Cac bai binh luan trich tu cac website chong Viet cong

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,

Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

-------------------------------------------------------------------------------------------

VIỆT NAM NGÀY NAY: Tham Nhũng và Đồng Lương Công Chức

Wednesday, June 23, 2004 1:49:51 PM – Trich tu mang Nguoi Viet on Line

Việt Nam Ngày Nay Lời ṭa soạn: Ngoài các chuyên mục như “Trên Vỉa Hè Sài G̣n”, “Kư Sự”, “Ghi Chép”... đă có trên chuyên trang Việt Nam của nhật báo Người Việt, kể từ số báo này, ṭa soạn sẽ mở thêm chuyên mục “Việt Nam Ngày Nay” để cung cấp thêm cho độc giả những cái nh́n dưới nhiều góc độ khác nhau của nhiều tác giả đang sống ở trong nước cũng như tại hải ngoại về xă hội Việt Nam hiện tại. Chuyên mục sẽ xuất hiện mỗi tuần 1 lần vào ngày Thứ Năm.

---------------------------------------

Tham nhũng và đồng lương công chức Việt Nam

Vũ Quí Hạo Nhiên

Mấy tháng trước, độc giả báo Thanh Niên trong nước được đọc một loạt bài về t́nh trạng tham nhũng ăn hối lộ một cách công khai của cảnh sát giao thông (CSGT) , số tiền tờ báo gọi là tiền “măi lộ”.

Nhưng mới đây, cũng báo Thanh Niên lại đăng một bài khác, như một thứ “phân trần giùm” rằng có lẽ CSGT tham nhũng v́ lương quá thấp! Bài báo có cả một đoạn phỏng vấn chi tiết một thượng tá phó giám đốc giải thích cặn kẻ số lương trả cho CSGT:

- Hiện nay, mức lương của CSGT được tính như thế nào?

- Như tôi, cấp bậc thượng tá có mức lương cơ bản là 1,711 triệu đồng. Đại úy có mức lương cơ bản là 1,2 triệu đồng. C̣n hạ sĩ quan, chiến sĩ th́ mức lương cơ bản thấp nữa. Như mức lương cơ bản của một thượng sĩ là 812 ngàn đồng, trung sĩ là 754 ngàn đồng, hạ sĩ là 696 ngàn đồng và chiến sĩ bậc 2 chỉ có 351 ngàn đồng...

- Ngoài lương, c̣n thu nhập nào khác không?

- C̣n tiền trợ cấp lấy trong khoản nhà nước trích lại cho công an từ tiền xử phạt vi phạm hành chính. Số tiền này công an thành phố giữ, rồi chi cho CSGT theo đúng quy định của nhà nước là mỗi đồng chí không quá 300,000 đồng/tháng. Ngoài ra, những CSGT ban đêm phải tăng cường đi làm nhiệm vụ, gọi chung là chống đua xe sẽ được bồi dưỡng thêm 30,000 đồng/người/đêm... Khoản bồi dưỡng chống đua xe cũng có giới hạn là không được quá 200,000 đồng/tháng.

(Báo Thanh Niên ngày 23 tháng 6)

Tóm lại, lương “chiến sĩ” mỗi tháng dưới 60 USD, lương một thượng sĩ dưới 100 USD.

Thấp th́ có thấp thật.

So với mỗi cú “măi lộ” kiếm được từ 3 đến 10 USD, mỗi ngày ăn trên dưới 50 cú.

Nhưng câu hỏi đặt ra là có phải thực sự lương thấp dẫn đến tham nhũng không?

Trong một công tŕnh nghiên cứu quy mô, do Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) tài trợ, với số liệu thống kê từ nhiều quốc gia, hai Tiến Sĩ Caroline Van Rijckeghem và Beatrice Weder chứng minh rằng lương thấp quả có là một yếu tố dẫn đến tham nhũng, nhưng là một yếu tố rất phụ, thứ yếu, so với các yếu tố khác như: mậu dịch thiếu tự do, luật lệ cấm đoán các sinh hoạt kinh tế, chính sách có chế độ ưu đăi, không công bằng v.v...

Tuy nhiên, trong suy nghĩ của nhiều người, việc công chức lương thấp (hay theo lời ông thượng tá nói trên, “Tháng nào được mời đám cưới là gay go”) thường vẫn là lư do chính dùng để giải thích hành động ăn hối lộ. Như thể hối lộ là một thứ bồi dưỡng chính thức cho các bậc quan chức vậy!

Tại sao giữa thực tế và suy nghĩ của nhiều người lại có sự khác biệt nhiều vậy?

Tôi khẳng định, người ta suy nghĩ sai thực tế v́ người ta chưa xét cho đến cùng động cơ của các vị công chức ăn hối lộ. Phải đặt lại vấn đề: Nếu lương CSGT ít như vậy, tại sao mấy cậu cứ đâm đầu vào nghề đó để đến nỗi “phải” ăn hối lộ? Sao không làm nghề khác?

Câu hỏi này c̣n hóc búa hơn khi nh́n vào một ngành ăn c̣n ngon hơn CSGT: Lương Hải Quan cũng ít không kém, tại sao các cô các cậu vẫn đâm đầu vào, lại c̣n phải... hối lộ để được vào làm cái nghề ít lương ấy?

Chỉ có một câu trả lời: V́ ngay từ đầu, lương do nhà nước trả đă không hề là cái thá ǵ với các “chiến sĩ” CSGT và Hải Quan. Họ vào các ngành này để ăn hối lộ chứ không phải để ăn lương.

Số tiền 60 USD nhà nước trả không là ǵ đối với CSGT. Nhà nước có tăng số tiền này lên gấp đôi, gấp ba, họ cũng không màng. Họ không muốn được thêm mấy chục đô mỗi tháng v́ họ đang hái mấy trăm đô mỗi ngày. Có phải chia lên chác xuống hết các cấp trên đầu, họ cũng bỏ túi mỗi ngày vài mươi đô la Mỹ.

Do đó, không những lương thấp không ảnh hưởng đến tham nhũng, mà hơn nữa có tăng lương cũng không giảm tham nhũng.

V́ sao? Chuyện ăn và đưa hối lộ nó in hằn trong cơ chế hiện nay v́ nó có chế độ cung – cầu của riêng nó. “Chung chi” cho công chức là cách hữu hiệu để né tránh các luật lệ vô lư.

Thí dụ quư vị lái xe tải. Thành phố chật chội, không phải chỗ nào cũng có thể bốc dỡ hàng. Lại giả sử có chỗ bốc dỡ hàng được, ngay cửa ngơ vào thành phố, mà ngay bến bốc dỡ hàng lại dừng liên tục hàng chục bảng cấm đậu xe. Không đậu ẩu th́ khỏi bốc dỡ hàng, mà nộp phạt th́ không sống nổi, chưa kể c̣n có thể bị phạt tháo bảng số xe, sạt nghiệp ngay lập tức! Thôi th́ chịu khó chung cho anh CSGT chút tiền.

Trong thí dụ này, CSGT ăn được là v́ luật lệ vô lư và anh CSGT có cơ hội cung cấp cho anh tài xế xe tải (là “người tiêu dùng” các món luật lệ ấy) sự giảm thiểu mức độ vô lư của luật.

Quư vị có thể thắc mắc: Có phải thí dụ này mới là vô lư? Không lẽ luật lệ ǵ quá trớn như vậy?

Không phải đâu: Đây là thực trạng đang xảy ra trên đường Hùng Vương, Sài G̣n, cửa ngơ ra vào từ miền Tây, nơi bốc dỡ hàng mà cả tuyến đường đều gắn bảng cấm đậu. Tại đây, theo lời kể của báo Thanh Niên, “ngày nào CSGT cũng ghé, cứ 9 giờ tối khi xe vào là giao thông ghé.... Khi CSGT đến là chủ hàng phải đưa tiền cho tài xế, hoặc lơ bốc vác, chạy ra 'chung chi'... Giá chung chi cho CSGT ở đây thường là 40,000 – 50,000 đồng/xe, có khi phải 100,000đ/xe”.

Cách đây gần 1 năm, Bộ Trưởng Giao Thông Vận Tải ra quyết định số 2074.QĐ (nói có sách, mách có... số!) giới hạn chiều cao của các loại xe tối đa là 4,2m. Nghe có vẻ b́nh thường, nhưng thực ra rất vô lư. Trước tiên v́ con số 4,2m là một con số tùy tiện; khoảng cách từ mặt đất đến các gầm cầu ở Việt Nam là 4,5m. Quan trọng hơn nữa, con số 4,2m gây cản trở rất lớn cho kinh tế: Một trong những phương tiện vận tải thông thường nhất thế giới là xe chở container 40 feet (tức là loại truck trailer thường thấy), mà xe này có chiều cao... 4,3m. Vừa đủ để... bị phạt!

Luật vô lư như vậy chỉ làm mồi cho tham nhũng, v́ nó tạo ra “cầu” cho một món hàng đáng lẽ không ai cần: sự “cho phép” đặc biệt để được chở container 40 feet. Món hàng “cho phép” đó chỉ CSGT mới có, và từ đó CSGT có điều kiện làm tiền măi lộ.

Và quả như vậy. Một doanh gia vận tải cho biết ông chỉ có thể làm ăn được là v́ tài xế của ông biết “rải tiền dọc quốc lộ 5”, đường từ cảng Hải Pḥng đi Hà Nội.

Nếu luật 4,2m c̣n đó th́ lương CSGT có tăng đến đâu người ta cũng phải nộp tiền hối lộ và CSGT vẫn cứ lấy. Ăn hối lộ, tính ra, ít hại cho nền kinh tế quốc gia hơn là cấm xe chở container 40 feet.

Để bỏ tham nhũng, phải bỏ những luật vô lư như thế, chứ không phải tăng lương. Nhưng một quyết định của một bộ trưởng mà lại tùy tiện và vô lư đến mức này th́ chỉ có thể giải thích được rằng ông bộ trưởng ra luật không ngoài lư do cố t́nh bắt người ta phải vi phạm, cố t́nh bắt người ta phải nộp tiền hối lộ, không nộp trực tiếp cho ông ta nhưng nộp cho những người rốt cuộc cũng phải chia phần cho ông.

Bài toán tham nhũng ở Việt Nam bị dính vào ṿng luẩn quẩn đó: Để giảm tham nhũng, phải dẹp bỏ những luật vô lư giới hạn các sinh hoạt kinh tế, nhưng những người có quyền dẹp bỏ những luật này lại là những người đang có chia chác trong tham nhũng. Tăng lương đám tép riu không phải là lối thoát cái ṿng ấy.

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 25, 2004

Answers

Việt Nam: Dân Ngu Đảng Khá

Trich tu Viet Bao Phạm Trần

Giáo dục Búa Liềm có phát triển được con người không ?

Hoa Thịnh Đốn.- Một cuộc hội thảo về nền Giáo dục ở Việt Nam mang tên Đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế đă diễn ra ở Hà Nội trong hai ngày 22 và 23-6-2004.

Hơn 100 giáo sư, tiến sĩ, chuyên viên giáo dục cấp cao trong và ngoài nước (Trung Hoa, Malaysia, Singapore, Thái Lan v.v...) , kể cả một số giảng viên và chuyên gia giáo dục người Việt Nam ở nước ngoài đă tham dự. Hội thảo viên đă tập trung thảo luận các đề tài: Thách thức và cơ hội của "Toàn cầu hoá, Hội nhập và giáo dục", "Các cơ sở giáo dục công lập", "Cơ sở giáo dục ngoài công lập", "Công nghệ học tập mới" v.v...

Cuộc thảo luận, do Hội đồng Quốc gia Giáo dục (HĐQGGD) phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) và Tổ chức Văn hoá Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) tổ chức nhằm t́m giải pháp giúp cải thiện nền giáo dục Đại học chậm tiến và thiếu tổ chức hiện nay của Việt Nam.

Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch HĐQGGD nh́n nhận nền giáo dục đại học của Việt Nam hiện nay đang phải đối đầu với " nhiều yếu kém và bất cập" so với "yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế." (Báo Nhân Dân, 22-6-2004) Những yếu kém này, theo kết luận của HĐQGGD phát sinh từ những nguyên nhân: Có qúa nhiều trường Đại học ở các thành phố lớn; Cơ cấu tŕnh độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền chưa phù hợp; Lúng túng trong quản lư các loại h́nh trường Đại học, vấn đề chức năng cũng như sở hữu từng loại trường; Thiếu giảng viên, một số lớn kém chuyên môn, ngọai ngữ và tin học; Thiếu thiết bị cho pḥng thí nghiệm; Chương tŕnh và phương pháp giảng dậy lạc hậu của 20 - 30 năm về trước, và thiếu gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và với các cơ sở giáo dục nước ngoài.

Nền giáo dục Đại học của Việt Nam, theo nhận xét của nhiều nhà giáo và chuyên viên giáo dục, thiếu một chính sách và chủ trương chung nên sinh ra hậu quả mở mang dàn trải, không có kinh nghiệm tổ chức, các tiêu chuẩn giáo dục cấp cao và chất lượng của giáo dục đă không được đặt lên hàng đầu.

Nhà nước cũng chưa coi trọng đầu tư vào giáo dục như một nhu cầu cấp bách và bắt buộc để mở mang đất nước. Theo lời phát biểu của Giáo sư Đào Trọng Thi, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội th́ Nhà nước Việt Nam chỉ dành ra 3% của trị giá mức sản xuất kinh tế nội địa hay c̣n được gọi là "Sản xuất Nội địa" (Gross Domestic Product) cho chi tiêu giáo dục, trong khi tỉ lệ này ở Phi Luật Tân là 4,2%, ở Thái Lan là 5,4%, ở Anh là 5,5%, ở Gia Nă Đại là 7,3%.

Theo Giáo sư Thi và Giáo sư Ngô Doăn Đăi (ĐH Quốc gia Hà Nội) th́ "đầu tư cho giáo dục ở nước ta c̣n rất thấp, chi phí đào tạo trung b́nh cho một sinh viên thấp hơn từ 50 - 100 lần so với các nước trong khu vực và trên thế giới."

Với một ngân sách nhỏ như vậy, nhu cầu học lên cao của người dân trong nước đă không được đáp ứng v́ nạn thiếu trường và thiếu thầy. Chẳng hạn như năm nay (2004) có tới 1 triệu học sinh Trung học đi thi vào Đại học và Cao đẳng nhưng nhà nước chỉ lấy vào 200.000. Như vậy số 800.000 không đậu sẽ làm ǵ, học ở đâu, nhất là đối với học sinh con nhà nghèo và ở miền quê, vùng xa?

Học phí trung b́nh mỗi sinh viên phải trả cho các trường Đại học công là 1,8 triệu/năm, thấp hơn các trường dân lập đến 2,2 triệu nên học tṛ đă phải đè lên nhau mà thi.

Những học sinh thi trượt trường công, nếu gia đ́nh có khả năng tài chính, sẽ vào học các trường Đại học dân lập . Nhưng chất lượng giảng dậy và thành phần giảng viên tại các trường này không bảo đảm khiến nhiều sinh viên, sau khi tốt nghiệp với mảnh bằng trong tay vẫn không t́m được việc làm. Khả năng nghề nghiệp của họ, theo các chuyên viên giáo dục trong nước, không tương xứng với mảnh bằng tốt nghiệp khi họ phải đối diện với các kỳ thi tuyển của các công ty xí nghiệp, nhất là các công ty nước ngoài. Nhiều sinh viên có bằng cử nhân hay cao hơn mà vẫn mù mịt về ngọai ngữ và không biết ǵ về máy vi tính (Computer)!

Theo một số nhà giáo trong nước th́ nguyên nhân sinh viên Việt Nam kém tiếng Anh v́ nhiều viên chức lănh đạo Nhà nước cho rằng nếu chấp nhận tiếng Anh là môn học bắt buộc thứ hai, sau tiếng Việt, ở ngành giáo dục và trong đội ngũ cán bộ, công chức th́ sẽ chạm đến tự ái dân tộc và chủ quyền quốc gia!

Việt Nam hiện có 27 trường Đại học dân lập nhưng theo các viên chức Giáo dục th́ "ngành giáo dục lại đang lúng túng trong việc quản lư chất lượng đào tạo, tài chính của các Đại học dân lập".

Tại sao vậy ? Tác giả Việt Anh của Tin Nhanh Việt Nam (22-6-2004) trả lời : "Một trong những nguyên nhân chính là nhà nước chưa có một quy chế hợp lư" , mặc dù "Chất lượng đào tạo ĐH ngoài công lập đang thấp hơn nhiều so với các trường công lập."

Giáo sư Hoàng Xuân Sính, Chủ tịch Hội đồng quản trị ĐH dân lập Thăng Long, trường ĐH tư đầu tiên ở Việt Nam thành lập năm 1988, cũng đă khuyến cáo Bộ GD - ĐT "Cần có những quyết sách thiết thực để quản lư chất lượng đào tạo ngoài công lập." (Tin Nhanh Việt Nam, 22-6-2004) Tiến sĩ Molly N.N Lee, chuyên gia chương tŕnh giáo dục của Liên Hiệp Quốc ( UNESCO) đă khuyến cáo Nhà nước Việt Nam phải coi trọng sự tham gia của tư nhân vào ngành giáo dục Đại học. Ông nói : "Đă đến lúc Chính phủ Việt Nam phải đưa ra khung pháp chế và quy định cho phép phát triển công nghệ giáo dục đại học tư nhân. Nhiệm vụ của nhà nước là phê chuẩn quy định và tham vấn việc thành lập các cơ sở đào tạo đại học tư nhân cũng như phê duyệt các chương tŕnh giảng dạy công và tư." (báo Thanh Niên, 23-6-2004)

V́ vậy Phạm Gia Khiêm đă kêu gọi : " Những người làm công tác giáo dục phải thực sự đổi mới tư duy, có cách nh́n mới về chất lượng, về tổ chức quản lư. Đặc biệt phải giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu đa dạng hoá các loại h́nh đào tạo với những yêu cầu chuẩn mực, liên thông và hội nhập." (Phát biểu của Phạm Gia Khiêm, 22-6-2004)

TRÉO CẲNG NGỖNG

Nhưng chính sách giáo dục của Việt Nam không chỉ hỏng ở trong nước mà cả ở mục tiêu đưa sinh viên du học ở nước ngoài, trong số có 20.000 sinh viên du học tự túc.

Theo lời Giáo sư Phạm Phụ, Đại học Quốc gia TPHCM (Sài G̣n) th́ Nhà nước đă chi ra 1.000 tỷ bạc để cấp học bổng cho sinh viên đủ tiêu chuẩn du học trong 5 năm trong khi chi phí học tự túc của 20.000 sinh viên mỗi năm tốn chừng 200 triệu Mỹ kim.

Nhưng, theo phát biểu của Giáo sư Hồ Sĩ Hiệp của trường Đại học Sư phạm TPHCM, tại cuộc hội thảo về "Đổi mới giáo dục ĐH VN - Hội nhập và thách thức" do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hồi tháng 3-2004 th́ tŕnh độ của du học sinh Việt Nam rất kém. Ông nói : " Chúng tôi sang nước ngoài khảo sát th́ thấy Sinh viên ḿnh rất kém, không làm cái ǵ được, chỉ có cộng trừ nhân chia là giỏi. Sinh viên Việt Nam ở nước ngoài nh́n chung thể lực yếu, rụt rè, ít chủ động, làm được những bài tập tự luận nhưng không biết phát triển lên cao. Vai tṛ cá nhân của vinh viên Việt Nam trong trường học không thể sánh được với sinh viên bạn. Hầu hết là sinh viên du học tự túc, không phải là tinh hoa của sinh viên Việt Nam."

Nhưng đám sinh viên này lại là con cái nhà giàu và không ai biết bố mẹ họ đă làm ǵ ở Việt Nam để có thể chi ra mỗi năm số tiền lớn lao như thế ? Nhiều Đại biểu Quốc hội đă yêu cầu chính phủ mở cuộc điều tra các cấp cán bộ có con đi du học để t́m ra nguồn gốc tài sản nhưng không được đảng hưởng ứng !

Lời yêu cầu tại diễn đàn Quốc hội của họ diễn ra sau khi Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí Thư đảng tháng 4-2001. Nhưng cũng như lệnh kê khai tài sản cán bộ lănh đạo, yêu cầu của các Đại biểu Quốc hội đă như gió thoảng mây bay!

Nhưng với kết quả học vấn báo động như thế của Giáo sư Hiệp, liệu số sinh viên này có đem về nước được ǵ để giúp cha mẹ hay Nhà nước, v́ thiếu kế hoạch đào tạo trong nước mà đă để mất một số ngọai tệ lớn lao như thế ? Đấy là chưa kể có tới 40% sinh viên Việt Nam đi du học ở nước ngoài đă t́m cách ở lại sau khi tốt nghiệp. Nguyên nhân, theo lời du học sinh, v́ Nhà nước không có chính sách và phương tiện sử dụng họ hoặc v́ thái độ ganh tị và kỳ thị của lớp cán bộ, công chức không có vốn liếng học vấn trong guồng máy cai trị ở trong nước đă khiến họ không muốn quay về.

Trong khi đó ông Bành Tiến Long, Vụ trưởng vụ Đại học, Bộ GD - ĐT đă không ngần ngại nói trắng ra trước cuộc thảo luận ( 22-6-2004) về thực trạng kém cỏi của nền giáo dục hiện nay : " Sau gần 18 năm đổi mới (1986), giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng vẫn c̣n những bất cập, khó khăn và lạc hậu so với nền giáo dục Đại học của một số nước trong khu vực và trên thế giới."

Theo ông Long: " Việt Nam c̣n lúng túng, thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng một hệ thống văn bản pháp lư đủ mạnh để tạo ra một cơ chế vận hành, quản lư giáo dục Đại học một cách có hiệu quả với xu thế tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở cấp trường. Các mối quan hệ giữa trường với bộ, với các cấp quản lư nhà nước chống chéo, chưa rơ ràng và chưa xác định rơ cơ chế tự quản lư trong các trưởng đa cấp, đa ngành....Mô h́nh và hệ thống giáo dục ĐH chưa đạt tiêu chuẩn hội nhập quốc tế, đào tạo ĐH có mâu thuẫn chất lượng đầu vào và đầu ra của sinh viên."

Ông Long c̣n yêu cầu nhà nước "đẩy mạnh xă hội hoá giáo dục và đẩy mạnh hợp tác quốc tế."

Trong khi đó, Giáo sư Phạm Phụ, Đai học Quốc gia TPHCM (Sài G̣n) đă vạch ra sự ngược đời của giáo dục Việt Nam. Ông nói : "Trong khi thế giới xem dịch vụ giáo dục Đại học là một "nền công nghiệp dịch vụ"ï th́ Việt Nam quan niệm "chống mọi hành vi thương mại hoá trong hạt động giáo dục" theo nghĩa không được xem dịch vụ giáo dục là một loại hàng hoá có thể trao đổi, mua bán."

Theo tin báo chí trong nước, trong hai ngày hội thảo đă có hơn 20 bài tham luận của các diễn giả tŕnh bầy tại 8 phiên họp. Họ đă mổ xẻ căn bệnh chậm tiến và những vướng mắc trong cơ chế tổ chức và điều hành của ngành GDĐH.

Các chuyên viên đă khuyến cáo Việt Nam phải chọn cho ḿnh một hướng đi riêng phù hợp với khả năng hạn chế bằng cách " tránh đầu tư dàn trải và phải đổi mới chính sách quản lư giáo dục."

Bộ trưởng GD - ĐT của Việt Nam, Nguyễn Minh Hiển nh́n nhận với hội nghị những nguyên nhân gây ra chậm tiến của ngành GD ĐH Việt Nam gồm : Hạn chế về năng lực quản lư điều hành ; Thiếu các thể chế phù hợp; Thiếu đội ngũ cán bộ quản lư và chuyên môn có tŕnh độ cao là một nguyên nhân quan trọng của những bất cập đang tồn tại trong hệ thống GD ĐH.

V́ vậy, sau hai ngày họp ở Hà Nội, Hiển đồng t́nh với các chuyên gia rằng Việt Nam phải cấp bách "xây dựng một đề án đổi mới GD ĐH một cách cơ bản và toàn diện" , theo tiêu chuẩn "đại chúng hoá theo hướng : đa dạng hoá tŕnh độ đào tạo đi đôi với chuẩn hoá chất lượng, chú trọng phát triển Cao Đẳng (CĐ) cộng đồng và các cơ sở đào tạo sau trung học, điều chỉnh quy chế hoạt động hợp lư với các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, tăng quyền tự chủ và nâng cao trách nhiệm xă hội của các trường ĐH" v.v...

Đây là một quan niệm mới về quyền tự chủ của các Đại học Việt Nam do Hiển đưa ra, bởi v́ trong một cuộc thảo luận toàn quốc hồi tháng 3- 2004 về "Đổi mới Đổi mới giáo dục ĐH VN - Hội nhập và thách thức", một số Giáo sư như Bà Trần Thị Lan của Đại học Ngọai ngữ Hà Nội và Giáo sư Ngô Doăn Đăi đă nêu lên vấn đề bị Bộ GD - ĐT "khống chế", muốn "thay đổi" hay "làm tốt cũng không được v́ bị...khống chế chương tŕnh"!

Trong khi đó, đảng Cộng sản Việt Nam lại chỉ quan tâm đến việc làm sao cho sinh viên phấn khởi trong việc học tập chủ nghĩa Mác - Lê- nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các chương tŕnh giáo dục Đại học. Họ đă bắt sinh viên phải hội đủ điểm môn này khi ra trường, đồng thời tiến hành việc thành lập tổ chức Đảng tại các trường Đại học. Trong Chỉ thị 40 CT/T.Ư vừa mới đưa ra, Ban Bí thư Trung ương Đảng đă đề ra những tiêu chuẩn "Về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lư giáo dục." (báo Nhân Dân, 18-6-2004) Hai điểm then chốt của Chỉ thị đă nói đến chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 là nhằm :"Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo" và "Tăng cường sự lănh đạo của Đảng đối với việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lư giáo dục."

Ngoài ra Chỉ thị c̣n lưu ư cán bộ phải thi hành tốt Chỉ thị 34 ngày 30-5-1998 của Bộ Chính trị (khoá VIII, dưới thời Lê Khả Phiêu) nhằm "Tăng cường công tác chính trị tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng và phát triển đảng viên trong các trường học." (!)

Như thế có phải là đảng CSVN đă đặt quyền lợi của ḿnh lên trên quyền lợi của Nhân dân và Tổ quốc trong vấn đề làm sao để văn minh hóa con người Việt Nam cho ngang tầm thời đại hay họ chỉ muốn cho dân chậm tiến để tồn tại ?

Phạm Trần (06-04)

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 25, 2004.


" VÔ CẢM !"

Q.C.T.S

"Người nào suy nghĩ bằng cái đầu của ḿnh, chiến đấu v́ những điều ḿnh tin tưởng; đó mới chính là người hạnh phúc."

Trong thời gian gần đây, hai chữ “vô cảm” được các cơ quan báo chí và quan chức Cộng sản Việt Nam (CSVN) phát biểu hơi bị nhiều. Vô cảm là một trạng thái thờ ơ, không biểu lộ cảm xúc, không vui không buồn … của một con người. Hai chữ "vô cảm" được đặt trong ngoặc kép là muốn ám chỉ cái vô cảm đặc biệt, nháy nháy, một sự vô cảm không b́nh thường.

Thuật ngữ “quan chức vô cảm” được ông Phan Văn Khải đưa ra trong Hội nghị Doanh nghiệp các Tỉnh phía Nam, tổ chức tại TP.HCM trong tháng 12 vừa rồi. Ông ta than phiền rằng, sự thờ ơ của các quan chức đă làm tŕ trệ công việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Vô cảm là căn bệnh của guồng máy quan liêu, một t́nh trạng không thèm đếm xỉa đến đời sống của dân chúng, không thèm quan tâm đến công việc làm ăn của doanh nhân và quyền lợi của quốc gia. Trong t́nh h́nh gấp rút để gia nhập WTO và AFTA, th́ sự vô cảm của các quan chức CSVN là một sức cản to lớn trên con đường hội nhập. T́nh trạng "trên nói dưới không nghe" là một dạng biểu lộ của vô cảm.

Thật ra, quan chức CS không phải là kẻ tâm thần phân liệt, nên họ đâu có vô cảm, thờ ơ với tất cả những ǵ xung quanh họ. Họ c̣n biết chăm sóc bản thân, ăn ngon mặc đẹp, biết sắm xe hơi đắt tiền, biết xây biệt thự lộng lẩy, biết chơi gái c̣n trinh để xả xui. Thậm chí, họ c̣n ranh mănh hơn là biết lấy của chùa làm lệnh và biết cho người khác ăn xôi chùa nghẹn họng. Sự vô cảm của họ là sự cô cảm khôn khéo, để những ai muốn được việc th́ phải xếp hàng ở cửa trước, lén lút ở cửa sau. Tham nhũng đă làm cho vô cảm trở thành thứ cảm xúc được tính toán và cân nhắc thiệt hơn. Vô cảm đă làm cho các vị quan tham ngày càng mập ú, giàu sụ.

Sự vô cảm của người tâm thần phân liệt là sự sa sút về trí tuệ, sự khô cằn về cảm xúc; họ không muốn ăn, không thèm tắm rửa. Họ ngồi ở góc pḥng và lẩm bẩm một ḿnh cho sự hẩm hiu của một kiếùp người. C̣n các quan chức CSVN th́ đầu óc họ minh mẫn lắm, họ nhắm mắt le lưỡi nếm là biết chai này là Remy X.O, chai kia là Blue Label. Chiếc ghế họ ngồi phải đựơc chạm trổ rồng phượng, nhằm tăng thêm uy quyền, giống như chiếc ghế của các vua chúa thời phong kiến Trung Quốc. Họ c̣n bàn với nhau là gửi Dollar Mỹ ở ngân hàng nào th́ bảo mật và an toàn nhất ?

Vô cảm là hậu quả lâu dài của một nền giáo dục, mà người học chỉ ngồi nghe nhưng không được động năo, không được phát biểu suy nghĩ riêng tư. Không biết từ bao giờ con người VN có thói quen thích lư luận, thích dùng câu chữ, thích các danh từ trừu tượng, cách nói ṿng vo Tam quốc, cách đánh trống bỏ dùi. Ví dụ; "nhiều" cán bộ tham nhũng th́ họ lại nói là "một số không ít", c̣n "phần lớn" th́ họ nói là "một phần không nhỏ" vv và vv… Trong guồng máy công quyền, không chỉ có một người vô cảm mà cả một guồng máy vô cảm, họ nh́n nhau để ứng xử cho phù hợp với hoàn cảnh của CS hiện nay, để ṿi vĩnh, để đớp hít và để chia chác.

Có thể chia thời kỳ Cách Mạng ở miền Nam, sau năm 1975, thành ba giai đoạn sau:

1. Thời kỳ Cách Mạng Xă hội chủ nghĩa (XHCN), Đảng vạch đường lối kinh tế cho đất nước; người công nhân vào hầm mỏ, nhà máy; người nông dân vào HTX nông nghiệp, ra ruộng đồng; người buôn bán nhỏ vào HTX thương nghiệp, tổ buôn bán. Đến năm 1985, đường lối kinh tế XHCN làm ăn thất bát, họ chuyển qua giá lương tiền cho công nhân và khoán 10 cho nông dân. Xă hội một lần nữa bị xáo trộn, người dân thấy cuộc sống của họ chông chênh, họ chẳng biết Đảng sẽ vạch thêm đường lối ǵ nữa đây? Người lao động có những nhu cầu thực tế và đơn giản, là làm thế nào để kiếm được miếng ăn và có được cuộc sống thoải mái.

2. Từ năm 1991 đến năm 2000 là thời Đảng xây dựng Kinh tế thị trường định hướng XHCN. Thời kỳ này có thể chia làm hai; giai đoạn đầu là nhà nước và nhân dân cùng làm; c̣n giai đoạn sau là dân làm mặc dân, nhà nước chẳng thèm đoái hoài đến; nếu có để ư đến là chỉ để gây khó khăn, sách nhiễu và ṿi vĩnh mà thôi.

3. Thời kỳ 2001 đến nay là giai đoạn vô cảm, thả tay, vô chính phủ … và cuối cùng là sụp cái rầm.

Tôi nói điều này không phải là trù ểm CSVN, mà là nói những chuyện thực tế mắt thấy, tai nghe. Cái vô cảm, vô chính phủ, trên bảo dưới không nghe … th́ nhiều quan chức CS đă nói rồi; c̣n cái thả tay th́ bà Trần Thị Trung Chiến, bộ trưởng bộ Y tế, đă nói là bà ta không kham nổi hai Cục: Cục Quản lư Dựơc và Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm. Bà ta tuyên bố giao lại hai cái Cục này cho Chính phủ, c̣n Chính phủ muốn giao cho Bộ nào th́ giao. Xem ra hai cái Cục này khó nuốt, cho nên đến bây giờ bà Chiến vẫn c̣n ôm hai cái Cục này ? Sụp cái rầm, th́ tôi chưa biết ngày nào nhưng cũng sắp đến ngày rồi. Bởi v́, thối nát từ trên xuống đưới, mục ruổng từ trong ra ngoài th́ làm sao mà phát triển kinh tế, làm sao chống đỡ nổi trận cuồng phong toàn cầu hóa ? Giáo dục, y tế, giao thông, bưu chính viễn thông … như một mớ ḅng bong, khui ở đâu cũng thấy sai phạm, tham nhũng ở đấy hết. Làm sao mà giải quyết đây ? Không lẽ cách chức cả một Bộ ? Thôi đành phải chấp nhận vô cảm vậy ! Lần lừa, lấp liếm cho qua chuyện … chờ ngày sụp cái rầm. Có sự kiện nào quan trọng th́ cứ tổ chức lễ hội rùm beng, tốn kém ngân sách, lừa phỉnh được người nào hay người đó. Mấy ông, mấy bà Đại biểu Quốc hội chỉ mới nói một phần thôi, mà đă thấy tùm lum chuyện rồi, huống hồ ǵ họ nói thẳng, nói thật.

CS sụp đổ không phải do người Thượng biểu t́nh ở Tây Nguyên, cũng không phải do nông dân Hà Tây bao vây khu công nghiệp, cũng không phải do lực lượng chính trị đối lập quá mạnh, cũng không phải do bọn gián điệp nước ngoài … mà là do họ không c̣n sức để chịu đựng chính sự tồn tại của họ, họ không có khả năng để thích nghi với một xă hội đă thay đổi, một thế giới luôn biến động ! Họ vẫn c̣n mặc một chiếc áo quá cũ, quá chật nhưng lại có tham vọng trở thành một người khổng lồ ?

Khi con người vô cảm th́ họ đă chấp nhận sự an bài, không thể thay đổi được nữa ! Ở mỗi Cấp, Ban ngành, Đoàn thể đều có sự vô cảm, vô trách nhiệm giống nhau; nhưng khác nhau là ở mục tiêu của sự vô cảm, cho nên mới gọi là sự vô cảm có tính toán. Chỉ những ai là nạn nhân của sự vô cảm th́ mới thấm thía với thủ đọan của họ mà thôi !

Người ta dùng chỉ số EQ (Emotion quotient) để đánh giá cảm xúc của một con người, thông qua đó người ta đánh giá được tương lai và số mệnh của người đó, cũng như người ta dùng chỉ số IQ, AQ để đánh giá một con người vậy. Những người có chỉ số EQ càng cao th́ tương lai của họ càng tốt đẹp, ngược lại chỉ số EQ thấp th́ tương lai sẽ tồi tệ. Những người vô cảm có chỉ số EQ bằng zêro; cho nên, số phận của các quan chức VN chẳng lấy ǵ là sáng sủa. Cái vô cảm đă ăn sâu vào xương tuỷ của cán bộ công chức rồi; v́ vậy, công tác tổ chức cán bộ, cải cách hành chính, đổi mới hệ thống chính trị cũng không chữa được căn bệnh vô cảm mà chỉ có ông thần tiền, mới chữa được. Đồng tiền đă làm cho họ trở nên có xúc cảm, bởi v́ sự vô cảm của họ cốt chỉ để ṿi vĩnh tiền bạc mà thôi! Guồng máy CS không cung cấp đủ tiền cho họ xài, nên họ phải kiếm bằng cách khác! Họ có thể cất giữ tiền bạc ở bất cứ nơi đâu, và có thể dùng vào bất cứ việc ǵ sau này; chứ cái lư tưởng CS mà họ vất bỏ, th́ chó cũng chẳng thèm ngửi !

Con người sinh ra ai cũng biết khóc biết cười, biết vui biết buồn; nhưng nền giáo dục nhồi sọ đă giết chết cảm xúc riêng tư. Họ không c̣n buồn vui, khóc cười như một món quà mà tạo hoá đă ban tặng cho họ. Họ đă trở thành con người khác; nói theo tiếng nói của cấp trên; vỗ tay theo tiếng vỗ tay của người bên cạnh; họ không dám cười khi tổ dân phố đang khóc; họ không dám khóc khi Chi bộ Đảng đang cười … Năm này qua tháng khác, cái cảm xúc họ chết dần chết ṃn, thân xác th́ c̣n nhưng tâm hồn đă vô cảm; họ sống như thảo mộc, gỗ đá.

Khổng Tử đặt cái tâm là gốc của con người, không có tâm th́ không có trí; người CS không có cái tâm, không có ḷng nhân ái; đó là điểm yếu nhất của họ. Người không có ḷng nhân th́ mọi chuyện xem ra cù nhầy, thô bạo và nhiều khi tàn bạo. Có tâm th́ tự nhiên có trí, người không có trí th́ cũng chẳng có niềm tin; do đó, trong đầu người CS chỉ toàn sự u mê, huyển hoặc và bịp bợm. Ngay cả, Hoà thượng Thích Huyền Quang là người có trí cao, đức dày mà cũng bị họ lừa nữa, chứ đừng nói ǵ đến người phàm trần như chúng ta. Cái triết lư đạo Khổng: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, nhằm giáo dục con người trở thành bậc quân tử, đă bị đập phá tan tành; thay vào đó là cái chủ nghĩa siêu thực, siêu anh hùng! Họ xây dựng cái lư thuyết Mác xít: Sống là tranh đấu, là chụp mũ, là đày đoạ, là bỏ tù những con người không giống nguyên si như ḿnh.

Người CS không có cái tâm, không có cái trí; v́ vậy, Ông Nông Đức Mạnh làm tới chức Tổng Bí thư, quyền sinh sát trong tay, nhưng lại quá yếu hèn, nên mới qua tận bên Tàu dâng đất, để t́m sự b́nh yên. (Việc tranh chấp đất đai với người khồng lồ phương Bắc là chuyện lịch sử ngàn năm. Do vậy, CSVN kư một hiệp định biên giới vào thời điểm không thích hợp, dù được hay mất đất, cũng để lại bia miệng cho đời sau ?).

Vô cảm là hậu quả của nền dân chủ bị bóp nghẹt đến chết ! Ở VN người ta có thể mua được mọi thứ, mua chức mua quyền, mua danh mua phận; nhưng tuyệt nhiên không ai có thể mua được dân chủ. Dân chủ ở VN là của hiếm hoi, là điều cấm kỵ linh thiêng nhất, mà bất kỳ ai xâm phạm nếu không bị tù đày th́ cũng bị câu lưu. Ngay cả, những tay nhà giàu mới phất ở VN, khoác lác huênh hoang rằng, họ có thể mua mọi thứ trên đời, nhưng khi nói đến món hàng dân chủ th́ họ đều lắc đầu, tặc lưỡi. Ở đất nước h́nh chữ S này, nền dân chủ c̣n hôi tanh mùi máu và vị mặn của nuớc mắt. Dân chủ là một danh từ trừu tượng, nhưng được thể hiện qua cuộc sống hằng ngày. Một du khách phương Tây đến thăm một đất nước xa lạ nào đó, nh́n những ǵ đang diễn ra trên đường phố, trong chợ búa, trông thấy những ǵ đang xăy ra ở nơi công cộng … vị du khách này có thể biết được đất nước đó có dân chủ hay không ?

Vô cảm trong dân chúng là sự ám ảnh, lo sợ liên tục và dồn dập. Những con người sinh ra, lỡ quá nhạy cảm, không thể sống được ở một đất nước thiếu dân chủ, họ sẽ bị tước đoạt đi cái cảm xúc bản năng được khóc, được cười, được nói … theo cách riêng của ḿnh. Sống trong thể chế CS con người ta truyền miệng với nhau là phải vô cảm, càng vô cảm càng sống yên thân. (Yên thân là nhu cầu cơ bản đầu tiên của những động vật sống thành bầy đàn). Cho nên, cái xă hội VN bây giơ, ai làm ǵ mặc kệ, miễn là đừng đụng đến cái tôi của tôi là được ! Không biết năm nay là năm ǵ, mà Ban Tư tưởng-Văn hoá TW tổ chức ́ xèo những cuộc thi t́m hiểu về cuộc đời, tư tưởng ông Hồ; Tỉnh, Thành phố nào cũng hội thảo tùm lum về đạo đức, công tác cán bộ … của ông ta ? Thường thường vào những năm chẵn, kỷ niẹâm 5, 10, 50, 100 … năm người ta mới làm rùm beng thôi, c̣n kỷ niệm 114 năm th́ đâu có ǵ phải ồn ào. Ông Hồ chắc sẽ rất buồn với cách làm của con cháu ông ta, bởi v́ lúc sinh thời ông ta nổi tiếng là người b́nh dị ? Sau gần sáu mươi năm cầm quyền, Đảng CSVN đă lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm liều thuốc cuối cùng và đắng ngắt, để chữa chạy những căn bệnh của xă hội VN do họ tạo ra ?

Nguyễn Vũ B́nh là một con người quá nhạy cảm; anh ta thấy trước được sự sa sút về kinh tế của đất nước, thấy trước được sự khủng hoảng về mặt chính trị của Đảng CS, thấy được sự suy đồi về đạo đức của xă hội VN. Anh ta phát biểu vài lời và t́m cách thaó gỡ bế tắc, để cuối cùng kết thúc bằng tù ngục.

Người dân VN hôm nay nghi ngờ và sợ hăi những lời mỹ miều về dân chủ. Nào là một nhà nước của dân, do dân và v́ dân; nào là dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; nào là phát huy vai tṛ làm chủ của người dân trong việc xây dựng nền dân chủ cơ sở vv và vv… Xin những người nhẹ dạ đừng có vội tin, những chiếc tḥng lọng nằm sau những lời hô hào về dân chủ, sẵn sàng kéo ngược lên để tra khảo "chúng mày đang kêu gào cái ǵ vậy ?". Một nền dân chủ man khai, một nền dân chủ lập lờ, một nền dân chủ bịp bợm, một nền dân chủ sau những hàng rào song sắt. Đó là nền dân chủ của CSVN !

CSVN vẫn c̣n sử dụng những phương tiện và thủ đoạn của những năm 1965-1975, thời kỳ họ đấu tranh bí mật để giành chính quyền. Họ có đủ thủ đoạn để đối phó với những người dân chủ, từ đe dọa, bôi nhọ, khủng bố đến thủ tiêu. Cũng may cho nhân loại là lịch sử không quay ngược về quá khứ, không u ám như ngày hôm qua; cho nên Phạm Hồng Sơn, Lê Chí Quang, Nguyễn Vũ B́nh … mới được đem ra xét xử.

Nguyễn Vũ B́nh là con người chính trực và nghĩa khí, anh ta nhận thức được rằng sống trong một guồng máy gồm những người vô cảm là một sự sĩ nhục và vô trách nhiệm. Anh tự đặt ḿnh cao hơn những con người chỉ biết cúi đầu vâng dạ, nịnh trên đạp dưới; anh ta sống với thật với ḿnh, với bản chất con người mà cha mẹ đă sinh ra, và với cái cốt tuỷ mà tạo hoá đă ban cho anh; mặc cho tù đày chết chóc. Chỉ có những anh hùng mới đứng thẳng người và đi theo con đường riêng của ḿnh, mặc cho thế thái gièm pha, cảnh đời nghiêng ngả. Rồi mai đây, lịch sử sẽ ghi tên anh, trên những con đường của Sài g̣n, Hà nội sẽ có tên anh, Nguyễn Vũ B́nh …

Nếu một người dân ở miền Nam có tư tưởng chống Cộng th́ dễ giải thích rồi, nhưng đây là những con người chưa một ngày sống trong chế độ tự do. Tôi tự đặt câu hỏi là tại sao, một con người sinh ra dưới chế độ XHCN, được bú bầu sữa nóng của Đảng, được giáo dục dưới mái trường XHCN, nhưng đến một thời điểm nào đó th́ họ lại tách ra và đi theo con đường của họ? Tôi cho rằng, đó là sự thức tỉnh của lương tri, sự kích thích của xúc cảm, và ḷng nhiệt huyết muốn đem lại dân chủ cho đồng bào và phồn vinh cho Tổ quốc. Tất cả những điều này lớn hơn sinh mạng của họ !

Nguyễn Vũ B́nh cũng không hèn hạ như các quan tham CS, họ không dám mở miệng phê phán cái xă hội họ đang sống, họ không dám từ bỏ cái đặc ân mà Đảng đă ban cho; họ cam chịu họ là nạn nhân của một thể chế, chà đạp lên quyền lợi đồng bào và phản bội tiền đồ dân tộc.

Đất nước VN sau thời kỳ CS là mảnh đất xơ xác, tan hoang và kiệt quệ. Mỗi con người có một số phận, mỗi tổ chức có một sứ mệnh, mỗi dân tộc có một định mệnh, lịch sử sẽ nhắc nhở CSVN như là bóng đêm tăm tối của nhân loại. Một dân tộc không có xúc cảm là một dân tộc đui chột, dân tộc đó, không thể hoà nhập cùng cộng đồng văn minh nhân loại !

Saigon ngày 20/5/2004

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), June 26, 2004.


Moderation questions? read the FAQ