Cac bai binh luan trich tu cac website o Hai Ngoai (09-07-2004)

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,
Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

-------------------------------------------------------------------------------------------

Gia cầm bị cúm ở miền Tây ồ ạt đưa về Sài G̣n

Trich tu Nguoi Viet On Line - Wednesday, July 07, 2004 3:13:17 PM thdo

SÀI G̉N 08-07 - Các giới chức thú y ở thành phố Sài G̣n cho báo trong nước biết họ đă phát hiện các loại gia cầm nhiễm cúm gà (virus H5) tại các chợ bán gia cầm giáp ranh giữa tỉnh Long An với Sài G̣n. Sở dĩ có hiện tượng này bởi v́ các loại gia cầm bị cúm được người dân ồ ạt đưa về bán ở Sài G̣n.Dịch cúm gia cầm đă quay trở lại. Một trong những nguyên nhân khiến dịch tái phát nhanh là do công tác giám sát dịch bệnh, kiểm dịch vận chuyển chưa được chặt chẽ, trong đó có thành phố Sài G̣n. Tại khu vực giáp ranh giữa tỉnh Long An và huyện B́nh Chánh, Sài G̣n cảnh mua bán, vận chuyển gia cầm sống tại khu vực này diễn ra rất rầm rộ.Báo Người Lao Động cho biết, sau khi chợ Trần Chánh Chiếu ở Sài G̣n bị giải tỏa, giới kinh doanh gia cầm dạt về khu vực xă Mỹ Yên, huyện Bến Lức, tỉnh Long An h́nh thành 2 vựa chuyên kinh doanh các loại gia cầm sống.Gọi là vựa, nhưng thực ra quy mô và tính chất hoạt động không thua ǵ chợ gà Trần Chánh Chiếu trước đây. Nằm trên vị trí rất thuận lợi trên quốc lộ 1A cách địa phận Sài G̣n chỉ vài ba trăm mét, chợ hoạt động suốt ngày, khách mua bao nhiêu gà, vịt đều được đáp ứng. Tại đây có 2 chợ gia cầm vẫn nhộn nhịp kẻ mua người bán. Nguồn hàng từ các tỉnh miền Tây cứ nhập về chợ đều đều từ những xe tải, xe đ̣ và xe gắn máy. Sau đó được các thương lái thu gom, vận chuyển vào Sài G̣n để cung cấp cho các chợ, nhà hàng và các ḷ giết mổ.Anh Minh, tự giới thiệu ḿnh là người đă có trên 20 năm làm nghề kinh doanh gia cầm, chỉ chiếc xe gắn máy đang chất cao nghều các giỏ đựng gia cầm nói:

“Tôi vừa chở cho một khách hàng tại quận 6 hơn 250 con gà, nhưng họ bảo c̣n thiếu giờ phải chờ thu gom tiếp”. Anh cũng cho biết, tại 2 khu chợ này, mỗi ngày có trên 5,000 con gia cầm từ các tỉnh miền Tây mang về đây để cung cấp cho thị trường Sài G̣n.Anh Chung, một tay chuyên làm trung gian mua bán gia cầm tại chợ này, cho biết: “Chỉ cần bỏ ra 20,000 đồng để mua giấy kiểm dịch là vận chuyển thoải mái. Họ (cán bộ thú y) chỉ kiểm tra qua loa bằng mắt thôi!”.Theo quy định, khi vận chuyển gia cầm từ địa phương này sang địa phương khác phải có giấy kiểm dịch của thú y địa phương (nơi sản xuất), để cơ quan thú y nơi tiêu thụ căn cứ vào kiểm tra đóng dấu phúc kiểm và cho phép lưu thông tiếp. Tuy nhiên, hầu hết nguồn hàng về đây đều không có giấy kiểm dịch động vật từ các địa phương khác. Số gia cầm trên được hợp thức hóa bằng cách khai báo số lượng với 2 cán bộ thú y mặc đồng phục ngồi khuất bên trong để được mua giấy kiểm dịch, rồi được đưa lên các xe tải nhỏ và xe gắn máy vận chuyển vào Sài G̣n.

Điều đáng nói là tại cửa ngơ Sài G̣n, Chi Cục Thú Y Thành Phố có đặt một chốt kiểm dịch trên địa bàn huyện B́nh Chánh, tuy nhiên trạm kiểm dịch này kiểm soát không hiệu quả. Đứng quan sát tại ngă ba quốc lộ 1 và Nguyễn Văn Linh, đa số các xe vận tải nhẹ chuyển gia cầm vào thành phố đều tránh trạm, c̣n các xe gắn máy vẫn ung dung chạy thẳng vào thành phốPhó Giám Đốc Trung Tâm Thú Y vùng Sài G̣n, Nguyễn Xuân B́nh, cho biết cách đây một tuần ông đă đi kiểm tra và đă cảnh báo với thú y thành phố về 2 “chợ” gia cầm trên. Khả năng khu vực này sẽ là “túi” chứa mầm dịch từ các tỉnh khác về, v́ “chợ” hoạt động rất bát nháo không thể quản lư nổi.

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), July 12, 2004

Answers

Đồng Nai: Nhan nhản “cḥi” bán dâm bên đường lộ Gia Ray

Trich tu Viet Bao On Line - Wednesday, July 07, 2004 3:41:27 PM thdo

ĐỒNG NAI 08-07 - “Ngang qua con đường thuộc thị trấn Gia Ray huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai, chỉ cần bỏ ra 70,000 đồng (hơn 4 đô la), khách làng chơi sẽ “hái” được một “bông hoa” vào dạng “xế chiều”. Để được một bông đang “khoe sắc”, khách phải trả khoảng 100,000 đồng”. Hăng tin VNExpress cho hay như vậy về những căn “cḥi” bán dâm đang mọc lên nhan nhản tại đây.Trên khúc đường chỉ vài cây số, khi màn đêm buông xuống, khách bộ hành sẽ bắt gặp khoảng chục căn nhà lá với những ánh đèn màu nhấp nháy mời gọi phía trước. Đó là những quán nước chuyên chứa gái măi dâm phục vụ cho khách đi đường và cả đàn ông, thanh niên địa phương.Trong những mái tranh lụp xụp được dựng tạm bợ và không có tên tuổi, chỉ chứa vài chiếc ghế bố, hai ba chiếc vơng cho khách nghỉ mệt. Trước quán, các em trong trang phục những bộ đồ ngủ hoặc những bộ cánh hở hang, cũn cỡn, ngồi nằm trên những chiếc vơng đợi khách.Gái mại dâm nơi đây được chia thành “đẳng cấp” hẳn hoi. Có quán chỉ chứa những cô gái trẻ đẹp với tuổi đời trên dưới 20. Giá cho một lần vui thú mà khách phải trả là 100,000 đồng.

Nếu muốn qua một đêm th́ trên dưới 500,000 đồng. Ngược lại, cũng có quán chuyên chứa những cô chỉ phục vụ cho giới tài xế, và tất nhiên giá cả cũng đúng với món hàng đưa ra. Nếu khách không có nhu cầu “hái hoa” mà chỉ muốn ngắm nghía, sờ mó th́ cũng chẳng sao, nhưng phải trả cho mỗi ly nước trên dưới 20,000 đồng.Hoạt động mại dâm ở những quán nước ven đường này diễn ra rất táo bạo. Có những quán cho gái mại dâm đi khách ngay tại chỗ, thành phần này thường là những quán chứa “gái già”. Đối với số em trẻ, sau khi thỏa thuận giá cả với khách xong, họ đi đến những khu nhà trọ gần đó.Phần lớn gái mại dâm tụ tập về đây là những cô gái có quê ở miền Tây. Có cô trôi dạt từ những quán bia, cà phê, karaokê ôm ở Vũng Tàu, Biên Ḥa, B́nh Dương... Cô gái trẻ tên Yến Linh, tại một quán không tên, là một thí dụ. Quê ở Đồng Tháp, tuy mới 21 tuổi nhưng cô có “thâm niên” phục vụ đàn ông tới 4 năm. Năm đầu là ở những quán cà phê ôm trên đường B́nh Giă - Vũng Tàu, sau đó lên thành phố Biên Ḥa rồi về đây.Yến Linh thuê nhà sống chung với hai cô gái trẻ khác cũng với nghề “bán thân nuôi miệng”. Ban ngày, các cô ở nhà ngủ, đêm xuống, các cô như những “bông hoa độc” lại “nở nhụy” chào mời khách đi đường...

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), July 12, 2004.


Việt Nam đă có 81 triệu người

Trich tu Viet Bao On Line - Wednesday, July 07, 2004 3:59:25 PM thdo

HÀ NỘI 07-07 - Hiện dân số của VN đă lên tới trên 81 triệu người, hơn 19 triệu trong số này đang ở tuổi vị thành niên và trung b́nh mỗi năm dân số VN vẫn tăng thêm 1,1 triệu người.Con số này được công bố trong một cuộc họp báo của Ủy Ban Dân Số - Gia Đ́nh Và Trẻ Em vào ngày 6/07 nhân Ngày Dân Số Thế Giới 11 Tháng 7. Theo Ủy ban này th́ “mức giảm sinh đă chững lại trong năm 2003 vừa qua. Một số địa phương có tỉ lệ sinh tăng cao hơn năm trước và gia tăng số người sinh con thứ ba”. Vẫn theo ủy ban này th́ năm 2003 là năm dân số tăng cao nhất trong năm năm trở lại đây với 1,220 triệu người.

Ngày Dân Số Thế Giới 11-7 năm nay có chủ đề “Hăy cứu giúp cuộc sống của phụ nữ”. Theo ông Omer Ertur, đại diện Quĩ Dân Số Liên Hiệp Quốc tại VN, cứ mỗi phút qua đi thế giới lại có thêm một phụ nữ tử vong khi sinh con hoặc do tai biến sản khoa.Thế giới hiện đang có 65 triệu trẻ em gái bị khước từ quyền học hành; mỗi ngày trôi qua, có thêm 6,000 phụ nữ và nam thanh niên nhiễm HIV và mỗi năm có 5 triệu trẻ gái từ 15-19 tuổi sinh con.

---------------------------------

Phản đối việc Mỹ trừng phạt tôm nhập cảng từ Việt Nam

Trich tu Viet Bao On Line - Wednesday, July 07, 2004 4:18:35 PM tuyen

HÀ NỘI 7-7 (TH) - Hà Nội giận dữ phản đối trong ngày Thứ Tư 7-7-2004 là Mỹ gây thiệt hại cho hàng ngàn nhân công ngay ở nước họ khi chuẩn bị đánh thuế quan trừng phạt tùy loại từ 12 lên đến 93.13% cho tôm nhập cảng từ Việt Nam.Trong ngày Thứ Ba, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đưa ra phán quyết sơ khởi xác nhận tôm bán trên thị trường có xuất xứ từ Trung Quốc và Việt Nam đă được bán với giá thấp hơn giá trị thị trường của chúng. Từ đó đưa ra mức độ thuế quan trừng phạt đối với tôm nhập cảng từ Việt Nam lên đến 93.13% nhưng dù sao cũng c̣n thấp hơn đối với mức trừng phạt đánh vào tôm xuất xứ từ Trung Quốc.“Hiệp Hội Chế Biến và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam (VASEP) kịch liệt phản đối phán quyết sơ khởi của Bộ Thương Mại Mỹ khi xét đơn kiện của Hiệp Hội Đánh Tôm Miền Nam (SSA).” VASEP ra bản tuyên bố nói.

“Quyết định không công bằng của Bộ Thương Mại Mỹ sẽ có hậu quả tai hại đối với đời sống hàng triệu nông dân nuôi tôm dọc theo ven biển và hàng ngàn công nhân làm việc trong các xưởng chế biến tôm ở Việt Nam cũng như gây thiệt hại trực tiếp cho giới tiêu thụ tôm.”VASEP nói rằng quyết định thuế quan trừng phạt 93.13% ảnh hưởng đến 64% số lượng tôm xuất khẩu từ Việt Nam.“Chúng tôi sẽ theo đuổi vụ kiện đến cùng”. Ông Nguyễn Văn Kịch, Chủ Tịch Hiệp Hội Các Nhà Xuất Khẩu Tôm nói với hăng thông tấn Reuters như thế. Ông ta nói tổ chức của họ đă tiếp xúc với luật sư của họ để chống lại.“Bản chất của vụ kiện tôm đă phi lư, cách tính để áp thuế của Bộ Thương Mại Mỹ lại càng phi lư hơn”. Một viên chức VASEP lên tiếng.Hội Đồng Thương Mại Việt Mỹ, tổ chức cổ vơ thương mại giữa hai nước, cho giải pháp của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ là rất thất vọng. “Đánh thuế trừng phạt như vậy là quá cao”.

Virginia Foote, chủ tịch hội đồng nói.Phán quyết của Bộ Thương Mại Mỹ sẽ c̣n được Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế của chính phủ Mỹ cứu xét và ra quyết định cuối cùng vào tháng 11 hay sang tháng Giêng sang năm. TrungQuốc bị đánh thuế trừng phạt tới 112.81% tức nhiều hơn tôm Việt Nam chưa có phản ứng chính thức, nhưng có thể đưa ra phản ứng trong ngày Thứ Tư.Thủy sản xuất cảng đem về số lượng ngoại tệ nhiều hàng thứ tư cho Việt Nam, sau dầu thô, hàng dệt may và giày dép.Tôm xuất cảng vào Mỹ tăng gấp 7 lần từ 1998 đến 2002. Năm nay lượng tôm xuất cảng sang Mỹ ước tính sẽ hơn 500 triệu đô la.Wally Stevens, chủ tịch Shrimp Task Force, tổ chức đứng ra chống vụ kiện của SSA, nói rằng giá tôm trên thị trường Mỹ có thể gia tăng đến 44% nếu cả 6 nước đang bị kiện đều bị đánh thuế quan trừng phạt.

Tổ chức này qui tụ các nhà hàng, các tổ chức tiêu thụ cũng như các công ty nhập cảng và phân phối tôm t́m cách ngăn chặn việc đánh thuế trừng phạt đối với tôm nhập cảng.VASEP nói hàng ngàn công việc làm ở Mỹ liên quan đến tôm cũng bị vạ lây. Trong năm 2003, lượng tôm nhập cảng vào Mỹ lên 2.7 tỉ đô la, trong đó TrungQuốc xuất cảng 419 triệu đô la và Việt nam xuất cảng 588 triệu đô la.Người Mỹ ăn nhiều tôm nhất trong các loại thủy sản vào năm 2002, theo các con số của Bộ Thương mại Hoa Kỳ. (T.N.)

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), July 12, 2004.


Thế nào là "âm mưu của các thế lực thù địch" ?

Trich tu mang www.ykien.net - Wednesday, July 07, 2004 11:46:31 AM Hoang Khoi Phong

Ya BilohLTS: Suốt từ nhiều thế kỷ nay, cao nguyên Trung Phần luôn luôn là một vấn đề của nước Việt, cho dù là nước Việt thuộc các triều đại Lê, Nguyễn hay dưới chính thể cộng ḥa của miền Nam thời trước 75, hay dưới chính thể Cộng Sản trong hiện tại. Nói một cách khác trong sự sống chung của nhiều sắc dân trên địa bàn nước Việt, có khoảng 56 sắc dân thiểu số sống chen chúc với dân tộc Việt, và ngay trong ḷng nước Việt đă có một có ít nhất là một quốc gia Champa bị xóa hẳn dấu vết trên bản đồ thế giới. Bài viết dưới đây của ông Ya Biloh, một người dân thiểu số cư ngự tại Cheo Reo, trước 75 với miền Nam Cheo Reo được đổi tên thành tỉnh lỵ Phú Bổn, nơi mà hiện nay đang có những cuộc đấu tranh của người thiểu số với chính quyền Hà Nội. Cũng nơi đây vào giữa thập niên 60 đă nổ ra một cuộc vơ trang nổi dậy của Phong Trào FULRO, và đă bị chính quyền miền Nam dẹp tan, cùng với mấy bản án tử h́nh. Cuộc tranh đấu của đồng bào thiểu số Tây Nguyên hiện nay (2004) đang đi tới giai đoạn quyết liệt. Chúng tôi đăng tải lại bài viết của ông Ya Biloh, xuất phát từ tạp chí Thông Luận phát hành ở Pháp, để độc giả có thêm những dữ kiện cần thiết khi quan sát những biến động chính trị đang diễn ra trong vùng cao nguyên Trung Phần.Biến cố Tây Nguyên tháng 2-2001 là moät thách thức lớn đối với chính quyền Hà Nội. Lần đầu tiên dưới chế độ cộng sản hàng chục ngàn đồng bào thiểu số trên Tây Nguyên đă đồng loạt xuống đường biểu t́nh trong nhiều ngày đ̣i tự do tôn giáo và yêu cầu chính quyền trả lại đất đai canh tác của tổ tiên đă bị nhà nước tước quyền sở hữu.

Thay v́ t́m kiếm một giải pháp ôn ḥa để giải quyết sự bất măn, chính quyền Hà Nội đă chọn giải pháp đối đầu và đàn áp. Hơn 20.000 binh lính và công an từ đồng bằng duyên hải miền Trung đă được đưa lên Tây Nguyên tăng cường và giúp các lực lượng an ninh địa phương cô lập những nơi t́nh nghi xuất phát lệnh xuống đường. Từ tháng 2 đến tháng 5-2001, nhiều buôn làng có đông dân cư thiểu số cư ngụ bị vây bủa, suưt gây nạn đói nghiêm trọng trong cộng đồng người Thượng. Sau hơn 5 tháng bao vây, hàng trăm người Thượng bị bắt và kết những án tù nặng nề, hàng ngàn người khác chạy sang Kampuchia lánh nạn. Tuy có bị truy lùng ráo riết để đem về Việt Nam giam giữ, khoảng 1.000 người Thượng đă được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cứu xét cho qua Mỹ tị nạn. Những hành vi đàn áp thô bạo đối với người Thượng đă bị các chính quyền dân chủ, dư luận quốc tế và các tổ chức nhân quyền cực lực lên án : Việt Nam là một quốc gia không tôn trọng quyền con người và quyền tự do tín ngưỡng.

Những ǵ đă xảy ra trên Tây Nguyên đều có tác động không nhiều th́ ít đối với cộng đồng người Chăm sinh sống dọc vùng duyên hải miền Trung, nhất là tại hai tỉnh Ninh Thuận và B́nh Thuận. Khi biến cố Tây Nguyên vừa xảy ra, chính quyền cộng sản Việt Nam không bỏ lỡ cơ hội đă t́m cách kềm chế cộng đồng người Chăm sinh trú trên vùng đất này. Đối với Hà Nội, cộng đồng người Chăm "có những vấn đề phức tạp trong quan hệ với nước ngoài về dân tộc và tôn giáo". Hai yếu tố này chi phối, ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị và xă hội của người Chăm, do đó phải bằng mọi cách vô hiệu hóa các tầng lớp tu sĩ, chức sắc tôn giáo và trí thức Chăm. Để thực hiện mục tiêu đó, giữa năm 2001, nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia cho phát hành một tài liệu để đảng viên và cán bộ học tập mang tựa đề "Mấy vấn đề lư luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay", sách dày 356 trang, gồm 4 chương. Tài liệu này do giáo sư tiến sĩ Phạm Hữu Dật, chủ biên, cùng 22 tiến sĩ, cử nhân tên tuổi khác trong nước biên soạn. Đây là những nhà nghiên cứu dân tộc học có tên tuổi và đă từng viết nhiều bài khảo cứu dân tộc học có giá trị.

Nhưng trong tài liệu này, yếu tố biên khảo khoa học đă lùi bước trước áp lực chính trị của Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam. Chẳng hạn như trong chương IV, viết về vùng sắc tộc Khơme, Chăm, Mông, Thái, Tây Nguyên, Hoa, các tác giả đă không những bóp méo sự thật, xuyên tạc thực tế để luồn vào đó những yếu tố nhằm phục vụ các mục tiêu chính trị và chiến lược mà c̣n đưa ra những biện pháp an ninh và chính trị để khống chế và áp bức những cộng đồng dân tộc này. Riêng bài viết về vùng dân tộc Chăm, từ trang 200 đến 223, trừ yếu tố địa lư và dân cư, sự bóp méo sự thật và xuyên tạc lịch sử, văn hóa, tôn giáo và xă hội dân tộc Chăm của người viết đă rất trắng trợn. Trang 209, "những nhân tố tác động đến quan hệ dân tộc ở vùng dân tộc Chàm hiện nay", tác giả bài viết nhận định như sau :

"Vấn đề quan hệ dân tộc ở vùng dân tộc Chàm chịu tác động của nhiều nguyên nhân và điều kiện khác nhau. Có nguyên nhân khách quan như : hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, sự tác động từ bên ngoài của môi trường quốc tế trên các lĩnh vực của đời sống chính trị, văn hóa, tŕnh độ phát triển, sự chênh lệch, bất b́nh đẳng trong thực tế đời sống ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ dân tộc ; có những vấn đề phức tạp do lịch sử để lại ; đồng thời có những vấn đề phức tạp mới nảy sinh trong đời sống vật chất và tinh thần như : sự xâm nhập của các tôn giáo mới, hoặc tác động mặt trái của quá tŕnh dân chủ hóa xă hội, quá tŕnh chuyển sang và tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường. […] Để giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc ở vùng Chàm, trước hết phải phân tích kỹ âm mưu của các thế lực thù địch". Về âm mưu các các thế lực thù địch, tác giả bài viết đưa ra một số hoạt động điển h́nh như sau:

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), July 12, 2004.


thành lập Trung Tâm Văn Hóa Chàm ở Phan Rang năm 1971 ; đưa Thanh Niên Chí Nguyện Quốc Tế vào khu vực Chàm để hoạt động văn hóa ; thành lập Hội Đồng Giáo Cả Chàm Hồi Giáo năm 1959, Hiệp Hội Chàm Hồi Giáo Việt Nam năm 1961 ; nhào nặn ra tổ chức Fulro Chàm năm 1966 với mưu mô "đấu tranh lập một nhà nước Chămpa tự trị". Về Fulro Chàm, tài liệu cho biết : "Trong quá tŕnh tồn tại và chống phá cách mạng (sau 1975), Fulro Chàm đă gây cho ta nhiều tổn thất, làm chết và bị thương nhiều cán bộ, chiến sĩ và dân thường là người Kinh và người Chàm, gây t́nh h́nh căng thẳng, không ổn định về an ninh, trật tự […]". Tài liệu cho biết đối với dân tộc Chàm, các thế lực thù địch đă sử dụng những đối tượng và phương thức chủ yếu sau :

"Một là, hoạt động của số đối tượng phản động người Chàm lưu vong và các thế lực đứng sau nó (ở Mỹ : Văn Pḥng Chăm Pa Quốc Tế, Hội Muslim Chămpa, Liên Minh Người Chàm Tị Nạn). […] Hai là, lợi dụng chính sách mở cửa của Nhà nước ta, số đối tượng người Chàm lưu vong và người nước ngoài trước đây đă từng hoạt động ở vùng dân tộc Chàm tăng cường thâm nhập vào vùng Chàm, phổ biến là dưới h́nh thức thăm thân nhân, du lịch, viện trợ từ thiện, nhân đạo và đặc biệt là trên lĩnh vực nghiên cứu văn hóa, lịch sử dân tộc Chàm… để móc nối lại các quan hệ cũ với người Chàm, nhằm thu thập tin tức, tác động tư tưởng, kể cả tuyên truyền gây hoài nghi, chia rẽ dân tộc, kích động tư tưởng và tâm lư hoài cổ […]". Về tác động của nhân tố tôn giáo, ngoài ba tôn giáo chính (Chàm Bà la môn, Chàm Bà ni và Chàm Islam), tài liệu này cho biết : "Từ năm 1990 các thánh đường Hồi giáo đă nhận được của nước ngoài số tiền trị giá hơn 2.500 triệu đồng Việt Nam (khoảng 170.000 USD) để phục vụ cho hoạt động tôn giáo. Một số chức sắc cầm đầu Hồi giáo lấy các danh xưng tôn giáo đẩy mạnh hoạt động móc nối với cá nhân, tổ chức Hồi giáo quốc tế để liên hệ xin kinh sách, tiền tài trợ. Họ c̣n thành lập ra các tổ chức bất hợp pháp, như 'Liên minh các thánh đường Islam tại Việt Nam' để quan hệ với tổ chức Chữ Thập Đỏ Quốc Tế, sứ quán một số nước tại Hà Nội, một số tổ chức đại diện ngoại giao ở Việt Nam nhằm yêu cầu can thiệp với chính phủ Việt Nam cho người Chàm tín đồ Islam được công nhận là ngoại kiều (xin phục hồi quốc tịch Malaixia, xin xuất cảnh tập thể sang Malaixia)".

Riêng đối với Thiên Chúa Giáo, tài liệu này tiết lộ "Từ 1992 trở lại đây, một số giáo sĩ Công Giáo và Tin Lành đă xâm nhập, hoạt động truyền đạo vào vùng đồng bào Chăm bằng nhiều h́nh thức, thủ đoạn mới, lôi cuốn một số người Chàm theo hai tôn giáo này. T́nh h́nh đó đă tạo ra sự phân hóa mới ở vùng dân tộc Chàm : trong nội bộ dân tộc, trong từng tôn giáo và mỗi gia đ́nh. […] Giáo hội Thiên Chúa Giáo chủ trương cho một số giáo sĩ học tiếng Chàm để phục vụ cho việc phát triển đạo này vào vùng dân tộc Chàm, đồng thời đă đầu tư kinh phí tài trợ cho học sinh, sinh viên Chàm để từng bước tranh thủ lôi kéo lớp trẻ trong người Chàm theo đạo của họ. Bằng các thủ đoạn trên, trong thời gian qua họ đă lôi kéo được gần 6.000 người Chàm (chiếm 5% dân số Chàm) theo đạo Thiên Chúa và Tin Lành". Qua những nhận định bóp méo sự thật và xuyên tạc này, người am hiểu t́nh h́nh chắc không cần một b́nh luận nào. Tuy vậy cũng có một số sự kiện cần được giải thích thêm để tránh hiểu lầm.

Trung Tâm Văn Hóa Chàm ở Phan Rang do linh mục Gérard Moussay, ḍng Thừa Sai Paris (Mission Etrangère de Paris), thành lập năm 1971 nhằm bảo tồn nền văn hóa Chăm đang bị mai một. Từ khi được thành lập đến năm 1975, trung tâm này chỉ được những nhà nghiên cứu về người Chăm tại Trường Viễn Đông Bác Cổ Paris chú ư chứ không ảnh hưởng ǵ nhiều đối với sinh hoạt văn hóa của người Chăm sinh sống tại Phan Rang. Hơn nữa trung tâm này đă bị giải tán từ năm 1975. Công lao của giáo sĩ Moussay là đă soạn thảo bộ tự điển Việt Chăm Pháp. Về hoạt động của Fulro Chàm, đây là một phong trào nổi dậy tự phát của người Chăm chống lại sự phân biệt đối xử của chính quyền Sài G̣n đối với người sắc tộc. Phong trào này không chủ trương thành lập một quốc gia tự trị mà chỉ đ̣i được được nh́n nhận như những công dân Việt Nam thực thụ, nghĩa là có đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm như mọi công dân Việt Nam khác của miền Nam Việt Nam lúc đó. Người ta thường đồng hóa phong trào này với Mặt Trận Giải Phóng Champa do Les Kosem (một tướng Khmer gốc Chăm tại Kampuchia) lănh đạo. Tháng 4-1975, Fulro Chăm nổi dậy ở ba tỉnh Ninh Thuận, B́nh Thuận và B́nh Tuy là để phản đối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về việc sáp nhập hai quận Chăm là An Phước và Phan Lư Chàm vào quận của người Kinh.

Họ chỉ muốn nhà nước Việt Nam địa phương trả lại đất đai quanh các đền đài và làng xă của tổ tiên để canh tác, qua đó có điều kiện vật chất để tu bổ các tháp Po Klaung Giray, Po Romé, Po Dam. Việc tố giác lực lượng này sát hại người Kinh và người Chăm hoàn toàn là xuyên tạc thực tế. Chính công an cộng sản Việt Nam đă bắt bớ và giam cầm bất cứ người Chăm nào bị t́nh nghi theo Fulro, nhiều người đă bỏ ḿnh trong các trại cải tạo. C̣n thế nào là "âm mưu của các thế lực thù địch" th́ các tác giả của tài liệu chỉ đưa ra những hội đoàn văn hóa, xă hội và từ thiện nhằm bảo tồn di tích Chăm và giúp đỡ những người đồng hương trong nước đang gặp khó khăn. Điều khó hiểu là những hội đoàn này nếu hoạt động trong vùng người Kinh th́ được hoan nghênh, khi hoạt động trong vùng thiểu số th́ bị cấm cản. Tại sao vậy ? Chính quyền cộng sản Việt Nam chắc đă có làm nhiều điều sai trái hay mờ ám ǵ đó đối với người thiểu số nên mới sợ sự thật bị phơi bày ? Đă gọi là thiểu số, tức là ít người, th́ làm ǵ có sức mạnh để gây sợ hăi cho bất cứ ai ? Sự thật là từ khi nắm được chính quyền cho tới nay, chính quyền cộng sản đă không làm ǵ để nâng cao mức sống dân chúng mà chỉ tập trung củng cố địa vị và bảo vệ quyền lợi riêng tư. Khi bất công xảy ra, dân chúng nổi lên chống đối, cách giản dị nhất là chụp lên đầu những người này cái nón phản động, tay sai của các thế lực thù địch, để đàn áp và trù dập. Lập luận này không phải chỉ mới đây, nó đă được sử dụng từ 1945 và cho đến nay vẫn c̣n tiếp tục. Lần này chủ yếu nhắm vào người thiểu số và tín ngưỡng của họ. Đạo Hồi của người Chăm và đạo Tin Lành của người Thượng đă có trước khi người cộng sản lên cầm quyền và chưa bao giờ là một đe dọa cho bất cứ chính quyền nào.

Mỗi lần gắn cho ai chiếc nón phản động hay tay sai cho các thế lực thù địch, máu và nước mắt của các nạn nhân lại đổ ra. Về các tổ chức của người Chăm tại hải ngoại, đặc biệt là ở Mỹ, đó chỉ là những hội đoàn thuần túy văn hóa và xă hội. Cộng đồng người Chăm ở Mỹ, được chính phủ Hoa Kỳ cho phép thành lập hội đoàn trong tinh thần bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Sự thành lập các hội đoàn văn hóa và xă hội này tại các quốc gia dân chủ phương Tây không những được khuyến khích mà c̣n được các chính phủ địa phương tài trợ, v́ đó là một trong những di sản văn hóa của quốc gia cưu mang. Theo dơi hoạt động của các hội đoàn này trong hơn 10 năm qua, chúng tôi không thấy "Chăm kiều" nào nuôi dưỡng, kích động tinh thần phục hồi vương quốc Champa cũ hay gây sự hận thù dân tộc giữa người Kinh và người Chăm. Tóm lại, tài liệu học tập do giáo sư tiến sĩ Phan Hữu Dật làm chủ biên không chứa đựng một nội dung dân tộc học nào mà chỉ là một tài liệu học tập nội bộ của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm chuẩn bị một cuộc đàn áp qui mô những người trí thức gốc thiểu số, đặc biệt là người Chăm, tại Việt Nam trong những ngày sắp tới. Cho dù có ư đồ nào, khơi lại hiềm khích dân tộc là một thái độ bất xứng đối với những người được coi là thành phần trí thức.

Ya Biloh (Cheo Reo)

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), July 12, 2004.


Ưu Tư Về Tương Lai Dân Tộc Việt Nam Từ Một Thế Hệ Trẻ

Trich tu Viet Bao On Line - Tường Chinh

Tôi sinh ra vào cuối mùa hè đỏ lửa năm 1972, khi mà người cha ruột của tôi-một cựu chiến binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa bị mất tích trước khi tôi chào đời. Mẹ tôi đă đặt tên Tường Chinh cho tôi v́ mẹ tôi tin rằng cái tên gọi này sẽ khiến cuộc chiến chinh năm đó bớt đi sự khốc liệt.

Mẹ tôi đă hy sinh cả một thời trẻ của ḿnh để nuôi dạy cho tôi nên người, điều đó đă khiến tôi luôn tâm niệm với chính ḿnh rằng thành công mà không thành nhân th́ vẫn chưa được coi là một người toàn thiện. Do đó, khi tôi bước vào lứa tuổi 15 tôi đă bắt đầu tham gia các hoạt động nhân đạo, giúp đỡ những người nghèo nơi tôi đă từng sinh sống tại Việt Nam bên cạnh vấn đề học vấn và dùng ng̣i bút của ḿnh để bảo vệ lẽ phải và giúp đỡ những trẻ em bất hạnh. Tuy nhiên, sau vài năm cộng tác viết bài tại một tờ báo tại Sài G̣n tôi đă quyết định sang một nước khác, nơi mà sẽ cho tôi nhiều cơ hội để học hỏi cũng như sự tự do về ngôn luận và báo chí.

Đến Mỹ vào cuối năm 1996, tôi quyết định tiếp tục theo đuổi về lĩnh vực thông tin và báo chí trong khi những người thân quen của tôi đă kịch liệt phản đối, v́ họ cho rằng tôi sẽ không đủ tŕnh độ Anh Ngữ để theo đuổi lĩnh vực mà chính những người bản xứ cũng rất khó chen chân vào. Một ḿnh, tôi đă âm thầm và kiên tŕ theo đuổi vấn đề học vấn của ḿnh và tôi đă tốt nghiệp tại đại học Fullerton với chuyên ngành thông tin và báo chí. Hiện tôi theo học chương tŕnh cao học tại một trường ḍng nhỏ ở Quận Cam bên cạnh những hoạt động văn hóa, xă hội và chính trị trong khoảng thời gian hạn hẹp của ḿnh. Tại sao tôi là một trong những t́nh nguyện viên tích cực trong những cuộc tranh cử tại Quận Cam trong những năm qua?

Vào năm 2005 tới, cộng đồng Việt Nam tại Hải Ngoại tṛn 30 năm sống xa quê hương. Những người Việt tị nạn đă, đang và sẽ tiếp tục lớn mạnh và thành công trên mọi lĩnh vực khác nhau. Mỗi người có một mục đích và phương thức tham gia công tác xă hội hoặc làm công tác t́nh nguyện khác nhau để góp phần làm đẹp thêm cho cộng đồng, cũng như tạo thêm niềm kiêu hănh v́ chúng ta là người Việt Nam cần cù và thông minh. Tuy nhiên, sự công bằng và quyền lợi của người dân Mỹ gốc Việt sẽ được bảo đăm ở mức độ như thế nào sẽ tùy thuộc vào sức mạnh lá phiếu và sự hiểu biết cặn kẽ lư do tại sao ghi danh đi bầu và bầu cho ai?! Ở khía cạnh của một người tham gia những hoạt động chính trị và báo chí, tôi nhận thấy có vài vị ứng cử viên gốc Mỹ đă lạm dụng sự tin cậy của cộng đồng để kiếm phiếu bầu. Một điều khiến cho những người trẻ giảm đi ḷng tin đối với lĩnh vực chính trị, đó là việc một số viên chức nhà nước đă dùng quyền lực và sự nổi tiếng của ḿnh để chuyển hóa thực tế và những vấn đề có sức tác hại to lớn đến những người dân vô tội. Do đó, việc ủng hộ những ứng cử viên có tài lẫn đức luôn luôn đóng một vai tṛ tối quan trọng trong ḍng chính.

Làm sao biết được ai là người có tấm ḷng tốt thật sự đối với người dân?

Trong cộng đồng Việt Nam của chúng ta, tôi nhận thấy Luật sư Trần Thái Văn, Nghị Viên Thành Phố Garden Grove là ứng cử viên Mỹ gốc Việt đầu tiên tranh chức Dân Biểu Tiểu Bang Địa Hạt 68, có một quá tŕnh hoạt động chính trị trong cả hai cộng đồng Mỹ và Việt trong suốt hơn 20 năm qua. Điều này đă nói lên sự am tường về chính trị, và sự cống hiến sức trẻ cho công việc chung của cộng đồng của ông đáng được chúng ta trân trọng. Với sự rộng lượng và ủng hộ một cách tích cực từ phía cộng đồng của chúng ta tôi tin tưởng rằng luật sư Trần Thái Văn sẽ làm tốt sứ mệnh của ḿnh trong những năm sắp tới, nếu ông chính thức đắc cử vào ngày 2 tháng 11 tới đây. Cũng cùng chung một lư tưởng góp phần làm đẹp và bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng, luật sư Nguyễn Quốc Lân, Ủy Viên Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove, là một vị lănh đạo trẻ tuổi trong cộng đồng mà tôi có rất nhiều sự kính trọng đối với anh như là một thế hệ đàn anh gương mẫu cho thế hệ trẻ sau này.

Liệu Phụ Nữ Việt Nam tại Hải Ngoại đăm đang được công việc chính trị, văn hóa và xă hội nơi xứ lạ quê người?

Người phụ nữ ngày nay đóng một vai tṛ quan trọng trong mọi lĩnh vực như gia đ́nh và xă hội, bởi v́ họ có đầy đủ những cơ hội học hỏi và vươn lên ở một sứ sở văn minh và tự do. Những kiến thức phụ nữ thu thập được từ môi trường đại học, từ gia đ́nh và từ xă hội đă giúp cho họ trở nên độc lập và tự tin hơn trong đời sống hằng ngày. Mai Trần, hiện là nhà báo rất trẻ tại Los Angeles Times sang Mỹ định cư cùng với gia đ́nh khi cô mới tṛn 5 tuổi. Tuy nhiên, Mai vẫn giữ đựợc nét đẹp tâm hồn của một phụ nữ cổ truyền Việt Nam. Sự khiêm tốn và cách sống ḥa đồng đă làm cho cô trở nên một người thành công trọn vẹn giữa sự tài năng và đức độ. Cựu chủ tịch cộng đồng Pomona Valley, kiêm giám đốc Nhà Văn Hóa Việt Nam, cô Madalenna Lài, một trong những người phụ nữ lớn tuổi đáng kính trọng. Cô là một trong những tấm gương tốt đối với thế hệ phụ nữ trẻ sau này trong các lĩnh vực văn hóa, gia đ́nh và xă hội trong suốt mấy chục năm qua. Dù ở vào lứa tuổi gần 70 với căn bệnh tiểu đường và cao máu, nhưng cô Lài vẫn tiếp tục hỗ trợ thế hệ trẻ và sát cánh với cộng đồng trong những hoạt động xă hội ở mọi lĩnh vực. Janet Nguyễn, đại diện cho thế hệ trẻ trong lĩnh vực ḍng chính, Janet đă chọn cho ḿnh con đường hoạt động chính trị với mục đích tranh đấu cho quyền lợi và sự công bằng cho cộng đồng Mỹ gốc Việt. Đây là việc làm âm thầm nhưng không kém phần quan trọng của những người phụ nữ đầy niềm tin và nghị lực trong cộng đồng người Việt của chúng ta tại Quận Cam, mà tôi đă có dịp quen biết và hiểu về lư tưởng sống cao đẹp của họ.

Một điều trăn trở sau cùng đó là tôi mong ước thế hệ trẻ chúng ta, đặc biệt đối với các bạn sinh viên sẽ luôn tiếp sức với những thế hệ cha anh đi trước, góp phần gầy dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho dân tộc Việt Nam ḿnh với một trái tim trong sáng và một tấm ḷng đầy nhiệt huyết! Hiện tại, tôi tham gia vào các cuộc vận động tranh cử cho vài vị dân cử tại Quận Cam, đặc biệt cho các vị dân cử Mỹ gốc Việt nhằm góp phần tạo nên sức mạnh chính trị cho cộng đồng Việt Nam tại Hải Ngoại nói riêng và cho người Việt trên toàn thế giới nói chung.

Tường Chinh

-Cử nhân khoa Truyền Thông Báo Chí (Mass Communication)
-Sinh Viên Cao Học-Chuyên về lĩnh vực Lănh Đạo Tổ Chức (Organizational Leadership)

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), July 12, 2004.



Moderation questions? read the FAQ