣i chỉ có Việt Minh và Pháp mà thôi.

Trong ṿng 300 ngày dân chúng 2 miền có quyền di chuyển từ vùng này sang vùng khác không bị hạn chế, không bị ngăn cản.

Việt Minh và các trưởng đoàn đại biểu đă kư vào bản Hiệp Định và bản thông cáo chung ngoại trừ phái đoàn Quốc Gia Việt Nam không kư. Phái đoàn Hoa Kỳ cũng không kư.

Cuộc Di Cư Vĩ Đại

Tin tức về việc chia đôi đất nước đă là một cú ỀsốcỂ mạnh đối với dân Hà Nội nói riêng và dân chúng toàn miền Bắc nói chung. Thực ra, đối với đồng bào miền Nam và đồng bào cả nuớc chia đôi đất nước là một mối đau của dân tộc. Xưa kia Trịnh Nguyễn phân tranh, lấy sông Gianh làm biên giới đă khiến cho người đời nguyền rủa cho đến ngày nay. Phái đoàn Quốc Gia, ngay sáng ngày 21/7 đă ra một bản tuyên ngôn mang chữ kư của Trưởng phái đoàn, Bs. Trần Văn Đỗ : "long trọng phản đối việc kư kết hấp tấp thỏa hiệp ngưng chiến do hai cơ quan Tư Lệnh Tối Cao Pháp và Việt Minh mà thôi" và "yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách kư kết Hiệp Định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của nhân dân Việt Nam".

Đối với một số dân chúng miền Bắc, không có chuyện ở lại với Việt Minh v́ họ đă chống Việt Minh cộng sản hoặc đă làm việc trong bộ máy hành chính của quốc gia tại Hà Nội và các tỉnh lớn. Chính sách trả thù và những h́nh ảnh đấu tố dă man trong cải cách ruộng đất của Việt Minh đă làm cho họ lo sợ thêm. Bỏ lại tất cả sản nghiệp để di cư vào Nam, dù là chỉ trong vài năm đă là điều trước đây không bao giờ họ nghĩ tới. Nhưng, do Hiệp Định kư kết bởi thực dân và Việt Minh cộng sản, hôm nay, họ chỉ c̣n 300 ngày để quyết định, để chuẩn bị, để gom góp của cải và bỏ xứ lên đường vào Nam ! Dư luận rất xôn xao. Những người thức thời đă nhanh chân lên đường ngay những tháng sau đó.

Nh́n thấy xu hướng có hàng triệu người sẽ bỏ miền Bắc vào Nam, chính phủ Ngô Đ́nh Diệm đă phải có đối sách khẩn cấp bằng cách ban hành Nghị Định số 111.TTP/VP, thành lập một Tổng Ủy Di Cư. Cơ quan này đầu tiên được giao cho bộ trưởng Nguyễn Văn Thoại làm tổng ủy trưởng và ông Đinh Quang Chiêu làm phụ tá. Ngày 21/8 ông Ngô Ngọc Đối được cử thay thế ông Nguyễn Văn Thoại và đến ngày 4/12 Bs thú y Phạm Văn Huyến được cử thay thế ông Ngô Ngọc Đối.

Cầu không vận do không quân Pháp thiết lập từ ngày 10/8/54 với mỗi ngày khoảng 70 chiếc vận tải cơ Dakota để chuyển vận đồng bào di cư vào Nam. Tại Tân Sơn Nhất, Bộ Xă Hội đón tiếp đồng bào và di chuyển về các trại định cư. Mỗi ngày, vài ngàn đồng bào ở các tỉnh miền Bắc kéo nhau về Hà Nội để được chuyển vận vào Nam. Một số rất đông đă được di chuyển xuống Hải Pḥng để được các chiến hạm của Pháp chở bằng đường biển. Với nhịp độ như vậy, trong 10 tháng ngắn ngủi (300 ngày) đă có trên 860.000 người miền Bắc bỏ xứ di cư vào Nam. Những đồng bào di cư gồm những thành phần nào ? Họ gồm các công chức, một số các nhà trí thức đi theo trường ḿnh dạy, thành viên các đảng phái quốc gia, các nhà tư bản, doanh thương và đại đa số đồng bào Công Giáo. Trên con số 860.000 đồng bào di cư th́ có đến 650.000 người Công Giáo. Trước Hiệp Định, miền Bắc có gần 1,1 triệu người Công Giáo, nay chỉ c̣n lại 300.000 người. Hàng giáo phẩm đă có 1.127 vị theo tín đồ di cư, c̣n lại khoảng 300 người gồm những vị già cả, bệnh tật, không đi nổi. Con số đồng bào di cư c̣n có thể cao hơn nữa nếu c̣n thời gian và nếu Việt Minh không ra sức ngăn cản. Nhiều người ở xa Hà Nội và Hải Pḥng đă không thể đi được. Việt Minh đă đàn áp dă man những người hô hào, tổ chức đưa đồng bào di cư. Nhiều người đă bị bắt, bị thủ tiêu. Nhất là những đồng bào ở vùng Nghệ Tĩnh (Quỳnh Lưu). Sau khi hết hạn 300 ngày, nhiều người c̣n tiếp tục vượt biên bằng thuyền bè và đă bị Việt Minh cho thuyền vơ trang đuổi theo bắn bỏ. Một số người t́m cách vượt sông Bến Hải cũng bị chúng dùng tên độc bắn trong lúc đang bơi chưa tới bờ phía Nam. Họ dùng tên độc v́ trong vùng phi quân sự không được nổ súng. Chưa có ai nghiên cứu để làm bản thống kê những người chết trên đường đi t́m tự do hồi năm 1954.

Đồng bào đă được tạm định cư trong các trại xung quanh Sài G̣n trước khi được đưa đi định cư vĩnh viễn ở các vùng Biên Ḥa, Bà Rịa, Vũng Tàu, Ban Mê Thuột, Diling, Blao, Liêng Khàng, Long Khánh, Nha Trang, Cam Ranh, vv... Riêng trên vùng Cao Nguyên Miền Trung, có khoảng 300.000 đồng bào đă được định cư. Sau một thời gian đầu khó khăn, nhưng được sự giúp đỡ tận t́nh của chính phủ và của quốc tế, nhất là Hoa Kỳ, đồng bào di cư đă ổn định được cuộc sống, làm ăn ngày càng phát đạt tạo thêm phong phú cho nền kinh tế cũng như văn hóa, giáo dục tại miền Nam.

Bức màn tre đă buông xuống. Rất ít tin tức về miền Bắc lọt ra ngoài. Nhưng chắc chắn dân chúng sẽ đói khổ và mất hết quyền tự do căn bản dưới chế độ độc tài cộng sản. Một tài liệu về Nhân Quyền của một cơ quan mang tên MISSIO thuộc Giáo Hội Công Giáo Đức đă làm một cuộc khảo sát về Giáo Hội Miền Bắc và Miền Nam sau Hiệp Định Genève đă ghi những số liệu sau đây : Vào năm 1953, tại miền Nam có 3 trường trung học tư thục Công Giáo. Đến năm 1969 có 226 trường đón nhận 82.927 học sinh Công Giáo và 70.101 học sinh ngoài Công Giáo. Các trường tiểu học tư thục Công Giáo gia tăng, phát triển lên đến con số 1.030 trường vào năm 1969. Mọi giới, mọi ngành trong miền Nam đă phát triển mạnh mẽ.

Quốc Hận Phân Chia.

Cộng sản Việt Nam (CSVN) thường khoe khoang có công giành độc lập cho dân tộc và thống nhất đất nước. Họ dùng hai công trạng này để bắt người dân mang ơn đảng CSVN và biện minh cho sự độc tôn độc tài trên chính quyền tại Việt Nam. Các thế hệ sau có thể không rơ và có thể tin vào luận điệu tuyên truyền này của họ. Phải biết là chính CSVN đă chủ trương và đă đề nghị với quốc tế chia đôi đất nước tại Hội Nghị Genève năm 1954. Họ và thực dân Pháp đă đặt bút kư văn bản quốc sỉ này. Trước đó, CSVN kư kết Hiệp Định Sơ Bộ với Pháp để quân đội Pháp được trở lại miền Bắc. Hồ Chí Minh với tư cách chủ tịch một nước đă đang đêm (2 giờ sáng đêm 13 rạng 14/9/46) gơ cửa Bộ Trưởng thuộc địa Marius Moutet để kư cho bằng được bản "thỏa hiệp quan hệ" (modus vivendi) là một bằng chứng cộng sản không tôn trọng danh dự, quốc thể và độc lập của Việt Nam.

Dân tộc Việt Nam không thể tha thứ cho CSVN về cái tội chia cắt đất nước. Năm 1954, họ đă cắt một nửa giang sơn dâng cho thực dân Pháp. Hành động này không khác ǵ trong những năm gần đây, họ cắt đất, cắt biển dâng cho Trung Cộng. Đúng như trưởng phái đoàn Quốc Gia tham dự hội nghị : "Chấm dứt một cuộc chiến tranh bằng biện pháp chia đôi lănh thổ sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh khác...". Quả vậy, CSVN đă phản bội chữ kư của chính họ mang quân tấn công miền Nam gây ra cuộc chiến tranh Việt Nam với bao tang tóc thê lương. Lịch sử sẽ phán xét tội phản dân hại nước của CSVN.

Trần Đức Tường

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 24, 2004.



Response to 50 Năm Của Thảm Kịch Chia ĐĂƒÂ´i - Hiep Dinh Geneve

HIỆP ĐỊNH GENÈVE 1954 và những kinh nghiệm không được những người trong cuộc rút tỉa

Trich tu mang Y Kien - Phạm Cao Dương- [viết cho giới trẻ Việt Nam ở Hải Ngoại]

Trong lịch sử Việt Nam hiện đại nói chung và lịch sử Người Việt Hải Ngoại nói riêng, hai thời điểm 1954 và 1975 là hai thời điểm căn bản, hai khúc quanh lớn của lịch sử có liên hệ chặt chẽ với nhau trong những quan hệ nhân quả. Năm 1954 là năm Hiệp Định Genève được kư kết, chia lănh thổ Việt Nam thành hai miền Nam, Bắc, mở đầu cho cuộc di cư của non một triệu người từ Bắc vô Nam. Năm 1975 là năm miền Nam sụp đổ trước sự xâm lăng bằng vơ lực của miền Bắc, mở đầu cho phong trào dời bỏ đất nước ra đi của hơn hai triệu người Việt ngày nay sống rải rắc ở khắp nơi trên thế giới. Cả hai ngày đều đă được những người Việt Nam không Cộng Sản coi là Quốc Hận. Nhưng từ sau năm 1975, người ta gần như chỉ c̣n kỷ niệm Ngày Quốc Hận 1975 mà không c̣n kỷ niệm Ngày Quốc Hận 1954 nữa. Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ hầu như là đă quên, thậm chí là không c̣n biết đến Quốc Hận 1954 là ǵ cả. Có điều không hiểu Quốc Hận 1954, người ta không thể hiểu Quốc Hận 1975, từ đó những hậu quả và những bài học của những biến cố cực kỳ đen tối , cực kỳ bi thảm đă xảy ratrong lịch sử dân tộc Việt Nam trong non nửa thế kỷ vừa qua. Bài này được viết với mục tiêu cung hiến cho bạn đọc, đặc biệt là các bạn trẻ Việt Nam ở hải ngoại, một số những dữ kiện căn bản liên hệ tới Ngày Quốc Hận Thứ Nhất, đúng hơn Hội Nghị Genève và Hiệp Định Genève 1954 cùng những hậu quả của hội nghị và của hiệp định này, kèm theo đó là những kinh nghiệm đă không được người trong cuộc học.

Hoàn cảnh triệu tập

Trong hoàn cảnh nào Hội Nghị Genève đă được triệu tập và Hiệp Định Genève đă được thông qua? Để trả lời câu hỏi này, nhiều người thường nghĩ ngay tới Trận Điện Biên Phủ và cho rằng Hội Nghị Genève đă được triệu tập một ngày sau khi người Pháp bị bại trận, tức ngày 8 tháng 5 năm 1954. Điều này không hoàn toàn đúng. Ngày 8 /5/1954 chỉ mở đầu cho giai đoạn thứ hai của một hội nghị Genève lớn hơn, có mục tiêu là cả vùng Đông Á với Chiến Tranh Cao Ly là chính, bắt đầu họp từ ngày 26/4/1954 trước đó. Tất cả bắt nguồn từ sự thất bại của Hội Nghị Tứ Cường, Anh, Pháp, Mỹ, Nga, để bàn về các vấn đề Âu Châu, trọng tâm là sự thống nhất nước Đức vào đầu năm này. Đây là thời kỳ Chiến Tranh Lạnh bao trùm thế giới. Hội Nghị Genève được triệu tập là do Nga đề nghị. Thành phần là các ngoại trưởng của Tứ Cường, thêm Chu Ân Lai của Trung Cộng, cũng do Nga đề nghị. Vào thời điểm này Trung Cộng mới vừa làm chủ được Trung Hoa lục địa được ít năm và chưa có một vai tṛ quốc tế nào. Mục tiêu của Nga là tạo dịp để đồng minh Á Châu của nước này được gián tiếp công nhận. Hoa Kỳ buổi đầu rất ngần ngại. Nhưng sau những giải thích của Nga và những mặc cả qua lại, hội nghị đă được triệu tập với mỗi nước mỗi chủ trương khác nhau và những mục tiêu khác nhau.

Chủ trương của các nước tham dự

Anh Quốc . Anh Quốc tin tưởng vào đường lối ḥa hoăn, đồng thời e ngại chiến tranh ở Việt Nam có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho các thuộc địa của nước này, đặc biệt là Hương Cảng nằm trong nội địa của Trung Quốc, sau đó là những vùng Anh có ảnh hưởng và quyền lợi nằm ở phía tây và tây nam bán đảo Đông Dương với Mă Lai và Singapore là chính.

Liên Xô.- Liên Xô từ sau khi Stalin chết (5/3/1953) chủ trương mềm dẻo và muốn sống chung ḥa b́nh với các nước Âu Châu chống lại Hoa Kỳ, từ đó t́m cách thuyết phục Pháp không tham gia Cộng Đồng Pḥng Thủ Chung Âu Châu. Khởi đầu, ngày 28 tháng 9. Liên Xô đề nghị tứ cường họp để giải quyết vấn đề thống nhất nước Đức. Đến tháng Giêng năm 1954 trước khi Hội Nghị Berlin nhóm họp, Ngoại Trưởng Vyacheslav Molotov thông báo cho Pháp biết là Nga sẽ giúp Pháp giải quyết vấn đề chiến tranh Đông Dương nếu bù lại Pháp từ chối yêu cầu của Hoa Kỳ không tham gia Cộng Động Pḥng Thủ Âu Châu . Người ta không rơ người Pháp đă trả lời ra sao nhưng chỉ hơn một tuần sau Hội Nghị Genève Hạ Nghị Viện Pháp đả bác bỏ dự án tham gia tổ chức này, vào ngày 30/8/1954. Đối với Á Châu, Nga cũng chủ trương bành trướng chủ nghĩa cộng sản ra khắp châu này, nhưng lại dành cho Á Châu một ưu tiên thấp hơn Âu Châu. Không những thế, Nga tự coi như không có khả năng kiểm soát mọi chuyện ở Á Châu nếu Mỹ cố ư leo thang ở Á Châu với sự thỏa thuận của Anh trong khi Nga không chủ trương leo thang. Đồng thời Nga cho rằng một khi chuyện này xảy ra, các nước Tây Phương sẽ sáp lại gần nhau hơn trong một thế chống Cộng mới từ đó bó buộc Nga phải tham chiến để bênh vực Trung Quốc. Trong khi đó, vai tṛ đem lại ḥa b́nh ở Đông Dương sẽ tạo cho Nga một h́nh ảnh đẹp của một quốc gia mưu cầu ḥa b́nh cho thế giới.

Với chủ trưiơng kể trên, ngay khi Hội Nghị Genève bắt đầu, khi câu hỏi là đ́nh chiến và giải pháp chính trị nên đước thảo luận chung hay tách rời thành hai vấn đề riêng biệt th́ Nga đă ủng hộ Pháp là nên tách biệt với ưu tiên dành cho ngưng chiến trước. Molotov tỏ ra không lưu tâm tới vấn đề bảo đảm sự thống nhất của Việt Nam .

Nước Pháp.- Nước Pháp th́ không c̣n hy vọng có thể thắng được Việt Minh Cộng Sản giành lại cả những thuộc địa cũ của ḿnh ở Đông Dương như trước được nữa, đồng thời nội bộ bị chia rẽ trầm trọng nên nhất thời chỉ muốn giải quyết cuộc chiến mà thôi.

Vấn đề chính trị sẽ giải quyết sau. Có hai lư do. Một mặt Pháp bị kẹt với chính phủ Quốc Gia Việt Nam của Cựu Hoàng Bảo Đại v́ ngày 4 tháng 6 năm 1954, Pháp đă kư với chính phủ này hai thỏa ước công nhận nền độc lập hoàn toàn và chủ quyền về mọi phương diện của Việt Nam, với tư cách này Việt Nam đă gia nhập khối các quốc gia liên kết với Pháp, đồng thời ngoại trưởng Bidault đă hứa bằng lời nói và bằng văn thư với Bảo Đại là sẽ không có chuyện chia đôi lănh thổ; mặt khác là vấn đề chính trị có liên quan đến những giải pháp cho Miên và Lào và quyền lợi trong tương lai của Pháp ở cả ba xứ Đông Dương. Hoa Kỳ.- Hoa Kỳ th́ muốn can thiệp hơn vào Việt Nam để ngăn chặn sự bành trướng của thế giới Cộng Sản nhưng vẫn do dự và bất măn với Pháp v́ cho rằng Pháp không cho Hoa Kỳ biết rơ những ǵ đă xảy ra và Pháp chủ trương những ǵ trong giai đoạn tới. Khi hội nghị được triệu tập, Hoa Kỳ chỉ tham dự như một quốc gia thân hữu với một vai tṛ phụ thuộc đối với các nước không cộng sản, tức các quốc gia liên kết và Pháp. Do đó vào cuối tháng Tư, Ngoại Trưởng Dulles chỉ lưu lại Genève có một tuần và chỉ để lại một phái bộ cấp thấp hơn sau đó với vai tṛ quan sát nhiều hơn là tham dự. Chúng ta cũng cần phải lưu ư là trước đó Washington đă rất quan tâm đến t́nh h́nh Đông Dương và Ngoại Trưởng Dulles vào hạ tuần tháng 4 năm 1954 khi đến Paris họp Hội Đồng Bắc Đại Tây Dương đă nhận được lời cầu cứu khẩn cấp của ngoại trưởng Pháp Bidault để cứu văn t́nh trạng nguy ngập của quân dội Pháp ở Điện Biên Phủ. Dulles đă hoạt động rất tích cực để có sự hỗ trợ của ngoại trưởng Anh Eden nhưng không thành công. Không những thế, những đề nghị của ông nhằm thiết lập một hiệp ước an ninh Á Châu và về các hành động chung cũng bị chính phủ Anh bác bỏ. Tổng Thống Eisenhower cuối cùng đă loan báo là Mỹ sẽ không làm ǵ trong khi chờ kết quả của hội nghị Genève. Không chấp nhận nhượng bộ lại không dám tham chiến khi không có sự thỏa thuận của đồng minh. Thái độ lơ lửng này của Washington đă làm cho sứ mạng của Dulles trở thành bất khả thực hiện.

Trung Cộng.- Trường hợp của Trung Cộng th́ phức tạp hơn nhiều. Trước hết Trung Cộng vào năm 1954 mới làm chủ được Trung Hoa Lục Địa được ít năm, chưa có được một vai tṛ quốc tế nào nên muốn có vai tṛ này, đồng thời v́ nước này vừa mất khoảng một triệu quân ở chiến trận Cao Ly nên t́m cách ngăn chặn không cho Hoa Kỳ có cớ can thiệp vào chiến tranh Việt Nam . Chưa hết, Trung Cộng c̣n muốn chứng tỏ cho Ấn Độ, Nam Dương và các nước không liên kết một thái độ ôn ḥa, không bành trướng của ḿnh, đồng thời thực thi chủ trương cố hữu của Trung Quốc là không muốn thấy một nước Việt Nam quá mạnh và muốn chia vụn khu vực Đông Nam Á. Đối với Nga, Trung Cộng rất cần viện trợ kinh tế của Nga nên phải hỗ trợ Nga trên chính trường quốc tế. Hội Nghị Genève là một dịp hiếm có để Trung Cộng thực hiện những chủ trương này. Trong hoàn cảnh đó, ngày 20 tháng 5, theo sự khởi xướng của Nga, Châu Ân Lai đă đồng ư tách rời hai khía cạnh quân sự và chánh trị của vấn đề Đông Dương thành hai đề tài thảo luận riêng biệt. Sau đó, sang tháng 6, sau khi Pháp công nhận Quốc gia Việt Nam là một nước hoàn toàn độc lập và có chủ quyền với tất cả những tính chất và những quyền hạn theo quốc tế công pháp th́ Chu Ân Lai đă tuyên bố ngay là ông thừa nhận sự tồn tại của hai chính phủ tại Việt Nam và thỏa hiệp cuối cùng về một giải pháp chính trị cho Việt Nam sẽ do sự điều đ́nh trực tiếp giữa hai chính phủ này. Châu Ân Lai cũng tỏ ra có ảnh hưởng mạnh mẽ với phái đoàn Việt Minh. Bằng chứng là khi bàn về sự hiện diện của quân đội Việt Minh ở Lào và Miên, lúc đầu Việt Minh chối bỏ là không hề có bộ đội xâm nhập vào Lào và Miên, sau đó, theo các nhà quan sát đương thời, dưới áp lực cưa Chu Ân lai, họ sửa lại là có một ít t́nh nguyện quân nhưng đă rút rồi, sau đó lại điều chỉnh là nếu c̣n có phần nào bộ đội của họ ở những nơi này th́ các bộ đội này sẽ rút. Nhưng đóng góp lớn nhất của Châu Ân Lai vào sự thành công của Pháp và Nga ở Hội Nghị Genève là sự bay về Á Châu của ông để gặp và áp lực với Hồ Chí Minh để ông này chấp nhận những ǵ đă được các nước này thỏa thuận.

Việt Minh.- Việt Minh, hay dùng danh xưng chính thức của chính phủ do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, là Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, th́ tỏ ra rất và ngay cả quá tự tin, tự tin vào thế chiến thắng của ḿnh, tự tin vào kinh nghiệm học được từ các nước Cộng Sản khác trong chiến thuật vừa đánh vừa đàm, rồi sau này là những xảo thuật vận động quần chúng một khi có tổng tuyển cử. Họ muốn dựa theo đà chiến thắng quân sự của ḿnh đ̣i một giải pháp chính trị trước và để cho người Việt tự giải quyết những mâu thuẫn riêng với nhau. Họ cũng đ̣i cho những nhóm Pathet Lào và Khmer Issarak là những nhóm Cộng Sản ở Lào và Miên mà họ nâng đỡ được công nhận. Theo nhận xét của một tác giả Mỹ, trong suốt 25 năm trước đó, Cộng Sản Việt Nam đă trung thành theo những chỉ thị đến từ Mạc Yư Khoa th́ ở Genève họ đă không đi ra ngoài khuôn phép ấy. Các tác giả của Pentagon Papers th́ dẫn lời của Jean Chauvel, đại sứ Pháp ở Berne và là người trực tiếp điều đ́nh trong phái đoàn Pháp ở Genève là ông này linh cảm rằng sau những buổi tiếp xúc riêng với phái bộ Trung Quốc th́ phe Việt Minh đă thực sự ở đầu cuối sợi dây được những bàn tay từ Mạc Tư Khoa hay Bắc Kinh nắm giật.. Điều này không có ǵ là khó hiểu v́ Hồ Chí Minh là người của Cộng Sản Quốc Tế và v́ Việt Nam không hề có thực lực để theo đuổi cuộc chiến. Tất cả tùy thuộc vào Liên Xô và Trung Quốc.

Quốc Gia Việt Nam.- Quốc Gia Việt Nam với Cựu Hoàng Bảo Đại làm quốc trưởng th́ tham gia với tư cách một chính phủ quốc gia độc lập trong Liên Hiệp Pháp bên cạnh các phái đoàn chính thức của Lào và Miên. Tuy nhiên, để củng cố thêm cho tính cách độc lập và uy thế của ḿnh, trong thời gian này, phía Quốc Gia sau một thời gian dài tranh đấu và đ̣i hỏi, đă đạt được hai thỏa ước mới và riêng rẽ do hai thủ tướng Joseph Laniel và Bửu Lộc kư kết vào ngày 4/6/1954 về nền độc lập của Việt Nam và sự liên kết giữa hai nước. Hai thỏa ước này đă bổ khuyết và kiện toàn nền độc lập của Việt Nam trước đó đă được công nhận bằng hiệp định Elysée giữa Cựu Hoàng Bảo Đại và Tổng Thống Pháp Vincent Auriol, với tư cách hai quốc trưởng. Khi Mendès France thay thế Laniel làm thủ tướng, Mandès France lại hứa tôn trọng những thỏa ước này mặc dầu nó chưa được Quốc Hội Pháp thông qua. Đây là những thỏa ước ít được mọi người biết đến mặc dầu nó vô cùng quan trọng v́ theo đó Việt Nam được Pháp công nhận là hoàn toàn độc lập và có chủ quyền với những tư cách và quyền hạn theo quốc tế công pháp (thỏa hiệp thứ nhất) và với tư cách một nước hoàn toàn độclập và có chủ quyền theo đó Việt Nam gia nhập khối các quốc gia liên kết của Pháp (thỏa hiệp thứ hai). Chúng ta cần phải nhớ là lúc đầu Pháp đề nghị một thỏa ước cho cả hai vấn đề nhưng phái đoàn Việt Nam đ̣i hai thỏa ước riêng biệt và Pháp đă nhượng bo. Rất tiếc là thời gian hai thỏa ước này được kư kết là quá muộn nên không ai nói tới về sau này nữa. Tuy nhiên chúng đă phản ảnh lập trường của phái đoàn Quốc Gia Việt Nam trong suốt thời gian Hội Nghị Genève nhóm họp. Quốc Trưởng Bảo Đại ngay từ đầu đă luôn luôn đ̣i hỏi người Pháp phải tôn trọng sự thống nhất lănh thổ của Việt Nam và chống lại mọi sự chia cắt. Ông đă thành công trong việc đ̣i hỏi Ngoại Trưởng Bidault phải hứa bằng lời nói và bằng văn kiện là sẽ không bao giờ chia cắt Việt Nam coi như điều kiện để ông cử phái đoàn của Quốc Gia Việt Nam tới dự hội nghị. Về tư thế của phái đoàn Việt Minh khi phái đoàn này được mời tham dự hội nghị th́ qua sự đ̣i hỏi của Ngoại Trưởng Nguyễn Quốc Định sự hiện diện của phái đoàn này phải được coi là không có nghĩa là Việt Minh được công nhận. Lập trường của Bảo Đại và của phái đoàn Quốc Gia Việt Nam đă gây rất nhiều khó khăn cho người Pháp. Người Pháp đă phải mất rất nhiều thời giờ qua lại giữa Paris và Berne với Cannes rồi sau này là Evian để thuyết phục Bảo Đại. Sau đó, trong thời gian điều đ́nh, người Pháp đă luôn luôn tránh gặp Bảo Đại và phái đoàn Quốc Gia Việt Nam mà phái nhờ người Mỹ làm trung gian thông báo tin tức. Điều này giải thích tại sao theo lời kể của Cựu Hoàng Bảo Đại trong thời gian này có nhiều người Mỹ đă tới gặp ông trước và trong thời gian hội nghị để rồi sau đó không tới gặp ông như trước nữa. Người Pháp sợ bị Bảo Đại và phái đoàn Việt Nam chất vấn và làm cản trở cuộc điều đ́nh của họ. Một phần cũng v́ vậy người Pháp chủ trương tách rời giải pháp chánh trị ra khỏi giải Pháp quân sự. Với giải pháp quân sự thuần túy, người Pháp có thể đại diện cho các nước liên kết thỏa hiệp được. Chúng ta cũng cần để ư là vào thời điểm này quân đội Quốc Gia mới được thành lập không được bao lâu và c̣n bị phụ thuộc nhiều vào quân dội Pháp, đồng thời sự chia rẽ giữa những ngườ Việt Nam không Cộng Sản rất trầm trọng. Bảo Đại và phái đoàn của Quốc Gia Việt Nam do đó không ở vào một vị thế thuận lợi để nói lên và bảo vệ lập trường của ḿnh.

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 25, 2004.


Response to 50 Năm Của Thảm Kịch Chia ĐĂƒÂ´i - Hiep Dinh Geneve

Diễn tiến của các cuộc điều đ́nh

Với những chủ trương rơ rệt kể trên, các phái đoàn Nga và Trung Cộng đă đóng những vai tṛ chủ động và tích cực trong những khóa họp khoáng đại hay những cuộc họp giới hạn của hội nghị cũng như trong các hoạt động ngoại vi, đúng hơn những cuộc điều đ́nh mật. Tất cả là nhằm vào những quyền lợi riêng của họ. Trong t́nh trạng sinh hoạt phức tạp và không được qui định bằng những nguyên tắc rơ ràng này, người ta khó mà biết được một cách thật rơ ràng thứ tự của các cuộc mặc cả qua lại, nhưng mục tiêu giành quyền lợi riêng cho ḿnh và hy sinh quyền lợi của đồng minh đă được phía Trung Cộng biểu lộ rất sớm. Chỉ mười ngày sau buổi họp đầu tiên, ngày 18/5/1954, một phụ tá của Châu Ân Lai đă tŕnh bày với một nhân viên của phái bộ Pháp trong một bữa ăn tối là phái bộ của ông ta tới họp là để t́m kiếm ḥa b́nh chứ không phải để làm hậu thuẫn cho Việt Minh. Không lâu sau đó họ Chu c̣n nói riêng với Anthony Eden, trưởng phái đoàn Anh, và Georges Bidault, trưởng phái đoàn Pháp, rằng ông chống lại chủ trương của Việt Minh nhằm kiểm soát Miên và Lào. Đếợn ngày 23/6, ông đă dàn xếp để bí mật gặp riêng Mendès France ở ṭa đại sứ Pháp ở Bern, thủ đô của Thụy Sĩ thay v́ ở Genève trong một bộ Âu phục thay vị chiếc áo lănh tụ thường mặc nhằm gián tiếp bày tỏ ư muốn nói chuyện để điều đ́nh thực sự theo sinh hoạt quốc tế chứ không phải theo lối đấu tranh cách mạng. Trong cuộc gặp gỡ này, Châu Ân Lai đă nói rơ là ông chấp nhận đ́nh chiến trước rồi sau mới bàn việc chính trị, đồng thời sẽ thúc đẩy Việt Minh chấm dứt can thiệp vào nội t́nh ở Miên và Lào, xa hơn là giải pháp chia đôi Việt Nam, đồng thới nhấn mạnh rằng Trung Cộng chỉ có mục tiêu duy nhất là ḥa b́nh, ḥa b́nh không điều kiện và không có tham vọng nào khác. Sau đó vào cuối tháng sáu ông đă bay trở lại Á Châu thăm Ấn Độ và Miến Điện là hai nước không công nhận chính phủ của Hồ Chí Minh để tŕnh bày quan điểm sống chung ḥa b́nh của Trung Cộng, và đầu tháng bảy, trong ba ngày từ 3 đến 5, sau đó mới trở lại Liễu Châu gặp Hồ Chí Minh và Vơ Nguyên Giáp.

Những chuyến công du này không có mục tiêu nào khác hơn là quảng bá và giải thích chủ trương của Trung Cộng và thuyết phục Hồ Chí Minh chấp nhận lập trường ấy. Riêng với Hồ Chí Minh, đây phải là cuộc họp gay go và làợ một sự bắt ép rất nặng v́ theo Vơ Nguyên Giáp cuộc họp này kéo dài hai ngày trong đó, trong khi bài thuyết tŕnh của Vơ Nguyên Giáp nhấn mạnh đến thế chủ động của quân đội Việt Minh với trên bản đồ A cả miền Bắc và miền Trung Việt Nam hầu như toàn màu đỏ@ th́ Chu Ân Lai chỉ nói tới t́nh h́nh Hội Nghị Genève với những dữ kiện làm cho Achúng tôi (Hồ Chí Minh và Vơ Nguyên Giáp) đềù ngỡ ngàng@. Hồi kư của Vơ Nguyên Giáp cho người ta thấy ngay từ thời điểm gặp Hồ Chí Minh và Vơ Nguyên Giáp, vào đầu tháng 7/1954 này, Châu Ân Lai đă nghĩ tới vĩ tuyến 17 trong khi sự lựa chọn chính thức chỉ xảy ra về sau này, vào ngày 20/7, ở biệt thự tạm trú của trưởng phái đoàn Nga Vyacheslav Molotov với sự hiện diện của Mendès France, Anthony Eden, Châu Ân Lai và Phạm Văn Đồng. Cuộc mặc cả bắt đầu với sự nhượng bộ của Phạm Văn Đồng, từ vĩ tuyến 13 chuyển lên vĩ tuyến 16, trong khi Mendès France vẫn giữ vĩ tuyến 18. Cuối cùng do sự đưa đẩy của Molotov vĩ tuyến 17 đă được lựa chọn. Sang phần chính trị. Mendès France đề nghị bỏ ngỏ không ấn định thời hạn cho cuộc tổng tuyển cử. Phạm Văn Đồng lúc đầu đề nghị sáu tháng, sau sửa lại thành một năm và có thể mười tám tháng. Cuối cùng Molotov đề nghị hai năm và đương nhiên là được đa số hiện diện chấp thuận.

Hiệp Định Genève

Hội Nghị Genève kết thúc với hiệp định đ́nh chiến gồm 47 điều được kư kết và một bản tuyên ngôn cuối cùng đă được thông qua bằng miệng. Ḥa b́nh được tái lập nhưng đất nước bị chia đôi với vĩ tuyến 17 trở thành ranh giới giữa hai miền Nam Bắc, dân chúng được tùy nghi lựa chọn miền cư ngụ. Một Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đ́nh Chiến đă được thành lập với đại diện của Ấn Độ làm chủ tịch, của Gia Nă Đại và Ba Lan làm hội viên. Bản tuyên ngôn cuối cùng đă đề cập đến vấn đề tổng tuyển cử để thống nhất đất nước sau hai năm dưới sự giám sát của Ủy Hội Quốc Tế. Quốc Gia Việt Nam đă không chấp nhận tham gia sự thông qua bản tuyên ngôn này và đă ra một bản tuyên ngôn riêng xác nhận sự tôn trọng ḥa b́nh của ḿnh nhưng đ̣i hỏi tổng tuyển cử phải do Liên Hiệp Quốc giám sát. Hoa Kỳ cũng vậy, cũng bầy tỏ thái độ yêu chuộng ḥa b́nh nhưng nhấn mạnh là sẽ nghiêm trọng cứu xét nếu có sự vi phạm thỏa hiệp đ́nh chiến.

Đối với rất đông người Việt, sự chấp nhận chia đôi lănh thổ quốc gia là một điều không thể chấp nhận được và là một sự phản bội v́ đây là một mục tiêu quan trọng hàng đầu của cuộc tranh đấu từ những ngày đầu của dân tộc bên cạnh nền độc lập. Ngày 20 tháng 7 từ đó đă trở thành Ngày Quốc Hận và được cử hành hàng năm ở miền Nam cho măi đến năm 1975 mới chấm dứt. Riêng ở hải ngoại ngày này đă được thay thế bằng ngày 30 tháng 4, ngày miền Nam sụp đổ vào năm 1975. Đối với chế độ Cộng Sản, cái nh́n về ngày 20 tháng 7 có thể khác. Có điều họ đă không thành công ở Hội Nghị Genève như họ đă mong đợi. Hai nước đồng minh và là đàn anh của họ không những đă không ủng hộ họ, lại c̣n bắt ép họ phải nhượng bộ. Rút cuộc, Vơ Nguyên Giáp thắng ở Điện Biên Phủ, nhưng Phạm Văn Đồng đă thua ở Genève, dù cho ông này đă toát mồ hôi để bảo vệ lập trường của ḿnh. Điều naỳ giải thích tại sao nhà cầm quyền Hà Nội sau đó đă không cho phổ biến những chi tiết về Hội Nghị Genève cũng như Hiệp Định Genève và đă mập mờ không nói rơ bản chất thực sự của các văn kiện. Nói cách khác, chánh quyền Cộng Sản Hà Nội trong thời gian điều đ́nh cũng như sau khi Hiệp Định Đ́nh Chiến đă được thông qua đă không cho quần chúng, kể cả các cán bộ trung cấp biết Hội Nghị đă diễn tiến ra sao, lập trường các phe như thề nào, và nội dung gồm có nhưng khoản ǵ. Nhưng dù sao, từ những căn cứ ở sâu trong rừng núi, sau ngót chín năm chiến đấu bằng súng đạn và bằng mạng sống của trên dưới một trăm ngàn vừa bộ đội, vừa dân công. Hồ Chí Minh và những người theo ông đă về được Hà Nội đă chính thức được kiểm soát một nửa lănh thổ của quốc gia. Đây cũng đă là một thắng lợi lớn cho những người Cộng Sản rồi. C̣n Pháp th́ ngược lại. Được Nga và Trung Cộng ủng hộ, Pháp đă đạt gần hết những ǵ Phápỳ muốn, từ việc tách rời ngưng bắn ra khỏi chánh trị, loại Việt Minh và phe Cộng Sản Miên, Lào ra khỏi những quốc gia này, đến việc nâng đường ranh chia cắt từ vĩ tuyến 13 lên vĩ tuyến 17, bảo vệ được hải cảng Đà Nẵng rất cần thiết cho Lào và Cố Đô Huế cho miền Nam sau này.

Những kinh nghiệm không được những người trong cuộc rút tỉa Thái độ của hai nước Nga và Trung Cộng ở Hội Nghị Genève cho người ta thấy rất rơ một sự thực đơn giản là trong liên hệ giữa các quốc gia, quyền lợi mỗi quốc gia riên lẻ luôn luôn được đặt lên trên hết dù là giữa cacÔ quốc gia Cộng Sản. Cũng vậy giữa những nước lớn và những nước nhỏ, giữa những nước mạnh và những nước yếu. Kinh nghiệm này dường như đă không được những người Cộng Sản Việt Nam, mà đại diện trong một thời gian dài là Phạm Văn Đồng, chú ư tới. Giữa những người Việt không Cộng Sản và người Tàu, người Nga, trong những năm sau đó, họ đă lựa chọn người Tàu, người Nga, không để ư tới yếu tố đồng bào ruột thịt. Họ đă cố t́nh vi pham hiệp định mà họ đă chấp nhận ngay tữ đầu bằng cách không cho tập kết hết cán bộ, quân lính của họ ra Bắc, trong đó có cả Lê Duẩn, người sau này đă trở thành bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, dùng vơ lưc chiếu cố miền Nam và đă tạo cơ hội cho nước Mỹ can thiệp sau đo,Ô khiến cho chiến tranh bùng nổ trở lại. Hậu quả là hơn ba triệu người bị chết một cách oan uổng và thù hận giữa những người dân cùng một nước đă mỗi ngày một dày, mỗi ngày một sâu hơn. Con số người chết này mang rất nhiều ư nghĩa nếu người ta để ư tới con số tử vong chưa tới một trăm ngàn của Chiến Tranh Việt Pháp, 1946-1954, trước đó và những nạn dân gián tiếp v́ là thân nhân, bạn bè của họ. Con số nạn nhân của cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai do đó phải nhân lên từ năm tới mười lần. Điều này giải thích tại sao phong cảnh Việt Nam từ sau năm 1975 lại mang quá nhiều màu trắng của những nghĩa trang liệt sĩ và tại cứ gần tết ở các làng miền Bắc người ta lại giỗ đồng lúc các chồng con tử sĩ. Cũng vậy thay v́ hỗ trợ cho miền Nam trong nỗ lực bảo vệ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa th́ Phạm Văn Đồng lại công nhận hải phận mới do Trung Cộng vẽ lại vào năm 1958 rồi hoàn toàn yên lặng vào năm 1974 khi Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa. Nguyên nhân chính không ngoài sự tùy thuộc , hay trung thành của đảng Cộng Sản Việt Nam vào Cộng Sản quốc tế lănh đạo bởi Nga và Trung Cộng để đổi lấy viện trợ của Nga và Trung Cộng. Giữa người dân và Cộng Sản Quốc Tế, Cộng Sản Việt Nam đă lựa chọn Cộng Sản Quốc Tế và đă trở thành nước duy nhất trong số bốn nước bị phân chia v́ chủ trương Quốc ố Cộng đă dùng vơ lực để thống nhất lănh thổ. Đó là điểm then chốt của vấn đề và là kinh nghiệm mà lẽ ra ngay từ năm 1954 họ phải rút tỉa. Hậu quả ra sao, bây giờ mọi người đă thấy rơ.

Riêng đối với người Việt Quốc Gia, mặc dầu không cản được sự chia đôi đất nước, họ vẫn có được một nửa thay v́ chỉ có một phần ba lănh thổ, từ vĩ tuyến 13 trở xuống, nhờ người Pháp, dầu cho thua trận, sớm muộn cũng phải ra đi, nhưng vẫn từng bước giữ lại những ǵ có thể giữ được cho đồng minh đă liên kết với ḿnh. Đây là một mảnh đất tạm dung cho những ngưới Việt không cộng sản trong 20 năm sau đó, trước khi giông tố lại đổ ập tới. Chính trên mảnh đất này, họ đă tom góp, tu bổ lại những di sản của cha ông, đă nuôi dưỡng hay sanh thêm những thế hệ mới, đă có dịp tiếp xúc, học hỏi từ thế giới bên ngoài. Bỏ qua một bên những ǵ thuộc giới lănh đạo mà nhiều người không hănh diện, những ǵ họ đă tom góp rồi bồi bổ thêm trong mọi lănh vực, kể cả trong những lănh vực sáng tạo như văn chương, âm nhạc, và nghệ thuật, đă trở thành những vốn liếng vô cùng quí giá và độc đáo để họ mang theo khi dời bỏ đất nước ra đi trong phần tư cuối cùng của thế kỷ hai mươi vừa mới chấm dứt. Những vốn liếng này, kèm theo những kinh nghiệm họ đă thâu lượm được về đủ mọi phương diện trước đó phải được nh́n như những dữ kiện vô cùng quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam hiện đại, nói chung, và lịch sử Người Việt Hải Ngoại, nói riêng, trong một công tŕnh nghiên cứu mà người viết nghĩ rằng rất nên và có thể thực hiện được. Riêng về những kinh nghiệm người Việt Quốc gia đă không rút tỉa được v́ lư do này hay lư do khác là kinh nghiệm thiết lập ngoại giao với các nước trên thế giới. Trong thời gian họp Hội Nghị ở Genève, Ngoại Trưởng Trung Cộng Châu Ân Lai đă bày tỏ sự công nhận cả hai chánh phủ Việt Nam, sau đó trong buổi tiếp tân từ giă, họ Châu lại mời bào đệ của Tổng Thống Diệm là ông Ngô Đ́nh Luyện với những lời ngỏ có tính cách mở đường, bất chấp phản ứng của Phạm Văn Đồng và phái đoàn của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa. Chưa hết, sau này Châu Ân Lai c̣n gửi thư cho Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm muốn gợi ư cho một sự thiết lập bang giao giữa hai nước một lần nữa. Tất cả đều không được hồi âm. Vào những năm này, sự lơ là của các nhà cầm quyền ở miền Nam dù sao vẫn c̣n có thể hiểu được.

PCD

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 25, 2004.


Response to 50 Năm Của Thảm Kịch Chia ĐĂƒÂ´i - Hiep Dinh Geneve

50 năm nh́n lại (20-7-1954 - 20-7-2004)

Trich tu mang www.conong.com - Phạm Thanh Phương

Sau triều đại Gia Long, cuộc chiến tranh Việt-Pháp đă làm hao tổn không biết bao tài nguyên và sinh linh vô tội trên đất nước Việt Nam và sau cùng đă được kết thúc bằng Hiệp Định Gernève 20-7-1954...

Khi quân Pháp rút ra khỏi bờ cơi, toàn dân Việt hy vọng là rồi đây đất nước sẽ có đựơc những ngày tươi sáng sau cả thế kỷ bị đầy ải dưới ách thực dân. Nhưng chẳng bao lâu, tất cả đă thấu hiểu được thực chất chỉ là ảo tưởng của bịp bợm của Cộng Sản Quốc Tế qua trung gian bọn tay sai bán nước CSVN, đứng đầu là tên tội đồ Hồ Chí Minh....

CSVN đă lợi dụng hai chữ chính nghĩa trong tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của toàn dân để thực hiện ư đồ... Chính v́ sự ma mănh này, Hồ Chí Minh đă lôi cuốn được toàn dân hết ḷng chiến đấu, chịu đựng gian lao, hy sinh bao nhiêu của cải và xương máu.... Trong suốt thời gian lănh đạo kháng chiến, đối với quốc dân, mặt trận Việt Minh không hề có một lời tuyên bố hay một bản hiệu triệu nào nói đến chủ nghĩa Mác-Lênin hoặc chế độ CS như một lư tưởng hướng dẫn nhân dân chống Pháp. Đảng cộng sản, dưới danh xưng “đảng Lao động”, không khi nào ra mặt công khai điều động cuộc kháng chiến, mà tập đoàn Hồ Chí Minh luôn được mệnh danh là “Chính quyền dân chủ của nhân dân” , nghĩa là của công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc và các thân sĩ (địa chủ) yêu nước, tiến bộ.... Măi đến thời điểm năm 1953-1956, bộ mặt thật tay sai đế quốc CS của Hồ Chí minh mới thực sự lộ diện qua chiến dịch đấu tố, khủng bố tầng lớp nông dân và trí thức. Lúc ấy tất cả mới hiểu rơ, nhưng rất tiếc đă quá muộn... Đây cũng là điều đau khổ nhất cho lịch sử và những tấm ḷng yêu nước đă trao ra một cách không tính toán......

Nói về hiệp định Gernève, thực chất nó chỉ là đ̣n phép của đế quốc CS và bản chất ươn hèn của Hồ Chí Minh và đồng bọn.... Mục đích Trung Cộng chỉ muốn tạo Việt Nam trở thành một tiền đồn bảo vệ cho chúng, ngăn chăn thế lực của Mỹ tại Á châu. Đồng thời làm giản thiểu tới mức tố đa sức mạnh của các nước Đông Dương (Việt, Miên, Lào) , hầu dễ dàng thôn tính sau này trong ư đồ biến ba nước nhỏ thành những tỉnh lỵ của Trung Cộng....

Chính v́ vậy, Trung Công và Hồ Chí Minh đă đi đêm với Pháp để cố gắng thực hiện một điều tiên quyết là làm sao Việt Nam phải chia đôi lănh thổ với hai chính quyền chính thức được Quốc Tế công nhận... Theo tinh thần Hiệp Định Gernève, sau hai năm Hồ Chí Minh sẽ lợi dụng tổng tuyển cử , nuốt gọn Giang Sơn .... Để chuẩn bị cho âm mưu, Hồ chí Minh đă yêu cầu Hiệp Định chấp thuận sự tồn tại một cách chính thức các lực lượng du kích tại ba nước Động Dương.... Trong toan tính này, Hồ Chí Minh nghĩ rằng, chính phủ miền Nam tự do không thể dùng bạo lực của ṇng súng để cưỡng bách đồng bào bất cứ điều ǵ. Trong khi đó, tại miền Bắc, bọn chúng đă khống chế toàn bộ bởi bạo lực. Hơn nữa, ngay tại miền Nam Việt Nam , CS vẫn cài người hoạt động, lũng loạn, phần chiêu dụ lừa bịp, phần hăm dọa, khủng bố. Như vậy, chắc chắn đất nước phải lọt về tay bè lũ Hồ Chí Minh....

Tuy nhiên những đ̣i hỏi của phe CS không được thỏa măn triệt để . Bởi sáu điều quan trọng đă được ghi rơ trong Hiệp Định:

1)- Bảo tồn sự toàn vẹn và độc lập của Lào và Cam-bốt bằng việc bảo đảm sự rút quân của các lực lượng Việt Minh ra khỏi hai nước này.

2)- Bảo tồn phần đất miền Nam Việt Nam và lằn phân ranh không được vượt quá phía nam Đồng Hới (phía bắc vĩ tuyến 17).

3)- Không có sự áp đặt nào lên Cam-bốt, Lào, hay ở phần lănh thổ được bảo tồn của miền Nam Việt Nam , và duy tŕ chế độ ổn định không Cộng Sản.

4)- Những vùng đất này có quyền tự quyết và tự bảo vệ an ninh lănh thổ và quyền nhập cảng vũ khí và có thể yêu cầu sự giúp đỡ của các cố vấn ngoại quốc.

5)- Không loại bỏ khả năng thực hiện sau này việc thống nhất nước Việt Nam bằng những phương cách ḥa b́nh.

6)- Cho phép tất cả những người muốn dời chỗ ở từ một vùng này sang một vùng khác ở Việt Nam được di chuyển trong những điều kiện b́nh an và nhân đạo.

Trước tinh thần Hiệp Định, âm mưu bất thành, CSVN được đàn anh Trung Cộng nhắc nhở và chỉ điểm thực hiện lời dạy của Lenin “Chính trị là tiếp tục chiến tranh bằng những phương cách khác.”... Với sự yểm trợ tối đa của khối Trung Cộng và Liên sô. Hồ Chí Minh đă xua quân xâm chiếm miền Nam bằng máu tanh dưới chiêu bài nội chiến giữa hai ư thức hệ...

Với bản chất khát máu và tinh thần nô lệ căn tính. Cuộc chiến đă đưa bọn tội đồ Hồ Chí Minh đă vướng vào một mối nợ khổng lồ đối với Trung Cộng và Liên Sô. Chúng đă dùng tất cả tài nguyên đất nước và xương máu của đồng bào để trang trải trong suốt bao nhiêu năm qua, nhưng vẫn chưa hết. Bây giờ bọn hậu duệ Khải, Mạnh Lương tiếp tục với những hành động cắt đất nhượng biển và đem xuất cảng dân nghèo đi làm nô lệ khắp thế giới...

Một điều đau xót hơn nữa là ngày nay thế giới đă tiến bộ và đến gần nhau hơn, nhưng bọn lănh đạo CSVN vẫn không ư thức để tái tạo được một nền dân chủ tự do thực sự với đầy đủ nhân quyền, hầu có cơ hội phát huy tiềm năng của dân tộc, canh tân đất nước. Mà ngược lại chúng vẫn ngụp lặn trong cái kiếp nô lệ cho Trung Cộng để tiếp tục bóc lột đồng bào, phá hoại Giang Sơn...

Để kết luận, trước vấn nạn của đất nước, con đường duy nhất là toàn dân phải đoàn kết giải thể chế độ CS càng sớm càng tốt, th́ mới mong Quê Hương có ngày nở mặt và dân chúng mới có những ngày yên vui để xây dựng Tổ Quốc. Riêng khối người Việt tại Hải Ngoại, chúng ta càng cần tỉnh táo hơn trước với những luận điệu lừa bịp “khép lại quá khứ, xoá bỏ hận thù”, đừng dại dột đổ tiền của cùng trí tuệ về phục vụ cho đám lănh đạo ngu xuẩn này một cách vô vọng Hăy sáng suốt nhận định để có đủ khả năng tiếp tay, yểm trợ cho đồng bào trong nước tranh đấu đến thành công. Chỉ khi nào CSVN biết hoà giải với dân tộc, phóng thích tất cả những “tù nhân” chính chị và lương tâm, tái tạo được một nền Tự Do, dân Chủ thực sự và biết tôn trọng Nhân Quyền để lắng nghe những tiếng nói lương tri như Lm Nguyễn văn Lư, Phạm hồng Sơn., Nguyễn vũ B́nh, Trần Khuê, Hà sĩ Phu,v,v, th́ lúc ấy chắc chắn biên giới hận thù sẽ tự động tan biến, và một t́nh yêu chung sẽ ngạo nghễ lên ngôi, để toàn thể dân tộc xiết chặt tay nhau trên khắp năm Châu, bốn Biển, cùng chung lưng đấu cật tái tạo Quốc Gia. C̣n bây giờ, nếu vô t́nh hưởng ứng chiêu bài “Hoà Hợp, Ḥa Giải”, đổ tiền của và chất sám về giúp CS th́ chẳng khác nào đi vào cái thế “vung đao tự thiến, tiền mất tật mang”.

Phạm thanh Phương

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 27, 2004.


Response to 50 Năm Của Thảm Kịch Chia ĐĂƒÂ´i - Hiep Dinh Geneve

50 NĂM NH̀N LẠI - Ngô Đ́nh Diệm hay Hồ Chí Minh - Ai Đă Vi Phạm Hiệp Định Geneva 1954?

Trich tu mang www.conong.com - Luật Sư Nguyễn Hữu Thống

3 Hiệp Định Đ́nh Chỉ Chiến Sự ở Việt Nam, ở Ai Lao, và ở Căm Bốt mệnh danh là Hiệp Định Geneva cùng được kư ngày 20-7-1954. Từ đó đến nay vừa đúng 50 năm. Trong thời gian này có rất nhiều tài liệu sách báo, thuyết tŕnh và hội thảo đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên cho đến nay chúng ta vẫn không có đồng thuận về tính chất và tác dụng của hiệp định. Bất đồng giữa người dân chủ và người cộng sản; bất đồng giữa những người dân chủ trong cùng một chiến tuyến; bất đồng giữa những sử gia hay luật gia, với những học giả hay những người hoạt động chính trị.

Các nhà sử học và luật học chỉ tham chiếu vào nguyên bản Hiệp Định Đ́nh Chỉ Chiến Sự ở Việt Nam ngày 20-7-1954 để kết luận rằng, về tính chất, đây là một hiệp ước thuần túy quân sự như Hiệp Định Đ́nh Chỉ Chiến Sự Bàn Môn Điếm kư kết trước đó một năm ( ngày 27-7- 1953).

Hai Hiệp Định quân sự này cùng có tác dụng ngừng bắn (cease-fire) hay đ́nh chiến (armistice) và quy định một giới tuyến quân sự (military line) làm biên giới (boundary) cho hai miền Nam Bắc (vĩ tuyến 38 tại Triều Tiên và vĩ tuyến 17 tại Việt Nam ). V́ là những hiệp ước thuần túy quân sự nên không có tác dụng chính trị và không đưa ra giải pháp chính trị để thống nhất hai miền Nam Bắc.

Trong khi đó, một số những người hoạt động chính trị lại căn cứ vào những sách diễn giải lịch sử như cuốn Bách Khoa Toàn Thư Anh Quốc hay Việt Nam Niên Biểu của Chính Đạo, để khẳng định rằng Hiệp Định Geneva ngày 21-7-1954 (chứ không phải 20-7-1954) là một hiệp ước chính trị, v́ đă đưa ra giải pháp thống nhất hai miền Nam Bắc bằng tổng tuyển cử vào tháng 7-1956. Đây cũng là lập trường chính thống của Đảng Cộng Sản, theo đó, v́ Việt Nam Cộng Ḥa, đặc biệt là Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, đă không thi hành Hiệp Định Geneva và không tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất đất nước bằng đường lối ḥa b́nh, nên Hồ Chí Minh phải dùng đường lối vơ trang để thống nhất đất nước.

Đây là một nghi vấn lịch sử cần phải giải tỏa.

Có hai cách nh́n để diễn giải Hiệp Định Geneva 1954:

CÁI NH̀N KHÁI QUÁT nhằm biện minh cho việc Việt Nam Cộng Ḥa khước từ tổ chức tổng tuyển cử 1956. Với lư do đơn giản là Quốc Gia Việt Nam không kư Hiệp Định, cũng như Hoa Kỳ đă không kư v́ không tham gia Chiến Tranh Đông Dương Thứ Nhất (1946-1954). Ngày 18- 7-1954 tại Hoa Thịnh Đốn, Tổng Thống Eisenhower minh thị tuyên bố Hoa Kỳ không bị ràng buộc bởi Hiệp Định Geneva (nghĩa là dành quyền tự do hành động).

Lư luận này quá đơn giản nên sai lầm. V́ những lư do sau đây:

1) Quốc Gia Việt Nam đă thực sự tham gia Chiến Tranh Đông Dương Thứ Nhất từ 1949 sau khi thâu hồi chủ quyền độc lập do Hiệp Định Élysée kư ngày 8-3-1949 giữa Tổng Thống Vincent Auriol và Quốc Trưởng Bảo Đại. Với tư cách đại diện cho quốc gia, phái đoàn Việt Nam đă tham dự Hội Nghị Geneva từ tháng 5-1954 với Ngoại Trưởng Nguyễn Quốc Định và từ tháng 6-1954 với Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ.

2) Kể từ 1949 Việt Nam là một quốc gia liên kết với Pháp và là một thành viên của Liên Hiệp Pháp. Người kư Hiệp Định Geneva 1954 là Thiếu Tướng Henri Delteil, đại diện Bộ Tổng Tư Lệnh Quân Đội Liên Hiệp Pháp tại Đông Dương (cùng với Thiếu Tướng Tạ Quang Bửu, Thứ Trưởng Quốc Pḥng, đại diện Bộ Tổng Tư Lệnh Quân Đội Bắc Việt). Chiếu quy chế Liên Hiệp Pháp, trong thời chiến tranh, Việt Nam và Pháp cùng chiến đấu dưới danh nghĩa Quân Đội Liên Hiệp Pháp. Do đó chữ kư của vị tư lệnh hành quân Henri Delteil có hiệu lực ràng buộc Quốc Gia Việt Nam về mặt quân sự.

3) Quốc Gia Việt Nam đă thực sự tuân hành những điều khoản quy định trong Hiệp Định Geneva như ngừng bắn, đ́nh chiến, trao đổi tù binh, tập kết quân cán chính theo giới tuyến quân sự (phía nam vĩ tuyến 17), và đă tổ chức di tản gần một triệu đồng bào Miền Bắc tỵ nạn Cộng Sản trong thời gian 300 ngày tập kết.

Như vậy Hiệp Định Đ́nh Chiến Geneva đă được tuân thủ và thi hành về mặt quân sự. Vấn đề là Quốc Gia Việt Nam có trách nhiệm tổ chức tổng tuyển cử năm 1956 để thống nhất hai miền Nam Bắc về mặt chính trị hay không?

Muốn trả lời câu hỏi này, phải có CÁI NH̀N BAO QUÁT từ 55 năm, nghĩa là phải nh́n lại từ 1949, là thời điểm ranh mốc lịch sử của Âu Châu và Á Châu.

Tại Âu Châu, sau Thế Chiến Thứ Hai, các quốc gia Đồng Minh Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô tổ chức tổng tuyển cử tự do tại các quốc gia Đông Âu do Hồng Quân chiếm đóng. Do những tập tục sinh hoạt dân chủ từ trước Thế Chiến Thứ Nhất, nhân dân Đông Âu đă bỏ phiếu tín nhiệm các chính đảng tự do dân chủ, như Dân Chủ Xă Hội và Dân Chủ Cơ Đốc, Đảng Cộng Sản chỉ được từ 5% đến 15% số phiếu (Các Đảng Xă Hội và Lao Động là đối thủ số 1 của Đảng Cộng Sản).

Tuy nhiên Liên Xô đă không chấp nhận luật chơi dân chủ, và đă dùng những thủ đoạn bạo hành sắt máu như ám sát, bắt cóc, đảo chánh v... v... để thiết lập chế độ cộng sản. Tháng 10, 1949 với sự thành lập Cộng Ḥa Dân Chủ (Đông) Đức, Stalin kiện toàn Bức Màn Sắt gồm 7 nước: Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Đông Đức, An Ba Ni, Bun Ga Ri và Rô Ma Ni. Từ đó Đế Quốc Sô Viết thành h́nh. Và Chiến Tranh Lạnh hay Chiến Tranh Ư Thức Hệ bộc phát.

Cũng trong tháng 10-1949, Mao Trạch Đông thành lập Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc (Cộng Sản). Với tham vọng đế quốc, họ Mao tuyên bố sẽ giải phóng một ngàn triệu con người Á Châu khỏi ách đế quốc tư bản. Đây hiển nhiên là lời Quốc Tế Cộng Sản thách thức Thế Giới Dân Chủ.

Tại Á Châu, sau khi thôn tính Trung Hoa, mục tiêu chiến lược của Quốc Tế Cộng Sản là nhuộm đỏ 2 bán đảo Đông Dương và Triều Tiên.

Tháng giêng 1950, Bắc Kinh thừa nhận Chính Phủ Hồ Chí Minh và tăng cường quân viện cho Bắc Việt. Và ngày đầu năm 1950 Hồ Chí Minh tuyên bố phát động tổng phản công.

Tại Triều Tiên, tháng 6, 1950, với các chiến xa Liên Xô, các đại pháo và các chí nguyện quân Trung Quốc ngụy trang, Bắc Hàn đột nhiên xâm lăng Nam Hàn. Nhờ yếu tố bất ngờ phe Cộng Sản đă chiếm thủ đô Hán Thành trong 3 ngày, và sau 5 tuần đă tiến đến mũi cực nam Phú San (như mũi Cà Mau tại Việt Nam).

Cũng trong năm 1949, tất cả các Đế Quốc Tây Phương như Mỹ, Anh, Pháp, Ḥa Lan đă lần lượt tự giải thể để trả độc lập cho 12 thuộc địa Á Châu. Một phần để thuận theo trào lưu tiến hóa của lịch sử. Một phần để tránh cho các dân tộc bị trị khỏi bị Cộng Sản lôi cuốn, cho Stalin có cơ hội mở rộng Bức Màn Sắt từ Đông Âu qua Đông Á.

Do đó Hoa Kỳ trả độc lập cho Phi Luật Tân ngày 4-7- 1946.

Cũng trong năm 1946, sau khi De Gaulle từ chức (v́ bị bất tín nhiệm trong cuộc trưng cầu dân ư), Thủ Tướng Xă Hội Léon Blum trả độc lập cho Syria và Lebanon . Là thành viên khối Liên Minh Hồi Giáo, 2 quốc gia này không gia nhập Liên Hiệp Pháp, và quân đội Pháp phải rút lui.

Trong những năm 1947 và 1948, Thủ Tướng Lao Động Anh Clement Attlee đă trả độc lập cho 5 thuộc địa Á Châu là Ấn Độ, Đại Hồi, Miến Điện, Tích Lan và Palestine.

Trong năm 1949, Pháp trả độc lập cho Việt Nam (tháng 3-1949), cho Ai Lao (tháng 7-1949) và cho Cao Miên (tháng 11-1949). Và Ḥa Lan trả độc lập cho Nam Dương mùa Giáng Sinh 1949.

Tại Việt Nam, sau khi Cộng Sản phát động chiến tranh vơ trang tháng 12-1946 vi phạm Hiệp Ước Sainteny (tháng 3-1946) và Hiệp Ước Moutet (tháng 9-1946), chính phủ Pháp quyết định không thương nghị với Hồ Chí Minh nữa. Theo Moutet, Pháp sẽ không kư hiệp ước với những kẻ chỉ coi hiệp ước là phương tiện đấu tranh chính trị, chứ không phải để thi hành hiệp ước.

Do đó dưới thời Tổng Thống Vincent Auriol, từ 1947 đến 1949, Pháp đă thương nghị với phe Quốc Gia Việt Nam, và đă kư với Quốc Trưởng Bảo Đại 3 hiệp ước: Hiệp Ước Sơ Bộ Vịnh Hạ Long (tháng 12-1947), Thông Cáo Chung Vịnh Hạ Long (tháng 6-1948) và Hiệp Định Élysée ngày 8-3-1949 để trả độc lập và thống nhất cho Việt Nam. Ngày 23-4-1949, với 45 phiếu thuận và 6 phiếu chống, Quốc Hội Nam Kỳ biểu quyết giải tán chế độ Nam Kỳ Tự Trị, để sát nhập Nam Phần vào lănh thổ Quốc Gia Việt Nam Độc Lập và Thống Nhất.

Trong lịch sử ngoại giao thế giới, Hiệp Định Élysée là một hiệp ước đặc biệt. B́nh thường các hiệp ước quốc tế chỉ do các ngoại trưởng kư kết. Riêng Hiệp Định Élysée ngày 8-3-1949 đă được chính Tổng Thống Vincent Auriol kư. Nhân danh Cộng Ḥa Pháp, Tổng Thống Vincent Auriol long trọng trao trả độc lập cho Việt Nam trước quốc dân Việt Nam , trước quốc dân Pháp và trước Cộng Đồng Thế Giới.

Và nhân danh Chủ Tịch Liên Hiệp Pháp, Tổng Thống Vincent Auriol yêu cầu Quốc Gia Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Pháp trong tinh thần b́nh đẳng, hợp tác và hữu nghị (như trong các tổ chức Liên Hiệp Anh và Liên Hiệp Quốc).

Từ nay Việt Nam được hoàn toàn độc lập về chính trị, kinh tế, văn hóa và có quân đội riêng. Theo quy chế Liên Hiệp Pháp, Việt Nam và Pháp có chính sách ngoại giao chung (trong việc thiết lập bang giao với các quốc gia trên thế giới hay tham dự những hội nghị quốc tế).

Về mặt an ninh quốc pḥng, biên thùy củaViệt Nam là biên thùy của Liên Hiệp Pháp mà Cộng Ḥa Pháp có nghĩa vụ phải bảo vệ. Giữa Việt Nam và Pháp có nghĩa vụ an ninh hỗ tương. Trong thời chiến tranh hai bên sẽ thiết lập một Bộ Tham Mưu Hỗn Hợp, trong đó một tướng lănh Pháp làm tư lệnh hành quân và một tướng lănh Việt Nam làm tham mưu trưởng.

Hiệp Định Đ́nh Chiến Geneva ngày 20-7-1954 là một hiệp ước quân sự với chữ kư của 2 tướng lănh:

Thiếu tướng Henri Delteil với tư cách đại diện Bộ Tổng Tư Lệnh Quân Đội Liên Hiệp Pháp tại Đông Dương và Thiếu Tướng Tạ Quang Bửu, Thứ Trưởng Quốc Pḥng, đại diện Bộ Tổng Tư Lệnh Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (Bắc Việt). Cũng như trong Hiệp Định Đ́nh Chiến Bàn Môn Điếm ngày 27-7-1953 chỉ có 2 chữ kư, một của vị tướng lănh Hoa Kỳ đại diện Quân Đội Liên Hiệp Quốc tại Triều Tiên, và một của vị tướng lănh Bắc Hàn đại diện Quân Đội Cộng Sản (Bắc Hàn và Trung Quốc). (Thiếu Tướng Tạ Quang Bửu đă kư tên trong cả 3 Hiệp Định Đ́nh Chiến ở Việt Nam, Ai Lao và Căm Bốt ngày 20-7-1954).

Muốn có cái nh́n khách quan, chúng ta hăy đối chiếu Hiệp Định Geneva 1954 với Hiệp Định Elysée 1949 và Hiệp Định Paris 1973 :

con tiep

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 27, 2004.


Response to 50 Năm Của Thảm Kịch Chia ĐĂƒÂ´i - Hiep Dinh Geneve

a) Hiệp Định Elysée là một hiệp ước ngoại giao với tác dụng chính trị để trao trả độc lập và thống nhất cho Việt Nam . V́ là một hiệp ước ngoại giao nên nó có chữ kư của 2 vị nguyên thủ quốc gia là Tổng Thống Vincent Auriol và Quốc Trưởng Bảo Đại. Về phía Pháp c̣n có sự chứng kiến của Thủ Tướng Henri Queuille, Ngoại Trưởng Bidault, Bộ Trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại Coste Floret v... v... Về phía Việt Nam có sự chứng kiến của Phó Thủ Tướng Trần Văn Hữu và một số nhân viên phái đoàn Việt Nam trong Ủy Ban Hỗn Hợp Soạn Thảo Hiệp Định Elysée như Bửu Lộc, Đinh Xuân Quảng, Nguyễn Mạnh Đôn, Phạm Văn Bính v...

b) Hiệp Định Paris ngày 27-1-1973 cũng là một hiệp ước ngoại giao có tác dụng chính trị (thống nhất Việt Nam) và có chữ kư của các ngoại trưởng Trần Văn Lắm (Việt Nam Cộng Ḥa), William Rogers (Hoa Kỳ), Nguyễn Duy Trinh (Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa) và Nguyễn Thị B́nh (Cộng Ḥa Miền Nam Việt Nam).

Theo Điều 15 Hiệp Định Paris 1973: “việc thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp ḥa b́nh trên căn bản thương nghị và thỏa thuận giữa Miền Bắc và Miền Nam, không bên nào cưỡng ép bên nào, không bên nào thôn tính bên nào. Thời gian thống nhất sẽ do Miền Bắc và Miền Nam đồng thỏa thuận” (theo nguyên tắc nhất trí). Vậy mà 2 năm sau, khi Hiệp Định c̣n chưa ráo mực, Bắc Việt đă đem quân xâm lăng Việt Nam Cộng Ḥa. Luật pháp văn minh của loài người đă bị thay thế bởi Luật Rừng Xanh. Đây là một vi phạm cực kỳ thô bạo.

Trong khi đó các Hiệp Định Đ́nh Chiến Geneva ngày 20-7-1954 và Hiệp Định Đ́nh Chiến Bàn Môn Điếm ngày 27-7-1953 là những hiệp ước thuần túy quân sự và có tác dụng ngừng bắn hay đ́nh chiến, nhằm quy định một giới tuyến quân sự đồng thời là biên giới của hai miền Nam Bắc (vĩ tuyến 17 tại Việt Nam và vĩ tuyến 38 tại Triều Tiên). Tại vùng giới tuyến thuộc quyền kiểm soát của quân đội bên nào th́ chính quyền bên ấy phụ trách việc quản trị hành chánh.

Hiệp Định Đ́nh Chiến ở Việt Nam gồm 47 Điều, và 6 Chương có nội dung thuần túy quân sự, như quy định giới tuyến, ngừng bắn, quân số, vơ khí, căn cứ quân sự, liên minh quân sự, tù binh, thời gian tập kết, không phong tỏa và không ḱnh chống, Ban Liên Hợp Quân Sự và Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đ́nh Chiến v... v...

Hội Nghị Geneva về Đông Dương được triệu tập đầu tháng 5-1954 với 9 phái đoàn tham dự. Đại diện Tứ Cường Mỹ, Anh, Pháp, Nga là Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Bedell Smith, Ngoại Trưởng Anh Eden, Ngoại Trưởng Pháp Bidault, Ngoại Trưởng Nga Molotov. Thủ Tướng Chu Ân Lai cũng được mời tham dự v́ Trung Quốc có can thiệp vào Chiến Tranh Triều Tiên và Chiến Tranh Đông Dương. (Lúc này Trung Cộng chưa được gia nhập Liên Hiệp Quốc).

Đại diện 4 quốc gia Đông Dương là Trần Văn Đỗ (Nam Việt), Phạm Văn Đồng và Tạ Quang Bửu (Bắc Việt), Sam Sary (Cao Miên), và một đại diện Ai Lao. ( Thứ Trưởng Quốc Pḥng Tạ Quang Bửu kư cả 3 Hiệp Ước Đ́nh Chiến ở Việt Nam, Ai Lao và Căm Bốt thay mặt các tổng tư lệnh quân lực Bắc Việt, Pathet Lào và Kháng Chiến Khờ Me).

Chương tŕnh nghị sự là đ́nh chiến hay ngừng bắn.

Phái đoàn Quốc Gia Việt Nam đề nghị không chia cắt lănh thổ, chỉ ngừng bắn tại chỗ hay ngừng bắn da beo dưới quyền kiểm soát của Liên Hiệp Quốc. Tới tháng 7-1954, quân đội Liên Hiệp Pháp vẫn kiểm soát các thị trấn lớn kể cả đường chiến lược số 5 (Hà Nội, Hải Pḥng, Hải Dương) và các giáo khu Bùi Chu, Phát Diệm. Quân số tại Điện Biên Phủ chỉ là 5% lực lượng Liên Hiệp Pháp. Ngừng bắn tại chỗ cũng là đề nghị của phái bộ Hoa Kỳ trong Hội Nghị Bàn Môn Điếm. Tuy nhiên kinh nghiệm cho biết trong giai đoạn ḥa đàm, phe Cộng Sản vẫn vừa đánh vừa đàm, và số thương vong c̣n trầm trọng hơn cả trong giai đoạn vận động chiến. Kết cuộc Hội Nghị đă chấp nhận ngừng bắn hay đ́nh chiến theo một giới tuyến: vĩ tuyến 38 tại Triều Tiên và vĩ tuyến 17 tại Việt Nam .

Hiệp Định Geneva được kư hồi 12 giờ đêm ngày 20-7-1954.

Đó là kỳ hạn chót để nội các Mendes France kư một hiệp định ngừng bắn tức khắc. Nếu không đạt được kết quả này th́ ngày hôm sau nội các Mendes France sẽ từ chức. Ông đă minh thị cam kết như vậy với Quốc Hội Pháp khi nhậm chức thay thế Thủ Tướng Laniel ngày 17-6-1954. Không có sự chối căi là Hiệp Định Geneva được kư kết ngày 20-7-1954 và KHÔNG CÓ HIỆP ĐỊNH GENEVA NGÀY 21-7-1954 như cuốn Encyclopedia Britanni ca và cuốn Việt Nam Niên Biểu đă ghi. Đây là sai lầm cố ư có lợi cho phe Cộng Sản.

Ngày hôm sau, 21-7-1954, ban thư kư hội nghị phổ biến bản Tuyên Ngôn Sau Cùng (Final Declaration) trong đó có điều khoản nói về việc tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 7-1956 để thống nhất 2 nước Việt Nam.

Tuyên Ngôn Sau Cùng không mang chữ kư của bất cứ đại biểu phái đoàn nào của 9 quốc gia tham dự hội nghị. Đây chỉ là một bản tuyên ngôn ư định (Declaration of Intent) nói lên ư nguyện. mong ước hay khuyến cáo của Hội Nghị. Hai tướng Delteil và Tạ Quang Bửu cùng không kư vào Tuyên Ngôn Sau Cùng.

Về mặt pháp lư, tuyên ngôn không phải là hiệp ước, nên không có giá trị pháp lư và không có hiệu lực chấp hành.

Chúng ta chỉ đơn cử 3 thí dụ:

1. Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ ngày 4-7-1776 chỉ là một bản tuyên ngôn ư định, nói lên ư nguyện của nhân dân Hoa Kỳ trong một giai đoạn lịch sử. Nó không có giá trị pháp lư của một hiệp ước và không có hiệu lực chấp hành. Măi 6 năm sau, Anh Quốc mới kư Hiệp Định năm 1782 để trao trả độc lập cho Hoa Kỳ.

2. Sau cuộc đảo chính Nhật ngày 9-3-1945, vua Bảo Đại đă công bố bản Tuyên Ngôn Việt Nam Độc Lập ngày 11-3-1945. Đây cũng chỉ là bản tuyên ngôn ư định nói lên ước nguyện của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn lịch sử đó. Măi 4 năm sau, ngày 8-3-1949, Hiệp Định Élysée mới được kư kết để hủy băi các Hiệp Ước Thuộc Địa (Hiệp Ước Bonard 1862 và Hiệp Ước Dupré 1874), và Hiệp Ước Bảo Hộ (Patenôtre 1884) để trao trả chủ quyền độc lập và thống nhất cho Quốc Gia Việt Nam.

3. Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 2-9-1945 của Hồ Chí Minh cũng chỉ là bản tuyên ngôn ư định, và Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa (Bắc Việt) chỉ được thừa nhận trên thực tế (9 năm sau) bởi Hiệp Định Đ́nh Chiến Geneva ngày 20-7-1954.

Do đó bản Tuyên Ngôn Sau Cùng 21-7-1954, v́ không mang chữ kư của bất cứ đại biểu nào trong số 9 quốc gia tham dự Hội Nghị Geneva , nên không phải là hiệp ước, không có giá trị pháp lư và không có hiệu lực chấp hành.

VÀ VIỆT NAM CỘNG H̉A, ĐẶC BIỆT LÀ TỔNG THỐNG NGÔ Đ̀NH DIỆM, ĐĂ KHÔNG VI PHẠM HIỆP ĐỊNH GENEVA NGÀY 20-7-1954 KHI TỪ CHỐI TỔ CHỨC TỔNG TUYỂN CỬ NĂM 1956.

Cũng trong ngày 21-7-1954, Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ đă ra tuyên cáo phản kháng sự áp đặt các giải pháp chính trị trong một hiệp định thuần túy quân sự như Hiệp Định Đ́nh Chiến Geneva ngày 20-7-1954, mà không có sự thỏa thuận và kư kết của phái đoàn Quốc Gia Việt Nam. (Vả lại Tạ Quang Bửu cũng không có tư cách đại diện cho nhân dân Miên Lào để giải quyết những vấn đề chính trị, chiếu nguyên tắc Dân Tộc Tự Quyết).

Tại Triều Tiên Hiệp Định Đ́nh Chiến Bàn Môn Điếm đă được kư kết từ hơn nửa thế kỷ nay. Vậy mà cho đến nay vẫn chưa có một giải pháp chính trị nào để thực hiện sự thống nhất Triều Tiên.

Vả lại các Hiệp Định Đ́nh Chiến ở Ai Lao và Cao Miên kư ngày 20-7- 1954 cũng chỉ nói về những vấn đề quân sự như ngừng bắn, rút quân, quân số, vơ khí, căn cứ quân sự, liên minh quân sự, tù binh, Ban Liên Hợp Quân Sự và Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đ́nh Chiến v... v...).

8 năm sau, cũng tại Geneva, một giải pháp chính trị về Thể Chế Trung Lập Ai Lao đă được các đại diện của 14 quốc gia kư nhận trong Nghị Định Thư ngày 23-7-1962:

5 ngoại trưởng thuộc ngũ cường là Rusk (Hoa Kỳ), Home ( Anh Quốc), Gromyko (Liên Xô), Couve de Murville (Pháp) và Trần Nghị (Trung Cộng).

6 đại diện các quốc gia Đông Dương và kế cận là Vũ Văn Mẫu (Việt Nam Cộng Ḥa), Ung Văn Khiêm (Bắc Việt), Tioulong (Căm Bốt), Pholsena (Ai Lao), Jayanama (Thái Lan) và U Thi Han (Miến Điện).

Và 3 đại diện các quốc gia trong Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát là Menon (Ấn Độ), Green (Gia Nă Đại) và Rapacki (Ba Lan).

Đây là một hiệp ước có tính cách ngoại giao và có tác dụng chính trị nhằm quy định Thể Chế Trung Lập của Ai Lao.

* *

Trở lại việc thực thi Hiệp Định Đ́nh Chiến Geneva 1954, trong thời hạn tập kết 300 ngày, từ tháng 7-1954 đến tháng 5-1955, khi chính quyền Ngô Đ́nh Diệm đang lo tổ chức cuộc di cư và định cư cho gần một triệu đồng bào Miền Bắc tỵ nạn Cộng Sản th́ Hồ Chí Minh và Lê Duẩn đă chuẩn bị tái phát động chiến tranh theo lớp lang như sau:

- Chôn giấu vơ khí để chờ cơ hội tái phát động chiến tranh.

- Gài các cán binh vào các cơ quan chính quyền địa phương hay các tổ chức quần chúng để tuyên truyền, phản gián và lũng đoạn.

- Xoa dịu đấu tranh đối với những thành phần mệnh danh là địa

chủ để xóa bỏ hận thù. Nếu không dỗ dành được th́ thủ tiêu.

- Tập kết ra Bắc những cán binh có khả năng và uy tín để tái huấn luyện chờ ngày trở lại.

- Đặc biệt là trong những tuần lễ sau cùng của thời hạn tập kết, gấp rút tổ chức những đám cưới tập thể cho hàng vạn cán binh ra đi bỏ lại hàng vạn thiếu nữ trẻ, nhiều cô chỉ chung sống với chồng dăm ba hôm. Đó là kế hoạch cấy người, gây hạt nhân để 2 năm sau khi những cán binh Miền Nam hồi kết, họ sẽ có sẵn những tiểu tổ bí mật để sinh hoạt, tuyên truyền và gây cơ sở quần chúng. Đồng thời thành lập các đơn vị vơ trang địa phương để yểm trợ các lực lượng vơ trang từ Miền Bắc kéo vào.

- Sau đó công khai hóa Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để phát động chiến tranh vơ trang nhằm thôn tính Miền Nam bằng vơ lực.

Như vậy Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam đă vi phạm Hiệp Định Geneva 1954 bằng cách chuẩn bị chiến đấu vơ trang ngay từ khi thời hạn tập kết 300 ngày chưa măn.

Theo sách lược Cộng Sản, các hiệp ước ngoại giao chỉ là những phương tiện nhằm thực hiện được những mục tiêu chính trị:

1. Kư Hiệp Ước Sơ Bộ Sainteny tháng 3-1946 nhờ Pháp tống xuất quân đội Trung Hoa để thừa cơ thanh toán các đảng phái quốc gia như Quốc Dân Đảng và Đồng Minh Hội. Sau đó lại phát động Chiến Tranh Đông Dương Thứ I (1946-1954).

2. Kư Hiệp Định Đ́nh Chiến Geneva tháng 7-1954 để tống xuất Pháp và cướp chính quyền tại Miền Bắc. Sau đó lại phát động Chiến Tranh Đông Dương Thứ II để thôn tính Miền Nam.

3. Kư Hiệp Định Ḥa B́nh Paris tháng 1-1973 để tống xuất Mỹ. Và hai năm sau, khi Hiệp Định c̣n chưa ráo mực, lại tổng tấn công vơ trang để thôn tính Miền Nam, đồng thời hạ nhục các quốc gia đă kết ước và đứng ra bảo đảm Hiệp Định.

Bằng những hành động trí trá, coi thường chữ kư và danh dự quốc gia, Đảng Cộng Sản Việt Nam đă đưa đất nước ra khỏi cộng đồng nhân loại văn minh. Đồng thời dạy cho các thế hệ thanh niên nam nữ những thủ đoạn gian manh, quỷ quyệt làm suy đồi văn hóa đạo lư và sa đọa con người đến cả trăm năm về sau.

50 năm nh́n lại chúng ta không khỏi ngậm ngùi:

Đại hạnh của Ấn Độ là có một Gandhi theo Chủ Nghĩa Dân Tộc.

Đại bất hạnh của Việt Nam là có một Nguyễn Ái Quốc Theo Chủ Nghĩa Quốc Tế Vô Sản.

Luật Sư Nguyễn Hữu Thống

(20-7- 2004)

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 27, 2004.



Kinh thua qui vi gan xa, De ky niem 50 nam chia doi dat nuoc Viet, kinh moi qui vi bam vao cai link duoi day de tim hieu them ve bien co Hiep Dinh Geneve 1954.

http://greenspun.com/bboard/q-and-a-fetch-msg.tcl?msg_id=00CF4z

http://greenspun.com/bboard/q-and-a.tcl?topic=Vietnamese%20American% 20Society

Chan thanh cam on qui vi

Khao Khat

-- Khao Khat Cho VN Duoc Tu Do (khao_khat_cho_vn_duoc_tu_do@yahoo.com), July 27, 2004.


Moderation questions? read the FAQ