Nền Kinh tế: thiếu sáng kiến và kém năng suất

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bắc Bộ Phủ toàn những tên Đầu Gấu, Sống vô tâm quanh bữa tiệc đầu lâu,

Ta cúi đầu - Cộng cỡi cổ, Ta đứng dậy - Cộng sụp đỗ

-------------------------------------------------------------------------------------------

Nền Kinh tế: thiếu sáng kiến và kém năng suất

Trich tu www.suthat.net - Giao su Tien si NGUYEN PHUC LIEN, Kinh te

=> Nhắc lại nền Kinh tế Tập quyền Chỉ huy

=> Quốc doanh vẫn ưu tiên trên Tư doanh

=> Nền Kinh tế Tư doanh thực sự chỉ có thể phát triển trong một Xă hội Dân chủ

Nhắc lại nền Kinh tế Tập quyền Chỉ huy

Chúng tôi đă viết một loạt bài về tương quan Chính trị và Kinh tế trong chế độ Cộng sản. Loạt bài cho thấy rằng chính sự lụn bại Kinh tế của chế độ là nguyên do tất yếu làm sụp đổ cả một Đế quốc mặc dầu chế độ áp dụng sức mạnh khủng bố tàn bạo đối với Dân. V́ vậy, chúng tôi không muốn viết dài ḍng ở đây nữa về Nền Kinh tế Tập quyền Chỉ huy của Cộng sản. Chúng tôi chỉ muốn nhắc lại một ít điểm chính như sau:

=> Chế độ tước đoạt quyền tư hữu của cá nhân. Từ mất quyền tư hữu này, cá nhân không thể có tự do kinh doanh.

=> Nhà nước quyết định phân phối tiêu thụ theo nhu cầu, nghĩa là bao cấp. Đây là điểm làm mất kích thích kinh tế, điều cần thiết cho sáng kiến và tăng năng suất.

=> Chế độ tập trung quyền hành Kinh tế và chỉ huy nền Kinh tế theo những Kế hoạch hoàn toàn do Nhà Nước vẽ vời và điều hành. Đây là điểm giết sáng kiến cá nhân và cá nhân trở thành vô trách nhiệm, nhất nữa trước những đe dọa khủng bố đàn áp. Cá nhân làm việc như một phương tiện sản xuất của chế độ và như một ngươi nô lệ chỉ vâng lời chế độ cho yên thân.

Quốc doanh vẫn ưu tiên trên Tư doanh

Sau khi Đế quốc Cộng sản sụp đổ, t́nh trạng nghèo đói của Việt Nam không c̣n chút hy vọng trợ lực nào từ đàn anh''tuyệt đỉnh của trí tuệ loài người'', mặc dầu biết những nguy hiểm làm lung lay chế độ, Hà nội buộc ḷng phải tuyên bố ‘Đổi mới’ và ‘Mở cửa’.

Cách đây 3 năm, song hành với chương tŕnh kêu gọi phía Tư bản giúp đỡ Cứu đói Giảm nghèo, chế độ phải tuyên bố chấp nhận nền Kinh tế Tự do và Thị trường như con đường phải tiến tới để có thể phát triển Đất Nước.

Chúng tôi cũng đă viết một loạt bài nói về Môi tường Chính trị-Pháp ly cần phải có để cho phù hợp với nền Kinh tế Tự do và Thị trường đích thực. V́ vậy, trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ muốn phân tích vắn gọn hiện t́nh Quốc doanh và Tư doanh lẫn lộn trong một Môi trường Chính trị-Pháp lư vẫn khư khư chủ trương tập quyền Chính trị vào một Đảng độc đoán.

Quốc doanh vẫn ưu tiên

Nói như vậy, có độc giả nghĩ rằng Tư doanh bắt đầu được chấp nhận để sống chung với Quốc doanh hoặc có thể cạnh tranh Kinh tế với Quốc doanh. Thực ra, nền Kinh tế Việt Nam lúc này vẫn chủ yếu nằm trong tay những Công ty Nhà Nước, c̣n những Công ty Tư doanh làm việc như phục thuộc vào những Công ty Quốc doanh. Thực trạng như sau. Khi có những công tŕnh quan trọng theo Dự án, th́ có ba cách nhận lănh công tŕnh thi công:

=> Những Công ty Quốc doanh, được sự hỗ trợ của Nhà Nước, trúng thầu thi công. Những Công ty này bắt đầu đi t́m Liên doanh, thường là với Công ty nước ngoài, để có thể có phương tiện và tài chánh thi công.

=> Những Công ty Tư doanh, thuộc các con ông cháu cha của Đảng, được bố mẹ làm cao trong Đảng can thiệp, nên trúng thầu thi công. Những Công ty con ông cha của Đảng này bắt đầu đi kiếm Liên doanh nước ngoài như trên.

=> Một số Dự án thương mại, khai thác kinh tế, đến từ những nhóm đầu tư nước ngoài. Những Dự án này lại phải qua sự giới thiệu hoặc liên doanh bởi những Công ty quốc doanh hoặc những Công ty Tư doanh con ông cháu cha, mới mong có sự chấp nhận cho thi công. Một số lớn những Dự án du hí, giải trí, dâm dục trá h́nh thường qua ngả này.

Những Công ty Tư doanh chính hiệu (không phải là con ông cháu cha của Đảng) phải làm việc qua những ô dù hoặc nhượng quyền của những Công ty Quốc doanh.

Môi trường Chính trị-Luật pháp vẫn là Tập quyền

Chế độ tuyên bố chấp nhận nền Kinh tế Tự do và Thị trường, nhưng trên thực tế, những Công ty Quốc doanh hoặc những Công ty Tư doanh con ông cháu cha của Đảng vẫn nắm trọn quyền chủ động. Nếu đă có những Công ty tư doanh (không con ông cháu cha) bắt đầu làm việc phụ thuộc vào những Công ty Quốc doanh về mặt Kinh tế, th́ về mặt Chính trị, Đảng và Nhà Nước vẫn duy tŕ chủ trương cố hữu là tập trung Quyền hành độc đoán vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Nền Kinh tế Tự do và Thị trường đ̣i hỏi quyền dành cho những Tư nhân có vốn đầu tư, trong khi ấy Môi trường Chính trị-Luật pháp ở Việt Nam vẫn là tập quyền vào trong tay Đảng, và là một thứ quyền độc đoán với khả năng khủng bố bằng sức mạnh.

Ở phần đầu, chúng tôi đă nhắc lại rằng nền Kinh tế Tập quyền Chỉ huy bao cấp đă làm sụp đổ Đế quốc Cộng sản bởi v́ nền kinh tế như vậy đă làm mất sáng kiến cá nhân và giảm hẳn năng suất sản xuất. Trong phần hai, chúng ta thấy rằng, mặc dầu tuyên bố chấp nhận Kinh tế Tư doanh, nhưng thực tế nền Kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong tay Quốc doanh hoặc Tư doanh con ông cháu cha của Đảng. Thêm vào đó, Đảng vẫn cố thủ giữ chủ trương tập trung Môi trường Chính trị-Luật pháp vào quyền độc đoán của ḿnh. Việc giết chết sáng kiến cá nhân và giảm hại năng suất, như vậy, vẫn tiếp tục.

Nền Kinh tế Tư doanh thực sự chỉ có thể phát triển trong một Xă hội Dân chủ

‘Tiền bạc ở đâu, th́ ḷng ở đó’. Tư hữu là động cơ căn yếu của nền Kinh Tế Tự do và Thị trường. Cho tư hữu mà không đặt trọng quyền tự do nơi cá nhân, nhất nữa c̣n dành quyền sinh sát về cho Nhà Nước, th́ đó là điều dỡn chơi ngược ngạo của kẻ muốn người khác ch́a tiền ra để ḿnh ăn cướp. Người bỏ tư hữu ra, phải có quyền xử dụng tư hữu làm ăn. V́ là tư hữu, khi làm ăn, một mất một c̣n, nên họ phải moi móc mọi sáng kiến và cố gắng hết ḷng để tăng năng suất. Cái quyền phải có cho những tư nhân kinh doanh với tư hữu của ḿnh.

Chế độ Đảng chủ độc tài hiện nay ở Việt Nam không thể phù hợp cho nền Kinh tế Tự do và Thị trường mà động cơ căn bản là Tư Hữu. Phải có một thể chế Dân chủ thực sự để làm Môi trường Chính trị-Luật pháp phù hợp cho phát triển Kinh tế Tư doanh.

Giao su Tien si NGUYEN PHUC LIEN, Kinh te

-- Khao Khat Cho VN Duoc TU DO (Khao_Khat_Cho_VN_Duoc_TU_DO@hn.vnn.vn), May 30, 2004


Moderation questions? read the FAQ