KÊ KHAI TÀI SẢN, AI KHAI, KHAI CÁI G̀ ?

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

KÊ KHAI TÀI SẢN, AI KHAI, KHAI CÁI G̀ ?

Cựu Tổng Bí thưLê Khả Phiêu :” Nhiều người có lắm mưu mẹo để trốn tránh sự kê khai.” Tổng thanh tra Nhà nước Tạ Hữu Thanh thắc mắc : Công chức, cán bộ lấy tiền đâu mà cho con đi học nước ngoài ?

Phạm Trần Hoa Thịnh Đốn.- Lê Khả Phiêu, sau hơn ba năm ḥ măi rát cổ mà chả có ma nào trong hàng ngũ lănh đạo Đảng chịu kê khai tài sản nên đành xách gói ra đi để choNông Đức Mạnh bướclênḥ tiếp. Nhưng dường như càng nghe tiếng cuốc kêu mùa hè, cán bộ càngmê vàcàng có hứng để tham nhũng mạnh hơn và cất giấu tài sản khéo hơn.

Lệnh kê khai tài sản để chứng minh ḿnh trong sạch, toàn đảng trong sạch để xây dựng và chỉnh đốn đảng đă có từ thởi Lê Khả Phiêu nhưng đảng kêu mặc đảng, cán bộ cứ đi mần ăn cho tiện việc sổ sách. V́ vậy mà chưa đầy 6 tháng, Nông Đức Mạnh đă phải lập đi lập lại chủ trương buộc cán bộ, nhất là cấp lănh đạo, từ trên xuống dướiphải kê khai tài sản và thanh toán nạn quan liêu, tham nhũng.

Nhưng, cũng như dưới thời Phiêu, cán bộ cứ tiếp tục mũ ni che tai đểăn khoét và giữ kỹ tài sản, mặc aiđàn khảy tai trâu và nước đổ đầu vịt,.

Kinh nghiệm này đăđược Phiêu thổ lộ với báo chí tại hà Nội hôm 22-5-01. Mẩu đối thoại được ghi lại như sau :

Nhà báo : ” Thưa đồng chí, chủ trương cán bộ phải kê khai tài sản đă có gần 2 năm nay, từ khi đồng chí là Tổng Bí thư. V́ sao thực hiện lại chậm và dường như không công khai ?”

Phiêu đáp :”Các đồng chí trong Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đă có kế hoạch cụ thể. Tôi tin rằng chắc chắn công việc này sẽ được làm tốt. Theo tôi, kế hoạch phải thật chu đáo, bởi v́ hoàn cảnh xă hội ở Việt Nam khác những nước khác. Trước mắt nên làm cho rơ các phần cụ thể như nhà,đất. Nhiều người có lắm mưu mẹo để trốn tránh sự kê khai. Chẳng hạn họ có mấy cái nhà to dùng nhưng đều đứng tên người khác cả. Thế mới phức tạp.” (Lao Động, 23-5-01)

Phiêu nói như vậy sau khi đă bị phe bảo thủđầy quyền lực trong bóng tối, điều khiển bởi bộ ba Đỗ Mười, Lê Đức Anh và Vơ Văn Kiệt,áp lựcĐại hội Đảng kỳ IX hất ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương. Tuy nhiên, không ai biết có phải v́ Phiêu bất lực hay toan tính đụng vào tài sản kếch xù của bộ ba này mà bị thay thế bởiNông Đức Mạnh. Người ta chỉ thấy Phiêu rất phấn khởi, nói năng thả giàn như vừa trút khỏi gánh nặng khi trả lời báo chí về kế hoạch chống tham nhũng của Mạnh.

Phiêu nói :” Tôi rất đồng ư với quan điểm của của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh là đấu tranh chống tham nhũng phải có bộ máy mạnh (thanh tra, kiểm tra, các cơ quan tư pháp...), phải có những giải pháp đồng bộ. Mà theo tôi, các nhà báo cũng phải có trách nhiệm tham gia vào cuộc đấu tranh rất quan trọng này.”

“Nhưng tiếp theo việc kê khai, theo đồng chí là ǵ ?”, một người khác hỏi. Phiêu vừa cười vừa nói :” Theo nhà báo, kê khai rồi...để đấy th́ kê khai để làm ǵ ? ... Tôi biết rằng, Bộ Chính trị đă có biện pháp cụ thể ở bước tiếp theo.” (Lao Động, 23-5-01)

Nhưng “cụ thể ” ra sao th́ tới nay vẫn chưa thấy Mạnh công bố.Chỉ thấy rằng từ ngày nắm chức Tổng Bí thư đến nay Mạnh đă ăn nói rất hăng con bọ xítvề công tác chống tham nhũng và kê khai tài sản.

Mạnh chỉ thị cho toàn đảng phải khẩn cấp giải quyết hai vấn đề này trong bài diễn văn tại buổi lễ bế mạc “lớphai nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội của Đảng dành cho cán bộ lănh đạo chủ chốt các tỉnh, thành phố, cơ quan Trung ương” tại Hà Nội hôm lễ Độc lập,2-9-01.

Mạnh nói:” Một vấn đề bức xúc nổi lên là làm thế nào chống được tham nhũng, quan liêu, lăng phí và sự suy thoái đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ đảng viên. Trước hết phải khằng định rằng, những năm qua, Đảng ta rất coi trọng cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, coi tham nhũng, quan liêu là “giặc nội xâm”, tham nhũng là “quốc nạn” và đă đề ra nhiều biện pháp để khắc phục, tuy đă làm được nhiều việc, song hiệu quả c̣n thấp. Nạn tham nhũng và tệ quan liêu vẫn là một trong bốn nguy cơ đe dọa sự sống c̣n của Đảng và chế độ ta, là một lực cản lớn đối với sự phát triển của đất nước.” (chú thích : ba nguy cơ kia là tiếp tục tụt hậu về kinh tế, cán bộ suy thóai đạo đức và chệch hướng tư tưởng.)

Nguyên nhân tham nhũng, theo lời Mạnh là do :”... đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, ngọn lửa cách mạng trong ḷng đă nguội tắt th́ dễ dẫn đến suy thoái về đạo đức lối sống, chủ nghĩa cá nhân có đất để phát triển, từ đó tham nhũng nảy sinh như một hệ quả tất yếu.”

Mạnh đề ra bốn nhiệm vụ khẩn trương, nguyên văn :

1) Bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy chế, quy định của Đảng và Nhà nước về quản lư kinh tế, tài chính, quản lư tài sản công, xóa bỏ các thủ tục hành chính phiền hà, không để sơ hở cho kẻ xấu lợi dụng.

2) Tăng cường cộng tác thanh tra, kiểm kê, kiểm soát chặt chẽ về tài chính, ngân sách, tài sản.

3)Huy động được lực lượng của toàn dân tham gia tích cực vào việc giám sát, kiểm tra cán bộ, đảng viên, công chức, phát hiện tố cáo, lên án những kẻ tham nhũng.

4) Xử lư nghiêm minh, trừng trị nghiêm khắc những kẻ tham nhũng, bất kể người đó ở cấp nào, cương vị nào, giữ chức vụ ǵ; khen thưởng xứng đáng những người có công, bảo vệ những người kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, đồng thời không dung thứ việc lợi dụng chống tham nhũng để bịa đặt, vu cáo, bôi nhọ người tốt, gây mất đoàn kết nội bộ, làm chỗ dựa cho thế lực thù địch vin cớ chống phá ta

Tất cả những điều này cũng đă được Lê Khả Phiêu nói đi nói lại nhiều lần kể từ khi cóNghị quyết Hội nghị lần thứ sáu (lần 2), ngày 2-2-1999.Phiêu đặt công tác chống quan liêu, tham nhũng vàkê khai tài sảnvào tay Bộ Chính trị, nhưng cho đến khi Phiêu bị loại ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương trong Đại hội IX hồi tháng Tư vừa qua, công tác này vẫn chưa nhích được một bước.

KÊ KHAI TÀI SẢN

Trong chỉ thị ngày 2-9 vừa rồi, Mạnh c̣n ra lệnh toàn đảng phải dốc toàn lực “chống đặc quyền đặc lợi; thực hiện việc kê khai tài sản của cán bộ lănh đạo các cấp, trước hết là về nhà, đất, cơ sở sản xuất kinh doanh...”

Mạnh yêu cầu các cấp:“Tăng cường gíao dục cán bộ, đảng viên, công chức về chính trị tư tưởng, đạo đức cách mạng đi đôi với tăng cường quản lư cán bộ đảng viên, công chức.” Và quan trọng hơn, “Thi hành kỷ luật nghiêm khắc mọi hành vi về nguyên tắc, nhất là đối với những vấn đề quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.”

Lệnh này cũng không mới mẻ ǵ, nhưng được Mạnh nói lại cũng có nghĩa là cán bộ, đảng viên và công chức đă quên hết những ǵ Phiêu nói trước kia ! Trước Phiêu là Đỗ Mười, trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba ban chấp hành trung ương đảng Khóa VIII ra ngày 18-6-1987,đă đưa ranhững lờilên ángay gắt sốcán bộ, đảng viên đă hoàn toàn mất niềm tin vào Đảng, vào chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Nghị quyết này, trong phần nói về Đội ngũ cán bộ,viết:” Một số cán bộ dao động, giảm sút niềm tin, nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa xă hội, hoài nghi đường lối của Đảng; có người do bất măn cá nhân đi đến phản bội Đảng và lợi ích của nhân dân.Một bộ phận cán bộ thoái hóa biến chất về đạo đức, lối sống, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính, lăng phí của công; quan liêu, ức hiếp dân, gia trưởng độc đoán; có tham vọng cá nhân, cục bộ, kèn cựa địa vị, cơ hội, kém ư thức tổ chức kỷ luật, phát ngôn và làm việc tùy tiện, gây mất đoàn kết nội bộ quan trọng... Nhiều cán bộ lănh đạo không nghiêm túc tự phê b́nh và tiếp thu phê b́nh, tính chiến đấu kém. Có t́nh trạng nể nang, né tránh, không nói thẳng, nói thật với nhau, bằng mặt mà không bằng ḷng....”

C̣n việc Mạnh cấm đoán cán bộ, đảng viên, công chức, báo chí và nhân dân không được phê b́nh chính sách, đường lối của Đảnghay chỉ trích cá nhân các lănh đạo, nhất là cán bộ chủ chốt, nếu chưa được Đảngcho phép th́ cũng chỉ nhắc lại việc làm đă có từ năm 1997, dưới thời Đỗ Mười-Lê Khả Phiêu.

Trong chỉ thị công bố ngày 25-12-1997, Bộ chính trịviết :” Bộ Chính trị yêu cầu các cán bộ, đảng viên khi phát ngôn, viết bài, viết hồi kư có những nhận định về các sự kiện lịch sử và các cá nhân, nhất là cá nhân các đồng chí lănh đạo Đảng, Nhà nước, khác với những nhận định đánh giá chính thức của Đảng th́ phải xin ư kiến cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền, nếu được đồng ư mới được truyền bá công khai. Đơn thưtố cáo phải gửi cho tổ chức có trách nhiệm trực tiếp xem xét kết luận, xử lư; không được tự ư tán phát, không được lợi dụng h́nh thức này để bôi nhọ, đả kích cá nhân; các cơ quan báo chí,xuất bản không được tự ư đăng tải khi chưa kiểm chứng, chưa có ư kiến kết luận của cơ quan có thẩm quyền.”

Đến ngày 16-7-1998, Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII lại đưa ra kết luận 5 điểm, nhưng hai điểm dưới đây được coi là quan trọng nhất :

1) ” Đảng viên khi có những ư kiến, quan điểm khác với quan điểm, đường lối của Đảng, được phép phát biểu trong tổ chức đảng, có quyền bảo lưu ư kiến của ḿnh, nhưng khui ư kiến cá nhân chưa được Đảng chấp nhận th́ vẫn phải nói và làm theo Cương lĩnh, Điều lệ, Nghị quyết của Đảng, Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII nghiêm khắc phê phán một số đảng viên gần đây đă vị phạm nguyên tắc đó của Đảng, vi phạm kỷ luật đảng, tự ư tán phát tài liệu và truyền bá rộng răi các quan điểm trái với Cương lĩnh, Điều lệ và đường lối của Đảng.”

2)“Ban chấp hành Trung ương một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của Cương lĩnh, Điều lệ, đường lối của Đảng và hoàn toàn bác bỏ những quan điểm sai trái với Cương lĩnh, Điều lệ, đường lối của Đảng và Hiến pháp của Nhà nước Việt Nam, nhất là những luận điểm: bài bác Chủ nghĩa Mác – Lênin, nền tảng tư tưởng của Đảng, cho rằng “giữ vai tṛ độc tôn của chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ đưa tới sự tŕ trệ về trí tuệ”; phủ nhận định hướng xă hội chủ nghĩa “là thất bại, là ngơ cụt”, “kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa, giữa hai cái phải chọn lấy một.”, “không thể bắt cá hai tay”...phủ nhận sự lănh đạo toàn diện của Đảng, cho rằng sự lănh đạo của Đảng hiện nay là “Đảng trị”, là “nguồn gốc của sự lạm quyền, tham nhũng”...phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, cho rằng với nguyên tắc ấy th́ “nhiều lắm dân chủ chỉ trở thành đồ rởm”, “chỉ có tác dụng trang trí cho sự tập trung quyền lực...”

Ngoài ra, Nghị quyết này cũng bác bỏ yêu cầu cho tư nhân ra báo, tổ chức một cuộc thảo luận chính trị lớn và công khai để mọi người, mọi khuynh hướng có thề tự do tham gia và thảo luận vàtự do bầu cử.

Xem như vậy th́ dân chủ cái ǵ, dân chủ ở chỗ nào trong chế độ hịên nay ở Việt Nam ? Và như vậy, khi Mạnh đ̣i phải “thi hành kỷ luật nghiêm khắc mọi hành vi về nguyên tắc, nhất là đối với những vấn đề quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.” th́ Mạnh có hơn ǵ Mười và Phiêu không hay cũng cá mè một lứa?

Trong nội bộ đảng CSVN bây giờ, có nhiều người khen Mạnh hoạt động hăng say và có quyết tâm thanh toán quan liêu, tham nhũng hơn những người tiền nhiệm nhưng thực ra th́Mạnh cũng chỉ là một kẻ thừa hành, như Mười và Phiêu, cho một tập thể tham nhũng và có nhiều tài sản nhất trong guồng máy cai trị hiện nay.

V́ vậy mà tham nhũng mới lan nhanh dài dàivà tài sảnth́mọc lên như nấm. Đến nỗi Tạ Hữu Thanh, Tổng Thanh tra Nhà nước phải lắc đầu không hiểu nổi làm sao lương của một cán bộ, đảng viên, công chức mà có nổi 20 ngàn Mỹ kim mỗi năm để gửi con ra ngoại quốc học ?

Thanh nói với báo Đại Đoàn Kết ngày 1-8-01:”Tôi có thể nói là nếu bằng lương, bằng lao động chân chính, với bối cảnh thu nhập của công chức ta hiện nay th́ không ai có thểcho con ḿnh đi học nước ngoài được.”

Tờ Sài G̣n Giải Phóng ngày 7-8-01 khai triển vấn đề này, viết :” :” Thế mà số công chức có con em đi học ở nước ngoài hiện nay không phải là ít mà có thể nói đă trở thành hiện tượng phổ biến! Học phí, tiền ăn, tiền lo chỗ ở mỗi một năm cho một du học sinh chí ít cũng là 20.000 USD (trừ số được học bổng). Lấy tiền đâu ra ? Đâu phải công chức nào cũng có bà con thân thuộc ở nước ngoài lo cho ! Đó mới là chuyện công chức cho con du học nước ngoài. C̣n bao nhiêu chuyện khác như : nhà đất, xe, trang trại, cổ phiếu... mà với đồng lương và lao động chân chính công chức không thể “tậu” ra được.”

Theo thống kê không chính thức th́ mỗi năm vào khoảng 10 ngàn sinh viên Việt Nam được gửi ra học ở ngoại quốc, tất nhiên là con ông, cháu cha và nhà có tiền. Nếu tính 20 ngàn Mỹ kim chi phí cho một sinh viên mỗi năm th́ tổng số tiền cho 10 ngàn người sẽ là 20 triệu Mỹ kim!

Tiền của lấy đâu ra mà lắm thế, ông Nông Đức Mạnh ?

C̣n việc kê khai tài sản th́trong một bài b́nh luận ngày 21-8-01, tác giả Công Dân của báo Sài G̣n Giải Phóng viết :” Việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức đă được quy định trong pháp lệnh chống tham nhũng từ năm 1998.Nhưng đến nay, mới thực hiện được ở một số nơi, một số cấp. Mới đây, Chính hủ ban hành Nghị định 64 nói rơ một lần nữa đối tượng và phạm vi kê khai là các cán bộ, công chức từ trưởng pḥng cấp huyện trở lên đều phải kê khai nhà, đất và tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên. Thái độ và quyết sách của Đảng và Nhà nước ta là truy kích đến cùng bọn giặc tham nhũng. Vấn đề c̣n lại là triển khai cuộc truy kích đó thế nào ở các cấp, các ngành, các đơn vị.”

Đúng như Công Dân hỏi “truy kích thế nào” ? Đến hai chóp bu đầu đảng Đỗ Mười và Lê Khả Phiêu, khi c̣n nắm Đảng mà c̣n bó tay huống ǵ ngựa non háu đói Nông Đức Mạnh ? Mười và Phiêu đă mỏi miệng hỏi nhau như thế như thế từ năm 1997 đến tháng 4 năm 20001 th́ Phiêu ra đi mà vẫn chưa t́m được lối thoát. Hỏi nhau làm ǵ cho thêm rắc rối ? -/-

Phạm Trần (01/09)

-- lu cho' thui HANOI (vietnamcongsans@yahoo.com), June 06, 2004


Moderation questions? read the FAQ