Quang Dũng: Tặng cho anh Thiếu Quân, room Giang Hồ chống Cộng.

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Có một lần trên PalTalk tôi nghe anh Thiếu Quân đang muốn t́m hiểu về chất thơ trong Quang Dũng. Đây xin tặng anh TQ, một người mà tôi chưa hề gặp gở....

NHỚ QUANG DŨNG
Bác sĩ Ngô Văn Quỹ

Một chiều mùng hai Tết năm xưa. Trời mưa rây hột, gió lạnh se se. Vài ly rượu trắng trong người đủ đưa đến cái độ ngà ngà say, không ra buồn cũng chẳng thấy vui. Thỉnh thoảng nhói lên một kỷ niệm xa xưa. Năm tháng. Hạnh phúc. Vui buồn - Tiếng cười và nước mắt - một giải nắng chiều lê thê, một mảnh trăng lu xế nửa - Xa cách đôi bờ... Phố xá đă lên đèn, mơn mởn những mặt hoa thấp thoáng trong màn mưa. Hồ Gươm trắng đục, tháp Rùa mờ ảo, xác pháo ngập lối chân đi, những cánh hoa đào e ấp...

Tôi gặp Quang Dũng lần đầu tiên trong một buổi chiều như vậy. Và tôi mê anh ngay. Quang Dũng đây - Quang Dũng của "Quán bên đường" bài thơ xót xa, thắm đượm t́nh người, đọc một lần trên đèo Khế mà nhớ măi. Xin cho phép tôi được chép lại bài thơ ấy ra đây, như một nén hương tưởng niệm. Biết đâu anh cũng như nàng Kiều

"thấy hiu hiu gió th́ hay chị về"...

Tôi khách qua đường trưa nắng gắt
Nghỉ nhờ đây quán lệch tường xiêu
Giàn mướp nghèo không hứa hẹn bao nhiêu
Mùa gạo đắt, đường xa thưa khách vắng
Em đắp chăn bông, tóc em trĩu nặng
tôi mồ hôi ra ngực áo chứa chan
Hồn lính mờ qua vài sợi tóc
Đường tản cư bao suối lạ nương ngàn
Em mê sảng sốt hồng lên má đỏ
Em có một ḿnh nhà hoang vắng quá
Mảnh chăn đào em đắp có hoa thêu
Hàng của em, chai lọ xác xơ nghèo
Tôi nh́n lại mảnh quần xưa đă vá
Tôi chợt nhớ chúng ta không nhà cửa
Em tản cư, tôi là lính tiền phương
Xa Hà Nội, cùng nhau, từ một thuở
Ḷng rưng rưng, thương nhau quá dọc đường

Tiền nước trả em rồi. Nắng gắt
Đường xa xa mờ mờ núi và mây
Hồn lính vương qua vài sợi tóc
Tôi thương mà em đâu có hay.

Người ngồi trước mặt tôi, trong cái buổi chiều xa xưa ấy là Quang Dũng đấy. Bao lâu rồi, đọc thơ người mà nay mới "kiến kỳ h́nh". Vóc dáng cao lớn, vạm vỡ, đẹp người. Khuôn mặt phúc hậu, đôi mắt đầm ấm, một miệng cười có duyên. Từ con người này toát ra một cái ǵ rất lương thiện, rất hiền lành, đôn hậu. Đúng là một "con người tử tế" theo kiểu chúng ta hiện nay - một con người có cái tâm, mang cái tâm.

Quang Dũng vẽ cũng như làm thơ. Những bức vẽ của anh về phong cảnh là những bài thơ chan chứa t́nh yêu quê hương đất nước. Vẻ mỹ lệ của một bóng núi xa mờ, của một bến đ̣ làng quen thuộc, của một thảm cỏ xanh rờn điểm vài ba nụ hoa đồng tươi mát.
Dũng là một người hoàn toàn không thể thích nghi với môi trường quanh anh. Anh đâu có thông thạo về những "luật chơi" trong môi trường này. Cánh bướm mùa mưa gió phũ phàng ấy chỉ nhận được vui ít mà buồn nhiều...

Đời người như một chuyến tàu buồn
Năm tháng đường dài chở nhớ thương
Ga xép quạnh hiu chiều đỗ lại
C̣n trên môi, một thoáng phấn hương...


Sài G̣n 5-1990
...................

HỒI ỨC VỀ MỘT CON NGƯỜI
Hoài Việt

Thế là anh đă ra đi. Vĩnh viễn không quay lại.
Trên nẻo đường hun hút ấy vẫn như c̣n thấp thoáng bóng anh: dáng vóc trượng phu lừng lững, hiền lành đến nhút nhát, hóm hỉnh rất hồn nhiên. Có phải v́ vậy mà quanh anh đă dệt nên rất nhiều huyền thoại? Thành tố chủ đạo của chất người Quang Dũng không phải là vơ mà là văn. Rồi cái mũ lá thay cho mũ calô. Thanh kiếm Nhật treo lên, cầm lên tay cây bút. Có phải v́ một lá thư Nguyễn Trăi thay được cho một đạo binh hạ thành Tam Giang. Hay v́ cái "xơ ranh" không cứu được dân tộc tính AQ nên theo Lỗ Tấn mà tự vũ trang cho ḿnh cây bút? Thanh kiếm trở thành đồ trang trí, thỉnh thoảng vẫn múa lên, hoa rơi tuyết rụng nhưng mấy ai biết, mấy ai hay. C̣n Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây... th́ được bay đi từ nhiều cửa miệng.

Nhưng qua khẩu khí đó, người ta biết con nhà vơ làm văn. Cũng như cái tinh thần thượng vơ, cái khí, cái thần của văn học ấy được đúc nên từ ḷng yêu thương gắn bó với xứ Đoài đất đá ong có bầu trời nhiều mây trắng lắm. Quang Dũng yêu con sông Đáy "ngàn dâu xanh ngắt một màu", yêu núi Ba V́ mờ cao, yêu cánh đồng vàng Bương Cấn, yêu rặng Sài G̣n gắn với động Hoàng Xá... đẹp như tranh. Từ đó mà yêu biển, yêu rừng... yêu nên t́m đến, t́m đến mà hội nhập. Gót chân "giang hồ xê dịch" của anh kể cũng đă đặt đến nhiều nơi. Những nơi đó, anh nhập với trời đất, với con người...

Trời đất "tự nó", con người "tự nó". Nên trong thơ, trong vẽ của anh không thấy cảnh cao sang quyền quư, không thấy bàn tay "trau lục chuốt hồng", rất dân dă nên rất Việt Nam. "Quán bên đường" thương một cô chủ sốt rét rung giường; "Đôi mắt người Sơn Tây" nhớ cô bán cà phê phố Sêu người "đồng hương đồng khói"; "Hoa chanh" ấy là mùi ở vườn ta... Bức vẽ "Gốc bàng" hỏi nơi nào có cây ấy? Tranh "Chùa cổ" ấy là kiến trúc, là hoa văn miền Bắc Việt Nam... Nói sao cho hết những điều anh tả, anh vẽ. Có chăng chỉ là nói cái sự bức bối đ̣i bức phá để thoát ra khỏi "đầu ô" mà lang thang nhưng vẫn là lang thang trong đất nước, trong nhân dân ḿnh.

Quang Dũng đọc và học khá nhiều của phương Tây mà không dứt cội nguồn bởi cội nguồn mà vun đắp nên anh. Có nên v́ thế mà Quang Dũng vẫn giữ được bản sắc của ḿnh. Anh không mắc cái tật vo tṛn bóp méo. Yêu rừng, anh đưa "rừng về xuôi". Khiêm tốn và giản dị, anh quư con tép, con tôm, củ khoai, hột lạc, màu xanh chàm và màu nâu non anh ưa nhuộm áo nhưng không ḥ hét ồn ào ở cửa miệng hay trong thơ văn. Đối với con người cũng vậy. Biết ḿnh vắt máu ra mà viết nên quư anh em. Anh không dém pha, đố kỵ, anh hay nhỏ nước mắt v́ một điều thương tâm.

Anh tin con người và không để mất tính người. Bởi vậy, anh ưa làm vui cho con người. Tôi thường đùa gọi anh là ông "tân cổ giao duyên" bởi anh làm được cả lời ca cho vọng cổ và lại sáng tác được cả nhạc mới. Mà nghe đâu anh ngâm thơ th́ không kém Phạm Thành. Tiếc rằng tôi chưa được nghe anh ngâm th́ anh đă ra đi. Vĩnh viễn không c̣n quay lại. Tôi muốn đốt nén tâm hương này cho sáng lên mấy ḍng hồi ức về anh.

TÂY TIẾN

Sông Mă xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm khơi.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dăi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Ḱa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi ḍng nước lũ hoa đong đưa

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mă gầm lên khúc độc hành.

Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tân Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi

Quang Dũng

...................

ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY

Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba V́

Vầng trán em vương trời quê hương
Mắt em d́u dịu buồn Tây phương
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em có bao giờ em nhớ thương?...

Tử độ thu về hoang bóng giặc
Điêu tàn ôi lại nối điêu tàn!
Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ
Em có bao giờ lệ chứa chan?

Mẹ tôi em có gặp đâu không
Những xác già nua ngập cánh đồng
Tôi cũng có thằng con bé dại
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông

Đôi mắt người Sơn Tây
U uẩn chiều lưu lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây

Cho nhẹ ḷng nhớ thương
Em mơ cùng ta nhé
Bóng ngày mai quê hương
Đường hoa khô ráo lệ

Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài G̣n ngắm lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng.

Bao giờ tôi gặp em lần nữa
Ngày ấy thanh b́nh chắc nở hoa
Đă hết sắc mùa chinh chiến cũ
C̣n có bao giờ em nhớ ta?

Quang Dũng

ĐÔI BỜ

Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai?
Sông xa từng lớp lớp mưa dài
Mắt kia em có sầu cô quạnh
Khi chớm heo về một sớm mai?
Rét mướt mùa sau chừng sắp ngự
Bên này em có nhớ bên kia
Giăng giăng mưa bụi qua pḥng tuyến
Quạnh vắng chiều sông lạnh bến tề

Khói thuốc xanh ḍng khơi lối xưa
Đêm đêm sông Đáy lạnh đôi bờ
Thoáng hiện em về trong đáy cốc
Nói cười như chuyện một đêm mơ.

Xa quá rồi em người mỗi ngả
Bên này đất nước nhớ thương nhau
Em đi áo mộng buông hờn tủi
Ḍng lệ thơ ngây có dạt dào?
1948

Quang Dũng

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 18, 2004

Answers

Response to Quang Dũng: Tặng cho anh Thiếu QuĂ¢n, room Giang Hồ chống Cộng.

Đă có 1 thời bài " Màu tím hoa sim " của Hữu Loan & " Tây tiến " của Quang Dũng không được phổ biến rộng rải & chính thức ở VN (vùng kiểm soát của Việt minh ). V́ thời buổi chiến tranh , cái ǵ trong thơ ca mà đụng tới chết chóc ,mất mát là " tối kỵ " - có thể bị cho là "mềm yếu " , 'tie^ủ tư sản " (???) ,bị trù dập. Bởi vậy là điều dễ hiểu thơ Tố Hữu được vinh danh với " tinh thần CM hừng hực " , chỉ có " ta thắng ,địch thua " !!!

Nhờ có đợt " chỉnh huấn " nên Hửu Loan mới có dịp sáng tác 1 tác phẩm "để đời " cho hậu thế chúng ta chiêm ngưỡng. Nhưng qua bài thơ này nên HL cũng bị vùi dập trên con đường công danh !

" Nàng có 3 người anh đi bộ đội ... "

Nhà thơ Hữu Loan & mối t́nh mang “màu tím hoa sim”

Vào một ngày cuối năm 2003, dưới tán lá cây bồ đề trong vườn nhà ông, dưới chân núi Văn Lỗi của làng Văn Hoàn (xă Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, cách TP Thanh Hóa chừng 50 km), bên chiếc chơng tre cũ kỹ, nhà thơ Hữu Loan đă kể cho tôi nghe về mối t́nh lăng mạn nhưng cũng hết sức bi thương của ông - mối t́nh đă làm nên bài thơ nổi tiếng màu tím hoa sim.

Hữu Loan sinh năm 1914, trong một gia đ́nh tá điền. Không được đến trường, chỉ học bữa được bữa không tại nhà do người cha dạy dỗ. Bù lại, ông có tư chất rất thông minh. Người làng Văn Hoàn kể rằng vào khoảng năm 1938, Hữu Loan vác lều chơng ra Hà Nội đua tài. Số đỗ kỳ thi ấy thật hiếm hoi. Cùng đỗ với Hữu Loan c̣n có Nguyễn Đ́nh Thi, Hồ Trọng Gin, Trịnh Văn Xuân, Đỗ Thiện... Năm 24 tuổi. Hữu Loan rời quê nhà lên TP Thanh Hóa dạy học. Lúc bấy giờ, ở TP Thanh Hóa có cửa hàng bán vải và bán sách của bà Tham Kỳ (tên thật là Đái Thị Ngọc Chất, vợ của ông Lê Đỗ Kỳ - kỹ sư canh nông, có thời làm Tổng Thanh tra canh nông Đông Dương, sau này là đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa). Hữu Loan thường lại xem và mua sách và trở thành gia sư cho người con trai cùng cô con gái yêu của gia đ́nh bà là Lê Đỗ Thị Ninh, lúc ấy mới tám tuổi.

Hữu Loan kể: “Lần đầu tiên tôi tới nhà, bà Chất phải gọi măi cô bé Ninh mới chịu ra khoanh tay chào thầy, miệng nói lí nhí: “Em chào thầy ạ!”. Chào xong cô bé bất ngờ mở to mắt nh́n thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tṛn xoe như có ánh chớp ấy đă hằn sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời. Thế là từ hôm ấy, tôi dạy em đọc, viết. Em là một cô bé thông minh, ít nói và mỗi lần mở miệng là giống y như một “bà cụ”. Có lần tôi kể chuyện này cho hai người anh của em nghe. Không ngờ câu đùa ấy đến tai em. Thế là em dỗi! Suốt một tuần liền, em nằm ĺ ở buồng trong, không chịu học hành. Trước đó, hằng ngày em vẫn chăm sóc tôi một cách rất thầm kín. Lúc th́ đặt vào góc mâm chỗ tôi ngồi ăn một vài quả ớt đỏ au em vừa hái ở vườn, lúc th́ quả chanh mọng nước... Những buổi trưa hè, khi tôi ngủ trưa, em lén lấy chiếc áo sơ mi trắng của tôi treo ở góc nhà đem ra giếng giặt".

Một hôm, em nằng nặc đ̣i tôi đưa em lên khu rừng thông. Tôi sợ em lại dỗi nên đánh liều xin với ông bà Tổng Thanh tra cho đưa em lên núi chơi. Xe kéo chạy chừng một giờ mới tới được chân đồi. Em leo đồi nhanh như một con sóc. Tôi đuổi theo em đến đứt cả hơi. Lên tới đỉnh đồi, em ngồi xuống và bảo tôi: “Thầy ngồi xuống đi!”. Tôi ngồi xuống bên em. Chúng tôi cứ ngồi thế và chẳng nói ǵ. Bất chợt em nh́n tôi, rồi ngước mắt nh́n ra tít tận chân trời. Không hiểu lúc đó em nghĩ ǵ. Bỗng em hỏi tôi: “Thầy có thích ăn sim không?”. Tôi nh́n xuống sườn đồi: tím ngắt một màu sim. Em đứng lên và đi xuống sườn đồi. Tôi mệt quá và nằm thiếp đi trên thảm cỏ. Khi tỉnh dậy, tôi thấy em đă ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những quả sim đen nhánh, chín mọng. “Thầy ăn đi!”. Tôi cầm quả sim từ tay em đưa lên miệng. “Ngọt quá!”- tôi trầm trồ. Tôi sinh ra trong một gia đ́nh nông dân. Quả sim đối với tôi chẳng lạ lẫm ǵ nhưng thú thật chưa bao giờ tôi được ăn những quả sim ngọt đến thế. Cứ thế, chúng tôi ăn hết quả này tới quả khác. Tôi ngước nh́n em, em cười. Hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi cũng đỏ tím, hai bên má th́ tím đỏ: một màu... sim. Tôi cười phá lên, em cũng cười theo...

Cuối mùa đông năm ấy, tôi lên đường đi kháng chiến. Hôm tiễn tôi, em cứ theo măi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng nh́n theo. Tôi đi... Lên đến bờ đê, nh́n xuống đầu làng, em vẫn đứng đó nhỏ bé và mong manh. Em giơ bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim vẫy tôi. Tôi đi... Tôi quay đầu nh́n lại... Tôi lại đi và nh́n lại cho tới khi không c̣n nh́n thấy em nữa.

Những năm tháng ở chiến khu, thỉnh thoảng tôi có nhận được tin tức từ quê lên, tôi biết em vẫn khỏe và đă khôn lớn. Chín năm sau, tôi trở lại nhà... Về Nông Cống t́m em. Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em, hỏi rất nhiều nhưng em không nói, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không c̣n là cô học tṛ Ninh bướng bỉnh nữa rồi. Em đă 16 tuổi, đă là một cô gái xinh đẹp. Một tuần sau đó, chúng tôi kết hôn. Đám cưới thật đơn sơ:

“Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bụi đất hành quân
nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo”.

Khỏi phải nói chúng tôi hạnh phúc như thế nào. Hai tuần phép của tôi trôi đi nhanh quá. Hôm tiễn tôi lên đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi tám năm về trước em đă đứng. Chỉ có điều giờ đây em không c̣n là cô bé Ninh nữa mà đă là người bạn đời yêu quư của tôi. Tôi đi, tôi lại quay đầu nh́n lại... Nếu như tám năm về trước tôi đi, tôi nh́n lại và chỉ cảm thấy một nỗi buồn man mác th́ lần này tôi thực sự đau buồn. Đôi chân tôi như quỵ xuống... Em cũng như quỵ xuống...

Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: Vợ tôi qua đời. Em chết thật thảm thương! Hôm đó là ngày 29-5 âm lịch năm 1948. Em đưa quần áo ra giặt ở sông Chuồng (thuộc ấp Thị Long, Nông Cống). Đang giặt em trượt chân. Con nước lớn đă cuốn em vào ḷng nó, cướp đi của tôi người bạn đời tri kỷ, để lại cho tôi nỗi đau không ǵ có thể bù đắp nổi. Nỗi đau ấy, hơn 60 năm qua, vẫn nằm sâu thẳm trong trái tim tôi...

Nỗi đau ấy tôi phải giấu kín trong ḷng. Tôi như một cái xác không hồn. Dường như nỗi đau càng bị ḱm nén th́ càng dữ dội hơn. May sao sau đó có đợt chỉnh huấn. Cấp trên bảo ai có tâm tư ǵ th́ cứ nói ra, nói cho hết. Chỉ chờ có thế, cơn đau trong tôi được dịp bung ra. Chẳng cần phải suy nghĩ ǵ, những chuyện mộc mạc cứ trào ra:

“Nhà nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh...
Tôi về
không gặp nàng...”.



-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 18, 2004.

Response to Quang Dũng: Tặng cho anh Thiếu QuĂ¢n, room Giang Hồ chống Cộng.

HỮU LOAN VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VIỆT NAM
Phạm Trần (10-02)

Nhà thơ Hữu Loan:"T́nh h́nh chung của đất nước bây giờ là thằng nào cũng lợi dụng trèo đầu cỡi cổ thằng dân chứ có cái ǵ đâu..."

Phạm Trần, Hoa Thịnh Đốn.- Hỏi: " Thưa ông, nhưng mà ông ở trong quê như vậy th́ ông có theo dơi những cái t́nh h́nh chung của đất nước không ạ ? " - Đáp:" Có chứ, tôi theo dơi chứ. Tôi theo dơi những cái t́nh h́nh chung của đất nước bây giờ là lừa đảo rối bét, ăn tham bẩn nhất là thằng nào cũng lợi dụng trèo đầu cỡi cổ thằng dân chứ có cái ǵ đâu, tức là cái đảng Cộng sản đấy. Cái đảng Cộng sản mà c̣n lănh đạo th́ c̣n rối bét, không có ai là gương mẫu hết."

Hỏi:"Thưa ông, ông có là thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam không ạ ?" - Đáp:"Có chứ. Tội có cần thành viên đâu mà họ lại tha thiết để mời. Tôi xin ra cả Hội Nhà văn và xin ra cả đảng mà không được đấy chứ."

Đó là đoạn đối thoại thời sự nổi bật nhất giữa Hương Ly, phóng viên BBC tiếng Việt và Nhà thơ Hữu Loan trong cuộc phỏng vấn phát thanh ngày 12-10-2002. Cuộc phỏng vấn hiếm hoi của Ban Việt ngữ BBC được chia làm hai phần : Phần I (ngày 5-10-02) nói về nguồn gốc của Tác phẩm Mầu Tím Hoa Sim và những hệ lụy của bài Thơ này đối với tính mạng và cuộc sống thăng trầm từ một Nhà thơ nổi tiếng tụt xuống hàng lao động và nông dân bần cùng của Nhà thơ Hữu Loan. Và phần II (12- 10-02) Nhà thơ Hữu Loan nói về nhóm Nhân văn - Giai phẩm cùng cuộc sống cơ hàn và những âm mưu ám sát, chế ngự đối với ông và gia đ́nh ông của đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1956 đến bây giờ.

Năm nay ông Hữu Loan 87 tuổi ta (sinh ngày 2-4-1916), đang "ở nhà trông vườn" ở làng Nguyên Hoàn -- nơi ông gọi là chỗ " quê đẻ của tôi đấỷ" thuộc Xă Mai Lĩnh, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa. Tuy đă lớn tuổi, nhưng giọng nói của Nhà thơ rất rơ ràng, khúc chiết và đanh thép như khi ông c̣n thanh niên. Nhà Thơ Hữu Loan c̣n có một trí nhớ phi thường v́ phần lớn cuộc đời ông đă phải chịu những đầy ải lao động cực h́nh giáng xuống đầu ông và gia đ́nh ông bởi cái đảng mà ông đă đem hết tinh thần và sức lực phục vụ trong thời kháng chiến chống Pháp. Tuy nhiên, dù gian khổ và chết hụt nhiều lần, Hữu Loan vẫn không bao giờ chịu quỵ lụy hay khuất phục bọn cường quyền lănh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Khí phách hiên ngang của một Hữu Loan trí thức đă tỏa rộng trong cuộc phỏng vấn với BBC- Vietnamese Program TÔI KHÔNG QUỴ LỤY ĐƯỢC .

Được hỏi "Tại sao từ chỗ một Nhà thơ mà bây giờ lại về quê làm nông ?", Hữu Loan đáp:"Cái tính tôi không chịu quỵ lụy được. Bởi v́ (hồi ấy) ra làm ở ngoài Trung ương th́ bắt phải theo Cộng sản nên tôi bỏ tôi về. Tôi bỏ về nó không cho về ...Nó làm tội làm t́nh, tứ tội, làm đủ cách đễ thủ tiêu nhưng mà tôi vẫn tin là tôi có sự che chở của Trời - Phật cho nên không thủ tiêu nổi, bao nhiều lần đầu độc không xong...".

Cái thời mà Nhà thơ Hữu Loan nói là vào thời kỳ hai năm 1955 - 1956 khi phong trào Văn nghệ sỹ chống Đảng bắt đầu bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm chống chính sách độc tài, đảng trị coi trí thức như cục phân, tham nhũng thối nát của cán bộ lănh đạo, và đồng thời chống những Văn nghệ sỹ bồi bút đang tâm lừa thầy phản bạn, dốc tâm ca tụng Đảng và Hồ Chí Minh để kiếm chút cơm thừa canh cạn của chế độ. Trong số này đứng đầu là Tố Hữu rồi đến Vũ Khiêu, Nguyễn Đ́nh Thi, Xuân Diệu v.v. Phóng viên Hương Ly đă so sánh nghịch cảnh giữa những lời ca tụng của mọi người Việt Nam vào thời gian lúc ấy và ngay cả bây giờ đă dành cho Tác giả của Mầu Tím Hoa Sim với những hoạn nạn mà Hữu Loan phải gánh chịu, sau bài Thơ này.

(c̣n tiếp)

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 18, 2004.

Response to Quang Dũng: Tặng cho anh Thiếu QuĂ¢n, room Giang Hồ chống Cộng.

Nhà thơ Hữu Loan cho biết lư do tại sao ông bị trù dập v́ Mầu Tím Hoa Sim :" Bởi v́ người ta làm Thơ lúc bấy giờ là phải làm về Đảng, ca tụng Đảng, ca tụng Cộng sản, ca tụng cái buôn bán chiến tranh. Bởi v́ cái đánh nhau là cái dễ kiếm chác lắm. Mà kiếm chác ở cái chiến tranh ấy th́ khó kiểm tra lắm cho nên những cái bọn ăn bẩn ấy là bao giờ cũng chủ trương chiến tranh, buôn bán chiến tranh. Mà tôi th́ tôi thấy cái đấy là cái khổ dân nhất nên tôi chống cái ấy hết sức cho nên v́ vậy nên tôi làm cái bài Thơ lúc giờ ta đang một tí là người ta đề cao Hồ Chí Minh, hai tí là đề cao Hồ Chí Minh...
Lúc đó tôi đề cao cái T́nh yêu...đề cao, tôi khóc cái người Vợ tử tế với ḿnh, hiếm có của ḿnh. Lúc đó khóc như vậy là nó cho là khóc cái t́nh cảm riêng...Lúc bầy giờ làm Thơ là phải có Hồ Chí Minh, có Đảng Cộng sản." "Tôi làm vào cái lúc mà -- y như trong Thơ nói đấy -- tôi lấy bà Vợ rồi sau tôi đi vào Bộ đội th́ ở nhà Bà ấy đi giặt Bà ấy chết đuối ở sông...Mới lấy nhau được có hơn tháng ấy mà...Thế rồi Bà ấy chết ở sông ... tôi thấy đau xót tôi làm cái bài Thơ ấy tôi khóc. Làm cái bài Thơ ấy lúc bấy giờ họ cho là "phản động"... Lúc bấy giờ làm Thơ là phải làm về Cộng sản, làm về Bác Hồ chứ không được khóc cái đau riêng của ḿnh...Cái đau khổ riêng của con người là không được khóc."

Màu tím Hoa Sim

Nàng có ba người anh
Đi bộ đội
Những em nàng có em chưa biết nói
Khi tóc nàng đang xanh

Tôi người Vệ quốc quân
Xa gia đ́nh
Yêu nàng
Như t́nh yêu em gái
Ngày hợp hôn
Nàng không đ̣i may áo cưới
Tôi mặc đồ quân nhân
Đôi giày đinh
Bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
Bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi

Từ chiến khu ba
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến chinh
Mấy người đi trở lại
Lỡ khi ḿnh không về
Th́ thương người vợ chờ
Bé bỏng chiều quê...

Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người em gái nhỏ hậu phương...
Tôi về không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con
Đầy bóng tối
Chiếc b́nh hoa ngày cưới
Thành b́nh hương
Tàn lạnh vây quanh...
Tóc nàng xanh xanh
Ngắn chưa đầy búi
Em ơi !
Giây phút cuối
Không được nghe nhau nói
Không được trông thấy nhau một lần
Ngày xưa...
Nàng yêu hoa sim tím
Áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một ḿnh
đêm khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo ngày xưạ

Một chiều rừng mưa
Ba người anh
Từ chiến trường Đông Bắc
Được tin em gái mất
Trước khi em lấy chồng

Gió sớm thu về
Rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng trông ảnh chị
Khi gió sớm thu về
Cỏ vàng chân mộ chị
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
Tím chiều hoang biền biệt
Nh́n áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
"Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chết sớm mẹ già chưa khâu "

Hữu Loan

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 18, 2004.

Response to Quang Dũng: Tặng cho anh Thiếu QuĂ¢n, room Giang Hồ chống Cộng.

Hữu Loan ĐI LAO ĐỘNG. V́ Hồ Chí Minh và đảng CSVN đă xúc phạm đến danh dự và t́nh cảm thiêng liêng của Hữu Loan dành cho người vợ yêu quư, nên Nhà thơ đă quyết định bỏ Đảng, bỏ cơ quan, bỏ Vê quốc quân về mà không cần xin phép, nạp đơn từ nhiệm. Ông nói:" Năm 1956, tôi không ở nữa mà tôi bỏ tôi về thẳng, bỏ Đảng, bỏ Cơ quan để về thẳng nhà để đi cày, đi thồ. Cánh ấy (bọn ấy) không cho bỏ, bắt tôi phải xin, bắt tôi phải viết đơn xin, tôi không xin...tôi có cái tự do của tôi...cái chuyện bỏ Đảng là tôi muốn bỏ là tôi bỏ không ai bắt được....Tôi bỏ tôi về, tôi cứ về...tôi phải đi cày, đi bừa, đi thồ, đi đốn củi đưa về, đi xe đá để bán th́ là nó làm tôi đủ cách, xe nó không cho xe, nó bắt xe đến nỗi sau cuối cùng không xe được tôi phải đi xe cút kít (Chú thích : Xe đóng bằng gỗ, có một bánh xe cũng bằng gỗ phía trước, có hai càng ph́a sau thùng gỗ để đủn hay kéo đi). Tôi làm cái xe cút kít tôi đi..xe cút kít nó cũng không cho ...nó xui người bắt bánh xe, không bán cho tôi nữa...có lần tôi phải gánh bộ, gánh bằng vai...tôi cũng cứ nhận để tôi gánh..Tôi cứ gánh tôi làm , không bao giờ tôi chịu khuất phục." ".....Vợ con nó có vẻ oán tôi lắm.. (cho rằng) tại tôi bướng bỉnh cho nên là chúng nó khổ...thế nhưng mà tôi làm đủ mọi thứ...không cái ǵ là không làm chỉ có cái đi làm hại ai là không bao giờ hại c̣n cái ǵ tôi cũng làm hết.
Làm th́ nó theo dơi, nó ngăn cản , nó t́m cách hại ḿnh nhưng mà ...cái chuyện là vẫn là có Trời không bao giờ nó hại được tôi... v́ là đi đến đâu cũng có Công an mật đi theo hết. Chỗ nào cũng cho người theo hại tôi, nhưng mà lúc nào là cũng như có người cứu tôi."

Có một cái lạ là nhữg bài Thơ của tôi ấy là bài nào là nó cũng cứu sống tôi. Bởi v́ lắm khi người ta bố trí công an mật đi để giết tôi mà th́ lắm khi nó không nỡ giết là v́ nó thích thơ tôi mà nó không nỡ giết. Nhà Thơ Hữu Loan đă nói đến trường hợp một mật vụ được giao lệnh giết ông : "Nó nói thật với tôi. Nói đúng là người ta bố trí tôi để giết ông nhưng mà tôi là cái thằng rất yêu Quê hương, yêu với Quê tôi...tôi nhớ Quê tôi tôi đem cái Bài Thơ của ông, cái bài thơ Yên Mô (tỉnh Ninh B́nh) đấy để tôi đọc, để cho đỡ nhớ th́ tôi không thể nỡ giết ông là v́ ông tả cái Quê tôi hay quá. Mỗi một lúc nhớ quê hương th́ tôi lại đem cái bài thơ ông làm về Yên Mô ra tôi đọc."

Ngoài bài Yên Mô, ông Hữu Loan c̣n làm nhiều bài Thơ khác trong thời gian đi lao động kiếm ăn, trong đó ông kể thêm các bài Đèo Cả,bài Ṭ He, bài Những Nàng Đi Qua, bài Hoa Lúa v.v. TỰ DO VÀ NHÂN VĂN - GIAI PHẨM Khi nói đến tư cách của Kẻ Sỹ bất khuất trước đe dọa và bạo quyền, Nhà Thơ Hữu Loan nói với BBC:" Tôi là một thằng thích được tự do bảo vệ tự do của tôi với tự do của ḿnh và tự do của dân tộc...tự do của mọi người. Tôi thấy ai mất tự do th́ tôi bênh vực cái người ấy và tôi cũng không bao giờ để cho tôi mất tự do. Như là tôi làm những cái mà...bao giờ cũng làm cái đạo đức tức là thương người. Thấy đói th́ thương, ai rách th́ cho mà ai bị áp bức th́ binh vực. Nhưng mà có một cái là không ai áp bức tôi được. Áp bức là tôi chống lại. Chống bất cứ ai mà ngay cả đến cần phải đánh nhau..cả hàng lũ người mà làm tôi mất tự do tôi cũng chống lại và nếu cần đánh là cũng phải đánh."

(c̣n tiếp)

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 18, 2004.

Response to Quang Dũng: Tặng cho anh Thiếu QuĂ¢n, room Giang Hồ chống Cộng.

Hữu Loan, theo lời ông, đă tham gia trực tiếp vào những Giai phẩm Mùa Thu, Giai phẩm Mùa Xuân và Giai phẩm Mùa Đông xuất bản chống chính sách Đảng vào giai đoàn 1955-1956. Ông nói :"Đấy là Nhà xuất bản của chúng tôi làm...của mấy thằng Nhân Văn làm mà." Khi Hương Ly hỏi trong nhóm Nhân Văn Giải Phẩm hồi ấy th́ ông chơi thân nhất với ai và ai là người mà ông coi là bạn tri kỷ tâm đắc nhất ? Hữu Loan đáp:" Gần gũi th́ đông. Như là Chế Lan Viên này rồi là cánh Nhà văn th́ họ thích tôi hết cả. Xuân Diệu hay là... Nói chung th́ cánh Nhà văn th́ họ đều thích tôi. Có trừ một vài cái anh bất tài. (Nhiều người) họ cũng chống quân trên, (nhưng) họ không dám nói. Hồi đó th́ chúng tội thành một khối với nhau cả...những Trần Dần với lệ Phùng Quán này ...".

Hữu Loan cũng cho biết, ngoài ông đảng CSVN c̣n thù hận cả gia đ́nh ông, nhất là các con của ông là những người học hành thông minh nhưng cứ nại cớ bắt học đi học lại không cho lên Phổ thông (Trung học).

TRẦN ĐỘ VÀ HỮU LOAN: Khi BBC hỏi tại sao khi ông bị rầy rà, bị nhiều cấp chính quyền t́m cách phá công chuyện làm ăn kiếm sống của ḿnh th́ ông có lên Ủy ban hay giới chức để hỏi cho ra lẽ không ?
Hữu Loan trả lời :" Hỏi th́ hỏi cho biết thôi chứ đến với chúng nó là chửi bới thôi chứ hỏi làm ǵ. Tôi chỉ có chửi bới vào mặt với đánh thôi. Tôi đánh nhiều đứa vỡ mặt vỡ mũi chảy máu mồm máu mặt đấy."
Hương Ly :" Nhưng mà thưa ông, tức là ông dùng bạo lực như thế th́ có khi cũng không phải là cái phương cách tốt để mà ngồi xuống nói chuyện, để mà đối thoại với nhau ạ ?
Hữu Loan:"Đối thoại có đường cái đồng cánh ǵ mà đối thoại. Nó là cứ Đảng là trên hết mà. Đảng là chính. Đối thoại không được chứ.. Đối thoại là nó lại ấy nó không...Những ngươi binh tôi là bị hết. Anh Trần Độ anh ấy binh tôi rồi anh ấy bị nó hăm hại đấy. Anh có nói như thế này, anh Trần Độ nói như thế này này : Từ thời Nhà Lư trên bốn ngh́n năm nay th́ chọn ra được 11 bài Thơ t́nh th́ trong đấy là cái bài Thơ Màu tím Hoa Sim của ông Loan là cái bài Thơ hay nhất. Thế là anh Trần Độ ...đề cao tôi như vậy mà nó bao vây anh Trần Độ, nó không cho làm cái ǵ."

Nhưng khi được hỏi bây giờ đă sống tới 87 tuổi th́ Nhà thơ "ngẫm nghĩ về cuộc đời của ḿnh" như thế nào th́ Hữu Loan nói ngay:" Tôi rất bằng ḷng về tôi bởi v́ tôi đă bênh vực được những người nghèo. Tôi đă làm được những các chức việc đạo đức mà tôi đă đánh những cái quân gọi là cái quân cường quyền, cái quân mà gọi là lừa đảo, bịp bợm...lừa Trời dối Đất ...tôi đă đánh được quân ấy cho cả Nước và tôi không có ngơi một lúc nào, không có cách nào, là tôi cũng vẫn kiếm cách để tôi đánh chúng nó...
Thí dụ như khi tôi về rồi (chú thich: sau 1956) th́ thấy cái cảnh Cán bộ khổ quá tôi làm cái bài thơ Chiếc Chiếu đấy. Cái Bài thơ Chiếc Chiếu đấy th́ tôi làm ra một cái th́, nghĩ về gần Cán bộ khổ quá, nhà ai cũng vậy chiếc chiếu nằm cũng không có mà nằm... Cán bộ đói đến đến như vậy. Thế th́ là đầu tiên tôi làm cái bài ấy th́ Trần Dân cũng bảo là đấy cũng là Chiếu của Văn nghệ. Chiếu của Hữu Loan tức là Chiếu của Văn nghệ Sỹ. Nhưng mà đến sau này th́ cái Chiếu ấy lan ra cả Công nhân, Viên chức. Công nhân, Viên chức nào cũng có cái chiếc chiếu giống như cái chiếc Chiếu mà tôi viết đấy là Chiếu của Hữu Loan đấy."

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 18, 2004.


Response to Quang Dũng: Tặng cho anh Thiếu QuĂ¢n, room Giang Hồ chống Cộng.

Sau đó, Hữu Loan đă đọc lại nguyên văn bài thơ Chiếc Chiếu:

Có ai thấy một người cha
Từng buổi, từng buổi
Trước tủ kính cửa hàng Mậu dịch ḍm như nổ mắt
T́ mũi dẹp như quả bóng xuống hơi
Thầm đọc đi đọc lại giá hàng từng thứ đồ chơi
Dù nhiều lần đă hạ giá
Trong óc nổi ḅng bong từng mớ
Những cơm đến gạo đến quần đến áo
Đôi chiếu nằm rách từ giữa rách ra
Tục ngữ nói rằng những chiếc nhà dột từ nóc trên dột xuống
Từng sáng mai nh́n gầm giường
Đốt cói rụng đầy như chiếu rụng đốt xương
Gió thổi từ dưới thổi lên Muỗi cũng đốt từ dưới đốt lên
Nhưng con đái dầm lại tiện
Ṛng ră mười năm kháng chiến
Cầm vững hai tay
Một cái t́nh thần
Choảng nhau với súng với bom
Gian khổ c̣n ư ? Bố con ta lại vung cái tinh thần như tráng sỹ vung gươm
Chong chóng không quay
Con vứt đi phụng phịu
Sáng kiến làm đồ chơi Bố th́ không thiếu
Bố lại lấy lá dứa vận cho con cái kèn
Bố thổi nó kêu lên ṭ he...ṭ he
Con đắc trí giật kèn đi thổi khắp Ô Kim Mă Ṭ he...ṭ he
Như một thiên sứ Hài đồng Xuống lệnh điềm tin Ṭ he...ṭ he
Nhớ truyện Đông Chu Sao đỏ, sao đen Ṭ he...ṭ he.



-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 18, 2004.

Response to Quang Dũng: Tặng cho anh Thiếu QuĂ¢n, room Giang Hồ chống Cộng.

*** PHỤC HỒI CÁI G̀ ? Nhà Thơ Hữu Loan xác nhận một số Thơ làm về Bộ đội của ông đă được Nhà xuất bản Quân đội chọn xuất bản thành tập cũng như một số bài khác, dù có nội dung "chống đối" hay được coi là "có vấn đề" với Nhà nước đă được Nhà xuất bản Kim Đồng ở Hà Nội in ra, nhưng ông không coi đó là một đặc ân hay nh́n nhận công lao của ông. Ngược lại ông bảo, một phần v́ cũng có người "trong cánh ấy" (trong nhóm ấy) biết công nhận Thơ của ông. Hoặc như Nhà Xuất bản Kim Đồng đă viết lời giới thiệu:" Phải đem Thơ ông Loan để dậy cho Thanh thiếu niên học ở đấy cái đạo làm người." Hữu Loan nói với Hương Ly:" Nhưng mà cái chuyện mà họ đưa ra in ...Nhà xuất bản Kim Đồng in th́ đấy là cái to gan rồi đấy v́ trước kia là họ không dám. Cái to gan của trí thức Việt Nam...trí thức Việt Nam vẫn có cái khí phách mà vẫn đi đến chỗ mà gọi là dám làm những điều phải, dám binh vực cái lẽ phải.".
Nhưng c̣n cái chuyện được gọi là đảng CSVN bây giờ không trù dập nữa hay đă phục hồi nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm th́ sao, Nhà thơ Hữu Loan nói về quan điểm của ông:" Cái phục hồi th́ họ phục hồi hay không th́ tôi cũng thế c̣n tôi th́ cũng cứ vẫn là tôi. Tôi vẫn binh vực ..tôi vẫn làm đấy thôi chứ c̣n cái phục hồi kia lắm lúc nó cũng chỉ là, coi là lấy cái h́nh thức thôi. Thí dụ như là họ phục hồi cái kiểu như thế này : Thụy Điển, nước Thụy Điển ấy th́ là xin đến th́ nó không cho đến sau đến cuối cùng khi ông ta xin nhiều quá th́ nó bảo là tôi chết rồi chứ có cho đến đâu. Thế cho nên là sáu lần xin, sáu lần bảo tôi chết đến nỗi lắm...hồi ấy có người ở Hà Nội tưởng tôi chết thật đă viết thư về gọi là viếng cơ mà. Các bạn như Phùng Cung với các người khác ở Hà Nội đă viết thư để viếng. Họ úp mở...tại đến giờ họ có thật thà đâu mà ḿnh ...nghĩa là (họ) không có bao giờ thật thà."
Hương Ly:" Nhưng mà thưa ông là khi mà một số những thành viên trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm mà được phục hồi như vậy đấy thế th́ giới chức họ có về gặp ông để mà giống như là ngồi xuống nói chuyện rồi nói rằng là thôi bây giờ cái chuyện cũ đă qua rồi th́ bây giờ tất cả những cái ǵ thuộc về qúa khứ th́ bỏ qua một bên hay không ạ ?" Hữu Loan:"Họ về họ chụp ảnh ấy mà. Họ may cả Xích-Mốc-King ( Chú thích : Smoking, loại áo đuôi tôm của đàn ông Tây phương mặc vào các dịp lễ lạc của dân Quư phái, Quư tộc hay dạ tiệc bây giờ ), áo lễ phục cho tôi với lại ấy... nhưng mà tôi cũng không...tôi chán chúng nó chẳng qua cũng chỉ là cái h́nh thức thôi. Tôi cũng bảo rằng tôi th́ tôi sống quê mùa nó quen rồi, chứ c̣n các thứ áo đây th́ các anh đem về cho những người khác bởi v́ nếu bây giờ tôi mặc th́ dân chúng chắc là họ lại kháo nhau bảo là cái ông này ngày trước có vẻ mẫu mực lắm , nhưng bây giờ có vẻ là lại được tí như bổng lộc ǵ đấy lại đi... gọi là đi theo."

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 18, 2004.

Response to Quang Dũng: Tặng cho anh Thiếu QuĂ¢n, room Giang Hồ chống Cộng.

Đó là con người và bản tính bất khuất của một Nhà Thơ nổi tiếng của Văn học Việt Nam. Hữu Loan c̣n các bút hiệu khác như Phương Hữu và Hữu Sinh. Ông xuất thân từ một giáo chức dạy Pháp văn năm 1939 và đă từng tham gia cướp chính quyền ở tỉnh Thanh Hóa tháng 8-1945.

Từ năm 1946 đến 1951, ông trong Ban Biên tập chủ lực Tạp chí Chiến Sĩ Quân khu Tư. Nơi đây Hữu Loan gặp tướng Nguyễn Sơn là một trong số những người yêu quư Văn nghệ sỹ kháng chiến. Sau đó, ông đă từng giữ nhiều chức vụ huấn luyện cán bộ khác nhau cho đến khi Hữu Loan tham gia chống Đảng trong hai Tạp chí Nhân Văn và Đất Mới. Sau khi bị Hồ Chí Minh và tay sai Văn nghệ-Công an đàn áp, Hữu Loan đă chịu chung số phận với nhiều Văn nghệ sỹ khác bị tù đầy và lao động khổ sai, có người cho đến chết.

Bây giờ, 48 năm sau kể từ 1954, mặc dù Việt Nam đang cố gắng đi lên trong thời kỳ được gọi là "đổi mới tư duy" nhưng đảng CSVN và đám hậu duệ Hồ Chí Minh vẫn chưa biết hối hận về hậu quả của những hành động đàn áp trí thức và Văn nghệ sỹ của thời Nhân văn - Giai phẩm. Ngược lại họ vẫn tiếp tục đi vào vết xe đổ bằng những đe dọa hung hăn hơn.

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 18, 2004.

Response to Quang Dũng: Tặng cho anh Thiếu QuĂ¢n, room Giang Hồ chống Cộng.

than goi anh KE SI BAC HA. BUON NGU MA GAP CHIEU MANH,BIET NOI GI HON ,XIN NHAN NOI TOI LONG BIET ON BAN . KHI NAO CO DIP ,DOC CHO NHUNG BAN TRE NGHE ,MOT LAN NUA CAM ON ANH. THIEUQUAN5870

-- don nguyen (donmichael@ozonline.com.au), July 19, 2004.

Response to Quang Dũng: Tặng cho anh Thiếu QuĂ¢n, room Giang Hồ chống Cộng.

Thanks KSBH da post may bai rat hay. @ ong nha tho nay toi me nhat. Nhung doc di doc lai thay thieu mat 2 cau tho xuat than cua Quang Dung.

" Mat trung gui mong qua bien gioi,

Dem mo Hanoi dang Kieu thom"

Chien dau chong Phap gian kho nhu the " Tay tien doan quan khong moc toc" vay ma lang man , hao hung, dep de lam sao!

Son Tay ngoai Nguyen Cao Ky ra, con ca Quang Dung nua! Suyt quen, sorry :-)

-- Viet Cuong (wilson_beng@yahoo.com), July 19, 2004.



Moderation questions? read the FAQ