Cuộc Đấu Tranh Tiếp Của Nhân Dân Miền Bắc

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

III. Cuộc Đấu Tranh Tiếp Của Nhân Dân Miền Bắc

Lợi dụng hành động phủi tay của Hồ Chí Minh khi đổ tội cho cấp dưới đi quá trớn, các nạn nhân c̣n sống sót sau đợt đấu tranh Cải Cách Ruộng Đất đă t́m những cán bộ cải cách để trả thù. T́nh trạng rối loạn được mô tả trong cuốn "Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc" như dưới đây:

"Sau khi các đảng viên trung kiên được tha từ nhà tù về, được khôi phục công quyền, khôi phục đảng tịch và chức vụ th́ họ t́m ngay đến các "đồng chí" đă "tố sai" để trả thù. Do đó t́nh trạng xung đột, giết chóc giữa đảng viên cũ và đảng viên mới lan rộng khắp mọi nơị Uy tín của Đảng bị xụp đổ, cán bộ đâm ra hoang mang. Trong dịp này nhà văn Nguyễn Sáng có nói một cách hài hước: "Lạc quan sai; bi quan cũng sai; chỉ có hoang mang mới đúng". Nhân dân được dịp đ̣i lại ruộng nương nhà cửa bị tịch thụ

Ở nông thôn các đảng viên đi họp phải mang búa theo để "thảo luận" với nhaụ Những địa chủ được tha về, thấy t́nh trạng làng xóm như vậy, vội vàng chạy ra thành phố ở nhờ các gia đ́nh "tiểu tư sản" hồi kháng chiến đă trú ngụ tại nhà ḿnh. Các bần cố nông, chót nghe lời Đảng "tố điêu" nay sợ bị rạch mồm, cắt lưỡi, cũng vội vàng chạy ra thành phố để đạp xích-lô và đi ở thuệ V́ vậy nên dân số ở Hà Nội, Nam Định đột nhiên tăng gấp bội và không khí căm thù ở nông thôn lan ra thành phố, lây cho công nhân, tiểu tư sản, sinh viên và trí thức. Đáp lại vụ nổi loạn của nông dân ở Quỳnh Lưu, thanh niên và công nhân "Nam bộ tập kết" đập phá bót cảnh sát Bờ hồ Hà Nội (bên cạnh ga tầu điện, đầu phố Cầu gỗ)".

Tại khắp các vùng nông thôn miền Bắc, đâu đâu người ta cũng thấy những vành khăn tang của thân nhân những người bị giết trong cải cách ruộng đất. Cho tới nay, không ai biết được con số chính xác những nạn nhân bị Việt cộng tàn sát. Chỉ có một yếu tố then chốt để giúp người ta ước lượng số nạn nhân đó là yếu tố "kích tỷ lệ" được đề cập ở phần đầụ Với dân số miền Bắc vào giai đoạn 1956 khoảng chừng 20 triệu người tức là vào khoảng 4 triệu gia đ́nh nông dân, ta hăy giả sử 2% gia đ́nh nông dân bị liệt vào giai cấp cường hào địa chủ nằm trong sổ đen của Việt cô.ng.

Qua kỹ thuật "kích tỷ lệ", những tên cán bộ trung kiên trong các đội cải cách đă thực hiện đúng chỉ tiêu bằng cách phát h iện và đem ra giết đủ tỷ lệ tối thiểu là 2% mỗi xă. Như vậy trên toàn miền Bắc, những gia đ́nh nông dân có thể bị giết ít nhất là 80.000 người trong cuộc cải cách ruộng đất nếu các đội cải cách "kích tỷ lệ" theo đúng chỉ tiêu của Đảng đề rạ

Trong lịch sử Việt Nam, chưa ai nghe thấy có thời kỳ nào lực lượng ngoại bang thống trị đă tàn sát nhân dân một cách lạnh lùng máy móc như vậỵ Nỗi căm hờn uất hận của nạn nhân cải cách ruộng đất cùng thân nhân của họ đă lên tới mức cùng cực, nhưng sau khi Hồ Chí Minh đưa ra chính sách sửa sai, th́ chế độ Việt cộng đă thoát khỏi một cuộc nổi loạn bạo động lan rộng v́ một số nguyên nhân chính:

a) Đa số những người mà tính mệnh bị đe dọa đồng thời là những người có tiềm năng lănh đạo nổi loạn th́ đă chết rồi, c̣n lại một số nhỏ được tha về và được khôi phục lại công quyền, tự coi là ḿnh đă thoát chết trong đường tơ kẽ tóc và cần được yên thân. Mặc dù có một số người liều mạng đi t́m đội cải cách để trả thù, nhưng hầu hết không dám có ư định chống lại kẻ chủ mưu đại gian đại ác là Hồ Chí Minh và Đảng Lao Động, hoặc là v́ họ tưởng cấp dưới làm sai chính sách Đảng, hoặc v́ họ nh́n ra Hồ Chí Minh và Đảng của họ Hồ quá nguy hiểm và quá ma.nh. Nguy hiểm v́ chúng ném đá dấu tay, xúi giai cấp nọ giết giai cấp kia để chúng bảo toàn lực lươ.ng. Mặt khác, chúng quá mạnh v́ có súng đạn trong tay, c̣n họ th́ thân cô thế cộ

b) Phần đại đa số nông dân c̣n lại là phú nông, trung nông và bần nông th́ như cá nằm trốc thớt. Tuy tính mạng của họ chưa bị đe dọa v́ chưa bị liệt vào hàng cường hào địa chủ nhưng trông gương những vụ đấu tố chụp mũ, họ biết rằng bất cứ ai cũng có thể bị kết tội là "liên quan" hoặc "phản động" ("liên quan" là nói tắt của "liên quan với địa chủ cường hào").

Vậy, cho dù có nhiều người trong ḷng c̣n căm hận, nhưng ngoài mặt không dám ngo ngoẹ Duy có một thành phần trí thức văn nghệ sĩ dám hiên ngang đứng lên chống Đảng và kể tội Đảng. Thành phần này gồm có những nhân vật đă tham gia kháng chiến từ những ngay đầu cho tới khi kháng chiến chống Pháp thành công. Đó là những người đă nằm trong ḷng của cuộc kháng chiến chống Pháp và đă nh́n ra bản chất cộng sản của bọn Hồ Chí Minh. Là những người có tinh thần Quốc Gia, một số những người này đă ngây thơ lựa chọn con đường chống thực dân trước, cho tới khi thành công rồi sẽ thanh toán cộng sản sau (!!!). Một số c̣n lại đă t́m cớ nọ cớ kia để từ từ ngưng hợp tác với Đảng ngay từ trước khi kháng chiến chống Pháp thành công, mặc dầu họ vẫn được mọi người mến chuộng và được coi là giới trí thức và văn nghệ sĩ kháng chiến.

Là những người nặng ḷng với đất nước, giới trí thức và văn nghệ sĩ kháng chiến về thủ đô đă rất đau ḷng và căm hận chính sách tương tàn của bọn Hồ Chí Minh, và lợi dụng hoàn cảnh thuận lợi khi họ Hồ đề ra chính sách sửa sai, giới trí thức văn nghệ sĩ đă vùng lên đấu tranh, tạo nên một chấn động trong dư luận thế giới sau khi có cuộc nổi dậy của nông dân Quỳnh lưu, Nghệ An.

Cuộc nổi dậy của nông dân Quỳnh Lưu gây một chấn động lớn v́ nó xảy ra ngay tại tỉnh Nghệ An, quê quán của Hồ Chí Minh, và nó cho thấy ngay đối với nhân dân tỉnh nhà, Hồ Chí Minh là một đứa con vô liêm sỉ bị từ bỏ. Hồ Chí Minh rất căm hận hành động nổi dậy, nên đă dùng các sư đoàn Nam Bộ Tập Kết để đàn áp, giết và đày ải hơn 6.000 nông dân, đồng thời cố t́nh bít kín mọi tin tức liên quan đến cuộc nổi dậy này không lọt ra thế giới bên ngoàị

Trong khi nông dân Nghệ An nổi dậy dùng gậy gộc, dáo mác đánh Việt cộng th́ văn nghệ sĩ miền Bắc dùng ng̣i bút, đánh Việt cộng bằng những bài văn, những lời thơ sắc như thép:

Tôi muốn làm nhà văn chân thật trọn đời Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi Sét nổ trên đầu không xô tôi ngă Bút giấy tôi, ai cướp giật đi Tôi sẽ dùng dao viết văn trên đá

(Phùng Quán trong bài "Lời mẹ dặn")

Cải cách ruộng đất Miền Bắc (4)

Trong khi thế giới biết rất ít về những chi tiết của cuộc nổi loạn của nông dân Quỳnh Lưu, th́ trái lại những tài liệu của cuộc nổi dậy của văn nghệ sĩ miền Bắc đă được bí mật gởi ra ngoài, bằng giấy trắng mực đen, khiến cho lịch sử văn học đă ghi được đầy đủ chi tiết về nội dung cuộc nổi dậy, những văn nghệ sĩ tham gia và đường lối đấu tranh của giới văn nghệ sĩ miền Bắc, v.v.... Nhờ đó, những văn thi họa phẩm của giai đoạn "Trăm Hoa Đua Nở" trên đất Bắc đă không bị mai một, dù cộng sản t́m cách thủ tiêu, và những tài liệu trên đă đóng góp vào kho tàng văn hóa dân tộc, tiêu biểu cho một trong những giai đoạn văn học phản ảnh trung thực sức đấu tranh dũng mănh của dân tộc.

1. Nội Dung Cuộc Nổi Dậy Của Văn Nghệ Sĩ Và Trí Thức Miền Bắc

Diễn đàn của giới trí thức văn nghệ sĩ đấu tranh khởi đầu là cuốn sách Giai Phẩm 1956 c̣n gọi là Giai Phẩm Mùa Xuân được xuất bản vào khoảng tháng 3-1956, trước khi có chiến dịch sửa sai . Sau khi Nikoyan sang Hà Nội giải thích chính sách của Liên Xô, đưa đến vụ sửa sai, th́ phong trào nổi dậy đă bùng lên với Giai Phẩm Mùa Thu (29-8-1956) Giai Phẩm Mùa Đông (1956), tờ báo Nhân Văn (liên tiếp trong nhiều số), tờ Đất Mới, tuần báo Trăm Hoa, tờ nhật báo Thời Mới, và ngay cả báo Văn của Đảng. Tuy nhiên, tiêu biểu nhất trong những tài liệu trên là báo Nhân Văn và các quyển Giai Phẩm, cho nên người ta quen gọi phong trào nổi dậy của văn nghệ sĩ là Phong Trào Nhân Văn - Giai Phẩm

Nội dung của Phong Trào Nhân Văn - Giai Phẩm là đấu tranh chống chế độ Việt cộng trên hai lănh vực chính:

- Đường lối chính sách của Đảng

- Hệ thống lănh đạo của Đảng

Phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm đánh vào đường lối chính sách tức là đánh tận gốc Chủ Nghĩa Cộng Sản, chĩa mũi dùi vào chủ trương giai cấp đấu tranh người bóc lột người, chính sách cải cách ruộng đất, chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh tại thành thị, đồng thời tấn công vào liên minh giai cấp đấu tranh giữa Việt cộng và Trung Quốc.

Một trong những tài liệu quan trọng nhất thuộc loại này là cuốn "Nắng Chiều" của cụ Phan Khôi, gồm nhiều bài bút kư, tạp văn, bị Việt cộng cấm xuất bản, may nhờ có Đoàn Giỏi, một cán bộ Đảng đem ra mổ xẻ phê b́nh trên báo Văn Nghệ của Đảng số 15, xuất bản tháng 8-1958, người ta mới biết về nó. Sau đó, Đoàn Giỏi đă bị phê b́nh kiểm thảo là cố t́nh mổ xẻ chửi bới cụ Phan Khôi nhằm mục đích phổ biến tài liệu chống Đảng. Tội nặng nhất của cụ Phan khôi được phát hiện trong cuốn Nắng Chiều nằm trong các chuyện Nuôi vịt ở miền Nam, "Tiếng Chim", "Thái Văn Thu" và chuyện Ba Ông Vua Càn Long, Quang Trung và Chiêu Thống.

Trong chuyện "Tiếng Chim", cụ Phan Khôi đă thuật chuyện hai con quạ không dành nhau miếng ăn để ngụ ư mỉa mai vấn đề đấu tranh giai cấp là vấn đề căn bản của chủ nghĩa Mác Lê-nin. Trong chuyện Nuôi vịt ở miền Nam, cụ Phan Khôi thuật lại cách làm việc và cách sống của chủ và người làm thuê đều cực khổ như nhau, đồng thời chủ chẳng những trả công cho thợ mà c̣n chia hoa hồng cho thợ mỗi khi được mùa, vừa có ư ám chỉ rằng cảnh người bóc lột người theo quan niệm đấu tranh giai cấp là không hoàn toàn có thực mà c̣n có ư ám chỉ Đảng bóc lột người hơn những người chủ nuôi vịt. Trong chuyện "Ba Ông Vua", Đoàn Giỏi giải thích rằng cụ Phan có ư ám chỉ "quan hệ ngoại giao giữa Quang Trung và Càn Long ngày xưa không khác ǵ quan hệ hữu nghị giữa ta và Trung Quốc ngày nay, một con cáo và một con sói đồng t́nh vật chết một con dê".(Xem Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc, trang 94)

Ngoài việc đả kích tư tưởng đấu tranh giai cấp, căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Phong Trào Nhân Văn - Giai Phẩm c̣n kêu gọi mọi người đứng lên chống lại chủ nghĩa đó. Trong bài "Tiếng Hát", một vở kịch thơ ngắn, Hoàng Cầm đă cất tiếng kêu gọi qua tiếng hát của Trương Chi:

Nào người quả phụ trắng khăn tang Nào đứa em mồ côi khát sữa Nào ai sống nhục chết oan Nào ai tan ĺa đôi lứa Nghe tiếng hát này...

để ám chỉ những nạn nhân của cải cách ruộng đất, và tiếp theo đó kêu gọi mọi người hăy

"Vượt qua tường đá" của hệ thống kềm kẹp áp bức của Việt cô.ng.

Một mặt chống đường lối chủ trương Đấu Tranh Giai Cấp của Đảng, một mặt khác Phong Trào Nhân Văn - Giai Phẩm đánh thẳng vào hệ thống lănh đạo Đảng gồm có con người và tổ chức. Về con người lănh đạo, các văn nghệ sĩ đánh từ Hồ Chí Minh trở xuống cho tới các cán bộ cao cấp Trung Ương như Trường Chinh, các cán bộ lănh đạo văn nghệ như Tố Hữu, Hoài thanh, Xuân Diệu mà mọi người gọi là những tên "cai văn nghệ".

Một nhà thơ trẻ là Lê Đạt đă dám ví Hồ Chí Minh như cái b́nh vôi:

Những kiếp người sống lâu trăm tuổi Y như một cái b́nh vôi Càng sống càng tồi Càng sống càng bé lại

Cụ Phan Khôi c̣n viết bài "Ông B́nh Vôi" trong Giai Phẩm Mùa Thu tập I, với một câu giải thích rằng cái b́nh vôi sống lâu "cũng như pho tượng đất hoặc gỗ không nói năng, không nhúc nhích, th́ người ta tôn thờ sùng bái mà gọi bằng "Ông". Chẳng những cụ đánh thẳng vào Hồ Chí Minh mà c̣n đánh luôn những bọn văn nô đă tôn thờ sùng bái cá nhân Hồ Chí Minh nữạ Cụ Phan Khôi c̣n chọc quê Hồ Chí Minh là Ông B́nh Vôi v́ Hồ Chí Minh đă phạm tội tầy đ́nh trong cuộc cải cách ruộng đất, mà c̣n giả đ̣ ù lỳ vô trách nhiệm, phủi tay chối tội và bắt Trường Chinh chịu tội thay cho ḿnh.

Bài thơ "Nhất định thắng" của Trần Dần đă khiến nhà thơ này bị ngồi tù, bị đấu tố và đă dùng lưỡi dao cạo cứa cổ tự tử mà không chết. Trần Dần là nhà văn Đảng viên thuộc giới trẻ trong Phong Trào Nhân Văn - Giai Phẩm, đă tham dự trận Điện Biên Phủ, sau đó v́ chống Đảng mà bị đi tù ở Việt Bắc. Tới khi dư luận chống đối của giới trí thức kháng chiến trở nên quá sôi nổi, Trần Dần mới được Việt cộng đưa về miền đồng bằng và bắt đi theo chiến dịch cải cách ruộng đất. Tiếp theo đó xảy ra Phong Trào Nhân Văn - Giai Phẩm, Hoàng Cầm là bạn của Trần Dần đă đem in một bài thơ của Trần Dần vốn được viết từ năm 1954 với nội dung đấu tranh chống đối, đồng thời đề nghị Trần Dần viết thêm một đoạn cho có "lập trường tốt" như thế mới được phép xuất bản và đặt tên bài thơ là "Nhất định thắng". Ngay trong phần đầu có tính chất đấu tranh, Trần Dần cũng đánh bằng những đ̣n rất kín khiến Việt cộng dù đem ông ra đấu tố, cũng chỉ bắt bẻ bâng quơ về cách dùng chữ không ổn, "phạm húy". Đọc bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần, người ta phải đặt ḿnh vào khung cảnh 1954 với không khí bàng hoàng của Hiệp Định Genève cắt đôi đất nước, hàng triệu người nông dân miền Bắc hốt hoảng bỏ trốn cộng sản, trong tâm tư họ c̣n hằn vết thương đỏ ḷm của đấu tranh Giảm Tô trước 1954, rồi cảnh gia đ́nh xé đôi v́ người đi Nam kẻ ở lại Bắc (người vợ trẻ của Trần Dần lạc lơng giữa Hà Nội v́ cha mẹ đă di cư), rồi cảnh bộ đội Nam bộ tập kết được sử dụng để đàn áp cuộc nổi dậy ở Quỳnh Lưụ Có đặt ḿnh vào hoàn cảnh 1954 người ta mới mường tượng đọc ra được những ẩn ư lên án Hồ Chí Minh chia đôi đất nước bằng cách kư Hiệp Định Genève:

Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc Đất hôm nay tầm tă mưa phùn Bỗng nhói ngang lưng, máu rỏ xuống bùn Lưng tôi có tên nào chém trộm? A! Cái lưỡi dao cùn Không giết được, mà đau Chúng định chém tôi làm hai mảnh Ôi cả nước! Nếu mà lưng tôi lạnh Hăy nh́n xem có phải vết daỏ Không đứt được mà đau! Lưng Tổ Quốc hôm nay rướm máụ

Và kế đến là cảnh đát nước miền Bắc ngập trong điêu linh dưới chế độ mới:

Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ....

Rồi bằng những câu hỏi "buộc tội" đối với trách nhiệm về phong trào di cư, Trần Dần cầm bút chỉ vào Hồ Chí Minh:

"Họ vẫn ra đi Nhưng sao bước ră rờỉ Sao họ khóc? Họ có ǵ thất vọng?"

Và:

"Ai dẫn họ đỉ Aỉ Dẫn đi đâủ Mà họ khóc măi thôi"

Và cũng vẫn bằng những câu hỏi làm Việt cộng không trả lời được:

Ai có lư và ai có lực? Ai người tin? Ai kẻ ngă ḷng tin?

Cuối cùng, Trần Dần phang bốn câu làm cán bộ lănh đạo văn hóa của Việt cộng hết nhịn nổi:

Ôi! Xưa nay Người vẫn thiếu tin Người Người vẫn thường kinh hoảng trước tương lai Người quên mất Mỹ là sư tử giấy Người vẫn vội - Người chưa kiên nhẫn mấỵ

Trần Dần bị hạch tội đă dùng danh từ "Người" viết bằng chữ lớn xưa nay được cán bộ Việt cộng dùng để chỉ Hồ Chí Minh với sự tôn sùng tột đô.. Tuy Trần Dần bị bỏ tù nhưng cán bộ Việt cộng không dám nói đích danh tội phỉ báng Hồ Chí Minh của Trần Dần cũng như của cụ Phan Khôị Giống như dưới thời đại "cực kỳ phong kiến", riêng việc nhắc tới những lời "khi quân" phỉ báng của người khác cũng đủ là một sự phạm thượng đại nghịch, và không một tên Việt cộng nào dám làm.

Ngoài việc tấn công tên đầu sỏ của Việt cộng, các văn nghệ sĩ và trí thức miền Bắc c̣n đả kích hệ thống lănh đạo Việt cộng qua tổ chức "Hội các nhà văn", tổ chức Mậu Dịch Quốc Doanh, đồng thời đả kích tính chất phi pháp của cải cách ruộng đất qua bài tham luận của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường mà ta sẽ có dịp đề cập tới trong một đoạn khác.

* Trên đây ta đă tóm lược cuộc đấu tranh tiếp theo của Nhân Dân miền Bắc để chống lại sự phản bội kháng chiến của Hồ Chí Minh và cuộc tàn sát dă man qua Cải Cách Ruộng Đất. Phong Trào Nhân Văn - Giai Phẩm tượng trưng cho một cuộc nổi dậy có tổ chức và tư tưởng chỉ đạo quy mô hơn cả. Tuy nhiênnó cũng có nhược điểm quan trọng và đă bị dập tắt sau khi Hồ Chí Minh kư một sắc lệnh ngày 15-12-1956 chính thức hủy bỏ quyền tự do ngôn luận, cấm lưu hành tất cả các nhật báo, tạp chí, sách vở văn nghệ phẩm chống đốị

Trước khi kư sắc lệnh bịt miệng văn nghệ sĩ, Hồ Chí Minh đă phóng ra một chiến dịch dùng báo chí Đảng chụp mũ tội "gián điệp" của Pháp và của Mỹ lên đầu nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm, tổ chức học tập khắp nơi, và cán bộ Đảng thúc đẩy các đoàn thể công nông binh, học sinh và dân Nam bộ tập kết kư kiến nghị tự xưng là "mọi từng lớp nhân dân" đ̣i nhà nước trừng trị nhóm Nhân Văn.

Sau khi bịt miệng văn nghệ sĩ, Việt cộng chỉ cho phép báo của Đảng múa vơ một ḿnh. Hội văn nghệ của Đảng được chỉ thị cho ra báo Văn. Nhưng múa vơ một ḿnh trong một thời gian, báo Văn trở nên nhạt nhẽo quá khiến ban chủ nhiệm cũng phải cảm thấy nản, và quay ra chống Đảng bằng cách đăng những bài của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Việt cộng bèn đàn áp thẳng tay, bắt 304 văn nghệ sĩ đi chỉnh huấn, sau đó đi "Lao Động Cải Tạo" ở những vùng rừng thiêng nước độc của Việt Bắc. Hành động bịt miệng và đàn áp thẳng tay đối với văn nghệ sĩ đă tạm thời chấm dứt một h́nh thức chống đối trên Mặt Trận Văn Hóa, nhưng chưa chấm dứt phong trào đấu tranh của nhân dân dưới các h́nh thức khác. Cuộc đấu tranh phi quy ước giữa Việt cộng và các tầng lớp nhân dân bị áp bức c̣n đương diễn ra trên Mặt Trận Kinh Tế qua các giai đoạn tiếp theo gồm có công hữu hóa ruộng đất vườn ao, hợp tác xă cấp thấp, hợp tác xă cấp cao,v.v...

Các cuộc đấu tố của giai đoạn đă qua cho tới năm 1956 mới chỉ là Màn I của tấn kịch cải cách ruộng đất.Giai đoạn đấu tranh từ 1951 đến 1956 đưa tới vụ sửa sai và Phong Trào Nhân Văn - Giai Phẩm có một số đặc điểm rất điển h́nh đáng cho ta ghi chép lại đâỵ



-- lu cho" thui HANOI (vanphongbttvh@cpt.gov.vn), May 31, 2004

Answers

Response to Cuộc Đấu Tranh Tiếp Của NhĂ¢n DĂ¢n Miền Bắc

kho qua, may bac VNCH nay cu dao may cai chuyen tu hoi Napoleon mac quan dui de beu reu CS, khong biet dung sai, nhung ma hinh thuc dao boi nay xem ra qua nho nhat. Di tim cai khac hien dai, minh chuc de thuc hien mot cuoc cach mang that su, cac bac VNCH OK khong?

-- cuong no va bao to (famer_rocker@yahoo.com), June 02, 2004.

Response to Cuộc Đấu Tranh Tiếp Của NhĂ¢n DĂ¢n Miền Bắc

Lam sao co the qua duoc de tai khac, khi nuoc VN sao 30 nam duoc "giai phong" van khong co tu do, dan chu ? cai thieu tu do dan chu nay la do chu nghia CS dem lai. Khi nao bao quyen CS tu giai the va nhuong cho mot chinh quyen da dang thi ngay moi nguoi VN se de cap den van de khac.

-- Nguoi tre VN (nguoitre@hotmail.com), June 03, 2004.

Moderation questions? read the FAQ