Giấc Mộng Kinh Hoàng

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Giấc Mộng Kinh Hoàng
( Kính tặng các chiến hữu, bạn bè đã từng đi tù cải tạo với tôi )

PHAN ĐỨC MINH

Ba hồi kẻng báo thức vang lên , tôi bật đầu dậy như cái máy. Suốt cuộc đời ba chìm bẩy nổi, chín cái lênh đênh, từ lúc 15 tuổi bỏ trường học đi kháng chiến, đánh Tây, chui hầm, rúc hố, 2 lần bị Tây bắt nhốt đầu vào tù, rồi 23 năm lính, hơn 12 năm tù cải tạo, phiêu bạt giang hồ qua bao nhiêu trại toàn là rừng với núi âm u, hiểm hóc, giáp biên giới Lào, bao phen chết lên chết xuống, cho tới lúc này, 73 tuổi rồi, đang sống ở Mỹ, tôi vẫn không ghét cái gì bằng ghét những tiếng kẻng báo thức ác ôn, khốn nạn đo.Ô Nó lại bắt đầu một ngày lao động kinh khủng trong cái đói khát, khổ sở, nhục nhằn đến tận cùng cuả cuộc đời.

Tất cả chung quanh đều tối om. Ngọn đèn dầu là chiếc lọ đựng thuốc, đốt bằng dầu cặn, lớn cỡ quả trứng gà, thường treo ở góc tường phiá trước cầu tiêu cuối phòng đã tắt ngủm từ lúc nào vì số lượng dầu không đủ cho 1 đêm thắp sáng. Có tiếng la chí choé, chửi thề tùm lum vì thằng nọ đái vào thằng kia. Tên ngồi trên bàn cầu tiêu chưa kịp lên tiếng thì đã bị thằng đứng phiá dưới, kẹt quá vội vã à đi một đường vòng cầu, tưới ướt sũng từ cổ trở xuống. May mà vì ngồi trên cao cho nên mắt mũi, mồm miệng chưa phải lãnh cái thứ nước ghê gớm đó cuả tù cải tạo, tích tụ cả đêm, nay được dịp xả ra. Cảnh náo loạn này thường xuyên xẩy ra vì tay nào cũng khôn ngoan, kinh nghiệm đầy mình, cứ thức dậy sớm hơn người khác một tí là phải lò mò, rón rén trong cái tối đen như mực Tầu, lần vào cái cầu tiêu duy nhất ở cuối phòng, lo “ giải quyết bầu tâm sự “ cái đã. Nếu không, khi kẻng báo thức vang lên là gần một trăm tên tù cải tạo cuả nhà 10, cái nhà nhốt những tên được coi là ác ôn côn đồ thượng hạng: cấp chức cao, có thành tích chống phá cách mạng hung hãn nhất, nhiều phen bị nhốt chuồng cọp vvàsẽ đổ xô vào cái nhà cầu chỉ có 2 bàn cầu dành cho việc “ đại sự “ còn “ tiểu sự “ thì cứ việc thoải mái tưới xuống cái rãnh trước bồn nước, do tên tù trực phòng gánh nước giếng đổ vô đó từ chiều hôm trước. Ðèn điện bật sáng 10 phút cho tù dọn dẹp đủ thứ trên đời trên cái “ lãnh thổ “ dành cho mỗi tên : chiều dài 2 mét theo bệ si măng, chiều ngang đo đúng 3 gang tay cuả tôi. Khi ngủ mà nằm ngưả là đụng hay đè lên nhau cho nên ban đêm khi ngủ chỉ có cách nằm nghiêng mà thôi.

Bệ si-măng làm giường ngủ là ở trình độ cao cấp nhất, do công an “ phát minh “ ra. Những năm đầu, quân đội nhân dân quản lý tù, người ta cho tù ngủ trên những cái sạp đan bằng nưá, tre rừng, cây nhỏ. Sài kiểu này, đập cho chết dân tù nhà ta vẫn tìm cách dấu diếm, gùi nhét đâu đó vài ba mẩu giấy linh tinh, mấy thứ đồ “ quốc cấm, nguy hiểm , bí mật ”. Công an sài bệ si- măng thì tù chỉ còn nướcàkhóc mà thôi, nhét cái gì xuống bệ si- măng được nưã bây giờ?

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 06, 2004

Answers

Response to Giấc Mộng Kinh Hoàng

Tíếng khóa mở cưả sắt, rồi tiếng kéo cây sắt chặn ngang bên ngoài kêu rầm rầm. Tên tù trong Ban trật tự Trại ( gốc con Ông, cháu Cha nón cối, hay có dây mơ rễ má với cán bộ cuả trại ) quát to “ Nhà 10 ra tập họp điểm danh, mau lên ! “. Những con người vọt ra khỏi cưả, đứng sau hàng rào kẽm gai, vặn mình, vặn mẩy, vung tay, vung chân cho khỏi mỏi sau một đêm ngủ theo cái kiểu co quắp, úp thià ( xếp muỗng ) vì vùng núi ban đêm lạnh nhiều hơn nóng. Muà đông thì thôi, lạnh khỏi nói, lạnh muốn chết luôn.

Ba hồi còi rít lên, tất cả dân tù ngồi chồm hổm xuống đất, 10 tên 1 hàng cho cán bộ trực trại điểm danh, ghi sổ. Xong màn điểm danh, một số chạy vô trong nhà lo dọn dẹp, chuẩn bị lãnh khoai sắn, đồ đem theo đi lao động. Riêng tôi, cái bao cát có quai đeo, do vợ con đem cho khi “ thăm nuôi “ đã sống chết theo sát bên tôi bao nhiêu năm rồi, không nhớ nưã. Công an mà nghe nói “ thăm nuôi “ là có chầu bị hỏi thăm sức khoẻ vì Ðảng và Nhà Nước có để cho ai đói đâu mà phải “ nuôi ”, phải nói là “ đi thăm “ mới đúng chính sách. Trong túi là phần khoai sắn ăn trưa nhét trong cái lon gô đen sì, nham nhở vì đã qua nhiều phen “ trận mạc, khói lưả ”, là cái lon đựng sưã bột Guigoz cho con nít truớc 1975. được tôi dùng làm nồi niêu, soong chảo, nấu nướng đủ thứ trên đời, bất cứ thứ gì kiếm được,khi công an đóng chốt ở xa, thả tù vào núi, vô rừng lao động. Ngoài ra còn có bi đông nước, lãnh theo tiêu chuẩn nhà bếp,uống cho một ngày, một cái bao ni lông để nếu hoàn cảnh cho phép thì “ cải thiện “ tức là kiếm chác tí rau hoang, cà dại , con cóc, con nhái bỏ vô, đến trưa nghỉ giải lao, tìm cách xoay sở biến thành thức ăn bồi dưỡng, không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc, miễn sao đừng chết hay ngất ngư là được rồi. Con gì cũng ăn hết, trừ có conàdao và conà bù-loong là chịu chết, chưa bao giờ dám ăn thử.

Một số anh em vọt ra phiá cầu tiêu công cộng cuả trại, có khi để “ giải quyết bầu tâm sự “ mà cũng có khi là để liên lạc, trao đổi dấm dúi cái này cái nọ với bạn bè ở nhà khác hay với đám tù hình sựà Phải đóng tuồng cho khéo, kẻo công an hay đám ăng-ten ( bọn tù được công an tuyển chọn, cho hưởng đặc ân : lon gạo, miếng thịt, miếng cá mỗi tháng, giao nhiệm vụ theo dõi và báo cáo về mọi hành động lén lút, vi phạm nội quy ) biết được thì cuộc đời khốn khổ, khốn nạn ngay.

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 06, 2004.

Response to Giấc Mộng Kinh Hoàng

Một hồi kẻng dài điểm thêm 3 tiếng đằng sau là chúng tôi ào ra phiá cổng trại, ngồi chồm hổm trên cái sân đất rộng, xếp hàng điểm số, đi lao đôạỳng. Tên công an trực trại, ngồi trong “ lô cốt “ dò sổ rồi kêu : Nhà 10 ! Chúng tôi đứng bật dậy, đi ra cổng, thứ tự hàng 1 theo sự điều khiển cuả tên tù Ðội Trưởng hay Ðội Phó ( được công an tuyển chọn theo tiêu chuẩn cuả chúng ), đếm số rồi bước ra khỏi cổng. Mấy tên trực dụng cụ chạy vào kho nhận và vác đi theo mấy bó dao đi rừng . Hôm nay, nhà 10 chúng tôi có nhiệm vụ đi lấy mây , tiêu chuẩn tối thiểu 70 cây, dài 2 mét. Nghe qua thì coi bộ ngon ăn, nhưng tìm cho ra khu rừng nào có mây hay còn mây sau hàng chục năm bị tù càn lui, quét tới, quả thực không phải là chuyện dễ. Dao rừng phải cột lại thành từng bó, tới địa điểm do công an quyết định mới được tháo ra, phát dao cho từng người. Phát trước, sợ tù dùng làm vũ khíà hỏi thăm sức khoẻ bọn công an áp giải. Trại cuả chúng tôi đã có một vụ âm mưu nổi loạn, cướp súng, giết công an, đốt trại rồi kéo nhau qua biên giới Lào, ngay sau vụ Trung Quốc kéo quân sang đánh phá 6 Tỉnh Miền Bắc hồi đầu năm 1979, dậy cho Hà Nội “ Một bài học “ vì đã dám theo Sư Phụ Liên Sô, đem quân sang Căm-Bốt oánh cho bọn cầm quyền Khờ-Me đỏ, con đẻ cuả Trung Quốc , rách như cái mền, chạy tá hoả tam tinh lên rừng lên núi. Âm mưu nổi loạn này bị bại lộ, cộng sản đã lập Toà án nhân dân ngay tại trại, xử tử hình Sĩ Quan cầm đầu, còn lại thì lãnh án từ 15 năm tù tù trở lên cho đến chung thân khổ sai. Trung Uý Nguyễn Văn Sĩ, Biệt Ðộng Quân, Trưởng Ban tuyên truyền, chắc nó thương tôi, chớ không phải nó quên. Vì quên làm sao được khi có tin tức chi, công việc ra sao, nó cũng chớp nhoáng cho tôi hay để lo liệu công việc, ở ngay góc đống rác cạnh hàng rào kẽm gai ngăn nhà 10 cuả tôi với nhà 11 cuả nó, khi chập choạng tối, sau khi điểm danh và trước khi tù phải vào phòng để khoá cưả sắt. Ít lâu sau nó được thả ra, về Sài Gòn rồi cưới vợ, cưới cô con gái thương yêu nó hết mình. Chưa cưới hỏi chi cả mà cứ 6 tháng 1 lần, cô từ Sài Gòn ra Trung, lên núi thăm nó đàng hoàng. Mối tình sao mà cao đẹp đến thế ! Vậy mà khi điều tra ra, nó bị công an Sài Gòn bắt lại, từ giã người vợ thương yêu nó nhất trên đời này, đưa về trại cũ, đánh đập, tra khảo tàn nhẫn. Nó phải khai ra vô số những người đã liên lạc với nó, nhưng nó lại không khai tôi vào số đó. Tôi chỉ biết thầm cảm ơn và cầu xin Trời Ðất phù hộ cho nó mà thôi vì sau đó, nó bị tống vô sà-lim, ngục tối, tôi chẳng bao giờ gặp nó nưã, trừ 1 lần cuối cùng nó bị điệu ra trước Toà án nhân dân lập ngay trong trại, xét xử theo “ Luật Rừng “ cho 5,6 trăm tù thứ dữ coi cho sợ.

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 06, 2004.

Response to Giấc Mộng Kinh Hoàng

Mỗi khi lên rừng lấy mây, tôi thường đi cặp đôi với thằng bạn thân, Ðại Uý H. trước làm ở Tiểu Khu Quảng Nam. Nó ít tuổi hơn tôi, cấp chức cũ cũng nhỏ hơn nên nó gọi tôi là Bác. Còn tôi cứ gọi hắn bằng tênà cúng cơm cho thân mật. Thằng bạn này thuộc loại “ Số đỏ “ bởi vì có 2 vợ mà khi đi tù , cả 2 bà vợ đềuà nhất trí cao coi nhau: vợ cả, vợ hai, hai vợ đều là vợ cả . Hai Bà vẫn một lòng chia sẻ với nhau anh chồng chung như thuở nào, thay phiên nhau đi thăm nuôi đàng hoàng. Thật đáng khen, đáng phục hai Bà này, không như nhiều tay khác, khi mũ mãng cân đai thì vợ cả, vợ hai, vợ ba nưã chưa biết chừng, nhưng khi đi tù cải tạo thì vợ hai, vợ ba lễ phép trả lại Ông chồng cho bà vợ cả mà mình đã trót dạià cầm nhầm, sài ẩu khi ổng cònà lên xe xuống ngựa. Bà vợ cả thìà hận thù chất ngất như dẫy Trường Sơn đối với anh chồngàham cuả mới mà phụ lòng cuả cũ, thành ra anh chồng đa vợ này cuối cùng trở thành mồ côi, chẳng có vợ nào đi thăm nuôi cả. Lâu ngày, đói quá, còm cõi, lao động hết xí quách cho nên ra chân đồi, chân núi mà ngủ, làm bạn, làm đồng chí, đồng choé với dế, với giun hồi nào không hay. Các Cụ nhà ta vẫn bảo “ Tham thì thâm - Bắt cá hai ba tay thì rốt cuộc chẳng đựơc con nào hết trơn ”. Mấy Ông Bà già trầu cuả Mỹ cũng phán “ All covet, all lose - Grasp all, lose all “ chớ bộ không đâu ! Hai đưá chúng tôi luôn đi lấy mây cùng với nhau vì nhiều lý do : hạp tính tình, vui vẻ, tin cậy lẫn nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau lúc khó khăn. Vả lại đi đông người thì cánh rừng nào có mây là quân ta càn quét mau hết, bưã khác sẽàchết nhăn răng ra với nhau.

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 06, 2004.

Response to Giấc Mộng Kinh Hoàng

Bưã nay, thằng bạn Ðại Uý H. bị đau, ói mưả cả đêm, trạm y tế cho nằm nhà, nhưng phải quét dọn vệ sinh trong phòng và chung quanh. Cán bộ bảo “ Ði học tập cải tạo là không được phép đau. Mà nếu đau thì cũng phải cố gắng lao động nhẹ, chớ nằm một chỗ là con người hư hỏng, bết bát rồi chết luôn.” Trại có vô số Bác sĩ thứ thiệt nhưng đám Bác sĩ là dân chuyên môn cho nên sớm được về, sau vài ba năm chi đó để chính quyền mới có thể sài trong các bệnh viện vì đám Bác sĩ từ ngoài Bắc kéo vào, đa sốà dốt và ngu bỏ mẹ. Bậc Trung Học ở Bắc lúc đó về trước chỉ có 10 năm, thay vì 12 năm như trong Nam. Lên Ðại Học theo ngành Y Khoa lại phải học cấp tốc bậy bạ vài ba năm để ra phục vụ ngay cho chiến trường. Con ông, cháu cha thì ở bệnh viện. Trình độ đã kém, học thêm sách vở thì chỉ có ít sách tiếng Nga, sách Anh- Mỹ đế quốc phản động không có. Mãi sau này mới có ít sách y khoa bằng tiếng Pháp, nhưng không đủ trình độ để đọc thành raà dốt vẫn hoàn dốt. Cả trại còn lại một mình anh bạn cuả tôi gốc gác là Bác Sĩ Thiếu Tá quân yỳ. Anh ta phải ở lại khá lâu vì hai tội : Không ra trình diện theo lệnh chính quyền mới, kèm thêm cái tội mưu toan vượt biển để làmà Việt Kiều phản động. Vì là Bác sĩ thứ thiệt nên anh ta được làm Trưởng Bệnh Xá cuả trại, có 5, 7 cái chõng tre và mớ dụng cụ y khoa doàthợ rèn trong trại làm ra từ những mảnh kim khí tháo gỡ ở mấy chiếc xe G.M.C. cuả quân đội cũ bỏ lại đâu đó trong vùng. Bọn tù chúng tôi đã từng phải đem ba lô đi gùi mỗi đưá vài ba mảnh kim khí do đám tù có tay nghề, tháo gỡ ra từ mấy hôm trước. Ðeo ba lô đựng sắt thép trên lưng thì phải biết, trông thấy ông nội, ông ngoại, lè lưỡi cả ra với nhau. Bưã đó, tôi đi cùng anh bạn thân, tốt bụng. Hắn to con, khoẻ mạnh hơn tôi, lại có vợ và em gái mới thăm nuôi khá đậm nên đi đường, thấy tôi sắp lè lưỡi ra, hắn cười toe, ghé tai tôi nói nhỏ “ Ngài Quan Toà đưa nhà cháu gùi đỡ cho một mảnh nhỏ, nhà cháu không chết đâu, mà Ngài cũng khỏi hết sống ! “ Hắn nheo mắt cười tình rồi rút trong ba lô cuả tôi một mảnh nhỏ, đút vào ba lô cuả hắn. Xin một lần nưã cảm ơn hắn nếu hắn còn sống và đang có mặt đâu đó hay trên đất nước Hoa Kỳ này. Anh bạn Bác sĩ Thiếu Tá, Trưởng Bệnh Xá nói trên có lần bị đưổi ra khỏi Bệnh Xá vì cái tội nói thật với phái đoàn thanh tra ở Trung Ương về thăm trại. Có công an lớn nhỏ đứng bên cạnh, mà khi phái đoàn hỏi về ăn uống cuả bệnh nhân, anh bảo quá thiếu thốn, hỏi về thuốc men, anh bảo chẳng có gì ngoài quinine trị sốt rét và APC, cuả quân đội cũ để lại, trị cảm sốt và hầm bà làng đủ thứ bệnh, vài ba thứ thuốc Nam làm từ cây lá do tù trồng lên, hỏi về vệ sinh thì anh bảo : bệnh xá ở ngay cạnh khu vực làm phân tươi để trồng rau, trồng luá, mất vệ sinhà Bị tống ra ngoài, đi làm lao động, một hôm đi nhổ sắn, lúc gánh lên đỉnh đồi, ngồi nghỉ, lấy sức xuống dốc, tìm gói đồ ăn trưa quý hoá vợ đem cho, buộc ở thắt lưng bằng dây rừng, thì gói đồ ăn đã rơi rớt đâu mất tiêu, chắc là mất trong khi len lỏi trong rẫy sắn, chặt cây, nhổ gốc, chặt củ, xếp vô quang gánh đầy ụ gần 50 kí lô, ngày làm 2 chuyến. Bọn chúng tôi ngồi quanh đó phải bóp mồm, bóp miệng, mỗi đưá cho cậu Bác Sĩ nhà ta miếng khoai, miếng sắn để “ cưú nguy dân tộc ”. Buồn quá, anh Bác Sĩ nhà ta bèn hát mấy câu đầu cuả Bài “ Quốc Tế Ca “ là bài hát hàng đầu số 1, gốc tiếng Nga, dịch ra đủ thứ ngôn ngữ, sài chung cho cả phong trào cộng sản thế giới, đã dịch sang tiếng Việt. Anh hát “ Vùng lên ! Hỡi các nô lệ ở thế gian ! Vùng lên hỡi ai cực khổ bần hànà “ Ðói và buồn vì mất gói đồ ăn, Anh ta hết hát nổi được nưã. Vậy mà tối về trại, công an quản giáo lôi anh ra hỏi tội ( vì có ăng-ten báo cáo ) : Tại sao Anh lại hát như thế ? Anh cãi “ Thưa cán bộ, tôi hàt bài Quốc Tế Ca là bài ca cách mạng cơ mà ! “ - Nhưng tại sao anh chỉ hát có mấy câu đầu, kêu gọi ai vùng lên, trong lúc anh dang phấn đấu lao động mệt mỏi ? - Thì tôi chỉ thuộc có ngần đó câu thôi . Vả lại càng lao động mệt mỏi tôi càng phải phấn đấu. Muốn phấn đấu có hiệu quả, tôi phải hát bài ca cuả cách mạng. - Anh ngoan cố lắm biết chưa ? Bài Quốc Tế Ca, bài ca cách mạng quan trọng mà bạ đâu hát đó, lại chỉ thuộc có mấy câu đầu là thiếu phấn đấu học hỏi. Cách nào cũng chết ! Ngay chính cái thân tôi, kẻ viết bài này, nếu hát, chắc cũng chỉ thuộc ngần đó mà thôi, thêm tí ti câu đầu bằng tiếng Pháp “ Debout! Esclaves de la terreà “ mà tôi được biết từ hồi đi kháng chiến đánh Tây. Ngay ngày hôm sau anh bạn Bác Sĩ cuả tôi bị tống vào chuồng cọp, cùm chân 1 tháng chi đó ! Nghe đâu bây giờ anh và gia đình ở Úc Ðại Lợi. Xin cảm ơn anh bạn đã 2 lần cho tôi 2 ống thuốc tê 2cc ( vợ đem cho ) rồi 2 lần vặn bể tan nát 2 cái răng cuả tôi, lôi chúng nó ra bằng cái kìm to tổ bố do thợ rèn cuả trại sản xuất. Ðau quá, tôi chỉ biết ngồi trên cái ghế đẩu gỗ, dựa lưng vào tường, 2 tay níu lấy cái mặt ghế đẩu cứng ngắc, chịu trận. Rồi cũng xong. Bác sĩ sản khoa, giải phẫu, không phải Nha Sĩ mà như thế cũng giỏi chán !

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 06, 2004.

Response to Giấc Mộng Kinh Hoàng

Aãy chết! Ðang nói chyện lên rừng lấy mây! Thằng bạn đau nằm nhà, tôi lên rừng một mình theo hướng đi thường lệ. Bắt đầu tới con suối nhỏ, tôi quan sát thấy mấy đám cát trắng bên bờ giáp bià rừng, có vô số dấu chân thú rừng, ban đêm mò xuống suối uống nước. Theo kinh nghiệm cuả dân vùng núi mà tôi học được, thì dấu chân hầu hết là cuả bầy heo rừng, nhưng cũng có cả dấu chân cuả “ Ông Ba Mươi “ tức là Cọp nưã chớ. Tôi hơi ngán, nhưng hoàn cảnh này không ai cho phép ngán cả. Ban ngày Cọp đi đâu mất tiêu, nhưng nếu gặp nó thì bắt buộc tôi phải quay lưng vào gốc cây lớn mà chiến đấu với nó bằng con dao rừng cho đến chết thì thôi. Mà có chết cũng xong cái kiếp tù tội ghê gớm, kinh khủng, không biết có ngày nào ra.

Tôi leo lên núi, đi dọc theo con suối chừng gần cây số ( kilometer ), ngó lên cao thấy có bóng dáng lá mây quen thuộc. Tôi dừng lại ở điểm đó, không vào sâu nữa, rồi leo ngược dốc đi thẳng lên, lấy tiếng suối róc rách làm chuẩn cho khỏi lạc. Thỉnh thoảng tôi lấy con dao rừng chặt một mảng vỏ thân cây lớn đánh dấu đường đi, chốc nưã biết đường mà ra. Càng leo lên núi cao, cây cối càng chằng chịt, nhưng như thế mới dễ có mây. Trời Ðất không nỡ hại tôi, một vùng mây chằng chịt hiện ra trước mắt. Mây nằm la liệt đười mặt đất, mây leo lên tuốt cây cao, toàn mây là mây thôi. Ðúng là “ Kho Vàng cuả Hoàng Ðế Salomon thời Cổ La Mã rồi ! “ Tôi mừng hết lớn, bèn ngồi xuống hòn đá to bự để thở cái đã. Bỗng có tiếng sột soạt càng lúc càng rõ ràng ở hướng trước mặt tôi. Chết cha ! Thú dữ đuổi theo con mồi nào đó! Tôi núp vào sau một thân cây to bự, dựa lưng vào cây, thủ con dao rừng thật chắc trong tay, sẵn sàng liều mạng. Tôi chợt thoáng nhớ tới câu “ Plutôt souffrir que mourir - Thà khổ cực còn hơn là chết “ cuả Victor Hugo, hay La Fontaine chi đó ( lâu quá quên mất rồi ) trong bài thơ “ La Mort et le bucheron (*) - Thần chết và người tiều phu đốn củi “ . Bản năng con người lúc này bảo tôi phải sống để hi vọng có ngày trở về với gia đình, vợ con như những người bạn tù khác. May quá ! Con thú dữ đuổi mồi vòng theo hướng khác, xa dầnà Tôi ra khỏi chỗ núp, quan sát rồi bắt đầu lấy mây, kẻo không kịp giờ tập họp ở điểm qui định. Với con dao rừng, tôi rút những sợi dây mây nằm ngổn ngang dưới đất, lẫn lộn với lá rừng đã khô, mục nát vì mưa gió, róc bỏ vỏ ngoài, chặt một đoạn dài 10 gang tay cuả tôi, tức là dài 2 mét đó. Ðo đạc kiểu tù mãi cũng quen và chính xác đáo để ! Cứ kéo rồi róc vỏ và chặt một hồi, vứt mỗi chỗ mươi đoạn, tôi đoán chừng đã được già nưả số ấn định. Ðói và mệt quá, tôi tìm một hòn đá ngồi thở ra và lôi mấy miếng sắn luộc lạnh ngắt, thâm sì, trong cái lon gô đen trũi ở trong cái túi xách đeo chéo trên vai, buộc chặt ngang bụng bằng dây rừng, ra ăn. Ði rừng là cái túi phải đeo kiểu đó, vật bất ly thân, nếu không lỡ ra lạc chỗ, không tìm thấy nó thì chỉ có nước chết mà thôi. Khoai sắn ăn trưa, bi đông nước lạnh là cả cuộc sống cuả tù cải tạo chúng tôi !



-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 06, 2004.



Response to Giấc Mộng Kinh Hoàng

Thấy đã hồi sức, tôi lại rút mây, lấy dao róc vỏ khô và chặt tiếp. Khi kiểm lại thấy đủ số , tôi chặt dây rừng, buộc chặt hai đầu và khúc giưã làm ba bó nhỏ rồi cứ vác từng bó phóng dần xuống phiá chân núi, nghe loáng thoáng có tiếng nước suối chẩy róc rách, rì rào. Có bó theo dốc trượt xuống ngon lành từng quãng. Có bó mắc dịch, mới trượt được vài mét đã mắc cây, dây leo chằng chịt, nằm quay cu lơ ra đó, làm tôi lại phải tới nơi, lôi lên và phóng xuống. Vưà di chuyển xuống núi, tôi vưà chặt mớ dây rừng, cuốn vòng lại, quàng chéo lên vai để lát nưã xuống chân núi, bờ suối sẽ dùng tới nó.

Con suối đây rồi ! Ba bó mây nằm ba chỗ, chênh vênh trên những mỏm đá. Ðồng hồ đeo tay đã bị công an tịch thu khi mới vô trại cho nên tôi không đoán rõ được giờ giấc ra sao, chỉ biếtà cố gắng phấn đấu di chuyển từ mỏm đá này sang mỏm đá khác, gom ba bó mây lại, cột chung thành một bó to bự, cột chặt hai đầu, thêm vòng dây cột ở khúc giưã cho chắc ăn. Xong đâu đó, tôi lấy 2 sợi dây rừng lớn hơn, buộc chặt vào vòng dây ở khúc giưã rồi tới vòng dây ở một đầu. Nghỉ một lát lấy sức, tôi thả bó mây bự xuống suối cho dòng nước đẩy đi, tôi chỉ việc giữ cho chắc hai sợi dây rừng để điều chỉnh cho bó mây trôi xuôi theo dòng suối, ra ngoài rừng. Thật là khó khăn, trơn trợt với mấy cái mỏm đá rêu xanh bám đầy, lắm lúc muốn té chết luôn. Có nhiều chỗ tôi phải lội luôn xuống suối, cầm dây hướng dẫn, bó mây mới chịu trôi đi. Nếu không, nó sẽ mắc cứng ở mấy cái chỗ khúc khuỷu, quanh co, lồi lõm những mỏm đá ác ôn, mất dậy.

Mấy miếng sắn luộc thâm sì, lạnh ngắt, chua lè được đưa vào bao tử cuả tôi hẳn hoi, đàng hoàng mà sao lúc này chúng nó đi đâu mất tiêu. Ðói lại hoàn đói, đói muôn nămà Ngó quanh, ngó quẩn chẳng thấy có giống chi ăn được, tôi bẻ đại một chùm trái cây lạ hoắc sà xuống bờ suối, trái to bằng đầu ngón tay. Tôi làm thử một trái rồi nghe ngóng. Làm tiếp trái thứ hai, trái thứ baà chẳng chết thằng Tây đen nào cả sau vài ba phút. Tôi dư biết là dù có chết, cũng chưa đủ thời gian để cho cái chết nó tới vì mới có mấy phút thôi, nhằm nhò chi. Cái đói nó xúi tôi : cứ ăn đại, ăn tới đi, đói chịu chi cho nổi, ra khỏi rừng còn phải vác bó mây dài, to tổ bố về trại nưã cơ mà. Thế là tôi làm luôn một bụng chẳng sợ cái chi hết trơn.

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 06, 2004.

Response to Giấc Mộng Kinh Hoàng

Hình như tất cả mọi sự học hành cuả tôi ở nhà trường ngày xưả ngày xưa, chỉ có mỗi một điều giúp ích cho tôi trong cuộc sống trong các trại tù cải tạỳo. Ðó là cái “ Principe d'Archimède - Nguyên Lý Archimède “ cuả môn học “ Physique - Vật lý ”. Nó chỉ cho tôi biết cách lợi dụng sức nước đẩy lên đối với một vật được thả xuống nước. Do đó, khi di chuyển cây cối làm cột nhà, cả 5, 7 cây 1 ngày hay di chuyển một bó mây dài và to bự như thế này, mà cứ vác trên vai, đi suối, đi rừng, rồi hàng chục cây số đường bộ, không nhờ tới nước suối giúp đỡ để nâng lên và đẩy đi, kéo được quãng nào hay quãng đó, thì chắc là tôi đã chết quách từ lâu rồi. Còn đang miên man suy nghĩ vớ vẩn đâu đâu thì thình lình, gặp chỗ dốc, bó mây lao vút xuống, kéo tôi ngã chúi theo luônà tá hoả tam tinh, cả con người tôi nằm ngưa,Ư trôi theo bó mây ào ào xuống dốcà

Tôi giật mình thức dậy, hai tay quờ quạng chung quanh. Cái giường nệm êm êm , cái mền ấm áp, bên cạnh là người vợ 48 năm kết hôn, 48 năm sống chết với chồng, với con, chớ không phải sàn tre, sàn nưá, không phải bệ si măng cuả những trại tù cải tạo hơn 12 năm kinh khủng đã đi sâu vào dĩ vãngàMiền Nam xụp đổ, tôi cũng như hàng trịệu người khác, trong hàng ngũ chống cộng sản đã bị đẩy vào những trại tù cải tạo như thế. Chỉ có kẻ lâu, người mau về hay chết luôn trên rừng trên núi mà thôi. Lâu lâu, tôi lại thấy cái cảnh lao động khổ sai kinh hoàng và cuộc sống thua kém cả súc vật vẫn trở lại với tôi trong những giấc ngủ không mấy ngon lành. Ðã 73 năm được sống làm người rồi còn chi ! Khi thức giấc, thấy mình đã thoát khỏi cảnh sống kinh hoàng ghê gớm đó, thấy mình đang sống trong khung cảnh tự do trên đất Mỹ, một quốc gia hùng cường, vĩ đại nhất hoàn vũ ngày nay, không còn bị cảnh đói khát, rér mướt cắt da, mưa nắng dãi dầu, lao động quá sức chịu đựng cuả con người,không còn bị hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần, hết bị những cặp mắt cú vọ cuả công an và cả một số bạn bè bị công an tẩy não, hù dọa, biến thành “ ăng-ten, do thám “ cho cộng sản.theo dõi bám sát ngày đêm, tôi lại âm thầm cảm ơn Thượng Ðế đã cho tôi sống, cảm ơn vợ con, gia đình, bạn bè, đã tiếp tế cho tôi nghị lực, thức ăn, đồ uống, niềm hi vọng để đủ sức mà sống dù đã nhiều phen tôi thật sự vô cùng tuyệt vọng, vì có lúc cả trại chỉ còn lại một mình tôi là Sĩ Quan, còn toàn một thứ tù hình sự đầu trộm, đuôi cướp, hiếp dâm, giết người. Khi tôi từ giã rừng núi trở về, mọi người thân yêu còn đủ, không mất vợ, mất con như một vài người bạn bất hạnh khác. Con cái ngoan ngoãn, hiếu thảo, một lòng gắn bó lấy nhau, chung sức với Mẹ để cùng gánh vác gia đình trong những tháng ngày...đúng là ba chìm, bẩy nổi, chín cái lênh đênh, và cho đến lúc này, trên xứ sở, quê hương thứ hai này, chúng nó tất cả vẫn giữ được cái truyền thống tốt đẹp của hai bên gia đình Bố Mẹ. Tôi không phải là người công giáo, nhưng tôi lúc đó được Linh Mục Lê Thành Ánh, nguyên Trung Tá Giám Ðốc Sở Tuyên Úy Công Giáo Quân Khu 2, tuy tuổi đã cao, nhưng lúc nào cũng giữ vững Ðức Tin, sống trong vui vẻ, hi vọng, quên đi gian khổ, nhọc nhằn để dẫn dắt tôi đi theo Niếm Tin và Hi Vọng của Ngài mỗi khi tôi chán nản, thất vọng. Tôi còn nhớ rõ là khi nói chuyện với tôi, mà chung quanh không có ai, vị Linh Mục đã cao tuổi này thích nói chuyện bằng tiếng Pháp, có lẽ cho kẻ nghe lén khó hiểu hơn chăng ! Mà đi tù cải tạo lại nói tiếng... thực dân, đế quốc cũng là một cái tội . Khi được thả về, đi ngang qua cửa sổ nhà 10, ngó trước, ngó sau không thấy có ai, tôi thò tay qua song sắt siết chặt bàn tay gầy guộc của Ngài và hẹn “ Khi được về, Cha ghé qua Tòa Giám Mục Ðà Nẵng, nhắn tin cho con hay, chúng ta sẽ gặp lại nhau.” Và mấy tháng sau,chúng tôi đã gặp lại nhau như lòng mong ước. Tôi cảm ơn chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ đã mở rộng vòng tay đón nhận chúng tôi là những người tị nạn cộng sản để cho thế hệ chúng tôi được sống những ngày còn lại, trước khi tàn lụi và qua đi, nhường lại cho thế hệ con cháu chúng tôi có được cơ hội để sống, làm người, hữu ích cho Quê Hương Ðất Nước Việt Nam yêu dấu muôn đời, cho xã hội loài người văn minh, tiến bộ, tốt đẹp hơn trên con đường tương lai trước mặt...

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 06, 2004.

Response to Giấc Mộng Kinh Hoàng

TRÍCH ĐĂNG TUỔI TRẺ - cơ quan ngôn luận Thanh Niên Cộng Sản HCM

Nhịp Sống Trẻ Thứ Ba, 06/07/2004, 06:02 (GMT+7)

Bà, cháu và những ngọn đèn trước gió

Bệnh nhân Nguyễn Anh Đào tại phòng hồi sức cấp cứu khoa phổi, Bệnh viện Chợ Rẫy (ảnh chụp chiều 4-7-2004) - Ảnh: T.T.D.

TT - Tôi biết bà cách đây hai năm, hình ảnh bà cụ già yếu ở tuổi 85 run rẩy với lá đơn xin miễn giảm học phí cho thằng cháu nội. Còn thằng cháu thì khi sinh ra, tay chân khèo, cột sống cong vẹo vì căn bệnh viêm dính khớp, việc đi lại, nói năng khó khăn. Vậy mà khát khao được học lại cháy bỏng.

Tôi biết bà cách đây hai năm, vào mùa tựu trường năm học 2002- 2003. Hình ảnh bà cụ già yếu ở tuổi 85 trong sân trường vắng lặng tràn ngập lá bàng khô, run rẩy với lá đơn xin miễn giảm học phí cứ xoáy thắt trong tôi. Bà đi xin cho thằng cháu nội.

Tội nghiệp! Nó ốm yếu tật nguyền mà cứ nằng nặc đòi đi học. Mà vào cấp III tiền nhiều chứ đâu phải ít! Bà hàng xóm thương tình viết hộ cái đơn và chỉ đường cho bà ra trường huyện.

Ở ấp Phước Tĩnh (xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, Long An) người ta gọi bà là bà Bảy “lò lu”. Hồi xưa gia đình bà làm lu chứa nước bằng ximăng cung cấp cho cả làng, cuộc sống cũng khấm khá. Nhưng rồi cớ sao tai ương cứ ập đến. Ông mất đi để lại ba thằng con, hai thằng lớn thì một mù lòa, một cụt chân, thằng út khỏe mạnh lành lặn ở với bà thì lại chết trong một tai nạn giao thông để lại hai đứa con thơ.

Chẳng bao lâu vợ nó đi lấy chồng, mang theo đứa con gái, bỏ lại cho bà thằng lớn tật nguyền. Từ đó trong căn nhà ngói nhỏ cũ kỹ tối tăm chỉ còn lại hai người, một già yếu hom hem, một nhỏ nhoi vặn vẹo. Hai người con ở riêng ngày càng khó khăn khi nghề làm lu ngày càng lụn bại, xài nước máy mấy ai cần lu cho nặng nề, chật chội!

Cuộc sống riêng của chúng quá chật vật, bà không để chúng vất vả thêm vì bà. Hai công ruộng biền không làm nổi bà cho thuê, ruộng xấu nên cả năm người ta đong chưa tới chục giạ lúa, không đủ ăn, đến mùa gặt bà lầm lũi ra đồng mót lúa rơi. Vất vả nhưng bà nhất quyết không cho thằng cháu đi theo. Nó còn phải học!

Cháu

Không biết tại sinh thiếu tháng thiếu ngày hay tại ảnh hưởng đạn bom ác liệt của vùng căn cứ cách mạng mà nó sinh ra là ốm yếu vặt vẹo triền miên. Tay chân khèo, cột sống cong vẹo vì căn bệnh viêm dính khớp, việc đi lại, nói năng khó khăn. Nhà nghèo, ăn uống kham khổ, nó lớn lên như cây lúa tong teo trên ruộng phèn quê nó. Vậy mà khát khao được học lại cháy bỏng.

Từ tiểu học lên đến cấp II, dù ít lâu lại ngã bệnh nhưng nó luôn là học sinh tiên tiến. Năm lớp 9 nó được kết nạp Đoàn và cũng trúng tuyển vào cấp III Trường bán công Bến Lức. Bà con khuyên: học tới đó đủ rồi, lên cấp III tiền nhiều lắm, bài vở lại nhiều sức nó sao theo nổi! Nó về thủ thỉ với nội: “Nội ngày một già, con thì bệnh tật ai thuê, ai mướn? Chỉ có học lên nữa con mới mong được một nghề nhẹ nhàng để còn nuôi nội”.

Được Hội Khuyến học huyện Bến Lức bảo trợ, cậu bé Nguyễn Anh Đào được đi học, nhà trường miễn học phí cho hai năm nay. Tuy năm nay được lên lớp 12 nhưng sức học cứ đuối dần, đuối dần, các thầy cô thầm trách em chưa cố gắng. Không ai biết Đào đã suy kiệt tận cùng...

Những ngọn đèn trước gió

Kể từ ngày 14-6-2004 đến nay Đào đang từng ngày chống chọi với thần chết! Sau thời gian điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, em được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy với chẩn đoán ban đầu: căn bệnh viêm phổi lâu ngày nay chuyển sang ung thư! Để có kết luận cuối cùng cần phải nội soi để sinh thiết nhưng hiện chưa thể thực hiện do sức khỏe em quá suy kiệt.

Ngoài món nợ viện phí hơn 10 triệu đồng, hiện mỗi ngày tiền thuốc điều trị của em hơn 1,3 triệu đồng. Những người thân vay mượn khắp nơi, thầy cô, bạn bè quyên góp, các đoàn thể huyện vận động chỉ đóng góp được một phần. Bà nội kêu người bán hai công ruộng nhưng chẳng ai mua đất ở vùng qui hoạch treo đã mấy năm nay!

Thương cháu, bà chỉ còn biết cầu Trời. Trên chiếc ghế đẩu ngoài sân, bà bày mâm lễ gạo muối trên cái nắp lu, thắp nhang cầu Trời cầu Phật phù hộ thằng cháu mau khỏi bệnh để còn kịp vào học lớp 12 khai giảng sớm.

Cơn mưa chiều tháng sáu chợt trút xuống tầm tã, đĩa gạo muối dập dềnh trong mưa, mấy cây nhang tắt ngúm. Gió phần phật thổi vào nhà, ngọn đèn dầu trên bàn thờ chập chờn chợt tắt, trong bóng chiều mưa nhập nhoạng cũng chập chờn một hình bóng già nua. Và giờ này trên lầu 8 khoa hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy sáng choang ánh đèn cũng đang chập chờn một sinh linh bé nhỏ...

Đèn ơi! Đừng tắt...

NGUYỄN TRÍ ĐỞM (Sở GD-ĐT Long An)



-- nguoicaonien (xuanhutraidất@yahoo.com), July 06, 2004.


Response to Giấc Mộng Kinh Hoàng

bài viết của người cựu tù nhân sỉ quan này rất hay và trung thực . đọc những dòng này khiến tôi nhớ lại những năm tháng trong tù vì tội vượt biển ra nước ngoài . ngày đó chúng tôi không có được diểm phúc như họ đó là lên rừng lao động

sở dỉ Tôi gọi là diểm phúc vì họ có nhiều cơ hội để kìm chế sự đói khát của cái gọi là bao tử khi lên rừng

tù vượt biển như chúng tôi chỉ loay hoay lao động gần trại với sự dám sát của giám thị , chúng tôi đa phần là dân sự không từng được huấn luyện để sống còn như người lính nên việt cộng cũng ngán khi thảy chúng tôi lên rừng lở có chuyện gì chết cả đống thì chúng cũng sợ , hơn nửa chúng tôi thuộc dạng điếc không sợ súng nếu được lên rừng chắc chắn sẽ tìm cách trốn luôn

cuối cùng một phút mặc niệm cho những tù nhân là cựu sĩ quan ,là tù vượt biên đã chết vì bị hành hạ , đánh đập , bệnh tật , đói khát ... hãm hiếp trong nhà tù của cộng sản Việt Nam

chúng ta có khá nhiều nữ sĩ quan , nữ quân nhân bị tù nhưng số này đa phần không hề thấy họ được trở về ?

-- cayhuong (cayhuong@vietcong.ngu), July 07, 2004.


Moderation questions? read the FAQ