Quyền tự do đi lại trong nước

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

. Quyền tự do đi lại trong nước, đi nước ngoài, di cư và hồi hương

Hiến pháp quy định công dân “được tự do đi lại và cư trú trong nước...(và) tự do đi nước ngoài và trở về nước... phù hợp với những quy định của pháp luật”; tuy nhiên Chính phủ có một số hạn chế về tự do đi lại. Hầu hết công dân đều được tự do đi lại trong nước nhưng một số chính quyền địa phương yêu cầu thành viên các nhóm dân tộc thiểu số phải có được giấy phép khi đi ra ngoài một số khu vực ở miền núi, trong một số trường hợp khi đi ra khỏi làng ḿnh.

Tin cho hay quan các chức địa phương đă ngăn cản không chính thức giới tăng lữ đi lại, dù là trong tỉnh ḿnh. Về mặt luật pháp, các công dân phải xin phép thay đổi chỗ ở (xem Phần 1.f). Trên thực tế nhiều người tiếp tục di chuyển mà không được phép, đặc biệt là lao động di cư hay lưu động từ nông thôn lên thành thị để t́m việc làm. Tuy nhiên, di chuyển không xin phép sẽ cản trở việc xin giấy phép cư trú hợp pháp. Những người có hộ chiếu nước ngoài về mặt lư thuyết phải đăng kư ở nhà riêng. Trên thực tế người nước ngoài gốc Việt dường như không có vấn đề ǵ với yêu cầu này và được phép ở với gia đ́nh và bạn bè. Công dân cũng được yêu cầu phải đăng kư tạm trú với cảnh sát địa phương khi ở qua đêm ở bất kỳ đâu ngoài nhà ḿnh (xem Phần 1.f).

Chính phủ sử dụng h́nh thức biệt lập theo nghị định về giam giữ hành chính để hạn chế sự đi lại của những nhân vật bất đồng chính kiến và tôn giáo. Cho đến tháng 6, chính quyền đă giam lỏng Phó Chủ tịch UBCV Thích Quảng Độ tại nhà riêng theo lệnh quản chế hành chính. Đường dây điện thoại của ông bị cắt và ông không thể tiếp khách đến thăm (xem Phần 2.c).

Một số người bị giữ trong t́nh trạng giống như quản thúc mà không có nguyên cớ luật pháp nào. Sau một cuộc họp ở tỉnh B́nh Định vào tháng 10, nhiều nhà lănh đạo của tổ chức UBCV bị cấm gồm Giáo trưởng Thích Huyền Quang và Phó Chủ tịch Thích Quảng Độ bị đưa về chùa ḿnh ở miền trung và nam và được thông báo là họ sẽ không thể đi lại mà không có sự cho phép của Chính phủ (xem Phần 2.c). Đến tháng 4, Thích Huyền Quang đă bị giam lỏng tại một ngôi chùa ở tỉnh Quảng Ngăi nhưng có thể tiếp một số khách thăm hạn chế. Ông được phép đi chữa bệnh tại Hà Nội, gặp các quan chức Chính phủ và nhà ngoại giao nước ngoài, đi các chùa có liên quan đến UBCV, và gặp nhiều tín đồ. Linh mục Tin Lành Nguyên Lập Mă đă bị buộc phải ở trong một ngôi làng biệt lập ở tỉnh Cần Thơ từ năm 1982. Tuy nhiên, sau khi bị đột quỵ năm 1998, chính quyền cho phép ông đi Thành phố Hồ Chí Minh để khám bệnh hàng tháng. Một linh mục Tin Lành khác là Nguyễn Nhật Thông đă bị buộc phải ở trong một ngôi làng xa xôi ở tỉnh B́nh Thuận từ 1979. Ông đă được phép đi lại ngoài làng này từ năm 1986 nhưng phải xin phép chính quyền địa phương.

Người nước ngoài nói chung được tự do đi lại trong cả nước, trừ những khu vực bị cấm v́ lư do an ninh quốc gia. Chính phủ có quyền chấp thuận đi tới các khu vực biên giới và một số đảo nhưng trên thực tế người nước ngoài có thể đi tới hầu hết khu vực biên giới không nhạy cảm mà không cần xin phép. Tuy nhiên, đôi khi cảnh sát địa phương bắt giam và phạt người nước ngoài bị phát hiện dám đến quá gần đường biên và các khu vực quân sự nhạy cảm khác. Một số khu vực này không được đánh dấu rơ.

Dù Chính phủ không c̣n yêu cầu công dân đi nước ngoài phải xin visa xuất cảnh hoặc tái nhập cảnh, nhưng đôi khi Chính phủ ngăn cấm không cho đi bằng cách từ chối không cấp hộ chiếu. Tháng 7/2002, Chính phủ ngừng cấp hộ chiếu dấu Định cư cho những người có ư định di cư. Một số người công khai hay ngầm bày tỏ bất đồng đối với những vấn đề tôn giáo hay chính trị đều không được phép đi nước ngoài. Chính phủ cũng ngăn cản diễn viên Đơn Dương đi nước ngoài trong năm qua. Năm 2002, chính quyền tịch thu hộ chiếu của anh ta; tuy nhiên, ngày 9/4, anh ta được phép di cư sang Mỹ.

Việc công dân xin hộ chiếu đôi khi bị hạn chế bởi những nhân tố ngoài luật như hối lộ và tham nhũng. Những người xin visa tị nạn và di cư đôi khi gặp những quan chức địa phương tùy tiện tŕ hoăn hay không cấp hộ chiếu do thù hằn cá nhân, hay do các quan chức cho rằng người nộp đơn không đáp ứng tiêu chuẩn của chương tŕnh hay để moi tiền hối lộ. Một số linh mục Tin lành từng đi trại cải tạo không được cấp hộ chiếu với lư do họ không có hộ khẩu hay giấy chứng minh nhân dân. Một số người thân gia đ́nh dân tộc thiểu số được tị nạn ở nước ngoài đă được cấp lại hộ khẩu và tên những người mất tích bị gạch đi. Các thành viên gia đ́nh khác không thể xin hộ chiếu để đoàn tụ ở nước ngoài.

Hoa Kỳ tiếp tục cấp visa cho các đơn xin di cư và xin tị nạn, trong đó có cả người Mỹ gốc Á, những người bị giam trong các trại cải tạo trước đây, những nhân viên làm cho chính quyền nước ngoài trước đây, những trường hợp đoàn tụ gia đ́nh và những người trở về từ các trại tị nạn ở những nơi khác trong khu vực (theo chương tŕnh Cơ hội Tái định cư cho Người Việt Nam trở về). Hầu hết những chương tŕnh này đều đă hoàn tất cách đây gần 10 năm và c̣n rất ít trường hợp sót lại chưa giải quyết (ngoại lệ là chương tŕnh người Mỹ gốc Á vẫn c̣n tiếp nhận đơn). Có những quan ngại rằng một số thành viên của các nhóm dân tộc thiểu số như những nhóm sống ở Tây Nguyên không tiếp cận được những chương tŕnh trên v́ Chính phủ không cấp hộ chiếu cho họ. Tuy điều này không xảy ra đối với đa số nhân viên làm việc cho chính quyền Mỹ trước đây và những người đi cải tạo; tuy nhiên tiếp tục có sự chậm trễ cấp hộ chiếu cho người Thượng và những người khác nộp đơn theo các chương tŕnh người tỵ nạn khác nhau. Những người xin hộ chiếu này c̣n gồm cả người thân của những người dân tộc thiểu số vượt biên trong những năm gần đây và được Mỹ tiếp nhận như người tỵ nạn từ Campuchia.

Nói chung Chính phủ cho phép công dân di cư được trở về thăm nhưng v́ coi họ là công dân nên cũng phải có những nghĩa vụ theo pháp luật dù họ đă mang một quốc tịch khác, trừ phi việc từ bỏ quốc tịch được Chủ tịch nước chính thức chấp thuận. Tuy nhiên, trên thực tế, Chính phủ thường đối xử họ như những công dân của các nước khác; những người di cư không được phép sử dụng hộ chiếu Việt Nam sau khi nhập quốc tịch khác. Tuy nhiên, do những công dân sống ở nước ngoài không chỉ được coi là nguồn ngoại tệ và chuyên gia tiềm năng quư giá của đất nước mà c̣n là mối đe dọa an ninh tiềm tàng nên Chính phủ nói chung khuyến khích họ về thăm nhưng cũng giám sát họ rất chặt chẽ.

Đầu năm 2001, hơn 1000 người dân tộc Tây Nguyên đă bỏ trốn sang Campuchia sau khi bị lực lượng an ninh trấn áp. Vụ trấn áp này diễn ra sau khi có những cuộc biểu t́nh phản đối việc chiếm đất thổ cư, đưa người Kinh lên Tây Nguyên và phân biệt tôn giáo. Hiệp định ba bên về việc hồi hương người dân tộc giữa chính phủ Việt Nam và Campuchia và Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người Tị nạn (UNHCR) bị UNHCR bác bỏ sau khi Việt Nam hạn chế tiếp xúc và đe dọa, gây áp lực đối với người dân tộc ở các trại của UNHCR buộc phải về nước. Tháng 6/2002, một quan chức đă thừa nhận sai lầm của giới lănh đạo Việt Nam về t́nh h́nh rối loạn ở Tây Nguyên. Sau đó, Chính phủ đă tuyên bố sẽ thưởng cho mỗi gia đ́nh dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên ít nhất một hecta đất để canh tác và 400 mét vuông để xây nhà; tuy nhiên, Chính phủ đă triển khai chương tŕnh không đều, và những người dân tộc khiếu nại các quan chức địa phương chia cho họ đất không canh tác được. Hàng chục người đă vượt biên trong năm qua và xin tỵ nạn.

Trong năm qua, những nguồn tin đáng tin cậy cho biết những người dân tộc vượt biên đă bị bắt hoặc bị trả về tại biên giới Campuchia, một số vụ rất bạo lực. Có tin một số ít đang trốn ở hai bên biên giới.

Các nhà ngoại giao và nhà báo nước ngoài đă đi thăm 15 người trở về theo chương tŕnh của UNHCR vào tháng 9. Tuy những người hồi hương phàn nàn về t́nh trạng kinh tế khó khăn và UNHCR không thực hiện một số cam kết nhưng họ không bị quấy nhiễu. Năm 2002, nguồn tin tin cậy cho biết mật vụ đă qua biên giới để bắt và hồi hương nhiều người bỏ trốn sau vụ bạo loạn năm 2001. Những nguồn tin này cho biết thêm rằng lực lượng an ninh đă thành công trong việc cưỡng ép hồi hương khoảng 50 người quay trở lại tỉnh Đắc Lắc. Tám người khác bị đưa về tỉnh Gia Lai. hai trong số này bị bỏ tù và sáu người bị quản chế hành chính. Người thân gia đ́nh thông báo việc mất tích của ít nhất 42 người dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai. Hầu hết những người này đều bỏ trốn và được UNHCR bảo trợ, sau đó được tái định cư từ Campuchia sang nước thứ ba.

Việt Nam không gia nhập Công ước của Liên Hợp Quốc năm 1951 về Quy chế Người tị nạn và Nghị định thư năm 1967. Chính phủ nói chung bảo vệ người vượt biên nhưng thường không cho quy chế tỵ nạn hay cư trú. Một số sứ quán cho biết những người Bắc Triều Tiên xin cư trú trong nước đă bị đưa sang Trung Quốc do di cư bất hợp pháp và do những người này khai đă vào Việt Nam bằng đường bộ từ Trung Quốc.

For comments and inquiries, please email to uscongenhcmc@pd.state.gov For Visa Issues, please email to hcmcinfo@state.gov Warning: Your message to this address may not be read for several days.

Please send urgent messages to the consulate by fax (84-8) 824 5571 or telephone (84-8) 822 9433.

This site is produced and maintained by the U.S. Consulate General in Ho Chi Minh City. Links to other Internet sites should not be construed as an endorsement of the views contained therein.

Last Modified 05/07/2004 20:01:43



-- lu cho" thui (vietnamcongsans@yahoo.com), May 07, 2004

Answers

TỰ DO RA VÀO

===========

Trăm năm trong cơi người ta____

Sống th́ phải được TỰ-DO ra vào___

Nghèo hèn cho tới quyền cao__

Ai ai cũng thích đi vào đi ra__

Đàn ông cho chí đàn bà__

Ai ai cũng khoái đi ra đi vào__

Chậm tiến như ở bên Lào__

Người ta cũng cứ đi vào đi ra__

Lạnh lẽo như ở nước Nga__

Người ta c̣n khoái đi ra đi vào__

Cờ bạc như ở Macao __

Người ta cũng cứ đi vào đi ra__

Đói nghèo như ở Africa__

Người ta cũng vẫn đi ra đi vào__

Nói chung, sống ở nước nào__

Người ta cũng được đi vào đi ra__

Chỉ riêng có ở quê nhà__

Là Đảng ta cấm đi ra đi vào__

TỰ-DO DÂN-CHỦ kêu gào__

Đảng ta liền cấm đi vào đi ra__

Biết bao TRÍ-Sỹ nước nhà__

Bị triệt tiêu hẳn quyền ra quyền vào__

Chỉ v́ DÂN-CHỦ, đồng bào__

Mà họ bị cấm đi vào đi ra__

Đảng nói QUẢN THÚC TẠI GIA__

Nghĩa là Đảng cấm đi ra đi vào__

TỰ-DO TÍN-NGƯỠNG kêu gào__

Đảng ta cũng cấm đi vào đi ra__

Hoà-Thượng cho đến các Cha__

Đảng ta đều cấm đi ra đi vào__

Chùa chiền lăng miễu nơi nào__

Đảng ta cũng cấm đi vào đi ra__

Có những Giáo-Xứ rất xa__

Đảng ta cũng cấm đi ra đi vào__

TỰ-DO NGÔN-LUẬN kêu gào__

Đảng ta liền cấm đi vào đi ra__

Bất đồng chính kiến nêu ra__

Đảng ta cũng cấm đi ra đi vào__

Làng trên xóm dưới xôn xao__

Đảng ta liền cấm đi vào đi ra__

Thanh niên cho đến người già__

Đảng ta đều cấm đi ra đi vào__

TỰ-DO CÔNG-LƯ kêu gào__

Đảng ta liền cấm đi vào đi ra__

Toà án toàn những LUẬT MA __

THÍCH ! là Đảng cấm đi ra đi vào __

Chẳng cần phải trái ra sao __

GHÉT ! là Đảng cấm đi vào đi ra __

Nhiều khi Đảng đến tận nhà __

Ban hành lệnh cấm đi ra đi vào __

Đảng ta chẳng nể dân nào __

Thượng, Kinh đều cấm đi vào đi ra __

Khổ đau phủ lấp quê nhà __

Chỉ v́ Đảng cấm đi ra đi vào __

Than van, khóc lóc kêu gào __

Chỉ v́ đảng cấm đi vào đi ra __

Bần cùng lạc hậu dân ta __

Chỉ v́ Đảng cấm đi ra đi vào __

Quốc dân 78 triệu đồng bào __

Đều bị Đảng câm đi vào đi ra __

78 tiệu đồng bào' thành 78 triệu thây ma __

Chỉ v́ Đảng rút quyền ra quyền vào __

Chúng ta ḍng giống Anh-Hào __

Làm sao thiếu được quyền vào quyền ra __

Thế mà hiện ở quê nhà __

Đảng ta lại cấm đi ra đi vào __

Thế th́ ta phải làm sao __

Để dân thoải mái được vào được ra ?__

Sống ở Úc, Mỹ, Canada __

TỰ-DO ta vẫn được ra được vào __

C̣n yêu thương đến Đồng-Bào __

Hướng về Tổ-Quốc ta vào, ta ra __

Máu đào những giọt gần xa __

Tiếc ǵ mà chẳng đi ra đi vào __

Ra vào khéo léo làm sao __

Để toàn dân được đi vào đi ra __

Vùng lên giải phóng quê nhà __

Dành quyền tự quyết đi ra đi vào __

TỰ-DO ḍng giống Anh Hào __

Toàn dân toàn quốc lại vào lai ra __

Bắc Nam một giải Sơn Hà __

Một mai lại được TỰ-DO ra vào __

Ngày về ta quyết dương cao __

Ngọn cờ Chính-Nghĩa rước vào rước ra __

Đất trời vang tiếng hùng ca __

Mừng ngày Tổ Quốc Tự-Do ra vào __

Vinh quang ḍng giống Anh Hào __

Mừng ngày Dân-Tộc được vào được ra __

Bắc, Trung, Nam hợp một nhà __

Cùng nhau lại được Tự-Do ra vào__



-- (tosu_cs@yahoo.com), May 07, 2004.


lam on cho tui xin bai tho* ddi ddoc cho ba con trong paltalk nghe ...cam on nhieu ghi nao co dip tang lai cho 1thung bia made in germany. :-)) tho anh viet co vao co ra loi toi ddoc co ra co vao dde cho ca nuoc ddong bao biet dduoc dân chu tu do ra vao.

-- BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com), May 08, 2004.

Không sao đâu anh >> BACLIEU 2002 ( paltalk) (thomasph75@hotmail.com) à . anh cứ việc tự nhiên. Thơ TổSư_cs làm không được hay lắm, hy vọng anh BạcLiêu và bà con ta tren Paltalk không chê ...TổSư_cs này lâu rồi không ghé qua Paltalk . À mà anh BẠCLIÊU = Nick name ǵ trên Paltalk ? Và anh thường ở room nào trên Paltalk vậy "Tuổi Trẻ Việt-Nam Chống Cộng hả ?.TổSư_cs muốn biết, để khi nào ghé Paltalk dễ t́m găp anh trên đó..Cũng cho TổSư_cs gửi lời chân thành thăm hỏi anh em ta trên Paltalk. Thân chúc tất cả anh em bà con Paltalk ta luôn an mạnh, gặp nhiều may măn/hạnh phúc và nguyện chúc tất cả đạt được những ǵ ḿnh ước nguyện nhé anh BẠCLIÊU ơi...cảm ơn anh nhé..

-- (tosu_cs@yahoo.com), May 08, 2004.

Moderation questions? read the FAQ